anh truong Anhdalat
To
Today at 6:20 AM
IRAQ NHẤT KHỎANH TAM VƯƠNG Ở MIỀN BẮC IRAQ ĐẦY CÁC MỎ DẦU
- NHÀ NƯỚC HỒI GIÁO(SHIITE)
- HỒI GIÁO CẬN ĐÔNG ISIL(SUNNI)
- SẮC TỘC CURD
THA HỒ CÁC THẾ LỰC BÊN NGOÀI LỢI DỤNG - THỰC HIỆN NHỮNG Ý ĐỒ ĐEN
TỐI.
VÙNG LƯỠNG HÀ(EUPHRATES VÀ TIGRIS) CÓ NỀN VĂN MINH TỐI CỔ -
NHƯNG CUỘC SỐNG NƠI ĐÂY ĐẦY BẤT TRẮC.
TÌNH HÌNH PHỨC TẠP Ở IRAQ
tka23 post
Ngày 14-6, lực lượng an
ninh Iraq tuyên bố sẵn sàng phản công phiến quân của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo
Iraq và Cận Đông (ISIL) sau
khi Thủ tướng Maliki nói quốc hội đã phê chuẩn cho ông “quyền lực không giới
hạn”.
Cả quân chính phủ lẫn các tay súng ISIL đều
tăng cường lực lượng đến Samarra, thành phố nằm cách thủ đô Baghdad 110 km về
phía Bắc. Ngày 13-6, phiến quân đã tiến gần Muqdadiya, cách Baghdad chỉ khoảng
80 km, trong khi giáo sĩ hàng đầu của dòng Hồi giáo Shiite – Ayatollah Ali
al-Sistani – kêu gọi
cầm súng bảo vệ thủ đô.
Cùng ngày, Tổng thống Barack Obama tuyên bố sẽ
xem xét hàng loạt cách thức giúp đỡ chính quyền Iraq song dứt khoát
loại trừ việc đưa bộ binh Mỹ trở lại. Ông tỏ ý trách móc: “Người Mỹ đã
hy sinh để trao cho người Iraq cơ hội tự quyết tương lai. Nhưng họ, hay cụ thể
là những nhà lãnh đạo Iraq, đã không nắm vững”.
Theo tổng thống Mỹ, chính quyền Hồi
giáo Shiite của Thủ tướng Nuri al-Maliki đã không hàn gắn rạn nứt ở Iraq – nơi
dân Hồi giáo Sunni chiếm đa số nhưng hầu như mất quyền tham gia chính trường kể
từ khi cố Tổng thống Saddam Hussein bị lật đổ.
Có thể nói ISIL và chính quyền Washington có
nhiều duyên nợ. ISIL trỗi dậy sau khi Mỹ đưa quân vào Iraq. Bị Mỹ đẩy lùi vào
năm 2006, ISIL ngóc đầu dậy vào
năm 2011, tiếp tục hướng
đến mục tiêu bất di bất dịch: thành lập một nhà nước Hồi giáo Sunni khắt khe.
Đến thời điểm hiện nay, ISIL
nắm trong tay một diện tích xấp xỉ nước Bỉ ở Iraq và Syria.
Các tay súng dòng Shiite ở Iraq sẵn sàng bảo
vệ thủ đô Baghdad, chống lại ISIL Ảnh: AP
Chính cuộc nội chiến Syria là đòn bẩy giúp
ISIL tiếp cận vũ khí hạng nặng và xây dựng một khu vực trú ẩn an toàn. Trang Business Insider dẫn lời nhiều quan
chức Mỹ cho rằng chính quyền của Tổng thống Obama đã gián tiếp “hà hơi” cho
ISIL bởi chính sách nhẹ tay đối với Syria.
“ISIL đã chiếm Fallujah, cách
Baghdad chưa đầy 1 giờ lái xe, suốt 6 tháng qua. Không chỉ tấn
công nhiều thành phố khác, chúng còn đặt bom hầu như mỗi ngày tại Baghdad. Vậy
mà phải đến trưa 11-6, Nhà Trắng mới lần đầu tiên lên tiếng quan ngại sâu sắc” –
Business Insider dẫn chứng.
Vòng tròn chiến tranh Iraq khép lại khi chỉ khoảng
800 tay súng ISIL đuổi hơn 30.000 binh lính Iraq ở thành phố lớn thứ hai Mosul
bỏ chạy đến mức vứt cả mũ sắt đầu tuần rồi. Khó có thể nói hết nỗi
thất vọng của Washington, nhất là sau khi bỏ ra hơn 20 tỉ USD để đào
tạo và trang bị cho khoảng 930.000 nhân viên an ninh Iraq, bao gồm 270.000 binh
lính, trong gần 10 năm qua.
Theo giới phân tích, binh lính Iraq bỏ chạy
bởi họ không muốn mất mạng vì chính phủ hiện nay. Hơn nữa, việc binh lính Iraq
là lực lượng hỗn hợp Sunni – Shiite cũng là một nguyên nhân.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 14-6 đánh tiếng sẵn
sàng giúp đỡ Baghdad trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Tuy ông
Rouhani loại trừ việc gửi binh lính sang láng giềng nhưng nếu Tehran
dính líu vào, chiến sự ở Iraq có thể lan tràn ra toàn khu vực.
Mối quan hệ chớm hàn gắn giữa Iran (theo
Shiite) và Ả Rập Saudi (theo Sunni) cũng bị đẩy lại vào thế nghi kỵ, theo
Reuters. Chuyên gia về Trung Đông của Trường Kinh tế London (Anh) – ông Fawaz
Gerges – nói với Reuters: “Chúng ta đang chứng kiến sự chia năm xẻ bảy
ở Iraq. Chính phủ của ông Maliki không bao giờ tập trung quyền lực được nữa và
chắc chắn biên giới trong khu vực đang bị vẽ lại”.
Được lợi trong cuộc chiến này có thể là người
Kurd theo dòng Sunni ở Đông Bắc Iraq. Họ đã nhanh chóng kiểm soát một số
khu vực chiến lược như Saadiyah, Jalawla và đặc biệt là TP Kirkuk với
những mỏ dầu khổng lồ.
Đây được xem là lá bài khó đoán bởi với lực
lượng thiện chiến vào khoảng 80.000 – 240.000 tay súng, người Kurd không nghe
lệnh Baghdad song cũng có thể làm ISIL mệt mỏi.
OBAMA RÚT QUÂN DỘI RA KHỎI IRAQ QUÁ VỘI VÀNG -
TRONG KHI CHÍNH TRỊIRAQ CHƯA ĐƯỢC ỔN ĐỊNH - KINH TẾ CHƯA VỮNG VÀNG -
CHẮC CHẮN IRAQ SẼ BẤT ỔN KHI PHỤC HỒI KHAI THÁC DẦU - HIỆN TẠI DẦU IRAQ CHỈ
ĐỨNG SAU SAUDI ARABIA-ĐANG CÓ KẾ HOẠCH CUNG CẤP CHO ÂU CHÂU - ĐA
SỐ NGƯỜI BẮC IRAQ THEO SHIIA- MIỀN NAM THEO SUNNI XIN LƯU Ý XÁO TRỘN NÀY
TÌNH HÌNH IRAQ ĐÁNG BÁO ĐỘNG
tka23 post
Tại Iraq, cho đến chiều hôm nay 11/6/14 đã có hơn nửa triệu
cư dân Mosul di tản khỏi thành phố, trong lúc không khí chiến tranh và nguy cơ
của một cuộc nội chiến mang tính tôn giáomỗi lúc một nặng nề cũng
như rõ ràng hơn trước.
Hãng thông tấn AFP cho hay không chỉ hoàn toàn làm chủ Mosul,
Nineveh, cũng như đã chiếm được một phần Kirkud và Salaheddin, dân quân
Hồi Giáo Sunni còn mở cuộc giao tranh để chiếm thành phố Baiji.
Chưa có một con số nào về thương vong, nhưng AFP cho hay có rất
nhiều người chết và bị thương trong những cuộc giao tranh giữa quân đội
chính phủ và lực lượng dân quân Sunni, vì theo cư dân địa phương, nhiều
thánh đường Hồi Giáo đã được sử dụng làm bệnh viện.
Từ hôm qua, Th ủ Tướng Nouri Al-Maliki của Iraq đã yêu cầu
quốc hội ban hành tình trạng khẩn cấp. trong tuyên bố đưa ra sáng hôm nay, ông
Al-Maliki cho biết sẽ cấp khí giới cho dân chúng để giúp quân đội lấy lại những
vùng đất đang bị quân Hồi Giáo Sunni chiếm giữ.
Văn phòng Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc cho biết là theo dõi rất
sát những biến chuyển đang xảy ra ở Iraq, đặc biệt là tình hình an ninh ở
Mosul. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đưa ra phát biểu tương tự, nói thêm tình
hình Iraq sẽ ảnh hưởng đến an ninh của toàn khu vực.
Cũng cần nhắc lại từ năm 2006 cho tới nay, nhiều cuộc giao tranh
đã xảy ra tại Iraq giữa lực lượng của người Hồi Giáo Shiite và Hồi Giáo
Sunni, khiến hàng ngàn người thiệt mạng.
ĐỌC THÊM
IRAQ BẤT ỔN TỪ NHIỀU
NĂM QUA
Theo AFP,
điều này cho thấy các giới chức Iraq đã không thể cản được bước tiến
của nhóm phiến quân.
“Thành phố Mosul đã vuột khỏi tầm kiểm soát
của nhà nước và đang bị phiến quân chiếm giữ”, một quan chức Bộ Nội vụ
Iraq thông báo và cho biết nhiều binh sỹ quân đội đã bỏ trốn.
Binh sỹ Iraq được điều động đến Mosul ngày 8/6
(Ảnh AFP)
Quan chức này cho biết những tay súng này
thuộc dòng Sunni và chúng tuyên bố qua loa phóng thanh rằng chúng đến đây để
giải phóng thành phố Mosul và sẽ chỉ chiến đấu với những kẻ chống lại chúng.
Một Chuẩn tướng tại Bộ chỉ huy tỉnh Nineveh
cho biết giao tranh giữa hàng trăm tay súng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo
Jihad và tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận Đông (ISIL) đã nổ ra
vào tối 9/6.
Ông này cho biết các đơn vị quân đội đã chuyển
từ phía Đông thành phố Mosul sang phía Tây trước khi rút khỏi thành phố và
nhường quyền kiểm soát cho nhóm phiến quân.
Nhóm phiến quân đã chiếm được trụ sở chính
quyền tỉnh và sở chỉ huy các hoạt động quân sự tại Neneveh cũng như sân bay tại
đây và phóng thích hàng trăm tù nhân.
Một phóng viên AFP cho biết nhiều
cửa hàng đã bị đóng cửa và lực lượng an ninh đã chặn toàn bộ xe cộ đi lại trong
tỉnh.
Kể từ ngày 5/6 các binh sỹ phiến quân đã tiến
hành nhiều chiến dịch quân sự lớn tại các tỉnh Nineveh, Anbar, Diyala,
Salaheddin và Baghdad.
Thành phố Hồi giáo Mosul thuộc tỉnh Nineveh nằm
cách thủ đô Baghdad 350km về phí Bắc từ lâu đã là thành trì vững chắc cho nhóm
phiến quân.
Đây là thành phố lớn thứ 2 tại Iraq sau thành
phố Fallujah, vốn đã nằm trong tay nhóm phiến quân từ đầu năm nay./.
Trần Khánh
TÌNH HÌNH BẤT ỔN Ở IRAQ
Trong khi cuộc bầu
cử đang đến gần, những mối bất hòa giữa ba cộng đồng chính ở Iraq trở nên
nặng nề hơn. Máy bay trực thăng quân đội của Iraq bay phía trên Baghdad tiếp
tục thả xuống những tờ truyền đơn kêu gọi người dân đi bỏ phiếu trong cuộc bầu
cử toàn quốc diễn ra ngày 30-4.
Tình hình
trong nước vẫn rất xáo trộn. Khu vực bất ổn nhất là
Anbar, một tỉnh lớn
nằm ở phía bắc Baghdad, tiếp giáp Syria và
Jordan. Bạo lực tăng cao trong tháng 12, khi ông Maliki gửi tới các lực lượng
đặc biệt để triệt phá một trại chống đối ở Ramadi, thủ phủ của tỉnh, và bắt giữ một nhóm chính khách địa phương.
Hành động này dẫn đến một cuộc chiến toàn diện giữa các lực lượng an ninh, phần lớn là người Shia, giống như ông Maliki, và người dân địa phương, gần như tất cả người Sunnitrung thành với các thủ lĩnh bộ lạc. Một số trong bọn họ liên kết với nhóm chiến binh cực đoan có liên quan với Al-Qaeda ở Iraq và Syria (ISIS).
Bị thất bại
trong việc đáp ứng những yêu cầu của địa phương về cải cách chính trị và tư
pháp cũng như những dịch vụ tốt hơn ở Anbar, đơn giản chính phủ của
ông Maliki đã đàn áp những người chống đối như mặt trận Al-Qaeda.
Trong tháng qua, lực lượng an ninh đã chiếm lại phần lớn Ramadi nhưng không thể tiến gần hơn để trục xuất những tay súng phiến quân khỏi Falluja, thành phố thứ hai của tỉnh, nơi từ lâu là căn cứ của nhóm jihadist đối lập. Nơi đó từng là chiến trường khốc liệt nhất ở Iraq trong cuộc chiến của người Mỹ cách đây mười năm. Chỉ cách một giờ chạy xe đến miền tây Baghdad, Falluja bị bao vây bởi lính Iraq và các lực lượng đặc biệt; 300.000 người dân đã đào thoát khỏi những ngôi nhà của họ, một cuộc di tản lớn nhất ở Iraq kể từ khi bùng phát bạo lực giáo phái tăng cao năm 2007. Hiện nay nhiều người vẫn phải sống ở những khu tạm cư bẩn thỉu phía bắc Baghdad. Chính quyền Iraq hứa hẹn viện trợ nhưng vẫn chưa thực hiện. Chính phủ Mỹ đã vội vàng gửi hỏa tiển không đối đất Hellfire tấn công các trại ISIS trong sa mạc tây Anbar, nơi các tay súng di chuyển đi lại giữa Iraq và Syria. Ông Maliki cũng mua trực thăng Apache từ Mỹ. Ông ta cáo buộc Ảrập Saudi và Qatar đã viện trợ cho quân khủng bố Sunni ở Iraq để gây bất ổn cho đất nước ông. Tử vong tiếp tục tăng lên một cách báo động; có khoảng 9.000 người Iraq đã bị giết trong năm ngoái. Trong năm nay lại có thêm 2.000 người chết trong các vụ đánh bom, phần lớn ở Baghdad.
Chỉ
trong một số ngày đã xảy ra hơn một chục vụ đánh bom xe hơi, phần chính trong
những khu vực của người Shia. Những tay đánh bom tự sát người Sunni nhắm vào
các lực lượng an ninh và các bộ của Iraq. Không rõ chính phủ của ông Maliki
có kềm chế được phiến quân Sunni hay không. Nhưng điều chắc chắn là
những thành phần chống đối ở Iraq đang ngày càng coi thường chính quyền trung
ương.
Khủng hoảng tại Iraq:
Hoa Kỳ đưa tàu sân bay đến vùng Vịnh
Một tuần dương hạm
và một khu trục hạm có phi đạn điều khiển sẽ hộ tống tàu sân bay này.
Tin liên hệ
CỠ CHỮ
14.06.2014
Hoa Kỳ đã ra lệnh
cho một tàu sân bay đến vùng Vịnh để đối phó với cuộc khủng hoảng tại Iraq.
Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, Đề đốc John Kirby, nói Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel ra lệnh cho tàu sân bay USS George H.W. Bush di chuyển từ Biển Bắc Ảrập đến vùng Vịnh vào thứ Bảy. Đề đốc Kirby nói lệnh này giúp cho Tổng thống Barack Obama “có thêm sự uyển chuyển nếu giải pháp quân sự được lựa chọn để bảo vệ sinh mạng của các công dân Mỹ cũng như những quyền lợi của Hoa Kỳ tại Iraq”. Một tuần dương hạm và một khu trục hạm có phi đạn điều khiển sẽ hộ tống tàu sân bay này. Hàng trăm thanh niên Iraq ngày thứ Bảy rủ nhau tới các trung tâm tình nguyện ở Baghdad và các nơi khác để tham gia cuộc chiến đấu chống lại những phần tử Hồi giáo hiếu chiến đã chiếm nhiều thành phố ở miền bắc trong vài ngày qua. Các thanh niên này đáp lại lời kêu gọi tham gia chiến đấu của Ayatollah Ali al-Sistani, giáo sĩ Hồi giáo Shia được sùng kính nhất ở Iraq. Ông Abdul Mahdi al-Karbalaie một phát ngôn viên của đại giáo sĩ này hối thúc người Iraq “chiến đấu chống lại những phần tử khủng bố để bảo vệ đất nước, đồng bào và các thánh địa”. Ông nói thêm rằng chiến đấu chống quân nổi dậy là “tránh nhiệm của tất cả mọi người”. Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki nói với các sĩ quan ở thành phố Samarra là những người tình nguyện sẽ tới đó để giúp binh lính đánh bại các phần tử hiếu chiến. Ông cũng nói rằng những binh sĩ đã rời bỏ vị trí và cởi quân phục vất trên đường ở thành phố Mosul ở phía bắc hồi đầu tuần này phải quay lại đơn vị nếu không muốn bị trừng trị một cách nghiêm khắc, kể cả bị tử hình. Trong một diễn tiến vào ngày thứ Bảy, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết nước ông sẵn sàng giúp Iraq, nếu được yêu cầu, và sẽ xem xét tới việc cộng tác với Hoa Kỳ, địch thủ lâu đời của Iran, để chống lại những phần tử Hồi giáo Sunni cực đoan trong trường hợp Washington quyết định tiến hành những hành động mạnh mẽ để chống lại phiến quân ở Iraq. Trong vài năm qua, Iran đã xây dựng những mối liên hệ chặt chẽ với chính phủ ở Baghdad do phe Hồi giáo Shia lãnh đạo. Hôm thứ Sáu, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho biết toán cố vấn an ninh quốc gia của ông đang chuẩn bị “nhiều sự lựa chọn khác nhau” cho sự trợ giúp của Hoa Kỳ dành cho chính phủ Iraq, trong lúc nước này đương đầu với làn sóng tấn công dữ dội của những phần tử Hồi giáo hiếu chiến có liên hệ với al-Qaida. Tổng thống Obama nói các phần tử chủ chiến chiếm một số nơi tại Iraq là một mối đe dọa đối với chính phủ Baghdad và người dân trong cả nước cũng như là mối đe dọa đối với những quyền lợi của nước Mỹ nữa. Ông nói chia rẻ trong giới lãnh đạo Iraq đã đưa đến cuộc khủng hoảng hiện tại. Trong những cuộc tấn công nhanh chóng vào tuần này, các chiến binh của tổ chức Quốc gia Hồi Giáo Iraq và vùng Levant hay còn gọi là ISIL đã kiểm soát được Mosul, thành phố lớn thứ hai của Iraq, và tiến vào trong vòng 90 kilômét cách Baghdad. Cuối ngày thứ Năm, các chiến binh ISIL chiếm được hai thị trấn Jalawla và Saadiyah trong tỉnh Diyala bị chia rẻ vì sắc tộc thuộc miền đông Iraq. Một phát ngôn viên của các phần tử chủ chiến Sunni cho biết quyết tâm tiến vào Baghdad và Karbala, một thành phố ở phía tây nam Iraq và là một trong những địa điểm thiêng liêng nhất của người Hồi Giáo Shia. |
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching