16 tháng 7: Cuộc Tổng Vận Động
Chót Cho Năm Nay
Ngày 16 tháng 6, 2014
Đàn
áp dã man nông dân Văn Giang, Hưng Yên để CƯỚP ĐẤT bởi Cộng sản
Còn đúng một tháng là đến ngày tổng vận động cho nhân quyền và
toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Đến nay đã có khoảng 250 - 300 đồng hương, từ
nhiều thành phố Hoa Kỳ và Canada, ghi danh hay ngỏ ý tham gia. Chúng tôi tiếp
tục vận động để đạt con số 800 – 1000.
Xin ghi danh tham gia tại:http://events.constantcontact.com/register/event?llr=rrd6eedab&oeidk=a07e9d1lmx99cba75de, hay
email cho cô Bùi Thảo Nhi: ntb9388@yahoo.com, hay gọi điện thoại cho cô Kim Cúc:
703-538-2190.
Chúng tôi cũng nhận được nhiều câu hỏi từ các đồng hương ở nhiều
nơi. Dưới đây là câu trả lời chung cho các câu hỏi này.
Các mục tiêu của cuộc vận động?
Cuộc tổng vận động ngày 16 tháng 7 có 2 mục tiêu:
(1) Vận động Quốc Hội Hao Kỳ thông qua nghị quyết
yêu cầu Trung Cộng rút giàn khoan HD-981 ra khỏi Biển Đông
(2) Vận động Quốc Hội Hoa Kỳ đòi hỏi Việt Nam phải
cải thiện nhân quyền nếu muốn tham gia Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)
Nghị Quyết H. Res. 412 đã được đưa vào Thượng Viện Hoa Kỳ. Trong
đó có điều khoản yêu cầu Trung cộng rút giàn khoan HD-981 và lực lượng hải quân
ra khỏi vị trí hiện nay và trở lại nguyên trạng trước ngày 1 tháng 5, 2014. Xem
nội dung của nghị quyết tại:http://thomas.loc.gov/cgi-bin/query/F?c113:2:./temp/~c113LWTi9u:e872:
Đồng thời, ở Hạ Viện có Nghị Quyết H.R. 772 kêu gọi việc giải
quyết ôn hoà các tranh chấp lãnh hải trong vùng Biển Đông. Nghị quyết này được
đưa ra từ trước vụ giàn khoan HD-981. Chúng ta cần vận động để bổ sung điều
khoản về giàn khoan HD-981. Xem nội dung của nghị quyết:http://thomas.loc.gov/cgi-bin/query/z?c113:H.R.772:
Chúng ta cần vận động để hai nghị quyết này được thông qua trước
15 tháng 8, là ngày mà Trung Quốc đã tuyên bố sẽ đơn phương rút giàn khoan vì
mùa biển động chứ không phải vì tôn trọng các công ước quốc tế về lãnh hải. Làm
vậy, Trung Cộng khẳng định chủ quyền trên Biển Đông để rồi sẽ quay lại tuỳ
thích.
Mục tiêu thứ hai, áp lực Việt Nam cải thiện nhân quyền, là tiếp
nối của các cuộc tổng vận động liên tục từ năm 2012 đến nay. Trong cuộc tổng
vận động ngày 16 tháng 7, chúng ta đòi hỏi từ giờ đến cuối năm nay chính quyền
Việt Nam phải:
- Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm
- Xoá bỏ các công cụ bạo lực dùng để đàn áp, bách
hại, tra tấn, bỏ tù các người bất đồng chính kiến
- Tôn trọng quyền thành lập và tham gia các công
đoàn/nghiệp đoàn tự do và độc lập
Tại sao ở Hoa Thịnh Đốn?
Trong nhiều tuần qua và trong những tuần sắp đến, người Việt ở Hoa
Kỳ và nhiều quốc gia tổ chức rất nhiều cuộc biểu tình để bày tỏ lòng phẫn uất
trước hành động lấn biển của Trung Cộng và thái độ yếu hèn của chế độ cộng sản
ở Việt Nam.
Muốn có kết quả, chúng ta cần chuyển từ biểu lộ cảm tình sang hành
động cụ thể. Chúng ta cần dùng tư thế công dân để “Hoa Kỳ vận” và quốc tế vận,
kêu gọi thế giới tự do đẩy lùi các hành vi bành trướng của Trung Cộng và đồng
thời áp lực chính quyền Việt Nam phải chấp nhận tiến trình dân chủ hoá.
Muốn ảnh hưởng chính sách quốc gia Hoa Kỳ, chúng ta cần vận động
sự ủng hộ của đa số trong tổng số 435 vị dân biểu và 100 thượng nghị sĩ. Chúng
ta cũng cần vận động Bộ Ngoại Giao. Việc này phải thực hiện bằng một cuộc tổng
vận động ngay tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Tại sao 16 tháng 7?
Tháng 7 là tháng cuối cùng mà Quốc Hội Hoa Kỳ làm việc toàn thời.
Sau đó Quốc Hội bãi khoá để các vị dân cử liên bang tập trung vào cuộc vận động
tái tranh cử. Tháng 9, Quốc Hội chỉ quay lại họp hai tuần chớp nhoáng. Đến ngày
12 tháng 11, tức sau ngày bầu cử trên toàn quốc, Quốc Hội mới trở lại làm việc
để giải quyết những vấn đề tồn đọng trong khoá họp 2013-2014.
Như vậy, tháng 7 là tháng cuối cùng để thực hiện cuộc tổng vận
động cho năm nay. Thời điểm này cho chúng ta hai thuận lợi:
(1) Tiếng nói của cử tri sẽ được lắng nghe và quan
tâm vì rơi đúng vào khởi điểm của mùa tranh cử;
(2) Cuộc tổng vận động sẽ có dư âm kéo dài đến giữa
tháng 11, khi Quốc Hội nhóm họp trở lại.
Hơn nữa, như đã trình bày, chúng ta cần vận động cho các nghị
quyết ở Thượng Viện và Hạ Viện được thông qua trước khi Trung Quốc đơn phương
rút giàn khoan vào giữa tháng 8.
Triển vọng thành công là bao nhiêu?
So với những cuộc tổng vận động trước đây và cả lịch sử 39 năm
người Việt vận động nhân quyền và dân chủ cho đất nước, đây là thời điểm chúng
ta có nhiều triển vọng thành công nhất. Chính giàn khoan HD-981 đã cho chúng ta
cơ hội này và chúng ta không thể bỏ lỡ.
Vì nỗi lo Việt Nam sẽ ngả thêm về phía Trung Quốc không còn cơ sở,
chính giới Hoa Kỳ trong mấy tuần nay đã biểu lộ khuynh hướng mạnh mẽ và dứt
khoát hơn đối với Việt Nam về nhân quyền và dân chủ. Và cũng vì những hậu quả
của giàn khoan HD-981 mà nền kinh tế Việt Nam đang tiến đến sát bờ của khủng
hoảng; chế độ cộng sản ở Việt Nam đang xem TPP như chiếc phao cứu sống.
Chưa bao giờ chúng ta, lực lượng người Việt ở hải ngoại, lại có
những thuận lợi như bây giờ và cũng chưa bao giờ chế độ độc tài cộng sản ở Việt
Nam lại ở thế kẹt như lúc này. Thời gian cơ hội của chúng ta là từ giờ đến cuối
năm. Chúng ta phải dùng toàn lực để tận dụng, vừa cứu dân vừa cứu nước.
Gì nữa sau ngày 16 tháng 7?
Vào giữa tháng 11, chúng tôi sẽ phát động một chiến dịch thỉnh
nguyện thư nhắm vào toàn thể 435 vị dân biểu và 100 vị thượng nghị sĩ Hoa Kỳ
nhằm đề phòng rủi ro dù rất nhỏ là TPP có thể được đưa vào Quốc Hội để phê
chuẩn vào những tuần chót của nhiệm kỳ 2013-2014.
Nếu đến lúc đó chính quyền
Việt Nam vẫn chưa chứng tỏ những cải thiện nhân quyền cụ thể và đáng kể, mà
tổng hợp lại chính là bước đầu của tiến trình dân chủ hoá, thì chúng ta sẽ vận
động sẽ đẩy lùi TPP cho đến hết năm 2014. Qua năm 2015, bắt đầu mùa tranh cử
tổng thống, thì triển vọng Việt Nam được cứu xét vào TPP sẽ ngày càng teo tóp
lại.
Song song với “Hoa Kỳ vận” chúng ta cần mở rộng cuộc tổng vận động
đến các quốc gia khác mà trước hết là Canada vì quốc gia này cũng là một thành
viên thương thảo TPP. Chúng tôi sẽ phối hợp với cộng đồng người Việt ở Canada
cho một cuộc tổng vận động khi Quốc Hội Canada nhóm họp trở lại sau kỳ nghỉ hè.
Mối quan hệ giữa vẹn toàn lãnh thổ và dân chủ, nhân quyền
Theo nhận định của chúng tôi, muốn bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ chúng
ta phải đạt được hai yếu tố tiên quyết:
(1) Việt Nam phải cắt lìa sự thống thuộc Trung Quốc
qua quan hệ giữa hai đảng cộng sản anh em.
Sự thống thuộc này chính là ngõ sau
dẫn giặc v ào nhà. Cắt lìa nó đi là sứ mệnh lịch sử của 90 triệu đồng bào trong
nước trong tình hình đất nước lâm nguy hiện nay.
(2) Dân Việt Nam phải làm chủ đất nước. Sẽ không ai
đổ xương máu để bảo vệ đất nước mà thực chất là duy trì chế độ độc tài và tiếp
tục bị thống trị, đàn áp, bóc lột. Cũng không một quốc gia tự do dân chủ nào
lại muốn bênh vực chế độ độc tài Việt Nam trước bạo lực của Trung Cộng để rồi
chế độ ấy tiếp tục dùng bạo lực để đàn áp dân chúng.
Nghĩa là dân chủ và nhân
quyền là cần thiết để huy động toàn dân và tranh thủ hậu thuẫn quốc tế chống
xâm lăng. Dùng quốc tế vận để mở đường cho tiến trình dân chủ hoá đất nước là
sứ mệnh lịch sử của cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Các sinh hoạt trong ngày 16 tháng 7
Tổng quát có 3 sinh hoạt trong ngày 16 tháng 7:
(1) Buổi sáng: Họp khoáng đại trong Quốc Hội với sự
tham gia của các dân biểu, thượng nghị sĩ và đại diện của các cộng đồng Á Châu
mà quốc gia đang bị đe doạ bởi chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.
(2) Buổi chiều: Biểu tinh trước Quốc Hội Hoa Kỳ với
sự tham gia phát biểu ủng hộ của các vị dân biểu, thương nghị sĩ và đại diện
các cộng đồng bạn.
(3) Trong ngày: Các phái đoàn đến từ các thành phố
Hoa Kỳ sẽ chia nhau đi tiếp xúc với dân biểu và thượng nghị sĩ của mình. Một
phái đoàn sẽ họp với Bộ Ngoại Giao.
Những người đến sớm hay ở lại trễ sẽ tham gia thêm những sinh hoạt
vận động trong ngày 15 và 17 tháng 7.
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Thay mặt Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ
Muốn Dân Chủ, Phải Khai
Dân Trí
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 14 tháng 6, 2014
Dân trí nào thì chế độ
nấy. Các chế độ độc tài chủ trương ngu dân để dễ bề cai trị. Muốn xây dựng và
duy trì một nền dân chủ đích thực, chúng ta phải khai dân trí.
Một số tổ chức và đảng
chính trị của người Việt ở hải ngoại đã làm giảm dân trí khi đưa những tin
không thật mà nhiều người trong và ngoài nước lại tin theo. Làm vậy là đẩy lùi
triển vọng dân chủ.
Chẳng hạn, tin tức
gần đây về các phái đoàn từ trong nước đến điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ, Quốc
Hội Canada hay cơ quan Liên Hiệp Quốc ở Thuỵ Sĩ đều không đúng.
Điều trần, tiếng Anh gọi
là “hearing”, là một sinh hoạt chính thức của các Quốc Hội, các Uỷ Hội cố vấn
cho chính phủ, hay các cơ quan Liên Hiệp Quốc và đa quốc gia. Vì là sinh hoạt
chính thức, mọi buổi điều trần đều nằm trong nghị trình chính thức của cơ quan
thực hiện. Nội dung, nghĩa là mọi phát biểu trong buổi điều trần, phải nằm
trong hồ sơ “chuyển tả” (transcript) của cơ quan đó. Bằng không thì không thể
gọi là điều trần.
Các tin nói thân nhân
của ba tù nhân lương tâm Việt Nam đã điều trần trước Uỷ Hội Nhân Quyền Tom
Lantos của Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 16 tháng 1 vừa qua là không có thật. Đã vậy
nguồn tin lại còn đánh bóng rằng bài điều trần của những người này hay nhất,
nổi bật nhất và được nhiều người theo dõi trực tuyến nhất trong tất cả các bài
điều trần. Thâm chí họ còn đưa tin rằng có 2 người trẻ đến từ Việt Nam cũng
tham gia điều trần. Việc này hoàn toàn không có.
Hôm ấy chỉ có mỗi Bà
Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh, là người Việt
độc nhất tham gia buổi điều trần. Buổi điều trần được chính thức thông báo
trong nghị trình của Quốc Hội với danh sách nhân chứng: http://tlhrc.house.gov/hearing_notice.asp?id=1254.
Nhấn “transcript” để thấy hồ sơ ghi lại toàn bộ nội dung của buổi điều trần.
Sau khi buổi điều trần
kết thúc, một số video được chiếu lên cho những ai ở nán lại xem. Trong đó có
một video với lời phát biểu của người chồng của một nữ tù nhân lương tâm Việt
Nam theo Phật Giáo Hoà Hảo và một video chiếu thân nhân của 3 tù
nhân lương tâm Việt Nam kể trên.
Nội dung của cả hai video này không nằm trong
hồ sơ Quốc Hội và tất cả những người phát biểu cũng không có tên trong danh
sách nhân chứng theo nghị trình của Quốc Hội vì các lời phát biểu qua video của
họ không phải là điều trần.
Tương tự, tin tức về một
số bloggers ở trong nước ra điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ vào dịp cuối tháng 4
cũng không đúng.
Đây không phải là buổi điều trần mà chỉ là một buổi trao đổi
hay tham khảo không chính thức, tiếng Anh gọi là “briefing”, với hai vị dân
biểu Hoa Kỳ. Vì không chính thức nên buổi trao đổi này không nằm trong nghị
trình của Quốc Hội và không có trong hồ sơ Quốc Hội.
Hãy đối chiếu nó với
buổi điều trần có sự tham gia của LM Phan Văn Lợi và nữ Chánh Trị Sự Cao Đài
Nguyễn Bạch Phụng trước đó một tháng. Buổi điều trần này nằm trong nghị trình
và được ghi vào hồ sơ Quốc Hội: http://tlhrc.house.gov/hearing_notice.asp?id=1257 (nhấn
“transcript” để đọc toàn bộ nội dung ghi lại của buổi điều trần).
Ở Quốc Hội Canada cũng
thế. Nếu là điều trần thì phải nằm trong nghị trình và hồ sơ của Quốc Hội, như
là buổi điều trần ngày 29 tháng 5 vừa qua:http://www.parl.gc.ca/HousePublications/Publication.aspx?Pub=committeemeetingnotice&Acronym=SDIR&Mee=30&Language=E&Mode=1&Parl=41&Ses=2.
Ở Thuỵ Sĩ cũng vậy thôi.
Không chỉ có vậy. Cũng
những nguồn tin sai lạc ấy thông báo rằng các nhóm đến Hoa Kỳ đầu năm và mới
đây đã họp với Uỷ Ban TPP (Trans-Pacific Partnership, tức Hợp Tác Xuyên Thái
Bình Dương). Quốc Hội Hoa Kỳ không có Uỷ Ban TPP. Điều này có thể phối kiểm tại
các trang mạng chính thức của Hạ Viện: http://www.house.gov/committees/ và
Thượng Việnhttp://www.senate.gov/pagelayout/committees/d_three_sections_with_teasers/committees_home.htm.
Trên đây là những thông
tin từ không mà đổi thành có. Còn những thông tin cường điệu cũng từ các nguồn
này thì nhan nhản.
Bộ phận Việt ngữ của một
số cơ quan truyền thông quốc tế, có lẽ do không phối kiểm nguồn tin, đã tiếp
tay quảng bá các thông tin sai hay cường điệu đến rộng rãi người Việt trong và
ngoài nước.
Những người ở trong nước
sẵn sàng chấp nhận hiểm nguy để làm công tác quốc tế vận thì không thể nỡ lòng
đánh lừa họ. Lại càng không thể đành lòng đánh lừa tất cả đồng bào trong và
ngoài nước, mà hậu quả là làm giảm dân trí nói chung.
Công Đoàn phải thực sự
bảo vệ quyền và lợi ích của công nhân
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 11 tháng 6, 2014
Mấy ngày gần đây ở trong
nước có nhiều tiếng nói về nhu cầu thành lập công đoàn tự do và độc lập. Đây là
thời điểm thuận lợi hơn trước vì quyền thành lập hay tham gia công đoàn tự do
và độc lập đang là điều kiện tiên quyết để Việt Nam được gia nhập Hợp Tác
Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Tuy nhiên, muốn đạt hiệu
quả, những người hoạt động công đoàn độc lập trong tương lai cần:
(1) Đặt
quyền và lợi ích của công nhân là trọng tâm duy nhất;
(2) Chứng
minh khả năng tổ chức công nhân;
(3) Bảo
vệ được thành viên;
(4) Có
đủ chuyên môn để đối tác với các công đoàn kỳ cựu và có ảnh hưởng trên thế giới.
Quyền và lợi ích của
công nhân là trọng tâm duy nhất
Trở ngại lớn nhất của
các tổ chức của người Việt trong lãnh vực công đoàn là bị quốc tế dị nghị về
thực chất: công đoàn chỉ là bình phong cho chủ đích chính trị ngầm ẩn. Chính
bởi vậy Solidarity Center, bộ phận quốc tế của tổ chức công đoàn lớn nhất Hoa Kỳ
là AFL-CIO, trong bao năm đỡ đầu cho liên đoàn lao động độc lập của Miến Điện,
nhưng tuyệt nhiên tránh né mọi quan hệ với các tổ chức lao động của người Việt.
Đây cũng là thái độ của nhiều công đoàn quốc tế mà tôi tiếp xúc trong nhiều năm
qua.
Sự dị nghị này có căn cứ
vì đã từng có tổ chức mang danh nghĩa bảo vệ quyền lao động nhưng lại đứng tên
chung với một số đảng chính trị trên các tờ bích chương về Hoàng Sa và Trường
Sa dán lén ở đôi ba chỗ trong nước; hay kết hợp với các tổ chức chính trị để
thực hiện chương trình “giao lưu trong ngoài” với người ở trong nước qua ngả
Thái Lan; hay tuyên bố lấy công đoàn làm xúc tác cho sự thay đổi chế độ theo mô
hình Ba Lan.
Khả năng tổ chức công
nhân
Trong con mắt của các tổ
chức công đoàn Hoa Kỳ, chưa một tổ chức nào của người Việt chứng minh được khả
năng tổ chức công nhân trong hay ngoài nước. Thậm chí, có tổ chức đã đến Mã Lai
để tập hợp người Việt lao động “xuất khẩu” nhưng chính thành viên của tổ chức
đã bị chính quyền sở tại câu lưu và trục xuất. Nếu chưa đủ sức để hoạt động ở
môi trường mở như Mã Lai, thì khó có thể hiệu quả ở môi trường đóng như Việt
Nam. Những tổ chức công đoàn quốc tế rất tinh tường và bén nhậy trong nhận định
và rất cẩn thận khi chọn đối tượng hợp tác.
Bảo vệ thành viên hoạt
động
Một công đoàn phải chủ
trương và chứng minh được khả năng bảo vệ thành viên hoạt động, một điều
vừa thể hiện đạo đức vừa thể hiện nội lực. Nếu không bảo vệ được chính thành
viên của mình thì chắc chắn không đủ sức để bảo vệ quyền và lợi ích của công
nhân nói chung. Cho đến nay chưa một tổ chức của người Việt hoạt động cho người
lao động nào chứng minh được khả năng bảo vệ thành viên của mình.
Không những vậy, có tổ
chức đã giao phó công tác nguy hiểm cho thành viên mà không hề chuẩn bị các
biện pháp bảo vệ hay giải cứu. Năm 2009, đích thân tôi lập hồ sơ tị nạn cho một
thành viên của một tổ chức hoạt động công đoàn. Hoạt động trong nước đã bại lộ
nên người ấy phải lánh nạn ở Thái Lan. Nhưng chỉ ít lâu sau, người ấy xin
rút hồ sơ tị nạn với lý do tổ chức chỉ thị phải quay về Việt Nam cho công tác
thành lập phong trào lao động. Chẳng bao lâu người này bị bắt cùng với số nhân
sự hợp tác. Tất cả đều đang ở tù.
Các tổ chức nhân quyền
và công đoàn quốc tế luôn đặt nặng vấn đề đạo đức và khả năng bảo vệ thành
viên. Tuy có thể không biết rõ nội tình như vừa kể, nhưng họ chỉ cần nhìn sự
kiện là suy ra được bản chất.
Trình độ chuyên môn
Hoạt động công đoàn là
một trong số các hoạt động xã hội dân sự lâu đời nhất cho nên cũng phát triển
nhất về tính chuyên nghiệp. Người hoạt động công đoàn phải được đào tạo, không
chỉ qua sách vở mà phải qua sự trầm mình trong phong trào công đoàn thế giới.
Qua đó họ hiểu được các nguyên tắc về hoạt động công đoàn, nắm được các phương
thức tổ chức và bảo vệ công nhân, và nối kết được với giới hoạt động công đoàn
trên thế giới.
Một dấu hiệu rất rõ của
tính thiếu chuyên môn là khi thành viên của tổ chức đội rất nhiều nón, nghĩa là
cùng một người mà lại hoạt động trong nhiều lãnh vực qua nhiều tổ chức với
nhiều mục tiêu khác nhau. Hoạt động trải rộng nên mong manh, tản mác và hời
hợt. Nếu không may một trong các mục tiêu lại mang tính cách chính trị, thì lời
nói hay việc làm dù của chỉ một người lại làm tăng sự dị nghị sẵn có đối với
thực tâm và thực chất của toàn thể tổ chức mang danh nghĩa bảo vệ người lao
động.
Trong tình trạng bị lánh
xa bởi các công đoàn có uy tín thì thật khó cho thành viên của tổ chức tìm
được cơ hội và môi trường để nâng cấp trình độ chuyên môn. Đây là vòng lẩn quẩn
khó thoát ra.
Muốn thoát thì phải khởi
sự từ đầu với một tổ chức không tì vết và thực sự vì quyền và lợi ích của người
lao động. Tổ chức ấy phải tập trung phát triển khả năng tập hợp và tổ chức công
nhân, chủ trương bảo vệ thành viên bằng mọi giá, và đào tạo nhân sự chuyên môn
để đối tác với các công đoàn trong thế giới tự do. Tuy “vạn sự khởi đầu nan”
nhưng như vậy mới tránh được những dị nghị hầu như vĩnh viễn không thể xoá bỏ.
Sự dị nghị ấy chúng tôi
đã trải qua khi vận động để các công đoàn lao động ở Hoa Kỳ cùng lên tiếng cho
Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương. Họ đều tránh né vì
quan ngại về những tổ chức tự nhận là đứng đằng sau những nhân sự này. Biết
rằng cố gắng thêm cũng vô ích, đầu năm nay chúng tôi chuyển hướng: tập trung
vào khía cạnh tù nhân lương tâm và tìm sự yểm trợ của Quốc Hội Hoa Kỳ. Đó là lý
do mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh được sắp xếp điều trần ngày 16 tháng 1 vừa qua trước
Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos của Hạ Viện Hoa Kỳ. Qua buổi điều trần ấy chúng
tôi nối kết mật thiết hồ sơ Hạnh - Hùng – Chương với vấn đề TPP cho Việt Nam.
Do cùng mục đích đẩy lùi
TPP cho Việt Nam và nhờ uy tín của một số dân biểu Hoa Kỳ ủng hộ Hạnh – Hùng –
Chương, một số tổ chức công đoàn Hoa Kỳ bắt đầu nhìn nhận rằng ba nhân sự này
thực tâm tranh đấu cho công nhân nên bị tù đày, mặc dù vẫn giữ nguyên thái độ
dị nghị đối với các tổ chức người Việt liên đới. Kết quả là ngày càng thêm công
đoàn Hoa Kỳ nêu hồ sơ của bộ ba này trong các cuộc vận động hậu trường về TPP.
Sự nhập cuộc của các công đoàn này đang tạo một chuyển hướng trong chính giới
Hoa Kỳ đối với Việt Nam: rõ ràng hơn, cứng rắn hơn, và dứt khoát hơn.
Chúng tôi không hoạt
động công đoàn nhưng nghĩ rằng công đoàn độc lập là tuyệt đối cần thiết cho
Việt Nam. Qua những chia sẻ kinh nghiệm, tôi cầu mong rằng các người lao động
khốn khó ở Việt Nam sẽ thực sự được đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích bởi những
công đoàn tự do và độc lập đúng nghĩa và thực sự của chính họ.
Bài liên quan:
Xã Hội Dân Sự Phải Độc
Lập Với Các Đảng Chính Trị
“Con Có Một Tổ Quốc Việt Nam”
Maria Đinh Thị Ngọc Tuyết
Bài Chia Sẻ Trong Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện
cho Quê Hương Việt Nam, cho Công Lý và Hòa Bình
tại Thánh Đường Saint John Vianney, Louisville, KY
Thứ Bảy, Ngày 7 Tháng 6 Năm 2014
Kính thưa Quý Cha, Quý Thầy, Quý Sơ, Quý đồng hương và cộng đoàn
dân Chúa,
Là một người trẻ của thế hệ một rưỡi hay còn gọi là thế hệ tiếp
nối, con tạ ơn Chúa đã cho con cơ hội hôm nay, được chia sẻ với quý ông bà và
anh chị em những tâm tình của một người con Việt Nam trước họa mất nước. Trong
những cuộc biểu tình tại Việt Nam gần đây do đồng bào trong nước đồng loạt
xuống đường phản đối Trung Cộng xâm chiếm biển đảo của Việt Nam, con để ý đến
một biểu ngữ với hàng chữ "Vì một quốc gia cường thịnh, phải thay
đổi".
Sự thay đổi của một quốc gia bắt đầu từ sự thay đổi về nhận thức
và hành động của từng công dân. Nói đến sự thay đổi, con xin chia sẻ sự thay
đổi lớn lao mà Thiên Chúa đã làm cho con. Khi Sài Gòn thất thủ năm 1975, con
chỉ là 1 cô bé lên ba. Lớn lên và trưởng thành trong chế độ Cộng Sản, con đã bị
nhồi sọ và tẩy não để tin rằng Tôn Giáo là thuốc phiện.
Trường Kỳ Đồng, nơi con
theo học kế bên nhà thờ của Dòng Chúa Cứu Thế, con có rất nhiều bạn bè là người
Công giáo. Vì thế, con luôn thường xuyên tranh luận và chế nhạo những người bạn
Công giáo về mầu nhiệm Đức Tin, về Đức Mẹ đồng trinh, và sự Phục Sinh của Thiên
Chúa.
Tác giả (thứ 4 từ bên trái) cùng phái đoàn Kentucky và TNS Mitch
McConnell, Ngày Vận Động Cho Việt Nam, tháng 6, 2013
Nếu giờ này còn ở Việt
Nam, chắc có lẽ con sẽ là một đoàn viên hay đảng viên ưu tú của Đảng CSVN. Tạ
ơn Chúa, điều đó đã không xảy ra vì lòng thương xót của Chúa dành cho con.
Những ngày ở trại tị nạn Bataan, là những ngày đầy hồng ân của cuộc đời con, vì
Chúa đã gọi con như Ngài đã gọi thánh Phaolô về với Chúa. Chúa mời gọi con trở
về làm con cái Chúa qua phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
Từ ngày được mang tên
thánh Maria và chịu phép bí tích Thanh Tẩy, cuộc đời con đã đổi mới. Con bắt
đầu tìm hiểu tại sao Đảng CS luôn luôn đàn áp tất cả các tôn giáo nói chung, và
đạo Công Giáo nói riêng. Và con đã nhận ra rằng Đảng CS là con cái của sự dữ vì
chúng không bao giờ chấp nhận con cái của sự Sáng, của Chân Thiện Mỹ.
Từ sự thay đổi về nhận
thức đã giúp con có những thay đổi về hành động. Ngoài tình yêu ta dành cho
Thiên Chúa và gia đình, còn có một tình yêu cũng cao cả không kém là tình yêu
tha nhân và đất nước. Sau bao năm quanh quẩn làm việc thiện nguyện trong nhà
thờ, từ năm 2012 con bắt đầu tham gia vào những công việc của xã hội với một
ước mơ nhỏ bé là xin được góp một bài tay xoa dịu, ủi an và nâng đỡ bằng tài
chánh hay tinh thần đến những đồng bào Việt Nam là nạn nhân buôn người, nô lệ
tình dục, các nhà họat động dân chủ đang lánh nạn tại Thái Lan, hoặc đang bị giam
cầm đánh đập trong lao tù Cộng Sản và đặc biệt là thường xuyên về Thủ Đô DC để
vận động quốc tế yểm trợ cho quê hương Việt Nam sớm có Tự Do, Dân Chủ, thoát
khỏi sự lệ thuộc và xâm lăng của Trung Cộng.
Khi người dân Việt Nam
được hưởng những Quyền Làm Người, thì đạo Công Giáo và các tôn giáo bạn sẽ có
cơ hội thăng hoa, hạt giống Đức Tin sẽ được tự do vun trồng và trổ sinh nhiều
hoa lợi cho cánh đồng truyền giáo.
Trong bài giảng lễ ngày
16 tháng 9, 2013 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Giáo hoàng Phanxicô bác bỏ ý
kiến cho rằng “một người Công giáo tốt không can thiệp vào các vấn về chính
trị”. Ngài nói Người Công Giáo không nên thờ ơ với chính trị, nhưng cần đưa ra
các đề nghị, cũng như cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo biết phục vụ lợi ích
chung trong khiêm nhường và lòng mến.
Chỉ còn đúng 5 tuần nữa
thôi, ngày 16 tháng 7 tới đây, tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, sẽ có một hội nghị
Diên Hồng và biểu tình tại Toà Nhà Quốc Hội để phản đối sự xâm lược của Trung
Cộng với biển đảo của Việt Nam và vận động Quốc Tế yểm trợ cho một quê hương
Việt Nam Tự Do, Dân Chủ và toàn vẹn lãnh thổ.
Con mời gọi những tấm
lòng còn thiết tha với tiền đồ của Tổ Quốc hãy cùng với tuổi trẻ chúng con lên
đường đến Washington DC ngày 16 tháng 7. "Vì một quốc gia cường
thịnh, phải thay đổi". Và sự thay đổi bắt đầu từ chúng ta và
bắt đầu từ hôm nay.
Với tâm tình của một
người Công Giáo Việt Nam, con kính xin Quý Ông Bà và Anh Chị Em luôn mở lòng
quảng đại nâng đỡ tinh thần và tài lực để khuyến khích, yểm trợ và đồng hành
cùng với chúng con, những bạn trẻ có tấm lòng tha thiết với quê hương, để chúng
con hăng say và nhiệt thành phục vụ Thiên Chúa, Tha Nhân, và Đất Nước.
Để kết thúc, con xin
chia sẻ một đoạn thơ ngắn trong bài thơ "Con Có Một Tổ Quốc Việt Nam"
của cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận
…Con có một tổ quốc Việt
Nam,
Quê hương yêu quí
ngàn đời…
Là người Công Giáo Việt
Nam,
Con phải yêu Tổ Quốc gấp
bội.
Chúa dạy con, Hội Thánh
bảo con.
Cha mong giòng máu ái
quốc,
Sôi trào trong huyết
quản con.
Xin Đức Mẹ La Vang và
Thiên Chúa là Thiên Chúa của Tình Yêu và cũng là một nhà Cách Mạng vĩ đại nhất
trong lịch sử nhân loại ban bình an cho Quê Hương Việt Nam cùng tất
cả quý ông bà, cô bác và anh chị em.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching