CÁCH
MẠNG ĐỘC LẬP CỨU QUỐC VÀ DÂN CHỦ KIẾN QUỐC
Cách mạng là gì?
Cách
mạng là một cuộc thay đổi lớn, trong mọi lãnh vực, mọi ngành, mọi nghề ;
như trong y khoa, sự phát minh ra thuốc trụ sinh là một cách mạng ; trong
thời trang, y phục, váy ngắn ( mini jupe) là một cách mạng. Đối với một quốc
gia, dân tộc, cách mạng là một cuộc thay đổi lớn, mau lẹ trên phương diện chính
trị, kinh tế và xã hội; nhằm thay đổi thể chế chính trị, giai tầng lãnh đạo và
trật tự xã hội của quốc gia đó.
Một câu hỏi được đặt ra, đó là cách mạng có cần thiết không, và khi nào thì cần
thiết ? Thực ra cách mạng không phải lúc nào cũng cần thiết. Nó chỉ cần
thiết khi nào sự biến chuyển bình thường của một xã hội bị bế tắc, vì lý do này
hay lý do khác. Chẳng khác nào như một con người, chỉ cần uống thuốc mạnh hay
lên bàn mổ, khi người đó bị bệnh nặng ; uống thuốc nhẹ, như thuốc cảm hay
dùng dầu cù lòa xoa bóp không đủ đễ chữa bệnh nặng; một xã hội cần có cách
mạng, khi tiến trình phát triển bình thường của xã hội này bị bế tắc. Chúng ta
thấy trong lịch sử những nước như Nhật Bản, Anh không cần một cuộc cách mạng để
chuyển từ chế độ quân chủ sang chế độ dân chủ, mặc dầu còn ở dưới chế độ quân
chủ lập hiến, nữ hoàng và nhà vua chỉ có hư quyền, thực quyền thuộc về quốc hội
do dân bầu lên.
Nếu đồng thời một cuộc cách mạng mang lại độc lập và dân chủ cho quốc gia đó
thì nó là cuộc cách mạng độc lập cứu quốc và dân chủ kiến quốc.
Một câu hỏi nữa lại đến với chúng ta là hậu quả của những cuộc cách mạng có tất
yếu là tốt hay không ? Câu trả lời là không tất yếu.
Nhìn
lại 3 cuộc cách mạng lớn trong lịch sử : Cách mạng Hoa Kỳ 1776, Cách mạng
Pháp 1789 và Cách mạng Nga 1917.
Cuộc
cách mạng thành công nhất đó là cuộc Cách mạng Hoa kỳ với đầy đủ 2 ý nghĩa :
cách mạng độc lập cứu quốc, vì nó đã giúp dân tộc Hoa kỳ thóat khỏi nền đô hộ
của Anh ; cách mạng dân chủ kiến quốc vì nó đã dựng được một trong những
nền dân chủ khá nhất hoàn cầu hiện nay, giúp cho dân tộc Hoa Kỳ, mặc dầu là dân
tộc quy tụ nhiều chủng tộc, đến từ mọi nơi, có dịp phát triển mọi khả năng của
mình ; vì dân chủ là mảnh đất mầu mỡ giúp con người phát triển.
Cuộc
Cách mạng Pháp là cuộc cách mạng nửa thành công, nửa thất bại. Thành công ở chỗ
nó đã nói lên được những quyền căn bẳn của con người và của dân tộc trong bản
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 ; nhưng nó đã quá kéo dài và
giết quá nhiều người, quay ra cảnh cách mạng ăn thịt con mình, như giết nhà
kinh tế, kiêm toán học và nhà giáo dục Condorcet, người đã đặt ra những nguyên
tắc căn bản cho nền giáo dục hiện đại mà ngày nay nhiều quốc gia đã áp dụng :
một nền giáo dục tốt, theo ông, phải là một nền giáo dục hướng thượng, nhân
bản, khoa học và đại chúng, tất cả mọi trẻ em, khi lớn lên đều có quyền được
giáo dục, và nhà nước phải có bổn phận giáo dục con em của mình, ít nhất là đến
trình độ trung học.
Ông đã luận về công bằng, theo ông, thì công bằng tốt nhất
là bắt đầu bằng giới trẻ và giáo dục : mọi con em, không phân biệt giai
cấp, giầu nghèo, đều có quyền được đi học ngang nhau. Đây là bổn phận của nhà
nước. Ở điểm này, chúng ta thấy quan niệm về công bằng và giáo dục thực hiện ở
những nước cộng sản là hoàn toàn sai trái. Tư tưởng của Condorcet đã được áp dụng
triệt để bởi Thomas Jefferson, hai người là bạn thân với nhau. Jefferson không
những là người chính viết ra bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, ông còn là người
tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ, và còn là người dựng nên nền giáo dục Hoa Kỳ theo
những nguyên tắc của bạn mình. Chính Đại học Virginie là ông vẽ kiểu. Cuộc Cách
mạng Hoa Kỳ còn phải thêm đó là cuộc cách mạng về giáo dục.
Cuộc cách mạng tai hại nhất đó là cuộc Cách mạng Nga 1917, với hậu quả là 100
triệu nạn nhân trên toàn thế giới như nhóm sử gia Pháp ông Courtois, Margolin
v.v.. trong quyển Hắc thư về Chủ ngĩa Cộng sản (Le Livre noir du Communisme)
xác định. Hậu quả tai hại này bắt nguồn từ nhiều nguyên do ; nhưng trong
đó có 2 nguyên do chính : đó là tính chất không tưởng của lý thuyết K.
Marx (1), và chủ trương xây dựng một đảng và một nhà nước độc tài của Lénine,
mà chính bà Rosa Luxembourg, bạn của Lénine, trước khi bà chết vào năm 1919 đã
viết thư cho Lénine : « Đảng và Nhà nước độc tài mà anh gầy dựng lên,
không những nó không phục vụ thợ thuyền như anh nói mà nó chẳng phục vụ một ai,
vì nó đã đi ngược lại nguyên tắc căn bản của xã hội chủ nghĩa ; đó là tự
do, dân chủ. « Một đảng độc tài, đứng sau một nhà nước cũng độc tài để
thực hiện một dự án chính trị không tưởng ; bị lâm vào cảnh đẽo chân để đi
vừa giày ; áp bức, khủng bố, giết dân để bắt họ đi theo một ý thức hệ phản
thiên nhiên, phản con người, phản khoa học và phản phát triển như ý thức hệ của
Marx. Đó chính là nguyên nhân thất bại của Cách mạng Cộng Sản Nga Sô
1917. (1)
Đó cũng chính là lý do mà các dân tộc Nga sô và Đông Âu đã đứng làm làm cách
mạng lật đổ chế độ độc tài cộng sản vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90.
Cách mạng Nga lật đổ chế độ độc tài cộng sản tả vào đầu thập niên 90, và những
cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài hữu ở Phi luật Tân và Nam Dương vào
giữa thập niên 80 ; những cuộc cách mạng này chỉ có tính chất dân chủ kiến
quốc ; vì 3 nước này đã độc lập rồi. Nhưng những cuộc cách mạng ở Đông Âu
như tại Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức, Hung Gia Lợi, Ukhraine vừa mang tính chất
độc lập cứu quốc và dân chủ kiến quốc ; vì những nước này mặc dầu nói là
độc lập ; nhưng trên thực tế là bị lệ thuộc Liên Sô từ sau Đệ Nhị Thế
Chiến.
Một câu hỏi nữa lại đến với chúng ta là tại sao cách mạng không tất yếu là cần
thiết và hậu quả của nó cũng không phải lúc nào cũng tốt ; vậy tại sao
chúng ta lại chủ trương phải có cách mạng ở Việt Nam ? Như vậy có phải là
mâu thuẫn hay không ?
- Thưa không, vì những lý do sau đây :
Vì Việt Nam hiện nay đang lâm vào trọng bệnh cộng sản, tụt hậu về kinh tế, giáo
dục ; băng hoại về y tế ; luân lý đạo đức suy đồi ; trong khi đó
thì tham nhũng, bất công xã hội tràn lan ; trẻ em phạm pháp gia tăng. Sản
lượng tính theo đầu người hàng năm của Việt Nam là 780$, để bắt kịp Thái Lan
với sản lượng là 3500$, Việt Nam phải mất 33 năm ; bắt kịp Nam Hàn và Đài
Loan với sản lượng trên dưới 20 000$, Việt Nam phải mất 150 năm ;
trước năm 1975, Miền Nam hơn Đại Hàn và Đài Loan, sản lượng của miền Nam là 189$ ;
Nam Hàn là 87$.
Điều này chứng tỏ lỗi chính là tại chính quyền độc tài cộng
sản, sau những cuộc đánh tư bản, mại sản, đã giết chết giai tầng trí thức và
trung lưu, đánh gãy xương sống của quốc gia, lực lương chính để phát triển.
Trong 80 đại học của 10 nước Đông Nam Á, đại học Hà Nội là khá nhất Việt Nam,
đứng vào hàng 80. Tỷ lệ số học sinh vào đại học từ tưổi 18 tới 24, Việt Nam là
10% ; Trung Cộng là 15% ; Thái lan là 50% ; Nam Hàn là 89%. Việt
Nam hiện nay là một trong những nước vi phạm nhân quyền nhất thế giới, theo Bản
Tường Trình hàng năm của Tổ chức Nhân quyền quốc tế, trong 169 quốc gia, Việt
Nam đứng vào hàng thứ 162. Người ta không thể nói như tuyên truyền cộng sản là
những tổ chức Nhân quyền quốc Tế, tổ chức Phóng viên không biên giới là có ác ý
với Việt Nam ; ngược lại ; nhưng sự thật vẫn là sự thật. Ngay cả Đảng
Cộng sản Pháp và nhiều Đảng Xã hội Âu châu, trước kia có cảm tình viới Đảng
Cộng sản Việt Nam ; nhưng ngày hôm nay họ cũng tố cáo Việt Nam vi phạm
nhân quyền.
Tình trạng đất nước bị bại liệt, không có dân chủ. Thêm vào đó Việt Nam còn
không có độc lập.
Thật vậy, Việt Nam không có độc lập từ khi người Pháp đặt nền đô hộ, mở đầu
bằng những tiếng súng đại bác bắn vào cửa Đà Nẵng cho tới nay. Việt Nam có
tương đối độc lập khi đất nước chia đôi ở vào thời Đệ Nhất Cộng Hòa ; còn
dưới chế độ cộng sản thì hoàn toàn không có độc lập. Ngày 2/9/1945, Hồ chí Minh
đọc « Bản Tuyên Ngôn Độc lập « ; nhưng thực tế họ Hồ đã đặt Việt Nam
vào gông cùm cộng sản ; trước kia thì hoàn toàn lệ thuộc Liên Sô ;
ngày nay thì hoàn toàn lệ thuộc Trung Cộng.
Giới lãnh đạo cộng sản từ Hồ chí
Minh cho tới ngày nay hoàn toàn vọng ngoại, lệ thuộc ngoại bang. Vào năm 1950,
khi họp Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam, họ Hồ đã thản nhiên tuyên bố :
« Tôi không có tư tưởng gì cả, tôi đã có Staline và Mao trạch Đông nghĩ
hộ . » Chúng ta ai cũng biết, tư tưởng hướng dẫn hành động, con người
không có tư tưởng, lệ thuộc tư tưởng người khác, thì hành động cũng bị lệ
thuộc.
Không riêng gì Hồ chí Minh, mà Đặng xuân Khu lấy biệt hiệu là Trường
Chinh, vì tôn thờ Mao trạch Đông, ca tụng cuộc Vạn Lý Trường Chinh của Mao, mà
ngày hôm nay, theo những sử gia, thì tuyên truyền Trung Cộng đã thêu dệt quá
nhiều về cuộc trường chinh này.
Lê Duẫn trong cuộc chiến 1954-1975, đã thản
nhiên tuyên bố : « Chúng tôi đánh là đánh cho Liên Sô và Trung Cộng
. « Không chỉ Phạm văn Đồng, được lệnh của Hồ chí Minh và Bộ Chính
Trị Đảng Cộng sản Việt Nam viết thư cho Chu ân Lai ngày 14/9/1958, thỏa mãn yêu
sách về hải phận 12 hải lý , khiến Trung Cộng viện lý do này để xâm chiếm 2
quần đảo Hoàng Sa và Trường sa của Việt Nam ; mà sau này Lê khả Phiêu ký
hai hiệp ước năm 1999 và 2 000, dâng 792 km2 biên giới trong đó có
ải Nam Quan và thác Bản Giốc ; và dâng cho 11 000km2 vùng biển cho
Trung Cộng.
Việt Nam hiện nay không những bị lệ thuộc Trung Cộng về chính trị ngoại giao ;
mà còn lệ thuộc về kinh tế và văn hóa : hàng hóa Trung Cộng tràn ngập thị
trường Việt Nam, phim ảnh Trung cộng bày bán đầy ở các ngã đường.
Như trên chúng ta đã định nghĩa, cách mạng, về phương diện cơ cấu, nhằm thay
đổi 3 cơ cấu chính của một xã hội : thể chế chính trị, giai tầng lãnh đạo
và trật tự xã hội.
Thể chế chính trị Việt Nam hiện nay, theo lời mở đầu của bản Hiến Pháp hiện
hành :
« Hiến pháp này qui định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân … Dưới ánh sáng của chủ
nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ chí Minh, nhân dân Việt Nam …nguyện xây dựng đất
nước … »
Tư tưởng Hồ chí Minh thì không có như nhiều lần chính ông nói, vậy ánh sáng của
tư tưởng Hồ chí Minh là ánh sáng mù. Ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lê, thì ngay
những quốc gia như Đông Đức, Nga sô đã chối bỏ ; vì tư tưởng của Marx, nói
theo Proudhon, một triết gia Pháp, cùng thời với Marx, và đã bút chiến với
nhau, thì tư tưởng của Marx chỉ là con sán lãi ( le ténïa )cho một xã hội nào
áp dụng nó, nó sẽ hút hết năng lực, sức sản xuất của xã hội đó. Tư tưởng của
Lénine là một tư tưởng độc tài, « chẳng phục vụ giai cấp công nông và
cũng chẳng phục vụ một ai « , như bà Rosa Luxembourg, bạn của Lénine, nói.
Giai tầng lãnh đạo Việt Nam hiện nay, thì theo cựu Đại tá Phạm quế Dương, nhắc
lại lời của bố vợ của Thủ tướng Cộng sản Phạm văn Đồng : « Giới lãnh
đạo cộng sản vừa bất tài, bất lực và bất lương « .Theo
nhà văn Dương thu Hương, thì : « Dân Việt Nam dầu có mù chữ chăng
nữa cũng thấy mặt giới lãnh đạo cộng sản vừa tối tăm, ngu dốt, vừa ác ôn, côn
đồ và hèn hạ . »
Về trật tự xã hội, thì Việt Nam hiện nay vô cùng bất công, người dân không có
1$ một ngày để sống, 70 đến 80% dân khi bệnh không dám đi bác sĩ hay đi nhà
thương, vì không có tiền. Trong khi đó thì đảng đoàn cán bộ, con ông cháu cha
tiêu tiền vứt qua cửa, đánh những canh bạc cả triệu đô la.
Vì vậy Việt Nam hiện nay như một con người bị bệnh nặng, phải cần liều thuốc
mạnh là cách mạng để tẩy trừ con sán lãi trong cơ thể. Cuộc cách mạng đó còn
cần phải là cuộc cách mạng độc lập cứu quốc và đồng thời là cuộc cách mạng dân
chủ kiến quốc, thì mới có thể phát triển để theo kịp những nước chung
quanh ; và một khi phát triển rồi, thì dân mới giầu, nước mới mạnh, mới có
thể bảo toàn lãnh thổ, lãnh hải, giữ vững nền độc lập.
Cuộc cách mạng này nhất định sẽ xẩy ra vì Việt Nam đã có một truyền thống hào
hùng đấu tranh giành độc lập, đã từng đánh Tống, kháng Nguyên và đuổi Minh.
Thêm vào đó, trào lưu tiến bộ của văn minh nhân loại ngày hôm nay là đi theo mô
hình tổ chức xã hội dân chủ, tự do, tôn trọng nhân quyền. Những chế độ độc tài
không những sớm muộn sẽ bị dân nổi lên lật đổ như chúng ta đã thấy ở Đông Âu ;
mà còn bị văn minh hiện đại của nhân loại gạt bỏ.
Paris ngay 21/12/2007
Chu
chi Nam
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching