Học
chữ Tầu thì chỉ đi làm bồi nhà hàng?Làm sao tranh ‘job’với trên
một tỷ người Tầu và còn khó hơn tiếng Pháp nhiều lần nữa?
Sent
from Windows Mail
Tiếng Pháp đã
và đang dần mất ảnh hưởng trên thế giới vì chính dân Pháp khoái xổ
tiếng Anh hơn là tiếng mẹ đẻ:
-Tại Paris vào các
tiệm cà phê ,quán ăn người ta chỉ thấy các tấm bảng đề các chữ "Happy
hours: de 5H00 à 7H00", "Quick Lunch menu" etc.. rất phổ biến.
-Giới trẻ thích xổ :
"Es-Tu crazy ?", "Bon week -end" ,"Moi ? don't
care", "T'es tres cool"
-Giới kỹ thuật : thích
nói "muffler" thay vì "silencieux","Shock absorber
"thay vì " amortisseur"; break thay vì frein; air bag thay vì
coussin gonflable
-Giới tài chánh :
mortgage thay vì hypotheque; cash flow thay vì debit comptant (?)growth rate
thay vì taux de croissance etc..
Ngay tại Quebec ;
thủ phủ cuả French language in America; tệ nạn này cũng không tránh khỏi , mặc
dù CP/QH Quebec đã ban hành luât 101 đẻ bảo vệ tiếng Pháp rất
chặt chẽ
HĐ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cái Học Chữ Tây Đã Hỏng Rồi
Nguyễn thị Cỏ May
Người Hòa-lan nói với người ngoại quốc một cách khiêm tốn nhưng
cũng ngầm tự hào "Xứ chúng tôi nhỏ, dân không đông, tài nguyên không dồi
dào, tiếng nói và chữ viết lại phức tạp, không giống ai, nên ít ngưòi ngoại
quốc muốn tới xứ chúng tôi sanh sống, học tiếng nói và chữ viết của chúng tôi.
Chúng tôi phải chịu khó học tiếng ngoại quốc, biết càng nhiều ngôn ngữ ngoại
quốc càng tốt".
Ở ngay bên cạnh, người Pháp lại tự hào tiếng Pháp là tiếng của văn học nghệ thuật. Tiếng của thánh hiền. Tuổi trẻ Pháp chỉ học tiếng nước mình mà thôi. Khi lên trung học, học sinh mới bắt đầu học ngoại ngữ như anh, đức, ý, tây-ban-nha, á-rặp,... Chọn như sinh ngữ chánh, có 4 giớ/tuần. Như sinh ngữ phụ 3 giờ/tuần. Từ lúc thị trường âu châu mở rộng, người Pháp băt đầu gặp khó khăn trong giao tiếp nên ở vài nơi, cắp Tiểu học bắt đầu áp dụng thử dạy một ngoại ngữ cho trẻ con, tuần lễ vài giờ.
Từ Bỉ qua Đức, lên Hòa-lan và phía bắc, tuổi trẻ đếu nói thông thạo ít nhứt 2 ngoại ngữ. Sinh ngữ chánh là tiếng Anh.
Thanh niên Pháp, sau khi học xong, nhiều người ra ngoại quốc tìm việc làm. Gần thì Anh, xa thì Canada hay Mỹ. Điều kiện làm việc tốt, lương bông hậu, thăng tiến mau và hợp lý. Nên ngày nay không ít người Pháp có điều kiện đều muốn chọn cho con em học chương trình tiếng Anh ở các xứ nói tiếng Anh tuy ở Đại Học Pháp hay các trường Cao Đẳng chuyên nghiệp cũng có chương trình dạy bằng tiếng Anh.
Nhìn lại tiếng Pháp ngày nay
Ở ngay bên cạnh, người Pháp lại tự hào tiếng Pháp là tiếng của văn học nghệ thuật. Tiếng của thánh hiền. Tuổi trẻ Pháp chỉ học tiếng nước mình mà thôi. Khi lên trung học, học sinh mới bắt đầu học ngoại ngữ như anh, đức, ý, tây-ban-nha, á-rặp,... Chọn như sinh ngữ chánh, có 4 giớ/tuần. Như sinh ngữ phụ 3 giờ/tuần. Từ lúc thị trường âu châu mở rộng, người Pháp băt đầu gặp khó khăn trong giao tiếp nên ở vài nơi, cắp Tiểu học bắt đầu áp dụng thử dạy một ngoại ngữ cho trẻ con, tuần lễ vài giờ.
Từ Bỉ qua Đức, lên Hòa-lan và phía bắc, tuổi trẻ đếu nói thông thạo ít nhứt 2 ngoại ngữ. Sinh ngữ chánh là tiếng Anh.
Thanh niên Pháp, sau khi học xong, nhiều người ra ngoại quốc tìm việc làm. Gần thì Anh, xa thì Canada hay Mỹ. Điều kiện làm việc tốt, lương bông hậu, thăng tiến mau và hợp lý. Nên ngày nay không ít người Pháp có điều kiện đều muốn chọn cho con em học chương trình tiếng Anh ở các xứ nói tiếng Anh tuy ở Đại Học Pháp hay các trường Cao Đẳng chuyên nghiệp cũng có chương trình dạy bằng tiếng Anh.
Nhìn lại tiếng Pháp ngày nay
Hàn Lâm viện và Bộ Văn hóa Pháp đã nhiều lần lên tiếng than phiền, cả phản đối dân chúng, báo chí dùng tiếng Pháp thiếu trong sáng vì pha trộn quá nhiều tiếng Anh một cách thiếu ý thức vì quá tự nhiên.
Giới trẻ sính tiếng Anh tuy không phải học giỏi tiếng Anh cho lắm. Trong nghành điên tử, tinh học hay thể thao, tiếng Anh trở thành thông dụng là điều bắt buộc. Cả trong thời trang, và nhứt là âm nhạc, tiếng Anh thông dụng hơn tiếng Pháp. Trái lại, trong văn học, báo chí, ở Pháp, ngay như ở Paris, ấn bản tiếng Anh rất hiếm, điều đó cho thấy số người Pháp học tiếng Anh hảy còn khiêm tốn lắm.
Người Pháp ít người nói tiếng Anh nhưng có ai dám cho rằng có một tiếng Pháp hằng ngày nào mà không bị pha trộn tiếng Anh không?
Trong nhiều ngành nghề của xã hội ngày nay đều có xử dụng tiếng Anh. Vì tiếng Anh là tiếng quốc tế?
Những nhà văn hóa Pháp toàn thống, muốn giử tiếng thánh hiền tinh ròng, là chuyện mà ngày nay không thể làm được nữa. Bởi khi đi ra khỏi nhà, tai không thể không nghe «fast food, hamburger, foot, fan, week-end, best-seller…» qua Radio, TV, người đi trên đường phố.
Trong khoa học, tiếng Anh được dùng thay thế tiếng Pháp không phải ít. Đôi khi bị Pháp hóa. Nhưng những tiếng Anh được dùng nguyên trạng khá nhiều vì danh từ khoa học và dụng cụ khoa học nhập cảng từ Anh và Mỹ. Nhứt là trong khoa tâm lý học và khoa học xã hội vì hai ngành này ở Anh và Mỹ tiến bộ hơn.
Tiếng Anh xâm nhập vào tiếng Pháp ngày càng mạnh với tốc độ khá nhanh vì tiếng Anh trước đây là tiếng của một đại cường kinh tế, chánh trị và quân sự. Nước mà một thời mặt trời không lặn. Về mặt ngôn ngữ, tiếng Anh đơn giản, chính xác, gợi hình và thực dụng trong đời sống mà mọi người ra sức chạy theo cây kim đồng hồ để làm giàu.
Để bảo vệ tiếng Pháp, năm 1993, Ông Jacques Toubon, làm Tổng trưởng Văn hóa, ban hành một Đạo luật bảo vệ tính ưu tiên dùng tiếng Pháp chống lại hiện tượng tiếng Anh xâm nhập vào đới sống hằng ngày của xã hội Pháp. Luật cấm dùng tiếng Anh trên những bản quảng cáo. Nhưng luật Jacques Toubon khó áp dụng vì trên thực tế cái gì giản dị, tiện lợi thì trở thành thông dụng.
Người ta vẫn nói một cách tự nhiên «Parking», «e-mail» mà không quen nói tiếng Pháp «Parc de voitures, courriel», …
Cứ xem khi người Pháp phải nói tiếng Pháp để tránh nói tiếng Anh «Jai uploadé une photo sur mon facebook».
Có người lo lắng hỏi liệu hiện tượng đông đảo người Pháp quen dùng tiếng Anh, tiếng Pháp sẽ vì đó mà bị hăm dọa biến thể hay mất dần một số từ ngữ không?
Hàn Lâm viện Pháp tin tưởng điều này sẽ không xảy ra. Vì tiếng Pháp vẫn là chữ nghĩa của thánh hiền !
Ngày nay có nên không cho con em học tiếng Pháp?
Trên tuần báo Le Courrier International, ấn bản tiếng Pháp phát hành ngày 05/04/2014, có một bài báo với cái tựa rất mạnh, rất nhại cảm «Tại sao tôi sẽ không cho con tôi học tiếng Pháp?
Theo tác giả, ai cũng biết tiếng Pháp là hay, đẹp, tiếng của nhơn quyền nhưng tìếng Pháp về mặt thực tế, cũng đồng thời là nguyên nhơn thất bại về mặt phát triển của nhiều xứ phi châu cựu thuộc địa Pháp. Trong đó chắc không thiếu ba xứ cựu Đông dương Việt, Miên và Lèo.
Cùng là cựu thuộc địa, những nước cựu thuộc địa anh, sau khi Anh trao trả độc lập, đều có cơ sở để xây dựng dân chủ và phát triển. Nhờ Anh biết sửa soạn sự ra đi của họ. Còn Pháp chẳng những không muốn ra đi dứt khoát vì tiếc của đời, mà còn sửa soạn để «bàn giao» lại cho cộng sản. Phải chăng đó lá cách sửa soạn thừa kế như «hương quả»?
Thường ngôn ngữ ảnh hưởng đến chánh trị vô cùng thảm hại. Ở Việt nam, «Không gì quí hơn độc lập tự do» đã dẩn Việt nam đến độc tài toàn trị trong nước, xã hội kinh tế lụn bại, và đối ngoại, bị Tàu chệt đô hộ hết thế gở.
Cứ kiểm điểm lại để thấy tác dụng thảm hại của ngôn ngữ lãnh đạo. Thứ ngôn ngữ này được phổ biến cùng khắp, nhồi nhét vào tận những chổ sâu kín nhứt của người dân. Như «giải phóng, phát huy, tiên tiến, đạo đức, vĩ đại, ngụy, xã hội chủ nghĩa, …» thì thực tế là lệ thuộc, thụt lùi, lạc hậu, đễu, hán ngụy, đảng trên hết,… Chính thứ ngôn ngữ xã hội chủ nghĩa còn ác hại hơn tiếng Pháp tác hại ở Phi châu. Nhứt là về mặt tinh thần.
Tác giả bài báo cương quyết «Các con của tôi sẽ không học tiếng Pháp ! Nếu nhà trường bắt chúng nó phải đi học, tôi chống lại một mình tới cùng. Chết bỏ. Không phải vì tôi có vấn đề với tiếng Pháp».
Thực tế ngày nay, tiếng Pháp không còn là một lợi khí để thành công trên thế giới nữa.
Cha mẹ nào cũng mong muốn con em mình thành công và khá hơn mình. Con hơn cha để nhà có phước. Dỉ nhiên ai cũng biết ngoài sự thành công trong xã hội, đời cống con người còn có mặt luân lý đạo đức nữa.
Nhưng xưa nay «có thực mới vực được đạo» ! Ngày nay, không có một người Anh nào muốn tới xứ Pháp để làm ăn. Tới chỉ để mua sắm thời trang, ăn chơi, uống rượu, du lịch hoặc dưởng già ở vùng quê. Không có ai dám tới xứ Pháp để thành công. Một thanh niên Anh, học xong ở Anh, muốn qua Pháp tìm việc làm như bán hàng. Nhưng việc làm bán hàng ở Pháp phải có bằng cấp sau ba năm học và thi đậu.
Cô nàng muốn đổi qua làm hướng dân viên du lịch. Nghề này lại cũng phải học hai nằm để biết chổ nào phải dẩn du khách tới và lịch sử chổ đó để giải nghĩa cho du khách.
Ở Pháp, nghề nào, dù đơn giản tới đâu, cũng phải học và thi. Và thi phải đậu mới có hồ sơ xin việc trong đội ngũ gần ba triệu người thất nghiệp. Đội ngũ này chỉ có xu hướng gia tăng chớ chưa thấy có cơ may giảm.
Thôi thì ta làm nghề tự do. Dựng lên cho mình một xí nghiệp nhỏ. Chủ xí nghiệp hoạt động đều đặng trong vòng 10 năm sẽ phải đóng thuế cho chánh phủ 60% trên thu nhập, bất kể mức lời bỏ túi là bao nhiêu.
Nên thế giới thường gởi sinh viên tới xứ Pháp theo học nghàn tài chánh thuế vụ. Cà siêu cường Huê kỳ. Ví Pháp là nước có chế độ thuế xưất sắc nhứt thế giới.
Nhưng nói như vậy không phải chỉ có biết chê xứ Pháp. Dù cho người khó tánh tới đâu đi nữa cũng phải nhìn nhận Pháp là một đất nước đẹp, có một nền văn hóa, văn minh rực rở lâu đời. Xứ của cách mạng dân chủ và nhơn quyền.
Du khách tới Pháp sẽ thấy ngay sự thoải mái, sự nhiệt tình chờ đón. Muốn ở chơi dài ngày, đi khắp nơi mà ít tốn kém, thì hảy mướn ngay một chiếc xe caravane với đầy đủ tiện nghi. Ở Paris thì không gì thú vị hơn ngồi cà-phê, ăn croissant,… và ngồi từ sáng cho tới khi tiệm đóng cửa. Nếu là người ngoại quốc nói tiếng Anh thì nên mua trước ở xứ mình một quyển «Tiếng Pháp du lịch» học trước và cầm theo. Khi tới Pháp, có chuyện gì cần mà quên tiếng Pháp mới học, cứ lật sách ra chỉ cho người Pháp đọc và hiểu lấy ý của mình. Chắc chắn sẽ vui vẻ cả làng. Thay vì phải học chia động từ đủ 6 cách, 21 thì, mất đi mười năm chưa nên thân !
Tiếng Pháp của tôi là vậy đó
Không phải chỉ riêng Pháp gặp khó khăn trong hội nhập với thị trường toàn cầu ngày nay vì dân Pháp bị khuyết điểm cơ bản về tiếng quốc tế là tiếng Anh mà trên thế giới có lối 15% nước nói tiếng Pháp nữa. Như xứ Côte dIvoire, Tchad, Mali, Congo, Cộng hòa Trung phi, …đang bị khủng hoảng mang tính văn hóa la-tinh. Dân chúng chỉ biết nói tiếng Pháp là tiếng me ngoài nhiều thổ ngữ khác nhau vừa phức tạp vừa nghèo nàn.
Ngày nay, Pháp vẫn còn muốn duy trì quyền lực hay, ít nhứt là ảnh hương của mình ở những xứ thuộc địa củ nên lập ra «Tổ chức Pháp thoại» ( La Francophonie). Đây là một nhóm quốc gia mà dân chúng nói tiếng Pháp và tiếp thu những giá trị văn hóa Pháp trong đó, lẻ dĩ nhiên, có Việt nam tuy Việt nam đã không còn mấy người biết tiếng Pháp. Thanh niên tranh nhau học tiếng Anh và hiện tại, học tiếng tàu. Vậy Việt nam gia nhập «Tổ chức Pháp thoại» vì quá khứ cựu thuộc địa hay vì tình trạng nước kém mở mang và cộng sản vốn con đẻ của thực dân Pháp?
Và từ năm rồi, Pháp và Việt nam cùng tổ chức «Năm Pháp-Việt». Năm nay là năm «Việt-Pháp ». Hiện ở Pháp có chương trình hội thảo về lịch sử, ảnh hưởng văn hóa trong quan hệ giửa hai nước, những dự án trao đổi phát triển, … «Tổ chức Pháp thoại» là một cơ cấu đối ngoại rất quan trọng, nó là một Bộ của chánh phủ.
Pháp cho tới nay vẫn khác với Anh là chưa bao giờ muốn dứt khoát với Phi châu.
Nhìn về những nước nói tiếng Pháp, Ông tổng thống François Hollande tuyên bố «Nói tiếng Pháp, chính là nói tiếng nói của nhơn quyền, bởi vì nhơn quyền viết bằng tiếng Pháp».
Đặc biệt hơn, vì Việt nam là một quốc gia thành viên của «Tổ chức Pháp thoại» và năm nay là năm Việt-Pháp, nên chánh phủ xã hội chủ nghĩa với Ông Bộ trưởng Cựu chiến binh gốc Algérie (cựu thuộc địa Pháp) sẽ mời Bộ đội nhân dân hà nội qua tham dự diển binh kỷ niệm ngày Quốc khánh Pháp 14 tháng 7 trên Đại lộ Champs-Elysée, Paris cùng với lính algérie.
Chánh phủ Pháp đã vội quên Việt nam, tuy là nước thành viên của «Tổ chức Pháp thoại», là nước đứng đầu vi phạm nhơn quyền. Cụ thể là quyền tự do phát biểu.
Dĩ nhiên Cựu chiến binh Pháp sẽ chống vì họ chưa quên hơn 20 000 cựu chiến binh đồng đội của họ bị Hồ Chí Minh giam giử, không trao trả tù binh theo qui ước Genève. Có người bị giam giử cho tới sau 30/04/1975.
Nghe nói phía người Việt nam cũng sẽ tham gia phản đối?
Nguyễn thị Cỏ May
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching