VRNs (04.06.2014) –
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đã “đóng đanh” bức Công hàm Phạm Văn Đồng 1958
bằng những chứng cứ trên giấy trắng mực đen như sau:
- Thực chất của công hàm đó là “công khai tuyên bố thừa nhận chủ quyền
của Trung Quốc ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là “rất tai hại, rất phản động”, “là một tai họa cho Việt Nam”, là
“có tác hại phản
quốc phải
hủy bỏ”.
4- Đó là một CÔNG HÀM cấp nhà nước (xem hình bên), giữa
hai đại diện cao nhất của hai chính phủ, vì thế không thể tùy tiện hạ thấp tầm
quan trọng của công hàm này thành một “công
thư”, coi văn bản này “không
có giá trị, vì anh không thể đem cho cái không phải quyền của anh”.
Tác giả cho thấy cách lập luận nhằm hủy bỏ tầm quan trọng của một Công hàm như
vậy là “hời hợt”,
chỉ là “cãi chày cãi cối”,
là “vô trách nhiệm”!
- Vì vậy. để hủy bỏ được công
hàm tai hại ấy, tác giả thấy phải đưa ra một giải pháp khác là “Quốc Hội mới của CHXHCN VN phải phủ quyết cái công thư phản động ấy”.
Đấy là những kết
luận dứt khoát dựa trên những chứng cứ không thể chối cãi. Nhưng một khi đã
công nhận những kết luận ấy không thể không tiếp tục đặt ra những câu hỏi khác
và bàn thêm về hai cách giải thoát khỏi Công hàm 1958 ấy cho thật cặn kẽ.
1/ Một Công hàm đã
bán chủ quyền, đã “phản
động, phản quốc” như vậy thì tác giả của Công hàm ấy, cá nhân cũng
như tập thể, cần được phán xét ra sao, chịu trách nhiệm thế nào
với hậu thế, với sự tồn vong của đất nước? Bài học rút ra là gì?
2/ Thoát khỏi Công hàm 1958 bằng cách nào?
Mọi người đều thấy
Công hàm 1958 là sự ràng buộc nguy hiểm nên đều thấy phải tìm cách thoát khỏi
Công hàm đó. Nhưng tùy thuộc mục đích ưu tiên bảo vệ đất nước hay ưu tiên bảo
vệ chế độ mà phát sinh hai kiểu thoát hiểm.
- Muốn bảo vệ cái
nền móng, bảo vệ thể chế, sợ dứt dây động rừng thì lái cho thiên hạ quên đi tầm
quan trọng của Công hàm đó, hạ thấp tính chính thống và tính pháp lý của Công
hàm, coi Công hàm là thứ chẳng đáng quan tâm. Song ngụy biện kiểu này chỉ để tự
che mắt mình và che mắt dân, chứ không thể cãi được với kẻ xâm lược tinh quái
đã “nắm đằng chuôi”, và cũng không thuyết phục được công lý quốc tế khách quan.
Thật vậy, ai có thể tưởng tượng một Thủ tướng lại dễ dãi đến mức quyết định
“cho” nước láng giềng một phần lãnh thổ của Tổ quốc chỉ vì nghĩ rằng phần lãnh
thổ ấy đang thuộc phần quản lý của đồng bào mình ở miền Nam thì cứ việc “cho”
cũng chẳng hại gì? Trong khi vị Thủ tướng này luôn nhắc lời Chủ tịch Hồ Chí
Minh, người chịu trách nhiệm cao nhất bấy giờ, rằng “Tổ quốc Việt Nam là một,… chân lý ấy
không bao giờ thay đổi” kia mà?
Thêm nữa, đã tâm niệm “Tổ quốc Việt Nam là một”
thì khi Trung Quốc chiếm mất Hoàng Sa năm 1974 phải hiểu là một phần Tổ quốc
của mình bị xâm lược (dù đồng bào nửa nước bên kia đang quản lý), sao không có
một lời phản đối bọn xâm lược. lại phấn khởi vui mừng vì một vùng biển đảo của
Tổ quốc đã vào tay nước bạn để nước bạn giữ cho? Thật tiếu lâm, khôi hài đến
chảy nước mắt.
- Tóm lại là cố
gắng vô hiệu Công hàm 1958 kiểu này không có giá trị thực tế gì, rất dễ bị đối
phương bẻ gãy. Nếu kiện ra Liên Hiệp Quốc, chỉ một Công hàm Phạm Văn Đồng đủ
làm cho Việt Nam đuối lý (chưa cần đến những hiệp ước nhượng bộ, đầu hàng về
sau mà Trung Quốc đã thủ sẵn trong tay).
Khi Trung Quốc đã chốt được tính pháp
lý chính danh của Công hàm 1958 thì mặc nhiên đã vô hiệu được tất cả những
chứng cứ lịch sử trước 1958 và cả những tranh cãi sau 1958 đến nay.
Chính phủ
Việt Nam cũng biết vậy nên cứ trì hoãn không dám kiện Trung Quốc, viện lý do
rất “đạo đức” là sợ làm đổ mất “bát nước đầy” (cái bát nước hữu nghị mà phía
Trung Quốc đã phóng uế vào!).
Kiểu chống đỡ này lúng túng bởi vì ưu tiên bảo vệ
chế độ, bắt Tổ quốc phải hy sinh cho chế độ, vô tình hay hữu ý tránh né việc
phê phán sai lầm của chế độ.
- Vậy phải thoát
khỏi Công hàm 1958 bằng cách khác, “bằng
một tuyên bố công khai có giá trị pháp lý cao hơn” ví dụ “Quốc hội mới của CHXHCN VN phải phủ
quyết cái công thư phản động ấy” như bác Nguyễn Khắc Mai đề xuất.
Nhưng giải pháp này có hiệu quả đến đâu? Vấn đề là một chính phủ với tư cách
hậu duệ kế tục của chính phủ Phạm Văn Đồng – Hồ Chí Minh thì đương nhiên có
trách nhiệm thi hành những tuyên bố của chính phủ hợp pháp trước đây đã ký,
Trung Quốc có quyền đòi hỏi theo luật như vậy, điều Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã
ký thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có trách nhiệm thực hiện, một khi ông Thủ
tướng sau đã nguyện kế tục sự nghiệp của ông Thủ tướng trước. Chỉ còn một cách:
Muốn khước từ thi hành Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 buộc Chính quyền Việt Nam
hiện nay phải nhân danh nhân dân Việt Nam tuyên bố khước từ và tẩy chay những
sai lầm “phản động, phản
quốc” của chế độ cũ, lập chế độ mới.
Liệu cái Quốc hội Cộng sản
hiện nay có dám cắt đứt cái mạch máu huyết thống này để kiến tạo một quyết định
thoát Cựu, thoát Trung, ích nước lợi nhà như vậy không?
Khó khăn cốt lõi
vẫn ở chỗ: Muốn thoát Hán, mà bước một là thoát khỏi Công hàm phản quốc 1958,
chỉ có cách phải giải Cộng, thoát Cộng! Chỉ có nhân dân đứng lên, trong một thể
chế của nhân dân, mới vô hiệu hóa được mọi ký kết phản quốc, vi hiến, đã ký kết
sau lưng nhân dân như Công hàm PVĐ!
3/ Thoát Cộng được
lợi những gì?
Trong thực tiễn
Việt Nam hiện nay nói thoát
Cựu, thoát
Cộng hay “vượt
qua chính mình” thực ra cùng một nghĩa, tuy “vượt qua chính mình” là
cách nói dễ nghe hơn, nhưng tôi xin được dùng chữ thoát Cộng vì đúng
thực chất nhất.
Nếu giữ chủ nghĩa
Cộng sản thì phải gánh chịu những tai hại gì?
- Toàn bộ kế hoạch “đô hộ Việt Nam kiểu
mới” mấy chục năm nay của Trung Cộng được thiết kế trên hai chữ Cộng sản,
giữ cái nền Cộng sản là giúp cho mưu đồ Hán hóa có một ưu thế ở tầm chiến lược.
- Giữ Cộng sản thì
Việt Nam bị ràng buộc bởi quá khứ đầy nợ nần và lầm lỡ, khó thoát ra, chẳng hạn
như công hàm 1958, cam kết Thành Đô, các ký kết thời Lê Khả Phiêu, thời Nông
Đức Mạnh, thời Nguyễn Phú Trọng…
- Còn giữ Cộng sản
thì quan hệ ràng buộc Trung-Việt như quan hệ giữa “thú dữ và con mồi” cứ thít
chặt lại, trong khi các khối đoàn kết để kháng cự thì bị lỏng ra, ví dụ giới
lãnh đạo thì bị chia thành phái thân Tàu và nhóm lợi ích, lãnh đạo thì ngày
càng đối lập với dân, quốc nội với hải ngoại vẫn còn cách biệt, các liên kết
Việt Mỹ, Việt Âu, Việt ASEAN… đều bị yếu tố Cộng sản hạn chế một phần, không
thể thanh thoát… Như thế lấy đâu ra sức mạnh? Giữ được nước hay không chủ yếu
là do có sức mạnh hay không, đừng trông chờ quá nhiều ở công pháp quốc tế.
Trái lại, chỉ cần
thoát Cộng thì tất cả những trở ngại trên sẽ được giải tỏa, đặc biệt là toàn bộ
dân Việt khắp nơi khắp chốn tự nhiên sẽ ôm lấy nhau mà reo hò, không cần bất cứ
một nghị quyết “hòa hợp hòa giải” nào hết, niềm mơ ước một hội nghị Diên Hồng
từ đó mới có cơ sở để mở ra, nếu không thì Diên Hồng mãi mãi chỉ là một lời hô
hào suông, không có thực chất.
4/ Thoát Cộng dễ
hay khó?
- Sẽ quá khó, quá
gay go, nếu Đảng Cộng sản cứ ôm lấy vinh quang quá khứ và lợi quyền hiện tại
khiến cho Đảng ngày càng xa dân, đối lập với dân, mỗi động tác dân chủ hóa, dẫu
còn ở mức độ “cải lương” thôi cũng đã là một cuộc cọ xát nảy lửa, đã xảy ra bắt
bớ cầm tù, nói gì đến sự đổi mới thể chế, đổi mới hệ thống?
- Nhưng không, sẽ
vô cùng dễ dàng nếu Đảng biết “tự vượt qua mình”, lấy lợi ích dân tộc trên hết
mà vượt trên quá khứ, chuyển sang nền dân chủ đa nguyên như các nước tiên tiến
thì Đảng có mất chỉ mất cái danh hão mà được tất cả.
Chẳng những không ai chỉ
trích quá khứ nữa làm gì, mà các vị cầm quyền còn được nhân dân yêu quý và biết
ơn thật sự, không còn tình trạng “thấy mặt là tắt tivi” như bấy lâu nay. Về
tinh thần đã thanh thỏa như vậy, về vật chất cũng cơ bản được đảm bảo; có phải
nhân dân đã từng bắn tiếng rằng nếu người lãnh đạo biết đổi mới để cứu nước,
thoát Hán thì dân sẵn sàng độ lượng cho tận hưởng bổng lộc đấy thôi? Triển vọng
xán lạn ấy có thể lắm chứ, sao lại không?
Quả bóng cứu dân
cứu nước hiện đang trong chân người cầm quyền, dân rất mong mỏi những người cầm
quyền biết xử lý thông minh, khôn ngoan, ích nước lợi nhà. Chỉ trừ trường hợp
chẳng may, đợi mãi, vô vọng (chẳng hạn như tiền đạo họ Phùng cứ sút mãi bóng
vào lưới nhà) thì tất nhiên dân phải đứng dậy giành quả bóng về chân mình mà xử
lý theo đúng ý nguyện của dân, để “nâng
thuyền hay lật thuyền” như quy luật của muôn đời mà Nguyễn Trãi đã
diễn tả bằng một hình ảnh lưu danh bất hủ…
H.S.P.
(2-6-2014)
Hà Sĩ Phu
Nguồn: http://www.boxitvn.net/bai/26882
VRNs (04.06.2014) – Sài Gòn – VOA cho biết: “Hoa
Kỳ nói nhân quyền là một phần hết sức quan trọng trong mối quan hệ Việt-Mỹ hiện
nay giữa căng thẳng Biển Đông, chính sách tái cân bằng của Washington ở Châu Á,
và các cuộc thương lượng Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP.
Trợ lý Ngoại
trưởng về Dân chủ-Nhân quyền-Lao động, Tom Malinowski, trưởng phái đoàn Mỹ tham
gia đối thoại nhân quyền với Việt Nam giữa tháng 5 năm nay, khẳng định quan hệ
quân sự và thương mại Việt-Mỹ sẽ tiến sâu hơn nữa khi Hà Nội cải thiện nhân
quyền”.
Vào
ngày 29 tháng 5, Liên Hội Người Việt Canada đã được Tiểu Ban Nhân Quyền Quốc Tế
của Ủy Ban Thường Trực Quốc Hội Canada về Ngoại Giao và Phát Triển Quốc Tế
(Sub-Committee on International Human Rights of the House of Commons Standing
Committee on Foreign Affairs and International Development) mời điều trần về
vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Theo
website Mạch Sống: “Cuộc điều trần đã diễn ra tại phòng 253 D, Centre Block,
quốc hội Canada, trước sự hiện diện của các thành viên của Tiểu Ban, và sự tham
dự của một số đông đồng bào tại Ottawa và các nơi khác tới, trong đó có TNS Ngô
Thanh Hải, Ô. Vincent Labrosse, phụ tá, cùng các sinh viên thực tập hè tại văn
phòng TNS. Bà Đặng Thị Danh, Cựu Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt vùng Montréal
& Chủ Tịch Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Quốc và BS Trần Văn
Cường thuộc Hội Y Sĩ Việt Nam vùng Montréal. BS Bùi Trọng Cường, cựu Chủ Tịch
Cộng Đồng Người Việt tại Úc Châu & Chủ Tịch Ủy Ban Chống Bắc Thuộc; và Cô
Nguyễn Anh Thư, Chủ Tịch Hội Sinh Viên Việt Nam tại Đại Học Carleton, Ottawa”.
Cuộc
điều trần có sự tham gia của những người trong nước đang đấu tranh đòi nhân
quyền cho người Việt Nam trình bày về tình hình kinh tế, chính trị và những vi
phạm nhân quyền đang diễn ra, là luật sư Nguyễn Văn Đài, cựu tù nhân lương tâm
Phạm Thanh Nghiên và tiến sĩ Phạm Chí Dũng. Các diễn giả này trình bày bằng
video clip được quay trước từ Việt Nam. Ngoài ra, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng,
giám đốc điều hành BPSOS, đã trình bày về nạn buôn người và sự bóc lột lao
động.
Tình
hình nhân quyền Việt Nam trong những tháng đầu năm rất tồi tệ. Việc bắt người
tuỳ tiện vẫn diễn ra ở Đồng Tháp với các nhà dân quyền Bùi Thị Minh Hằng,
Nguyễn Thúy Quỳnh và ông Minh.
Tại Đồng Nai bắt cô Lê Thị Phương Anh, người đã
tố cáo những gian dối của nhà cầm quyền trước đây trong vụ vu cho chồng cô mắc
bệnh tâm thần. Trong nhà tù, các tu nhân chính trị và tôn giáo tiếp tục bị cô
lập, quấy nhiễu và không được hưởng những quyền con người, mà quy định của luật
phát không hạn chế quyền của người tù. Nhất là các vụ bắt và đàn áp người biểu
tình yêu nước.
VRNs (02.06.2014) – Tuần
thứ 60 (từ ngày 26/5 đến ngày 30/5/2014), Văn phòng nhận được hồ sơ của Dân oan
các Tỉnh, Thành phố: Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh
1) Bà
Rịa – Vũng Tàu:
Ông
Dương Đức Tá, H. Xuyên Mộc: Ông “tố cáo Lâm trường
Xuyên Mộc đã cướp đất của các hộ dân xã Hòa Hội về làm của cá nhân. Các hộ dân
được nhà nước di dời đi kinh tế mới và một số hộ dân di dời tự do đến lập
nghiệp. Yêu cầu Văn phòng Công lý & Hòa bình Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn giúp
đỡ cho các hộ dân chúng tôi.
Xin chân thành biết ơn sâu sắc”.
Kèm theo hồ sơ có
bài thơ với lời lẽ “Mong mặt trời….”:
Ai về
Hòa Hội mà coi,
Người
dân khốn khổ mảnh đời mong manh.
Trải
qua bao cuộc chiến tranh,
nay gặp
phải bọn “thực dân tân thời”.
Bọn
chúng là ma trơi thú dữ,
bọn
chúng là quỉ sứ sa tăng,
hung
hăng, ngạo mạn, kiêu căng,
coi
thường pháp luật, coi dân như bèo…
Than
ôi! Biết đến bao giờ,
Dân
nghèo mới có giấc mơ đổi đời!
Hồ sơ
Ông gửi có Đơn tố cáo ký tên tập thể (chữ ký gốc) của hơn 60 hộ dân: trình bày
rõ nguồn gốc đất của các hộ dân, “tài sản quan trọng đối với người nông dân
chúng tôi, Lâm trường Xuyên Mộc đã lấy hết đất của chúng tôi, thử hỏi chúng tôi
sống bằng nghề gì? Còn những quan chức Lâm trường, không bỏ một chút công sức
lao động, mà nay mỗi ông sở hữu hàng chục, hàng trăm ha đất mà ngày xưa những
hộ dân chúng tôi khai hoang ra, còn chúng tôi không còn một tấc đất nào để sản
xuất…” Đơn tố cáo liệt kê cụ thể những quan chức, cán bộ Lâm trường, cán bộ xã
có tên chiếm đoạt đất của dân:
1) Ông Quang- cựu GĐ Lâm trường được 110 ha;
2)
Ông Tiến GĐ Lâm trường (đã về hưu) được 80 ha;
3) Ông Hiền – cán bộ Lâm trường
20 ha;
4) Ông Mười Châu- Cán bộ LT 58 ha;
5) Ông Cơ GĐ LT 30 ha;
6) Ông Thái-
CB LT 11 ha;
7) Ông Đình- CB LT 8 ha;
8) Ông Hải (Mai)- CB LT 10 ha;
9) Ông Hải
(già)- CBLT 6 ha;
10) Ông Thành – CBLT 70 ha;
11) Ông Thế – chủ tịch xã- đã về
hưu 8 ha;
12) Ông Ngàn- chủ tịch xã 10 ha;
13) Ông Đài- Trưởng công an xã 10
ha;
14) Ông Đạt- P. bí thư 9 ha;
15) Ông Hùng – P. ca 2 ha;
16) Ông Dũng- P.
Chủ tịch xã 8 ha;
17) Ông Bình- bí thư xã 2 ha;
18) Ông Thuần P. chủ tịch 2 ha
;
19) Ông Hùng – bí thư 2 ha…
“Đây là số quan chức, cán bộ đứng tên làm, còn
mượn danh người khác đứng tên mà chúng tôi chưa nêu ra… Chúng tôi tha thiết yêu
cầu quí cấp chính quyền tối cao sớm vào cuộc để lấy lại công bằng cho xã hội,
cho những nông dân lao động nghèo có đất để sản xuất, ổn định cuộc sống, có lợi
cho gia đình, có ích cho xã hội…”
Hồ sơ có bản chính Thông báo Kết quả giải
quyết tố cáo đề ngày 23/5/2014 của UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu do P. Chủ tịch
tỉnh Trần Ngọc Thới ký tên, đóng dấu. Đọc Thông báo, chúng tôi ngỡ ngàng về các
nhận định, giải quyết “không tình, không lý”, dựa vào pháp lý để bênh vực quan
chức, cán bộ… mà không chú ý đến nguyện vọng người dân.
Cụ thể: Tỉnh cho rằng,
một số hộ đang quản lý, sử dụng đất là do “nhận khoán” chứ không phải “Lâm
trường lấy đất của dân”; “Nội dung tố cáo một số cán bộ Lâm trường sử dụng quá
nhiều đất là có thật: như hộ Nguyễn Xuân Quang (nguyên GĐ LT) 177,8 ha (Ông
Quang 45,6 ha; Vợ Ông Quang 29,7 ha; Bà Loan (con Ông Quang) 19,6 ha; Con trai
và dâu Ông Quang 82,9 ha); Hộ Nguyễn Trung Tiến 46,4 ha. Ngoài ra, chị, em Ông
Tiến 50, 8 ha; Hộ Sầm Sơn Thùng (P. Phòng kỹ thuật) 36,8 ha; Hộ Võ Kim Thành
(nguyên TP tổ chức) 59,7 ha; Hộ Trần Danh Hòa 20 ha; Hộ Lê Văn Cơ (GĐ) 44,5 ha;
Hộ Lưu Ngọc Châu P. GĐ- 86 ha; Hộ Nguyễn Ngọc Đình (lái xe) 50, 2 ha; Hộ Nguyễn
Quang Hiền (phân trường trưởng) 34,2 ha.
Ngoài ra, còn một số cán bộ Lâm trường
nhận hợp đồng khoán với diện tích trung bình khoảng 15 ha/ cá nhân…” Thông báo
kết luận: “Tuy nhiên, …văn bản pháp luật không qui định hạn mức tối đa giao
khoán…”. “Đơn vị giao khoán thực hiện chưa đúng theo trình tự giao khoán….hợp
đồng giao khoán với các đối tượng đã về hưu, cán bộ, công chức không làm việc
cho bên giao khoán, nhiều người trong cùng một hộ gia đình, không cư trú trên
địa bàn…”. “Nội dung tố cáo Lâm trường không sử dụng đất để trồng rừng mà sử
dụng trồng cao su là có thật”… “Nội dung tố cáo Lâm trường không sử dụng đất để
trồng rừng mà sử dụng đất để trồng cây ăn trái là…đúng”… “Trên cơ sở kết quả
kiểm tra , rà soát nội dung tố cáo, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo khắc phục…”.
Vấn đề
chính ở đây mà các hộ dân thắc mắc, khiếu nại là:
Tại sao quan chức, cán
bộ…không bỏ công sức khai phá…mà nay lại được “quản lý, sử dụng” (dù là nhận
khoán) hàng trăm, hàng chục ha đất, sau đó lại sử dụng đất nhận khoán trồng
rừng này đem trồng cao su, trồng cây ăn trái, nhãn, điều, quýt …mà “trước đây
đã có biện pháp xử lý…nhưng thiếu kiểm tra, quản lý …dẫn đến các hộ tiếp tục sử
dụng đất giao khoán sai mục đích”…
Còn người dân, bỏ công sức khai phá trước
đây, nay không một tấc đất (dù là nhận khoán để sản xuất)?
Câu hỏi này, lập tức
đã được tỉnh trả lời cho các hộ dân (237 đơn) cùng ngày 23/5/2014 tại văn bản
số 3381/UBND-VP (hồ sơ kèm theo bản chính) rằng: “…đơn khiếu nại không có gì
mới …tỉnh kết luận: Các trường hợp xin lại đất, yêu cầu trả lại đất hoặc khiếu
nại đất của các hộ dân…là không có cơ sở để giải quyết”.
Ngoài ra, phải làm rõ,
tại sao Thông báo của Tỉnh nêu rõ các trường hợp “hộ”, nhưng sau lại ghi nhận
cá nhân. Ví dụ: (nguyên văn) “Hộ Nguyễn Xuân Quang (nguyên GĐ LT) : 177,8ha
(Ông Quang: 45,6 ha; vợ Ông Quang: 29,7 ha; Bà Loan (con Ông Quang): 19,6ha; Ông
Lâm, bà Trúc (con trai và dâu Ông Quang đã tách khẩu) : 82,9 ha”.
Hộ gia đình
trong Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự…hoàn toàn có quyền, nghĩa vụ… khác với cá
nhân. Mặc dù Nghị định số 135/2005/NĐ-CP của Chính phủ – mà Thông báo của Tỉnh
dẫn ra- “không qui định hạn mức tối đa giao khoán”, nhưng Nghị định này nêu rõ:
phải “…theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng, pháp luật về thủy sản” (khoản 1 Điều 4), mà Luật Đất đai thì qui
định rõ về “hạn mức” tại Điều 70.
Còn Điều 3 Nghị Định này nêu rõ “mục tiêu
giao khoán là… tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần
xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn”. Như vậy có
“công bằng, dân chủ, công khai” không khi một cán bộ (về hưu) không còn sức lao
động được sử dụng 45,6 ha; vợ ông ta sử dụng 29,7 ha, các con Ông ta sử dụng
hơn 100 ha. Còn người dân thì không có tấc đất nào?
Làm sao Ông về hưu có thể
“sử dụng” nổi 45,6 ha đất, nếu không thuê, mướn lao động?
Thế thì trở lại thời
“địa chủ, tá điền…” và có lẽ đây là mục tiêu “xóa đói, giảm nghèo” cho nông dân
có đất trước đây?
Rồi tại sao các hộ “vi phạm… sử dụng sai mục đích…” lại không
bị “chấm dứt Hợp đồng, bồi thường…” như Nghị định mà tỉnh lôi ra làm căn cứ? Và
cuối cùng, những hộ không phải là “cư trú tại địa bàn…” hộ “vi phạm…” thì xứ lý
ra sao? Những hộ dân “tại chỗ”, “có đời sống khó khăn…” có được ưu tiên như
khoản 2 Điều 2 Nghị định này qui định không? Các hộ dân xã Hòa Hội, huyện Xuyên
Mộc nói trên cần tìm kiếm Luật sư để được hỗ trợ pháp lý, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình.
2) Tây Ninh:
a) Bà
Phạm Thị Hồng, H. Tân Châu: Bà tố cáo “công an, viện
kiểm sát, tòa án huyện Tân Châu về cái chết của chồng Bà”; ngoài ra, có “kháng
nghị giám đốc thẩm”…Hồ sơ Bà gửi xác định: chồng bà , Ông Nguyễn Văn Tẩm – cựu
chiến binh, mất sức 65% trong chiến tranh chống Mỹ- bị tạm giam, kết án 2 năm 6
tháng tù do bị kết tội là “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền và
lợi ích nhà nước….”. Hành vi cụ thể là “Do bị bác đơn về việc khiếu kiện đòi
đất…
Ông Tẩm và những người khác đã soạn đơn khiếu nại khẩn cấp… gởi đến các
lãnh đạo, cơ quan nhà nước cấp trung ương….”. Chồng Bà kháng cáo, nhưng trong
khi chờ Tòa án phúc thẩm xét xử, chồng Bà đã chết trong trại tạm giam.Văn phòng
đề nghị Bà liên hệ Luật sư Bà đã nhờ tại phiên Tòa phúc thẩm giúp soạn đơn đề
nghị giám đốc thẩm vụ án với những tình tiết như Bà nêu trong “kháng nghị giám
đốc thẩm”.
b) Bà
Nguyễn Thị Kim Liên, H. Tân Châu: Bà và một số hộ dân có
Đơn “kiến nghị và tố cáo UBND tỉnh Tây Ninh, năm 1983 lấy đất dân Việt kiều
Kampuchia yêu nước”. Hồ sơ Bà gửi có Thông báo số 404/TB-UBND ngày 24/2/2014
V/v chấm dứt giải quyết khiếu nại của công dân (gửi Bà Trần Thị Đính).
Cũng
trong hồ sơ có văn bản số 1692 của UBND tỉnh trả lời Đơn khiếu nại của Bà Trần
Thị Đính, tại văn bản khẳng định “đã nghiên cứu nội dung đơn…”, nhưng thể hiện
rõ, chẳng nghiên cứu gì, vì Bà Đính gửi đơn, UB tỉnh trả lời cho Bà Đính, nhưng
toàn bộ văn bản đều “trả lời cho…Ông”. Bà có thể làm đơn khởi kiện gửi Tòa án
Tỉnh theo Thông báo hướng dẫn.
3) Đồng
Nai:
Bà Lê
Đoàn Ngọc Nữ, Xuân Lộc: Bà “gửi hồ sơ Dân Oan Chú
Trần Nguyên Huynh, sinh năm 1942, bị XN NN&DV Sông Ray chiếm đất ngày
28/5/1997 cho đến nay. Dù đã gửi nhiều đơn… nhưng không được giải quyết.
Vào
ngày 25/2/2013, HĐND tỉnh, chánh thanh tra tỉnh có xuống UBND xã tiếp nhận hồ
sơ nhưng cũng không phúc đáp gì. Đại diện cho những người Dân Oan, tôi kính
mong Văn phòng Công lý& Hòa bình giúp đỡ”.
Kèm theo hồ sơ có một xấp phô tô
các bài báo như: Sông Ray phải chăng là vùng trời vô chính phủ…Hồ sơ Ông gửi
thiếu nhiều tài liệu để xác định vụ việc. Tuy vậy, theo Văn phòng, Ông có thể
trực tiếp đến Thanh Tra tỉnh – địa chỉ số 395, đường 30/4, phường Quyết Thắng, TP.Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai- để hỏi kết quả buổi làm việc “tiếp công dân, tiếp nhận tài
liệu và sẽ nghiên cứu…” vào hơn một năm trước đây (25/2/2013) do trực tiếp Ông
chánh thanh tra Nguyễn Quốc Cường chủ trì, nhận tài liệu, hồ sơ.
Ông cũng có
thể liên hệ điện thoại với Ông Nguyễn Quốc Cường số 0613.825.657 hoặc 0918 142
140. –
Email: cuongnq@dongnai.gov.vn.
Văn
phòng Công lý & Hòa bình
Dòng
Chúa Cứu Thế- Sài Gòn
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching