MƯỜI CHỮ BẠCH KIM
Nguyễn đạt Thịnh
Trong quyển Tam Thiên Tự, Trung Cộng chỉ dạy Việt Cộng
có 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài,
hướng tới tương lai" mà đã đủ để khiến toàn bộ dàn lãnh tụ Việt Cộng mờ mắt
không nhìn thấy vận hội giải quyết đại nạn mất biển, mất sinh kế của vài chục
ngàn ngư phủ.
~~~~~~~~~~~~~~
Cuối tuần vừa rồi
ông tướng Việt Cộng Phùng Quang Thanh có cơ hội để nói lên Mười Chữ Bạch Kim tạo
thay đổi toàn diện tình hình Việt Nam, lấy lại vùng lãnh hải nhiều tài nguyên
quanh quần đảo Hoàng Sa, mà người Việt không phải đổ một giọt máu nào cả.
Mười chữ đó là "XIN QUỐC TẾ GIÚP VIỆT NAM BẢO TOÀN LÃNH HẢI"; ông Thanh đến Singapore tham dự cuộc Hội Luận Shangri-La nhân danh nước Việt Nam với vùng lãnh hải đang bị Trung Cộng xâm chiếm.
( Ý nói CSVN khôn mượn dao giết người)
Hành động ngang ngược
của Trung Cộng tạo dư luận công phẫn trên khắp thế giới, và trong cuộc Hội Luận
Shangri-La, khiến Hoa Kỳ, Nhật và nhiều nước khác nói lên phản ứng bất bình của
họ.
Nhưng ông Thanh ngậm kẹo, lúng túng chỉ nói lên được những câu chỉ đủ "oai dũng" để giúp Việt Cộng ngồi yên vị, không bị quần chúng xuống đường đòi truất phế.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh tại Shangri-La lần thứ 13
Ông Thanh nói:
"Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
"Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
“Chúng tôi nhận thức
rõ, đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng. Việt Nam nhất quán chủ
trương kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở Luật pháp quốc tế,
đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982; Tuyên bố về Ứng xử của
Các bên ở Biển Đông (DOC);
Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông; tiến tới xây
dựng Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc; và thỏa
thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt -Trung, giữ gìn hòa bình, ổn định an
ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông, giữ ổn định chính trị để tập
trung phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân và giữ gìn quan
hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt-Trung, thông qua con đường
đối thoại ở nhiều cấp, nhiều ngành với Trung Quốc để làm giảm căng thẳng hiện
nay.
“Với chủ trương
trên, Việt Nam rất kiềm chế, không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo... mà
chỉ dùng tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển và tàu cá của ngư dân, phối hợp với lực
lượng chấp pháp để bảo vệ chủ quyền, không chủ động đâm va, không phun vòi rồng
vào các tàu của Trung Quốc.
Chúng tôi đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi
vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và cùng Việt Nam đàm phán để
giữ được hòa bình ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước. Điều đó có lợi cho hai
nước, cho cả khu vực và thế giới..."
Việt Cộng chủ
trương rất kiềm chế, không chủ động "đâm, va " chỉ thụ động chịu cho
tầu Trung Cộng đâm,va; không phun vòi rồng vào tầu Trung Cộng, chỉ thụ động chịu
cho tầu Trung Cộng phun vòi rồng; và tại hội thảo Shangri-La cũng không dám kêu
gọi thế giới tiếp tay xin Trung Cộng rút dàn khoan HD 981 ra khỏi hải phận Việt
Nam.
Trong quyển Tam
Thiên Tự, Trung Cộng chỉ dạy Việt Cộng có 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị,
hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" mà đã đủ để khiến
toàn bộ dàn lãnh tụ Việt Cộng mờ mắt không nhìn thấy vận hội giải quyết đại nạn
mất biển, mất sinh kế của vài chục ngàn ngư phủ.
Đối với họ hai chữ "Trung Quốc" vẫn có nghĩa là nước nằm giữa; nằm quanh Trung Quốc là "lục quốc chư hầu," bốn chữ này không chỉ viết lên tham vọng "gồm thâu lục quốc" cha truyền con nối của người Hoa, mà còn tóm tắt mô tả lịch sử Trung Quốc qua những cuộc chiến tranh dài miên viễn để chinh phục các nước lân bang.
Với sự lớn mạnh mới
đây của Trung Quốc, các chính khách Trung Hoa muốn tái lập liên hệ truyền thống
"thiên triều và chư hầu;" họ chiếm Tây Tạng, Tân Cương, chen lấn lãnh
thổ Việt Nam, Ấn Độ, và một vài lân quốc khác, trong lúc vẽ lại bản đồ lãnh hải,
"xí phần" đến 80% Biển Đông của Việt Nam và những vùng biển miền Nam
Trung Quốc.
Tham vọng này đang
có nguy cơ bị bóp chết, và Hoa Kỳ là sức mạnh chen vào vùng ảnh hưởng Hàn, Ngụy,
Sở, Tề, Triệu, và Yên của Trung Quốc; chen vào bằng chiến lược PIVOT, chiến lược
đặt trọng tâm quyền lợi của Hoa Kỳ vào Châu Á. Trung Quốc cáo buộc chiến lược
này đang tạo nguy cơ chiến tranh trên ven biển Thái Bình.
Hôm thứ Bảy 5/31 đô
đốc Samuel Locklear, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương nói với
phóng viên tờ Wall Street Journal là "Trung Quốc nên tìm cách giúp phát
triển vùng Á Châu-Thái Bình Dương, chứ không nên tạo ra những bất ổn địa
phương. Việc họ xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải của các nước khác không tạo thuận lợi
nào cả." Locklear tuyên bố như vậy bên lề cuộc hội thảo Shangri-La.
Trước đó một ngày,
chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tuyên bố, "Chúng tôi không gây rối, nhưng
chúng tôi sẽ phản ứng đúng cách cần phản ứng, đối với những quốc gia muốn gây rối."
Thông tấn xã Trung Cộng Xinhua tường thuật là ông Tập nói với thủ tướng Mã Lai Najib Razak là biển Hoa Nam (Biển Đông của Việt Nam) "chung chung vẫn yên bình, mặc dù một vài triệu chứng đang bắt đầu ló dạng cần chúng tôi lưu ý." Ông Tập phản đối chiều hướng quốc tế hóa những diễn biến trên Biển Đông, ý không muốn Hoa Kỳ chen vào giữa liên hệ "trên bảo, dưới nghe" giữa Trung Cộng và Việt Cộng.
Được hỏi về chính
sách của Hoa Kỳ "ngăn chặn Trung Cộng," đô đốc Locklear khẳng định,
"Hoa Kỳ vẫn coi Trung Quốc như một quốc gia đồng hành; việc 'ngăn chặn
Trung Quốc' là câu hỏi đã nhiều lần được nêu lên, và tôi nghĩ Hoa Kỳ chỉ phải
ngăn chặn Trung Quốc nếu Trung Quốc tỏ ý muốn bị ngăn chặn, tỏ ý bằng những
hành động cụ thể."
Thái độ chung của toàn thể viên chức Trung Cộng tham dự cuộc hội thảo Shangri-La là nghi ngờ lập trường của Hoa Kỳ. Trên diễn đàn Shangri-La, trung tướng Trung Cộng Yao Yunzhu đặt câu hỏi xem thái độ của Hoa Kỳ đối với những tranh chấp trên Biển Đông có trung lập thật như người Mỹ thường nói không.
Một tướng lãnh Trung Cộng khác, trung tướng Zhu Chenghu nói, "Chinese are not so stupid" (người Hoa không ngu đến như vậy) để tin là người Mỹ coi người Hoa như đồng minh.
Trả lời các tướng
lãnh Trung Cộng, đô đốc Locklear nói ông tin tưởng những cuộc tranh chấp chủ
quyền vẫn có thể giải quyết trong hòa bình; ông khẳng định là mặc dù phải đối
phó với những hành động quá khích của Bắc Hàn và một vài quốc gia khác, nhưng
chiến lược PIVOT không hề đem anh xen đầm quốc tế Hoa Kỳ trở lại Á Châu.
Quan điểm của tổng
thống Obama là không can thiệp vào mọi việc, trừ phi được yêu cầu giúp đỡ, như
trường hợp Ukraine yêu cầu Mỹ giúp trong nỗ lực chống cuộc xâm lấn của Nga. Dù
can thiệp giúp Ukraine bằng cách không cho quân Nga tiến vào lãnh thổ Ukraine,
nhưng Obama vẫn không sử dụng quân đội.
Ông nói, "Mỹ có cái búa thật mạnh,
nhưng không phải bất cứ biến động nào trên thế giới cũng là một cái đinh để đem
búa ra đóng." Cái búa là quân lực Hoa Kỳ, Obama không dùng búa quân lực,
không sử dụng sức mạnh của bộ quốc phòng, mà lại sử dụng khả năng của hai bộ
kinh tế và ngân khố để đem đòn kinh tế trừng phạt chính phủ Nga.
Tại Á Châu, tuy
không ra mặt chống hành động bành trướng lãnh thổ, lãnh hải của Trung Cộng,
nhưng Hoa Kỳ để Nhật đóng vai trò này. Trong bài diễn văn đọc tại cuộc hội thảo
Shangri-La, Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe khẳng định chỉ có thái độ thượng tôn luật
pháp quốc tế mới tái lập được hòa bình trên Thái Bình Dương.
Đề cập đến những va
chạm trên Biển Đông, ông Abe đề nghị trợ giúp Việt Nam 10 chiếc tầu tuần tiễu,
như Nhật đã giúp Phi Luật Tân. Thái độ của Abe, và cách hành xử của lực lượng
Nhật cho thấy họ công khai thách thức Trung Cộng.
Ngoài việc tranh chấp hòn đảo nhỏ Senkaku/Điếu Ngư, Nhật còn thách thức Trung Cộng bằng cách cho phi cơ gián điệp bay vào vùng kiểm soát không phận của Trung Cộng. Ngoài ra chính phủ Nhật còn chủ trương diễn dịch lại bản hiến pháp chống chiến tranh của Nhật, để có thể tái lập quân đội hầu tạo khả năng chống nạn xâm lấn của Trung Cộng.
Giới lãnh tụ Trung Cộng hiểu là Hoa Kỳ đang chờ một va chạm giữa họ và Nhật để có lý do xen vào mọi sinh hoạt trên Thái Bình Dương, và họ còn hiểu là họ chỉ có thể "dậy dỗ" Việt Cộng, nhưng vô thẩm quyền đối với các quốc gia khác.
Chiến lược PIVOT
(chuyển mình) thực hiện quan điểm của Tổng Thống Barack Obama quay lại với Châu
Á sau suốt một thập kỷ lạc lõng trên các chiến trường Trung Đông; dù vô tình
hay cố ý Obama vẫn làm "lục quốc" -trừ Việt Cộng- hào hứng có thái độ
không chấp nhận thế lấn lướt của Trung Cộng nữa.
Cố tình không nói
lên "mười chữ bạch kim "XIN QUỐC TẾ GIÚP VIỆT NAM BẢO TOÀN
LÃNH HẢI", Việt Cộng đã giúp Trung Cộng tránh được cái búa
Shangri-La lần này. Không biết lần sau là bao giờ, để Việt Nam lại có cơ hội mượn
sức mạnh quốc tế để bảo toàn biển, đảo.
Nguyễn đạt Thịnh
~~~~~~~~~~~~~~
* Trang bài viết của Nhà văn Nguyễn Đạt Thịnh
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching