X

Wednesday, June 25, 2014

World Cup, chủ nghĩa quốc gia và toàn cầu hoá

World Cup, chủ nghĩa quốc gia và toàn cầu hoá

Blog / Nguyễn Hưng Quốc

18.06.2014
Sáng Thứ Bảy, 14/6, như thường lệ, tôi đến hồ bơi công cộng gần nhà để tập thể dục vào đúng 8 giờ, giờ hồ bơi mở cửa. Điều tôi ngạc nhiên đầu tiên là thấy bãi đậu xe trống trơn. 

Bước qua cửa, nhìn vào phòng tập thể dục dụng cụ: vắng ngắt; đi ngang qua hồ bơi trẻ em, chỉ thấy lác đác vài bà mẹ ngồi trông chừng con cái đang bì bõm dưới nước; nhìn sang hồ bơi chính: chỉ thưa thớt vài người, hầu hết là phụ nữ; đến hồ tập thể dục: cũng chỉ có vài phụ nữ lớn tuổi đi qua đi lại dưới nước; trong spa và phòng sauna: Không có ai cả. Bình thường, vào giờ này, ở đâu cũng đông nghẹt. 

Phải mất năm bảy phút sau, tôi mới nghĩ ra nguyên nhân của sự vắng vẻ bất bình thường này: Đó cũng là giờ đội tuyển Úc đá với đội tuyển Chi Lê trong giải World Cup.

Nhiều người đã ghi nhận, một trong những nét làm nên “dân tộc tính” của người Úc là sự say mê nồng nhiệt dành cho thể thao. Phần lớn thanh thiếu niên Úc đều tham gia vào một hình thức thể thao nào đó. Trên ti vi, một trong những chương trình phổ biến nhất là thể thao; nhất là vào hai ngày cuối tuần, mở đài nào cũng thấy thể thao. Trên các tờ báo Úc, cũng vậy, ngày nào cũng dày đặc tin tức liên quan đến thể thao.

Trong các loại bóng tròn, người Úc mê nhất là bóng đá Úc (Australian Football League, AFL, hoặc còn gọi là Aussie Rules). Đến mùa thi đấu, đi đâu cũng nghe người Úc bàn tán về các cuộc tranh tài, về ưu và khuyết của từng huấn luyện viên và từng cầu thủ. 

Ở hồ bơi công cộng tôi thường đến mỗi ngày, hầu như đó là đề tài duy nhất người ta chuyện trò với nhau một cách say sưa và sôi nổi. Số lượng người thích bóng đá (hay túc cầu, soccer), ít hơn. 

Nếu các trận đấu bóng đá Úc thu hút cả gần tám, chín chục ngàn người xem; các trận đấu bóng đá (soccer) thường chỉ có khoảng hai, ba chục ngàn người xem, có  khi ít hơn nữa, nếu đó không phải là giải quốc gia.

Tuy nhiên, với World Cup thì khác. Trước khi World Cup chính thức bắt đầu, người ta đã râm ran bàn tán về hy vọng đội tuyển Úc vào sâu trong tứ kết hay chung kết. Không ai thực sự lạc quan. Bóng đá không phải là mặt mạnh nổi bật của Úc trong các cuộc tranh tài đẳng cấp thế giới. Lâu, thật lâu, hiếm hoi lắm, Úc mới được vào tứ kết. 

Dù vậy, người ta vẫn hết lòng ủng hộ đội tuyển Úc. Người ta đặt hy vọng vào từng trận đấu một cho đến lúc Úc… bị loại. Sống ở Úc khá lâu, tôi thấy dường như hiếm khi nào người Úc lại đoàn kết và giống nhau đến như vậy. Mọi người nhìn đội tuyển Úc như một biểu tượng của quốc gia.

Trong đời sống chính trị đương đại, có lẽ chỉ có hai trường hợp chủ nghĩa quốc gia được bộc lộ rõ rệt và mạnh mẽ: chiến tranh và các giải thể thao. Chiến tranh, trừ các cuộc chiến tranh giữ nước, còn có tranh luận và tranh chấp, còn chia rẽ quốc gia một cách sâu sắc, đặc biệt giữa những người ủng hộ và những người phản đối.

 Còn các giải thể thao thì chỉ có hai thành phần: Một ủng hộ và một thờ ơ không quan tâm chứ không có người chống đối. Nhưng ngay cả những người thờ ơ cũng không thoát được ảnh hưởng của những cơn cuồng nhiệt đến từ người khác. Cứ bật ti vi lên là thấy. Cứ mở tờ báo ra xem là thấy. Cứ bật radio lên là nghe. Thể thao xuất hiện ở mọi nơi. Và cùng với nó, tinh thần quốc gia cũng dâng lên dào dạt.

Chủ nghĩa quốc gia chỉ là một khía cạnh. Còn một khía cạnh khác quan trọng không kém: Không ở đâu xu hướng toàn cầu hoá lại được thể hiện rõ nét như trong lãnh vực thể thao, đặc biệt, bóng đá. 

Nhìn vào các đội bóng đá nổi tiếng ở châu Âu mà xem: Mỗi đội, nhất là các đội lớn, quy tụ rất nhiều các cầu thủ từ khắp nơi trên thế giới: 

Có người da trắng, có người da vàng và có người da đen. Họ mang những quốc tịch khác nhau. 

Ngoài tên đội bóng, giữa họ, hầu như chỉ có một điểm chung duy nhất: cùng một huấn luyện viên, người phân bố vị trí cho từng người và cũng là người quyết định việc dàn quân và chiến thuật cho từng trận đấu. 

Ngay ở Việt Nam, người ta cũng có thể nhận thấy xu hướng toàn cầu hoá trong bóng đá: phần lớn huấn luyện viên là người ngoại quốc. Nhiều cầu thủ ngoại quốc, nhất là ở Nam Mỹ và châu Phi, sang Việt Nam đá thuê.

 Ở Úc, hầu như tất cả các cầu thủ nổi tiếng đều đi đá thuê cho các đội bóng ở châu Âu, nơi có nhiều khán giả và nhiều cuộc tranh tài hàng năm hơn, do đó, cũng trả lương cao hơn. Hiện tượng làm huấn luyện hay làm cầu thủ thuê ở nước khác như vậy cho thấy tính chất quốc tế trong bóng đá.

Có khi tính chất quốc tế và tinh thần quốc gia xung đột nhau một cách trầm trọng. Ví dụ, ở World Cup năm 2006, trong trận đấu giữa Úc và Croatia vào ngày 22 tháng 6, 2006, một số cầu thủ Úc gốc Croatia đã phải đối đầu với đồng hương của chính họ trên sân cỏ. 

Vấn đề đặt ra là: Họ nên trung thành với quê gốc (Croatia) hay quê mới (Úc)? 

Ngay với kháan giả cũng có mâu thuẫn ấy. Ví dụ trong trận đấu giữa đội Úc và đội Ý vào ngày 26 tháng 6, khán giả Úc đã chia làm hai phe: người Úc gốc Ý (vốn khá đông tại Úc) và người Úc “rặt” hoặc đến từ những nơi khác.

 Cả hai đều ngồi xem trận đấu được chiếu trên màn ảnh rộng ở nhiều tụ điểm khác nhau trong các thành phố lớn.

 Tự sâu kín trong tâm hồn mỗi người đều nảy ra sự chọn lựa đầy phân vân: Ủng hộ đội nào? Cuối cùng, đội Ý thắng đội Úc 1 – 0. 

Các hình ảnh được chiếu trên tivi cho thấy, sau khi trận đấu chấm dứt, những người gốc Ý vỗ tay reo hò ầm ĩ, nhưng khi họ nhìn sang bên cạnh, thấy những người Úc khác có vẻ buồn bã, nhiều người khựng lại và tiếng vỗ tay tắt nhanh hơn bình thường. 

Hiểu được tâm trạng của nhiều người Úc gốc Ý, những người Úc-không-phải Ý, sau một thoáng im lặng, bỗng vỗ tay vang dội để chia sẻ với các “đồng bào” không cùng sắc tộc với mình!

Trong sự xung đột giữa tinh thần quốc gia và tinh thần quốc tế, ở Tây phương, thấy nổi bật lên một yếu tố thứ ba; tinh thần chuyên nghiệp. Đấu cho ai và/hoặc đấu với ai, các huấn luyện viên và các cầu thủ đều cố gắng làm hết sức mình. Và khán giả tin cậy họ. 

Trong trận đấu giữa Úc và Croatia kể trên, người dân Úc nói chung không hề nghi ngờ các cầu thủ Úc gốc Croatia sẽ “phản bội” Úc hoặc tìm cách bán độ.

Ít nhất, đó cũng là các điểm son của bóng đá. Là một trong những lý do chính đáng để chúng ta an tâm bỏ thì giờ miệt mài ngồi trước màn ảnh ti vi để xem bóng đá từ trận này sang trận khác.

__._,_.
___

Posted by: ly vanxuan


World Cup Brazil 2014 vui buồn thế sự.

“Cẩu xực xí quách” trên sân World Cup Brazil 2014

Nguyễn Khanh
2014-06-25

Hậu vệ Italia Giorgio Chiellini (giữa) cho thấy một vết răng rõ ràng của một cầu thủ Uruguay trong trận đấu bóng đá bảng D giữa Italy và Uruguay tại Arena Dunas Natal trong FIFA World Cup 2014 ngày 24 tháng 6, 2014
Hậu vệ Italia Giorgio Chiellini (giữa) cho thấy một vết răng rõ ràng của một cầu thủ Uruguay trong trận đấu bóng đá bảng D giữa Italy và Uruguay tại Arena Dunas Natal trong FIFA World Cup 2014 ngày 24 tháng 6, 2014

AFP
“Thằng cha này chắc tuổi con chó”, anh bạn Marcel của làng báo Pháp viết trong email gửi cho mọi người. Là một nhà báo may mắn được đi nhiều nơi, xem nhiều trận banh hấp dẫn, nhưng anh Marcel than thở “thú thật, tớ chưa thấy hình ảnh nào đáng tởm như hình ảnh chiều hôm nay”.
Hình ảnh “đáng tởm” đó là hình ảnh hàng trăm triệu người đều nhìn thấy trong trận Italy gặp Uruguay để tranh vé vào vòng 16. Trận banh này được xem là trận sôi nổi nhất trong ngày tranh tài thứ 13 của World Cup Brazil 2014, cầu thủ 2 bên đem hết tài năng của mình đóng góp cho đội tuyển, không một ai muốn rời Giải quá sớm.

Trận banh còn đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử bóng tròn thế giới: Uruguay từng có thời làm chủ sân cỏ thế giới ở những cuộc tranh tài World Cup đầu tiên, Italy cũng vài lần cầm chiếc cúp vô địch, và được xem là một trong những đội tuyển Châu Âu đáng gờm. Hai năm trước đây Italy vào đến chung kết EURO 2012, sáu năm trước đó họ chính là vô địch World Cup 2006.

Điều chẳng ai ngờ giữa lúc trận banh đang diễn ra đầy sôi nổi với những pha dàn trận và những cú sút có thể làm đứng tim người xem, thì một hình ảnh để lại vết nhơ cho thể thao và chắc chắn sẽ được nói tới trong tương lai lại xảy ra: chân sút nổi tiếng Luis Suarez của Uruguay cắn vào vai anh hậu vệ Giorgio Chiellini của đội tuyển dại diện cho quốc gia nổi tiếng với món pizza.

Hình ảnh lịch sử kém tinh thần thượng võ đó xảy ra vào phút 80, được chiếu đi chiếu lại trên màn ảnh truyền hình và ngay tại sân vận động cho mọi người cùng xem, đi kèm với cảnh anh Chiellini tay ôm bả vai, miệng là hét ầm ĩ báo cáo với trọng tài “thằng này nó cắn tôi”.

Không chỉ la thật to, anh hậu vệ của Italy còn kéo áo trệ xuống cho trọng tài thấy vết răng hằn rõ trên vai, trong lúc “thủ phạm” cũng tay bụm miệng, dường như hàm răng của anh ta cũng bị đau.

Đáng tiếc là trọng tài không thấy chuyện xảy ra nên anh cầu thủ của Uruguay không bị thẻ đỏ. Chừng một phút đồng hồ sau đó, Uruguay ghi bàn thắng duy nhất của trận banh, đủ để Italy xách valise về nước.

Đây không phải lần đầu tiên anh cầu thủ tài giỏi của Uruguay dở đòn “cẩu xực xí quách”. Hồi 2010 lúc còn khoác áo của Ajax, anh ta đã bị treo giò 7 trận về tội cắn một cầu thủ đối phương, đến tháng Tư 2013 sau khi về trình diện Liverpool anh ta lại dùng miếng đòn đó với một cầu thủ khác lúc tranh Giải Ngoại Hạng Anh, kết quả: bị treo giò 10 trận.

Cũng cần phải nói không chỉ nổi tiếng cắn người, anh ta còn bị chỉ trích vì những lời lẽ mang tính kỳ thị mà anh đã sử dụng khi nói về cầu thủ các đội banh khác, trở thành đề tài cho báo chí thế giới đem ra diễu cợt, đi kèm với những tấm hình biếm họa vẽ anh như con quý hút máu Dracular hay tên tội phạm Lecter nổi tiếng vì ăn thịt người.

Năm nay mới 27 tuổi, Suarez vừa đoạt giải cầu thủ xuất sắc nhất của làng banh nhà nghề Anh Quốc, đồng thời cũng mới lên tiếng cho hay anh bây giờ hoàn toàn khác, “muốn xỏa bỏ những chuyện xấu đã làm trong quá khứ”.

Theo lời anh kể với tờ Mirror xuất bản ở London, anh trưởng thành hơn sau khi có 2 đứa con (1 trai, 1 gái), lo sợ không biết sau này con anh sẽ nghĩ như thế nào khi biết chuyện bố chúng làm lúc trẻ”. Anh  nói “chỉ nghĩ đến chuyện đó không thôi đã đủ để tôi đau đớn hơn bất kỳ chuyện nào khác. Điều hiển nhiên là sẽ có ngày tôi phải nói với con tôi rằng tôi đã làm những điều đó.

 Chỉ chừng đó thôi đã đủ để tôi mỗi đêm thức giấc bao nhiêu lần… Tôi muốn là người bố mà các con tôi hãnh diện (vào bố của chúng)”.

Anh nói như vậy, nhưng điều anh đã làm ở World Cup Brazil trái ngược hẳn với những gì anh đã nói.

Tuần trước khi một mình ghi 2 bàn trong trận thắng Anh Quốc 2-1, anh cho báo chí biết chiến thắng này “là để trả thù” bái chí Anh về tôi đã xúm nhau lại chỉ trích anh, sau chuyện cắn người ở sân cỏ Brazil mà cả thế giới đều thấy, anh cũng tìm cách chống chế, cho biết bực bội vì Chiellini “đánh cùi chỏ” vào mắt của anh. Anh không xác nhận và cũng chẳng phủ nhận có cắn đối thủ hay không, nói “những chuyện đó thường xảy ra trong lúc tranh tài, chẳng ai xem đó là chuyện quan trọng”.

Không những thế, cả đội tuyển Uruguay nhảy vào bênh vực cho anh ta.

Mở đầu cuộc họp báo sau trận thắng Italy, ông huấn luyện viên Oscar Tabarez tỉnh bơ bảo “nếu quý vị báo chí tấn công Suarez, chúng tôi sẽ bảo vệ anh ta”, nói thêm “(xin quý vị nhớ) đây là Giải Vô Địch Bóng Đá Thế Giới chứ không phải là chỗ để làm trò nhơ nhớp”, nhấn mạnh ở điểm “không hề trông thấy” anh cầu thủ quan trọng nhất của đội tuyển cắn người.

Anh thủ quân Diego Lugano còn lớn tiếng hơn, bảo “quý vị phải cho tôi thấy thì tôi chứ tôi chẳng thấy gì xảy ra cả. Tôi muốn hỏi quý vị thấy chuyện đó xảy ra ngày hôm nay hay xảy ra từ những năm trước? 

Tôi chỉ thấy chuyện tệ nhất là cảnh Chiellini không có tinh thần mã thượng, vừa rời sân vừa khóc lóc, kêu ca”. (Thật sự, anh cầu thủ nạn nhân Chiellini chỉ trách trọng tài không cho Suarez thẻ đỏ, cho rằng chuyện đó xảy ra vì “FIFA không muốn đuổi những cầu thủ nổi tiếng. Ông trọng tài có nhìn thấy vết răng anh ta cắn tôi, nhưng ông ta không làm gì cả. 

Tôi hy vọng FIFA can đảm xem lại cuốn phim, dùng đó làm chứng cớ kết tội anh ta).

Cho đến khuya thứ Ba, FIFA vẫn chưa lên tiếng nói gì về sự cố cắn người mới xày ra trên sân Brazil, cho dù đã có dự đoán Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới sẽ đuổi anh này ra khỏi World Cup, và có thể sẽ bị treo giò từ 1 đến 2 năm.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho một đài truyền hình Anh Quốc, ông Phó Chủ Tịch kiêm Trưởng Ban Trọng Tài Jim Boyle nói hành động của Suarez là hành động “tự hại anh ta”. “Không ai phủ nhận Luis Suarez là một cầu thủ tài ba, nhưng một lần nữa, hành động của anh ta đã tạo cơ hội để anh bị mọi người chỉ trích nặng nề hơn”.

Điều ông Phó Chủ Tịch Jim Boyle nói chẳng khác gì điều anh bạn Marcel viết trong email: “Luis Suarez là cầu thủ rất giỏi, nhưng đầu phải vì giỏi mà anh ta có quyền há miệng cắn những cầu thủ khác”.


Fifa điều tra vụ Suarez cắn hậu vệ Ý

Thứ ba, 24 tháng 6, 2014

Fifa bắt đầu tiến trình điều tra kỷ luật đối với tuyển thủ Uruguay Luis Suarez về cáo buộc cắn người trong trận World Cup với Italy.
Với trận thắng Italy, Uruguay đứng nhì bảng D với 6 điểm, cùng Costa Rica vào tiếp vòng trong.

Tuyển Ý, từng bốn lần vô địch thế giới, dừng cuộc chơi ở vòng đấu loại bảng.

Tuy nhiên, có lẽ mọi bàn tán bình luận sau trận đấu sẽ đều là về Luis Suarez.

Vào phút 80, tiền đạo Liverpool rõ ràng đã CẮN hậu vệ Giorgio Chiellini của Ý khi tranh bóng. Không thể tin được!
Các cầu thủ Italy khiếu nại về cú cắn vai này, nhưng Uruguay vẫn được hưởng quả phạt góc.

Phút thứ 81, Diego Godin nhảy lên cao hơn hết, đưa bóng chính xác vào lưới từ chính cú phạt góc đó, đưa Uruguay dẫn trước.

Cú đánh đầu tiễn Italy về nước!

Uruguay chống chế, thế giới tức giận

Huấn luyện viên cố giảm nhẹ vụ việc và tức giận trước việc truyền thông chĩa mũi nhọn vào Suarez. "Tôi muốn nhìn thấy những hình ảnh, trước khi có lời bình luận. Nếu như chuyện đó xảy ra, thì có lẽ trọng tài đã không nhìn thấy."
"Bất kể có những sai lầm, Suarez là mục tiêu tấn công của một số báo đài. Với tôi, rõ ràng là có sự thù oán nhắm vào cậu ấy."

Các hình ảnh trong trận đấu cho thấy Suarez đã ôm răng còn Giorgio Chiellini đau đớn lột vai áo.

Robbie Savage, cựu tuyển thủ xứ Wales thì tỏ ra bất bình: "Điều tệ nhất là Luis Suarez đóng vai nạn nhân. Anh ta nằm lăn ra, bưng răng."

Phó chủ tịch Fifa, Jim Boyce nói rằng cơ quan quản lý bóng đá thế giới "phải điều tra" vụ việc.
Tôi đã xem vụ này vài lần trên TV. Không nghi ngờ gì, Luis Suarez là một cầu thủ có tài, nhưng một lần nữa những hành động của anh ta khiến anh ta bị chỉ trích nặng nề," ông nói thêm.

"Không nghi ngờ gì, Fifa phải điều tra vụ này một cách nghiêm túc và cần phải có hành động cần thiết."
Người được cho là nạn nhân của Suarez, Giorgio Chiellini tức giận: "Thật là lố bịch khi không đuổi Suarez ra khỏi sân. Chuyện đó thật rõ ràng, hiển nhiên. Sau đó anh ta rõ ràng đã cố lăn ra ngã bởi anh ta biết rằng mình đã làm điều không nên làm."

Lên tiếng bênh đồng đội, thủ quân Uruguay Diego Lugano phản bác: "Quý vị có thật là nhìn thấy không? Cần phải chứng minh cho tôi, bởi tôi chả thấy gì hết. Quý vị có nhìn thấy trong ngày hôm nay không, hay đó là chuyện xảy ra nhiều năm trước? Chả ai nhìn thấy gì trong hôm nay hết, bởi làm gì có gì đâu."

"Tệ hại nhất là cách xử sự xủa Chiellini. Anh ta là một cầu thủ lớn, có vai vế. Làm thế không xứng với bóng đá Ý. Một vận động viên thể thao lại rời sân bãi, gào khóc và cự nự đối thủ. Một người đàn ông như thế làm tôi hoàn toàn thất vọng."

Tuy nhiên, báo chí dường như không ủng hộ cách nghĩ của Uruguay.

Chủ biên thể thao của báo Daily Mirror của Anh, Oliver Holt bình luận: "Hơn bất kỳ điều gì hết, nhận thấy những gì Luis Suarez làm thì thật đáng buồn. Một cầu thủ hay như thế mà lại là một người đàn ông rõ ràng là có vấn đề."

Bosnia tố trọng tài thiên vị vì từ chối bàn thắng

Trận đấu giữa đội bóng Bosnia (áo trắng) và đội bóng Nigeria trên sân Arena Pantanal ở Cuiaba, Brazil, 21/6/14

24.06.2014
Bosnia đổ lỗi cho trọng tài người New Zealand vì thất bại 1-0 của họ trước Nigeria tại World Cup

Hơn 20.000 người Bosnia đã ký một bản kiến nghị kêu gọi truất quyền cầm còi của trọng tài Peter O'Leary.

Họ nói có một bức hình cho thấy trọng tài này ăn mừng trên sân với thủ môn của đội Nigeria.

Giờ đã hoàn toàn bị loại khỏi World Cup, người Bosnia giận dữ nói rằng mình bị chơi xấu trên trường quốc tế.

Họ cho rằng trọng tài O'Leary đã sai khi từ chối bàn thắng duy nhất mà Bosnia ghi được bằng việc thổi còi báo cầu thủ của họ rơi vào tình huống việt vị.

Họ cũng nói rằng trọng tài khiến họ thua cuộc vì bắt lỗi đội trưởng của họ vào thời điểm trọng yếu, ngay khi Nigeria đang chuẩn bị ghi bàn giành chiến thắng.



Tại Vòng chung kết World Cup 2014, FIFA đã áp dụng kỹ thuật tạm gọi là “vạch vôi khung thành” để xác định bàn thắng.

Hệ thống GoalControl-Four D của Công ty Đức quốc GoalControl gồm 14 máy quay vòng quanh sân, tập trung theo dõi khu vực cầu môn. Khi bóng vào khu vực này, các camera dò theo chuyển động của bóng đến từng milimet. Khi bóng vượt qua vạch vôi khung thành, một tín hiệu radio mã hóa gửi ngay đến đồng hồ thông minh đeo trên tay trọng tài báo hiệu “đã thành bàn thắng” và tất cả diễn ra chỉ trong chưa tới một giây.

Đội tuyển Pháp là đội đầu tiên hưởng lợi từ kỹ thuật này ở lượt trận hôm 16 tháng 6 gặp Honduras.Pha dứt điểm của tiền đạo Benzema đập cột dọc rồi bật tay thủ môn Valladares bay vào lưới. Kỹ thuật này đã giúp trọng tài có quyết định chính xác: đó là bóng đã qua vạch vôi và bàn thắng được tính cho đội tuyển Pháp.

Trong khi đó, Kỹ thuật Adidas adiPower giúp các cầu thủ mát mẻ, giữ bình tĩnh hơn trong các trận cầu dưới nhiệt độ nóng bức và có độ ẩm quá mức tại Ba Tây. Tuy nhiên, chỉ chín đội tuyển do Adidas tài trợ hưởng được điều này.
Bên cạnh đó, một số đội tuyển như Ý còn phát thẻ thông minh tương tự thẻ ATM để khi truy cập, cầu thủ biết được lịch tập, chỉ thị từ huấn luyện viên, video tham khảo...

Danh thủ Ronaldo được bảo vệ như nguyên thủ quốc gia tại Ba Tây

Ai cũng biết danh thủ Ronaldo là một ngôi sao lớn, là nhân vật được quan tâm bậc nhất tại World Cup 2014.Điều này đồng nghĩa với những nguy hiểm rình rập quanh chân sút người Bồ Đào Nha tại một quốc gia đầy bất ổn như Ba Tây càng lớn.

Theo tiết lộ của tờ Marca (của Tây Ban Nha), Liên đoàn bóng tròn Bồ Đào Nha đã chi mạnh tay để tăng cường công tác an ninh cho CR Seven và các tuyển thủ khác. Liên đoàn bóng tròn Bồ Đào Nha thuê tới 3 lực lượng bảo đảm an ninh khác nhau gồm Cảnh sát liên bang Ba Tây, Cảnh sát Sao Paulo và Quân đội Ba Tây.Giới truyền thông quốc gia chủ nhà tiết lộ, luôn có 15 cảnh sát làm nhiệm vụ quanh đại bản doanh của đội banh.

Là một ngôi sao đặc biệt, thậm chí danh thủ Ronaldo còn được bảo vệ nghiêm ngặt sánh ngang với một nguyên thủ quốc gia. Cũng theo tiết lộ của tờ Marca, mỗi khi chân sút của câu lạc bộ Real Madrid bước chân ra đường, luôn có một đoàn hộ tống có vũ trang lên tới 50 cận vệ. 

Ngoài ra, 2 chiếc xe bọc thép, 9 xe gắn máy, 1 trực thăng cùng lực lượng cảnh sát giao thông luôn được khai triển để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho chủ nhân Quả bóng vàng 2013. Ngoài ra, Liên đoàn bóng tròn Bồ Đào Nha yêu cầu danh thủ Ronaldo cũng như các thành viên khác trong đội banh tuyệt đối không được tụ tập nơi đông người, đặc biệt là những khu xảy ra biểu tình, bạo động để đề phòng bất trắc. 

Sự an nguy của CR Seven và các đồng đội là quan trọng nhất.

Cũng chính vì lý do an ninh, CR Seven đã yêu cầu cô bồ Irina Shayk cùng tất cả người thân ngồi nhà xem World Cup. Không có bất cứ ai trong gia đình của danh thủ Ronaldo được theo chân anh tới Ba Tây dù đây là một giải đấu vô cùng quan trọng. Ngoài ratờ Marca cho biết, danh thủ Ronaldo còn bỏ 1 triệu bảng Anh tiền túi để thuê cận vệ riêng bảo vệ cho Irina tại New York.

Lee Nguyễn mất chỗ ở Đội tuyển Hoa Kỳ vì cuộc chiến Adidas và Nike?
Không nhiều người để ý rằng, 10 trên 11 cầu thủ trong đội hình xuất phát của đội tuyển Hoa Kỳ ra sân trong trận gặp Ghana đều mang giày Nike, trừ tiền đạo Jozy Altidore là mang giày Adidas. Việc Lee Nguyễn, cầu thủ có phong độ vào loại tốt nhất giải nhà nghề Hoa Kỳ MLS bị gạt ra khỏi Đội tuyển Mỹ được cho là có liên quan đến cuộc chiến giữa 2 đại gia trong lĩnh vực sản xuất đồ thể thao.

Nike là thương hiệu thể thao được xếp vào diện “quốc hồn quốc túy” của người Hoa Kỳ giống như những thương hiệu Microsoft, Coca-Cola, Apple hay Boeing, Ford, Mc Donald’s... Đối thủ lớn nhất của Nike là Adidas đến từ nước Đức.

Nike từ nhiều năm qua là nhà tài trợ cho Đội tuyển Hoa Kỳ và được coi là quyền lực tác động lớn đến các yếu tố hậu trường. Hầu hết các ngôi sao thể thao nổi tiếng của Hoa Kỳ trên các môn thể thao từ bóng bầu dục, bóng tròn, bóng chày, bóng rổ, điền kinh, golf… đều được hãng Nike để ý từ khi mới nổi đến lúc thành danh.

Lee Nguyễn năm 2005 khi xuất hiện với tư cách thần đồng bóng tròn, mới 18 tuổi đã được Câu lạc bộ PSV Eindhoven trải thảm đỏ mời về thi đấu và năm 19 tuổi đã khoác áo Đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ lần đầu tiên.

Ngay lập tức sau khi Lee Nguyễn ký hợp đồng với PSV, phía Nike đã nhanh chóng chìa ra bản hợp đồng tài trợ 5 năm (từ 2006 đến 2011) cho cầu thủ quê ở Texas. Trị giá bản hợp đồng bao gồm việc Nike tài trợ tất cả trang phục tập luyện, thi đấu cho Lee Nguyễn trong đó có 6 đôi giày đinh và 2 đôi giày thể thao mỗi năm và một số tiền bí mật tính theo từng năm.

Tuy nhiên, sau khi Lee Nguyễn về Việt Nam thi đấu 3 năm cho Hoàng Anh Gia Lai và Bình Dương thì anh không còn sức hút ở Hoa Kỳ. Đến khi quay trở lại giải nhà nghề Hoa Kỳ vào năm 2012, hợp đồng của Nike với Lee Nguyễn đã hết hạn và Nike không ký tiếp với cầu thủ mà họ cho là hết thời.

Lúc đó Adidas đã nhảy vào ký hợp đồng Lee Nguyễn 3 năm với tài trợ giày, trang phục và số tiền 2 ngàn Mỹ kim tháng, một khoản phí được cho là thấp hơn nhiều so với Nike.
Từ năm 2012 đến nay, Lee Nguyễn được coi là người nhà của Adiddas và anh thi đấu rất ấn tượng cho Câu lạc bộ New England Revolution ở MLS, một điều mà Nike đã dự báo sai về tương lai của tiền vệ gốc Việt này.

Nike là ông trùm ngành sản xuất đồ thể thao ở Hoa Kỳ nhưng điều trớ trêu là họ lại thua Adidas một vố rất đau khi để cho Adidas giành được chương trình tài trợ độc quyền trang phục cho tất cả 19 câu lạc bộ và banh thi đấu tại giải MLS.

Liệu có điều gì liên quan giữa “đòn thù” của Nike dành cho Adidas và việc triệu tập các cầu thủ nào được Adidas tài trợ?
__._,_.___

Posted by: ly vanxuan 

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts