X

Thursday, June 19, 2014

Tổng thống Philippines thăm Nhật Bản, bàn về tranh chấp với Trung Quốc


Tổng thống Philippines thăm Nhật Bản, bàn về tranh chấp với Trung Quốc

Tổng thống Philippines Benigno Aquino

18.06.2014
Tổng thống Philippines Benigno Aquino sẽ tới thăm Nhật Bản vào tuần tới, và tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc có khả năng sẽ nằm trong chương trình nghị sự.

Ông Aquino sẽ gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến đi một ngày vào ngày 24 tháng 6 trong một động thái nhằm thắt chặt quan hệ giữa hai quốc gia đang đối mặt với tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ngày càng gay gắt với Trung Quốc.

Phát ngôn viên văn phòng Tổng thống Philippines cho hãng tin AFP biết căng thẳng với Trung Quốc “có khả năng” sẽ là đề tài thảo luận khi hai nhà lãnh đạo gặp gỡ, tuy nhiên nữ phát ngôn viên này không muốn cung cấp thêm thông tin chi tiết cho đến khi chương trình nghị sự chính thức được xác định.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines loan báo về chuyến đi nói rằng "cuộc hội kiến là cơ hội để hai nhà lãnh đạo trao đổi quan điểm về những diễn biến gần đây trong khu vực và để thảo luận về lĩnh vực hợp tác để tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Philippines-Nhật Bản."

Khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đến thăm Manila vào tháng Bảy năm ngoái, ông đã cam kết giúp tăng cường khả năng phòng thủ trên biển của Philippines, trong đó có lời hứa cung cấp 10 tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển Philippines còn trang bị kém, vốn thường phải đối đầu với sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp.

http://www.voatiengviet.com/content/tong-thong-philippines-tham-nhat-ban-ban-ve-tranh-chap-voi-trung-quoc/1940126.html


Bắc Kinh vừa phản đối Nhật vừa gởi gấp sứ giả đến Việt Nam

Ngô Quảng - DienDanCTM
Ngày 11/06/2014, tất cả thành viên Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Quốc hội Nhật bỏ phiếu tán thành nghị quyết lên án Trung quốc gây bất ổn ở biển Đông qua việc tự ý kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bản nghị quyết nhấn mạnh hành động đó của Trung quốc mang bản chất "sử dụng vũ lực để thay đổi hiện trạng" và đây là điều không ai có thể chấp nhận được. Nghị quyết cũng kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á và Hoa Kỳ hãy hợp tác với nhau để áp lực Trung quốc phải tuân thủ Công pháp Quốc tế, tuân thủ luật biển của Liên Hiệp Quốc.

Việc các dân biểu thuộc cả đảng cầm quyền và đối lập Nhật đồng thanh 100% trong một nghị quyết chính thức và chỉ thẳng vào Trung Quốc mà lên án là chuyện chưa từng xảy ra. Nghị quyết này cũng không thuộc loại "nói cho có rồi thôi" vì nó đi kèm với cả một chính sách mới về hiện đại hóa Hải quân Nhật để có thể tự đối đầu với Trung Quốc chứ không núp hoàn toàn dưới cây dù bảo vệ của Hoa Kỳ như từ sau Thế Chiến 2 đến nay nữa. Nghị quyết này cũng đi kèm với quyết định cung cấp tàu tuần duyên cho Philippines và Việt Nam.

Chính vì vậy mà Bắc Kinh lập tức phản ứng gay gắt qua Bộ Ngoại Giao Trung Cộng và qua hệ thống báo chí công cụ. Phát ngôn viên Hồng Lỗi họp báo nói rằng: "Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Quốc hội Nhật chuyên sản xuất những nghị quyết ngược đời ... Mục đích ra nghị quyết của ủy ban này chỉ muốn gây tổn thương uy tín của Trung quốc trên chính trường quốc tế mà thôi. Cái nghị quyết lên án giàn khoan Hai Yang 981 vào ngày hôm qua (11/06/2011) cũng chỉ mang mục đích tương tự. Những cái nghị quyết vô trách nhiệm như vậy của Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Quốc hội Nhật sẽ dẫn dắt dư luận Nhật vào con đường sai lầm gây ảnh hưởng xấu cho sự quan hệ Trung-Nhật. Chúng tôi yêu cầu Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Quốc hội Nhật phải tôn trọng sự thật, phải biết phản tỉnh, ngưng ngay những hành động bêu xấu Trung quốc để cải thiện quan hệ giữa hai nước".

Cả làng báo đài nhà nước lập tức bàn dài tán rộng tuyên bố của Hồng Lỗi. Chẳng hạn như tờ Nhân Dân, đã có bài viết thêm rằng: Trung quốc bây giờ chỉ lấy lại quần đảo Tây Sa của mình theo Tuyên ngôn Cairo (1943) và Tuyên ngôn Potsdam (1945) mà thôi chứ không hề xâm chiếm biển đảo của ai hết nên cái nghị quyết lên án Trung quốc của Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Quốc hội Nhật là quay lưng lại với luật Quốc tế và sự thật của lịch sử.

Đây là kiểu nói bừa của báo Nhân Dân (Trung Quốc) và các báo nhỏ hơn đăng lại. Tuyên ngôn Cairo là cam kết hiệp tác giữa ba nước Mỹ-Anh-Trung quốc (thời Tưởng Giới Thạch) trong việc đánh đuổi quân xâm lược Nhật hồi Thế Chiến 2, còn Tuyên ngôn Potsdam đưa ra những điều kiện giải giới quân Phát xít Nhật sau Thế Chiến 2. Cả 2 văn kiện đó không hề đề cập đến chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Chưa hết, đang lúc mắng nhiếc bản nghị quyết của Nhật, báo Nhân Dân mắng luôn Hà Nội đã "bẻ cong lịch sử, phủ nhận sự thật khi nói rằng quần đảo Tây Sa là của họ. Đây không những là trò hề mà còn là hành động xoay mặt với hai chữ Tín Nghĩa".

Tuy nói mạnh bề ngoài, nhưng Bắc Kinh đang thực sự lo ngại sự hình thành của liên minh chống Trung Quốc bao gồm Nhật, các nước Đông Nam Á và Hoa Kỳ. Một trong những chỉ dấu khá rõ là việc gởi sứ giả Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung quốc, tức tốc sang Việt Nam ngày 17/6 để chận giới lãnh đạo Hà Nội không được bước vào liên minh đó.

Một số ý kiến trong công luận người Việt đã tỏ ra lạc quan khi thấy phản ứng của Bắc Kinh đối với thái độ cứng rắn và cách giải quyết của chính phủ Nhật. Đã khá lâu người ta mới thấy một giải pháp có tiềm năng chận đứng bàn chân xâm lược của Bắc Kinh. Nhiều người cũng hy vọng giới lãnh đạo CSVN sẽ tận dụng cơ hội bắt tay với Nhật, Philippines và các nước nhỏ khác để cùng tự vệ. Họ hy vọng Hà Nội sẽ có thái độ cứng rắn trước đòn răn đe hay phủ dụ của Bắc Kinh qua Dương Khiết Trì.
Tuy nhiên, các chỉ dấu sau 2 ngày ông Dương Khiết Trì đến Việt Nam đều không mấy sáng sủa. Theo kinh nghiệm quá khứ, nếu giới lãnh đạo CSVN chọn thái độ mạnh mẽ bảo vệ chủ quyền đất nước thì họ đã chỉ có một thông điệp duy nhất của Bộ Chính Trị và giao cho một người đồng hàng với Dương Khiết Trì, như ngoại trưởng Phạm Bình Minh, đưa ra mà thôi.

Nhưng với việc ông Dương Khiết Trì được hết Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đến Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đích thân đón rước, nếu đối chiếu với các kinh nghiệm trong quá khứ, thì đã khá rõ từng cá nhân lãnh đạo Việt Nam đang gởi thông điệp bày tỏ sự trung thành với Bắc Kinh của riêng mình đến Chủ Tịch Tập Cận Bình. (Ít nhất ông Trương Tấn Sang đã không tham gia vào việc mở một cuộc tiếp đón riêng thứ 3). 

Còn các câu nói mạnh của ông Trọng và ông Dũng mà báo chí nhà nước thuật lại thì vẫn chỉ là sản phẩm của Ban Tuyên Giáo và chỉ để cho người Việt đọc. Hoàn toàn không có đoạn ghi âm hay video nào về các trao đổi thật trong các buổi gặp gỡ. Công luận Việt Nam còn nhớ rõ dù là báo Nhân Dân của Trung Quốc hay báo Nhân Dân của Việt Nam thì đều được đào tạo từ cùng một nguồn.



No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts