X

Monday, March 31, 2014

Ngoại trưởng Kerry yêu cầu Nga rút binh sĩ khỏi biên giới Ukraine

Ngoại trưởng Kerry yêu cầu Nga rút binh sĩ khỏi biên giới Ukraine

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói chuyện tại cuộc họp báo ở Paris, 31/3/14
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói chuyện tại cuộc họp báo ở Paris, 31/3/14

30.03.2014
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry, hôm Chủ nhật, yêu cầu Nga rút hàng ngàn binh sĩ tập họp đông đảo dọc theo biên giới Ukraine, với nhận định rằng các lực lượng đó gây ra một bầu ‘không khí sợ hải’ bên trong lãnh thổ Ukraine không hỗ trợ cho việc đối thoại ngoại giao.

Ông Kerry cho phóng viên báo chí biết về vấn đề này, hôm thứ Hai, sau cuộc thảo luận kéo dài 4 giờ đồng hồ với ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Paris.

Nhà ngoại giao Mỹ nói rằng cả Nga và Hoa Kỳ đều đồng ý về quyền của người dân Ukraine quyết định tương lai của họ. Ông cũng nói rằng cả 2 phía đều đưa ra đề nghị để làm dịu bớt cuộc khủng hoảng do việc Nga sát nhập bán đảo Crimea.

Trong một cuộc họp báo riêng rẽ, Ngoại trưởng Nga Lavrov nói rằng ông đã thỏa thuận cùng làm việc với chính phủ và người dân Ukraine nhằm đạt được tiến bộ về các quyền của thành phần thiểu số và các quyền về ngôn ngữ.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói ông trở về Washington để hội ý với Tổng thống Barack Obama và cho biết các cuộc đàm phán song phương sẽ diễn ra trong tương lai gần.

Tuy nhiên ông nhấn mạnh rằng sẽ không có quyết định nào về tương lai của Ukraine mà không có sự tham gia của chính phủ ở Kyiv.

Nga đã nhiều lần lập lại lời trấn an phương Tây rằng họ không có ý định đưa quân vào Ukraine, tuy nhiên ông Lavrov đã không đưa ra bình luận thêm nữa về sự hiện diện của quân đội Nga gần các biên giới miền đông và miền nam Ukraine. Ông cũng không đưa ra tuyên bố trực tiếp nào nữa về những đề nghị đàm phán trực tiếp giữa Moscow và Kyiv.

Các viên chức Mỹ ước lượng Nga đã tập họp khoảng 40.000 binh sĩ đến biên giới Ukraine. Giới chức chính phủ Ukraine cho rằng quân số Nga gia tăng trong các vùng biên giới miền bắc, miền đông và miền nam nước này lên gần 100.000.

Các nước láng giềng của Ukraine – các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã tuyên bố độc lập khi Liên Xô tan rã năm 1991, mạnh mẽ lên án việc sát nhập Crimea cũng như gia tăng áp lực đối với Kyiv với sự hiện diện của binh sĩ Nga.

Liên hiệp quốc cũng lên án hành động sát nhập Crimea của Nga, trong khi Hoa Kỳ và các nước đồng minh châu Âu đã bắt đầu áp dụng biện pháp trừng phạt kinh tế Nga.

Quan hệ giữa Nga và Ukraine xuống dốc gần một tháng trước đây, sau khi các lực lượng Nga tiến vào bán đảo Crimea. Một cuộc trưng cầu dân ý nhanh chóng diễn ra tiếp theo sau,  với thông báo được đưa ra trong một thời gian ngắn, và kết quả là vùng này tuyên bố độc lập tách ra khỏi Ukraine với ý định gia nhập Liên bang Nga.

Sau đó, ông Putin và quốc hội Nga đã sát nhập bán đảo Crimea, biến vùng này thành phần đất của Liên bang Nga.




Biển Đông: Hồ sơ Manila cáo buộc Bắc Kinh dày 4000 trang


TRANH CHP CH QUYN - 
Bài đăng : Ch nht 30 Tháng Ba 2014 - Sa đi ln cui Ch nht 30 Tháng Ba 2014

Bin Đông: H sơ Manila cáo buc Bc Kinh dày 4000 trang

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario (T) tại cuộc họp báo ở Manila ngày 30/03/2014.
Ngoi trưởng Philippines Albert del Rosario (T) ti cuc hp báo Manila ngày 30/03/2014.
REUTERS/Romeo Ranoco

Trọng Nghĩa  RFI

Đúng như dự kiến, vào hôm nay, 30/03/2014, chính quyền Manila đã chính thức chuyển đến tòa án của Liên Hiệp Quốc bản luận chứng cáo buộc rằng các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo yêu cầu của Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ITLOS, được giao trách nhiệm xem xét vụ kiện này, bên nguyên đơn là Philippines phải nộp tài liệu này chậm nhất là vào hôm nay.

Trong mt cuc hp báo ti Manila, Ngoi trưởng Philippines Albert del Rosario xác nhn là Manila đã chính thc np h sơ cho tòa án trng tài Liên Hip Quc đ yêu cu phán quyết rng các đòi hi ch quyn ca Trung Quc ti Bin Đông đã vi phm lut pháp quc tế.
Theo hãng tin Pháp AFP, tp h sơ mà Philippines đ trình dày khong 4000 trang, nhưng ni dung c th ra sao chưa được các quan chc trong chính quyn Manila tiết l.
Phát biu trong cuc hp báo, Ngoi trưởng Philippines ch bình lun rng v kin Trung Quc liên quan đến vn đ « bo v nhng gì thuc v Philippines mt cách hp pháp, bo đm tương lai cho con em người Philippines » và « bo đm quyn t do hàng hi cho mi quc gia ».
Trung Quc hin đang t nhn mình là ch nhân ca hu như toàn b vùng Bin Đông, k c nhng vùng ăn vào thm lc đa ca các láng ging và rt xa b bin Trung Quc. Yêu sách ca Bc Kinh đã đi lp vi các tuyên b ch quyn ca các láng ging khác – Philippines, Vit Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Trong thi gian gn đây, Bc Kinh đc bit chĩa mũi dùi vào các vùng bin đo, bãi ngm mà Philippines tuyên b ch quyn ti Bin Đông. Sau s c Scarborough Shoal vào năm 2012, qua tháng Giêng năm 2013, Philippines quyết đnh kin Trung Quc ra trước tòa án quc tế. Trung Quc t chi tham gia v tranh tng nhưng các th tc vn được khi đng.
Vào khi y, Philippines cho biết là s yêu cu Tòa án quc tế tuyên b là các yêu sách ca Trung Quc ti Bin Đông – c th hóa bng tm bn đ « lưỡi bò » - không phù hp vi Công ước Liên Hip Quc v Lut Bin.


__._,_.___

Lâu lâu có hiện tượng la Văn tả bác Hồ


 

Văn tả bác Hồ

Đồng dao Ba Đình

VAN-2

              

Tập làm văn

em be ganh lua
1- Tả chú thương binh.
Bài làm: Gần nhà em có một chú thương binh, chú đã bị thương 2 lần. Một lần ở Buôn Mê Thuột và một lần ở đùi.
2- Hãy cho biết cảm nhận của bạn về nhà thơ Tú Xương qua bài “Thương vợ.”
Bài làm: Tú Xương là một nhà thơ thương vợ nên có nhiều con. Đồng thời ông cũng là một người thông minh, khôn khéo biết nhường cho vợ những việc nặng nhọc mặc dù ông thi hoài mà không đậu.
3- Tả cảnh trường em trước giờ học.
Bài làm: Đầu giờ học, khi tiếng trống trường báo hiệu vào mười lăm phút đầu giờ, sân trường em thật hỗn loạn. Các bạn chen lấn xô đẩy nhau. Các bạn còn đè lên nhau, dẫm đạp nhau để kịp vào lớp đúng giờ. Trước cổng trường, một vài cô giáo đi muộn hối hả chạy vào lớp vì bận cho con bú.
4- Giải thích câu thành ngữ “Anh em như thể tay chân.
Bài làm: Anh em như thể tay chân nghĩa là khi “chân” đau thì “tay” băng bó cho “chân;” còn nếu “tay” đau, thì “chân ” đưa “tay” đi bệnh viện.
5- Tả bà ngoại em.
Bài làm: Nhà em có nuôi một bà ngoại, mỗi sáng thức dậy bà thường lên phòng bố mẹ và em hỏi to: “Vợ chồng, con cái chúng mày ăn gì để tao còn mua?
6- Em hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống: “… đi đôi với hành”.
Bài làm: Thịt đi đôi với hành.
7- Em hãy thay lời Âu Cơ kể lại câu chuyện Lạc Long Quân.
Bài làm: Lạc Long Quân hiện lên và nói với tôi rằng: “Ta và nàng đến đây hết tình, ta đưa 50 con xuống biển, nàng đưa 50 con lên bờ.” Nói xong rồi Lạc Long Quân nhảy tùm xuống biển lặn mất.
8- Tả một chiếc xe mô-tô.
Bài làm: Gần nhà em có một chú tên Khánh nhà chú có một chiếc xe môtô. Hằng ngày chú thường xách xe ra đi chợ. Mỗi lần bước lên xe chú hụ ga thật lớn. Bởi thế mỗi lần chú hụ ga là mẹ em bảo: “Thằng trời đánh.
9- Tả cảnh đêm đông của gia đình em.
Bài làm: Đêm đông, gia đình em quây quần ấm cúng bên bếp lửa hồng. Bố em ngồi đọc báo, mẹ em ngồi đan len, chúng em thì ngồi học bài, còn ông nội bà nội em thì ngồi nói chuyện ở bàn ăn mà ngọn đèn dầu chiếu hình lên trên tường trông giống như hai con khỉ già vậy.
10- Em hãy đặt câu với từ “thông thái.”
Bài làm: Bạn Thông thái rau giúp mẹ.
11- Đặt câu có cụm từ nối tiếp “Vả lại.”
Bài làm: Tối hôm qua em và chị gái em cãi nhau. Chị vả em một cái, em vả lại chị một cái.
12- Tả lớp học của em.
Bài làm: Trường em thật là đẹp, các phòng học thật là xinh. Cô giáo giảng bài thật nhiệt tình và say sưa, miệng cô cứ líu lo như chú chim suốt cả ngày. Trong cái nắng oi ả của mùa hè tiếng ve kêu của những chú ve sầu và tiếng cô giáo quát bạn Nam làm cho em bị thức giấc và cảm thấy khó chịu.
13-Tả buổi tối ở gia đình em.
Bài làm: Buổi tối, gia đình em sau khi ăn cơm xong thường quây quần bên nhau. Bố em ngồi xem thời sự, mẹ em ngồi khâu quần áo. Em ngồi học bài. Bỗng nhiên mẹ em giật mình và hỏi bố em: “Anh ơi, tháng này lĩnh lương chưa?”
14- Tả công viên.
Bài làm: Gần nhà em có một cái công viên. Buổi sáng hay có các cụ già đi bộ tập thể dục. Buổi trưa hay có các bác xe ôm đỗ xe ngủ. Buổi tối hay có các cô chú ngồi ôm nhau.
15- Tả con đường tới trường.
Bài làm: Con đường đến trường thân yêu của em, em đi mỗi ngày. Đường rất xa khi em đi bộ nhưng lại rất gần khi mẹ chở em bằng xe Honda.
1- Đặt câu với vần “iêu”: Mẹ em thích tiêu tiền.
2- Đặt câu có từ “tập thể”: Sáng nào em cũng tập thể dục.
3- Tả cơn mưa rào: Chiều qua, trời đang nắng chang chang bỗng nhiên sân nhà em đổ cơn mưa rào. Tiếng mưa rơi bập bùng phập phồng nên bố em hát: “Trời mưa bong bóng phập phồng. Em đi lấy chồng để khổ cho anh”.
4- Hãy đặt câu có từ “đỡ đần.” Vì em chăm học nên em đỡ đần.
5- Hãy tả một người bạn thân của em: Em có cô bạn tên là Hương. Bạn có mái tóc đen nhánh. Đôi mắt to, cái bụng của bạn trắng hếu.
6- Em hãy tả bà của mình: Nhà em có nuôi một bà nội suốt ngày ngồi phẩy quạt nhưng ruồi không bay khỏi miệng, mồm luôn dạy cháu phải sạch nhưng bà lại lấy khăn lau bàn để lau ly uống nước.
7- Tả con trâu: Quê em nhà nhà làm nông nghiệp nên gia đình ai cũng có một con trâu. Chú trâu nhà em rất khỏe mạnh và chăm chỉ. Ngày ngày chú theo bố em ra đồng để cày ruộng. Thân hình chú vạm vỡ, 2 chiếc ngà dương lên oai hùng. Chân chú rất to và đen hơn chân bố em nhiều.
8- Tả một buổi đi chơi mà em tham gia: Chủ nhật vừa qua cả nhà em được tổ chức đi Vũng Tàu. Mọi người dậy từ rất sớm để tập họp lên xe. Đi được một quãng đường mọi người trên xe đều ngủ chỉ trừ bác tài là còn thức vì bác đã uống thuốc chống ngủ.
9- Tả bác công nhân: Tay bác toàn dầu mỡ, trán thì lấm tấm mồ hôi, tai bác như hai cái mộc nhĩ. Thỉnh thoảng bác hay ra bờ rào vườn rau nhà em đi vệ sinh.
10- Tả em bé: Gần nhà em có một em bé rất dễ thương, vì hay bị té nên đầu em bị móp.
11- Đặt câu hỏi với vần “ôm, ốp.”: Mẹ em tát em đôm đốp.
12- Tả cái cặp đi học: Bố em mua cho em cái cặp rất to và đẹp. Hàng ngày em đeo nó đến trường. Cái cặp đựng được nhiều sách vở. Nó to như cái bình thuốc sâu của mẹ vậy!
13- Tả ông nội: Nhà em có nuôi một ông nội. Ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây?
14- Tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi: Trống đánh tùng… tùng… các bạn ùa ra sân trường như bầy chim vỡ tổ. Chỗ này các bạn gái nhảy dây, chỗ kia các bạn trai đá cầu, thỉnh thoảng lại vang lên tiếng chửi “đ. mẹ” !!!
15- Tả con gà trống: Nhà em có một con gà trống. Cứ sáng sớm thức dậy, con gà trống nhà em nó đều nhảy phốc lên cây rơm, gáy ò ó o ầm ĩ. Gáy xong 1 hồi dài nó lấy 2 cánh vỗ phành phạch vào mông đít. Tức mình, em ném nó què chân.



Toyota bị phạt 1,2 tỉ USD vì giấu giếm trục trặc xe hơi

Toyota bị phạt 1,2 tỉ USD vì giấu giếm trục trặc xe hơi


19.03.2014
Hãng sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, Tập đoàn Toyota Motor của Nhật Bản, thừa nhận rằng họ cố tình che giấu công chúng về những vấn đề an toàn xe hơi gây chết người vài năm trước và đồng ý nộp phạt 1,2 tỉ USD cho chính phủ Mỹ để dàn xếp một cuộc điều tra hình sự.

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Mỹ Eric Holder loan báo quyết định dàn xếp vụ điều tra bốn năm ở Washington hôm thứ Tư. Ông gọi hành vi của công ty là "đáng hổ thẹn."

Ông Holder nói Toyota lo lắng về hình ảnh của công ty hơn là vấn đề an toàn xe.

Cuộc điều tra tập trung vào tầm mức mà Toyota định giấu giếm những vấn đề tăng tốc ngoài ý muốn của một số mẫu xe Toyota và Lexus vào năm 2009 và 2010. Sự cố này dẫn đến tai nạn chết người vì người lái không kiểm soát được xe của mình khi xe đột nhiên tăng tốc rất nhanh.

Toyota thu hồi 10 triệu chiếc xe khi trục trặc này bắt đầu được nhiều người biết tới, nhưng vẫn tiếp tục đổ lỗi cho người lái xe và tấm lót chân đặt không đúng chỗ khiến chân ga bị kẹt làm tăng tốc bất ngờ. Trước đó Toyota đã nộp phạt hơn 66 triệu USD cho cơ quan giao thông của Mỹ vì chậm trễ báo cáo vấn đề.

Hàng trăm đơn kiện Toyota đã nộp có liên quan đến vấn đề tăng tốc và những thiệt hại kinh tế mà chủ sở hữu xe Toyota phải chịu vì xe bị thu hồi. Toyota dàn xếp những vụ thiệt hại kinh tế với hơn một tỉ USD và cho biết họ đang thương lượng trong gần 400 vụ khác. Bồi thẩm đoàn đứng về phía Toyota trong hầu hết những vụ tử vong và thương tích.

Ông Holder cho biết 1,2 tỉ USD là mức tiền phạt lớn nhất mà Mỹ từng buộc một hãng sản xuất xe hơi phải nộp.

Toyota cho biết họ đã "thực hiện những thay đổi căn bản" trong cách thức hoạt động để "đáp ứng và tập trung nhiều hơn vào người dùng."

Vụ dàn xếp của Toyota theo ngay sau hai đợt thu hồi gần đây của hãng General Motors của Mỹ, hãng xe lớn thứ hai thế giới, với tổng số xe thu hồi hơn ba triệu chiếc.

__._,_.___

‘Kleptocracy’ đã đến Việt Nam rồi chăng?

‘Kleptocracy’ đã đến Việt Nam rồi chăng? 

Dinh thự xa hoa của Tổng thống Ukraina bị lật đổ Viktor ở Mezhyhirya, Kiev.
Bùi Tín
20.03.2014 
Vấn đề tên gọi một nước rất quan trọng. Mọi người, nhất là các sinh viên ngành Chính trị và Luật học, biết rõ điều đó.

Ở nước ta năm ngoái, khi bàn luận về Hiến pháp 2013, cũng rộ lên vấn đề nên gọi nước ta là gì? Nước Cộng hòa VN? Nước VN Cộng hòa? Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa? Cuối cùng Quốc hội đã quyết định để nguyên tên cũ: nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Nhưng như thế đã ổn chưa? Chính xác chưa?

Các nhà chính trị Cộng sản thời Stalin, Mao sáng tạo ra chế độ Dân chủ Nhân dân, rồi Chủ nghĩa Xã hội theo học thuyết Marx - Lenin. Ở Bắc Âu có những nước được gọi là Nhà nước Phúc Lợi do có những chính sách chăm lo đến cuộc sống của con người từ khi trong bụng người mẹ, trong nôi, học vỡ lòng, lên trung học, đại học, khi đau ốm, khi thất nghiệp, góa bụa, khi nghỉ hưu, khi từ trần. Có nước tên gọi rất hay, rất đẹp, nhưng không thấy chút vẻ đẹp nào trong thực tế, ngược lại.

Những năm gần đây một số nhà xã hội học quốc tế đã dùng lại một số khái niệm xưa cũ để chỉ một số chế độ chính trị thời hiện tại. Ví dụ như khái niệm Kleptocracy được định nghĩa là chế độ , chính quyền tham nhũng tràn lan, rộng khắp, nặng nề.

Gần đây, từ Kleptocracy được dùng để chỉ các chế độ Saddam Hussein ở Irak, Bel Ali ở Tunisia, Muanmar Gaddafi ở Libya, Hosni Mubarak ở Ai Cập…nơi tệ nạn tham nhũng hoành hành rộng khắp và cực kỳ nghiêm trọng. Một số cơ quan truyền thông Việt ngữ như mạng Dân Làm Báo, hoặc báo Người Việt đã dịch từ này là chế độ ‘’ăn cắp‘’, «đạo tặc’’, hay Nhà nước «ăn cắp», Nhà nước «đạo tặc».

Ở Việt Nam đã có một số nhà bình luận lên tiếng báo động về nạn tham nhũng ’’tràn lan’’, ‘’dữ dội’’, ‘’khủng khiếp’’,’’ «một quốc nạn nội xâm», có sức tàn phá đất nước kinh hoàng, làm nhân dân mất niềm tin, và theo lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đang ‘’đe dọa đến sự tồn vong của chế độ’’.

Trên báo Người cao tuổi giữa tháng 2/2014 đã nêu lên nghi vấn về ‘’tài sản khủng’’ kèm theo ảnh biệt thự hoành tráng giữa vùng đất rộng của nguyên Thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền ở tỉnh Bến Tre, tiếp theo là tin tức trước ngày nghỉ hưu ông Truyền đã vội ký một lèo hàng 30 quyết định thăng cấp và lên chức cho cán bộ cấp cao, vạch trần bộ mặt của một ông lớn ăn cắp quả tang, vì theo mức tiền lương, ông Truyền phải để hơn 40 năm không ăn tiêu gì mới tích lũy được số tiền để dựng lên ngôi nhà như thế.

Cũng báo Người cao tuổi trong số ra cuối tháng 2 đã nêu lên trường hợp Ngô Văn Khánh, phó Tổng thanh tra chính phủ, cũng ký hàng loạt quyết định bổ nhiệm cán bộ cấp cao trước khi nghỉ hưu, kèm theo lời tố cáo ông ta có hàng chục tỷ đồng VN (tương đương với hàng triệu đôla) gửi trong các ngân hàng. Làm sao mà một viên chức cộng sản lại có nhiều đến thế, nếu không ăn cắp của dân ?
Rồi còn vụ thượng tướng quan chức số 2 ngành công an được biết nhận hối lộ nhiều lần, lần thì 20 tỷ đồng, lần thì nửa triệu đôla, lần thì 1 triệu đôla, khiến cho ngay những đảng viên CS cũng phải kêu lên: Ở đâu ra mà nhiều đôla đến thế! Không ăn cắp của ngân sách thì ở đâu?

Hai mươi năm trước nhà thơ Nguyễn Duy đã thét lên, từ gan ruột anh:

Xứ sở từ bi, sao thật lắm thứ ma
Ma quái, ma cô, ma tà, ma mãnh
Quỷ nhập tràng xiêu vẹo những hình hài !
Xứ sở kỷ cương, sao thật lắm thứ vua
Vua mánh, vua lừa, vua chôm, vua chía
Vua không ngai, vua choai choai, vua nhỏ
Lãnh chúa sứ quân, san sát vùng cát cứ 

Đến nay, số ma, số vua ấy, đội ngũ kẻ cắp, kẻ cướp có quyền lực ấy đã phát triển thành những bầy sâu nhung nhúc khắp nơi, cấu kết để bảo vệ nhau tha hồ bòn rút các nguồn viện trợ và đầu tư ODA và FDI.

Trên báo Pháp luật on line đầu tháng 2/2014 nhà bình luận Phạm Chí Dũng và nhà kinh tế Phạm Chi Lan đã nêu lên nguyên nhân của tham nhũng lan tràn là thiếu một cơ chế giám sát tài chính, thanh tra các khoản đầt tư và viện trợ, các cơ quan thu nhận, phân phối, điều hành kinh doanh , thanh toán các khoản tiền cực lớn ấy. Tổng Thanh tra chính phủ, ban Kiểm tra Trung ương đảng, Quốc hội do đảng CS kiểm soát được lệnh không động đến.

Đây chính là những đặc điểm của các chế độ «đạo tặc», các nhà nước «ăn cắp’’.

Theo phân tích về chế độ Kleptocracy, tâm lý các nhà cai trị loại này là tâm lý của «kẻ cắp, kẻ cướp’’, mục tiêu là ăn cắp hay ăn cướp tiền để tiêu xài, hưởng lạc, đua đòi theo kiểu trọc phú, trưởng giả học làm sang, đi tắt để có nhiều tiền, không coi trọng tài kinh bang tế thế, coi khinh người có tài kinh doanh lương thiện biết tôn trọng luật pháp. Họ không chọn trí thức có học thuật, theo nhân cách, khả năng sáng tạo, mà chọn những kẻ theo hình ảnh của chính họ, chuyên mua quan bán chức, mưu ma chước quỷ, mánh mung cửa hậu, tuyển lựa bọn cơ hội, thậm chí hợp tác liên minh với bọn xã hội đen, côn đồ, lưu manh, miễn là có lợi.

Nhiều học giả nêu lên một đặc điểm của chế độ Kleptocracy là nó tàn phá các giá trị văn hóa đạo đức- tôn giáo cố hữu. Theo báo Pháp le Figaro ngày 24/2/2014, các nhà báo nước ngoài đã sửng sốt khi vào xem dinh thự hoành tráng của nguyên tổng thống Ukraine Victor Yanukovitch. Đây là một kiến trúc xa hoa lộng lẫy nhưng cực kỳ phản văn hóa, phô trương một cách lố bịch, tố cáo chủ nhân của nó là một tay trọc phú vô học.

Tâm lý xã hội đòi hỏi công lý, lập luận rằng không có lý gì một tên trộm vặt, một tay móc túi ngoài chợ, một kẻ ăn cắp gà vịt, chó hay trâu bò ở nông thôn thì bị nguyền rủa, săn đuổi, đánh đập không nương tay, trong khi những tên đạo tặc ‘’sang trọng, danh giá» quyền cao chức trọng ăn cắp hàng chục, hàng trăm triệu đôla lại không bị trừng phạt nghiêm khắc tương xứng với mức độ tội ác ‘’ghê gớm, khủng khiếp’’ gấp trăm ngàn lần của chúng.

Ở Việt Nam ai đã tạo nên cái xã hội đồi trụy bệ rạc đầy kẻ cắp kiểu cleptocracy khá là điển hình như thế này. Xin mời các học giả, anh chị em bloggers tư do và các bạn trẻ sinh viên trường Luật, ngành xã hội nhân văn lên tiếng, góp thêm ý kiến.

http://www.voatiengviet.com/content/kleptocracy-den-vietnam-roi-chang/1874897.html


Mỹ trừng phạt 16 quan chức của Nga
Thứ năm, 20 tháng 3, 2014 


Chánh Văn phòng Tối cao Phủ Tổng thống Sergei Ivanov có tên trong danh sách quan chức cao cấp Nga bị Hoa Kỳ trừng phạt
Hoa Kỳ cho hay Tổng thống Barack Obama vừa ký lệnh đặc biệt không chỉ trừng phạt các cá nhân mà cả những ngành kinh tế Nga ủng hộ cho cuộc hành động của Nga ở Ukraine.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ cũng công bố trên mạng tên tuổi 16 nhân vật cao cấp hay còn gọi là ‘nhóm chủ chốt’ (inner circle) trong giới lãnh đạo Nga bị Hoa Kỳ trừng phạt.
Hoa Kỳ nói họ đã ủng hộ quyết định của Tổng thống Vladimir Putin "dùng vũ lực" tại Ukraine.
Giới chức Hoa Kỳ căn cứ vào lệnh đặc biệt (E.O. 13661) ngày 16/3/2014 do Tổng thống Obama ký để trừng phạt quan chức Nga.
Chính quyền Nga đã đáp trả bằng cách ra lệnh tương tự với một số nhân vật cao cấp của Hoa Kỳ gồm cả Thượng nghị sỹ John McCain của đảng Cộng hòa, người đòi Tòa Bạch Ốc phải cứng rắn hơn với ông Putin.
Thượng nghị sỹ John McCain đã nhanh chóng lên Twitter viết rằng ông "hãnh diện vì bị Putin trừng phạt".
Lệnh cấm đi lại của Nga với Mỹ cũng nêu tên Chủ tịch Hạ viện John Boehner, thủ lĩnh khối dân biểu Dân chủ tại Thượng viện Harry Reid.
Thân với Tổng thống
Trong số 16 nhân vật của Nga có các vị thân tín với Tổng thống Vladimir Putin và được Hoa Kỳ nêu tên lần lượt như sau:
Viktor Ozerov: Chủ tịch Ủy ban An ninh và Quốc phòng của Thượng viện Liên bang Nga. 
Vladimir Dzhabarov: Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Liên bang Nga. 
Evgeni Bushmin: Phó Chủ tịch Thượng viện Liên bang Nga. 
Nikolai Ryzhkov: Thượng nghị sỹ Liên bang. 
Sergei Zheleznyak: Phó Chủ tịch Hạ viện tức Duma Quốc gia. 
Sergei Mironov: Thành viên Duma, thành viên Ủy ban Nhà cửa Hạ viện và lãnh tụ khối Nước Nga Công bằng trong Hạ viện. 

Một ngân hàng trị giá 10 tỷ USD của Nga cũng bị Mỹ trừng phạt
Aleksandr Totoonov: Thành viên Ủy ban Văn hóa, Khoa học và Thông tin của Thượng viện Liên bang Nga. 
Oleg Panteleev: Phó Chủ tịch Ủy ban các vấn đề nghị viện. 
Sergey Naryshkin: Thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia Liên bang Nga, cựu Chủ tịch Văn phòng Quốc hội. 
Victor Ivanov: Giám đốc Cục kiểm soát dược phẩm Liên bang, cựu Phó Giám đốc An ninh Liên bang, cựu nhân viên KGB, bạn thân của Vladimir Putin. 
Igor Sergun: Lãnh đạo Cục Quân báo Nga (GRU), Phó Tổng tư lệnh Quân đội. 
Sergei Ivanov: Chánh Văn phòng Tối cao Phủ Tổng thống, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, cựu Phó Thủ tướng Nga. 
Alexei Gromov: Phó chánh Văn phòng Tối cao Phủ Tổng thống. 
Andrei Fursenko: trợ lý của Tổng thống Liên bang Nga, Cựu Bộ trưởng Giáo dục và Khoa học, đồng minh thân cận của Vladimir Putin. 
Vladimir Yakunin: cựu Chủ tịch công ty Hỏa xa Nga, cựu lãnh đạo ngành hàng hải, bạn thân, hàng xóm của Vladimir Putin. 
Vladimir Kozhin: lãnh đạo ngành hành chính Liên bang Nga, chủ nhiệm cơ quan quản lý tài sản của Cục Tài sản Phủ Tổng thống. 
Danh sách những người này cùng chi tiết về nơi ở của họ, biện pháp trừng phạt với họ và cả những ai trợ giúp họ được đăng tải công khai ở Bấm trang web Bộ Tài chính Hoa Kỳ. 
Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng nêu ra tên Ngân hàng Bank Rossiya bị trừng phạt vì có tài khoản của các nhân vật cao cấp tại Nga.
Đây là ngân hàng đứng thứ 17 tại Nga, có trị giá 10 tỷ USD.
Phía Mỹ cũng nêu tên của các nhân vật trong giới kinh doanh Nga: Gennady Timchenko, Arkady Rotenberg, Boris Rotenberg, Yuri Kovalchuk bị cấm ở mức thấp hơn 16 người trên.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/03/140320_us_targetting_russian_officials.shtml

EU mở rộng trừng phạt Nga
Thứ sáu, 21 tháng 3, 2014 


Ông Van Rompuy nói các lãnh đạo EU "lên án mạnh mẽ" cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea
Liên Hiệp châu Âu vừa bổ sung 12 cá nhân vào danh sách trừng phạt vì hành động tách rời Crimea khỏi Ukraine của Moscow.
Chủ tịch Ủy hội châu Âu Van Rompuy nói Nga sẽ phải gánh chịu những "hậu quả sâu rộng" nếu tiếp tục gây mất ổn định tại Ukraine.
Quyết định này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố sẽ mở rộng trừng phạt đối với Nga vì khủng hoảng hiện nay tại Crimea.
Crimea đang chờ các thủ tục được hoàn tất để chính thức sáp nhập vào Nga sau cuộc trưng cầu dân ý, vốn bị Kiev và phương Tây xem là bất hợp pháp.
Một hiệp ước sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga đã được Hạ viện của Nga - Duma Quốc gia - phê chuẩn, và dự kiến sẽ được Thượng viện thông qua vào ngày 21/3.
Về phía mình, EU dự kiến sẽ ký một thỏa thuận thương mại với Ukraine vào ngày 21/3. Đây là thỏa thuận mà tổng thống bị truất quyền của Ukraine, ông Viktor Yanukovych, đã từ chối ký kết, châm ngòi cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
Mở rộng cấm vận
"Không có chỗ cho hành động sử dụng vũ lực và áp lực để thay đổi biên giới trên lục địa châu Âu trong Thế kỷ 21."
Chủ tịch Ủy hội châu Âu Van Rompuy
Trước đó, EU đã tuyên bố sẽ đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh đối với 21 cá nhân ở Nga và Ukraine.
Cùng lúc đó, Hoa Kỳ cũng đã lên danh sách 11 cá nhân phải hứng chịu những hình thức trừng phạt tương tự.
Lệnh trừng phạt mới nhất của Hoa Kỳ được nhắm vào 20 cá nhân có quan hệ mật thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin và ngân hàng Rossiya - được điều hành bởi các đồng minh của ông này.
Để đáp trả, Nga cũng đã tuyên bố sẽ áp đặt lệnh trừng phạt lên các quan chức và chính trị gia của Mỹ.
Sau cuộc họp tại Brussels vào tối thứ Năm 20/3, ông Van Rompuy nói các lãnh đạo EU sẽ đề nghị Ủy ban châu Âu chuẩn bị cho việc mở rộng các hình thức trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga nếu khủng hoảng leo thang.
Ông gọi hành động sáp nhập Crimea vào Nga là "sự vi phạm trắng trợn chủ quyền của Ukraine cũng như luật pháp quốc tế."
"Chúng tôi lên án mạnh mẽ cuộc trưng cầu dân ý vi hiến tại Crimea. Chúng tôi sẽ không thừa nhận việc sáp nhập, bây giờ và cả trong tương lai," ông nói.
"Không có chỗ cho hành động sử dụng vũ lực và áp lực để thay đổi biên giới trên lục địa châu Âu trong Thế kỷ 21."

Các tay súng không đeo phù hiệu canh gác một hộ tống hạm vừa chiếm được từ hải quân Ukraine tại Sevastopol
Ông Van Rompuy nói 28 quốc gia trong khối EU sẽ hủy hội nghị thượng đỉnh Nga-EU vào tháng Sáu tới cũng như các hội nghị song phương khác.
"Chúng tôi muốn khẳng định rằng nếu cuộc khủng hoảng không được chấm dứt trong hòa bình, và nếu Nga có hành động gây mất ổn định tại Ukraine, họ sẽ phải gánh chịu những hậu quả sâu rộng," ông nói thêm
"Ở đây chúng tôi muốn nói tới hậu quả đối với những mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực kinh tế."
Tên tuổi của những cá nhân mới nhất bị EU đưa vào danh sách trừng phạt sẽ được công bố vào ngày 21/3.
Trong khi đó, Moscow đang thắt chặt vòng kiềm tỏa quân sự tại Crimea.
Vào thứ Năm, 20/3, các tay súng thân Nga đã chiếm ít nhất hai tàu chiến của hải quân Ukraine đang neo đậu tại cảng Sevastopol.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết ít nhất 15 người đã tham gia vào vụ tấn công.
Lực lượng thân Nga đã chiếm đóng Crimea, nơi đa số dân cư là người gốc Nga, sau khi tổng thống thân Nga Yanukovych tháo chạy khỏi Kiev hôm 22/2 sau làn sóng biểu tình kéo dài nhiều tháng trời, làm hơn 80 người thiệt mạng.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/03/140321_eu_sanctions_crimea_annexation.shtml

Putin khai mở một thời kỳ đối đầu mới giữa Nga và phương Tây 

Tổng thống Putin (G) và các lãnh đạo Crimée sau lễ ký kết văn kiện sáp nhập bán đảo này vào Liên bang Nga tại Matxcơva, 18/03/2014 
REUTERS
Trọng Nghĩa 
Hơn 20 năm sau khi Liên Xô bị phân rã, nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin có dấu hiệu bước vào một cuộc đối đầu trở lại với phương Tây sau khi nhanh chóng thôn tính vùng Crimée của Ukraina, bất chấp sự phản đối của phương Tây. Theo giới phân tích, với xu hướng không chấp nhận trật tự thời hậu Xô Viết được ông Putin bộc lộ rõ ràng, khả năng một kỷ nguyên đối đầu mới giữa phương Tây và Nga không thể loại trừ.
Cách nay gần một phần tư thế kỷ, ngày 08/12/1991, lãnh đạo các nước Nga, Ukraina và Belarus đã phê chuẩn trong một hiệp ước sự phân rã của Liên Xô thành nhiều quốc gia độc lập. Thế nhưng gần đây, bằng cách lấy lại vùng Crimée từ tay Ukraina, Tổng thống Nga Putin đã biểu thị quyết tâm sẵn sàng thay đổi biên giới hiện tại của nước Nga.
Theo nhận định của hãng tin Pháp AFP, hiện chưa thể biết được là ông Putin sẽ bằng lòng với vùng Crimée, hay là ông sẽ tiếp tục tìm cách sát nhập vào Nga những khu vực nói tiếng Nga khác ở Ukraina, Moldavia hay tại Belarus và Kazakhstan.
Khả năng thứ hai là một điều rất hiện thực nếu căn cứ vào các tuyên bố đanh thép gần đây của chủ nhân Điện Kremly, tự nhận là ông có nhiệm vụ khôi phục lại sức mạnh của nước Nga.
Trả lời hãng tin Pháp AFP, Giáo sư Nikolai Petrov, thuộc Học viện Kinh tế Cao cấp Mátxcơva cảnh báo : « Chúng ta mới ở bước đầu, chứ chưa phải là bước cuối của một tiến trình đầy sóng gió ». Đối với chuyên gia phân tích này : « Diễn văn của ông Putin hôm thứ Ba 18/03 vừa qua chỉ mới kết thúc giai đoạn thôn tính Crimée, câu hỏi đặt ra là : Điều gì sẽ xảy ra trong thời gian sắp đến ? »
Quan điểm « phục hận » của ông Putin thể hiện rõ qua một số yếu tố được ông nêu bật : Nước Nga không còn muốn bị phương Tây « bỏ xó », phải tiếp tục chịu đựng chính sách « kiềm chế » có từ thế kỷ 18 và 19 để chống lại chế độ Sa hoàng và trong thế kỷ 20 để chống lại Liên Xô. Tổng thống Nga còn cho rằng Châu Âu và Mỹ đã « quá đáng » khi góp phần dựng lên chính phủ thân phương Tây ở Kiev sau vụ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych bị truất phế.
Theo Giáo sư Petrov, với vụ thôn tính Crimée, cục diện đã chuyển qua một thời kỳ mới với nước Nga của ông Putin trực diện đối đầu với phương Tây : « Tổng thống Putin đã tuyên chiến với phương Tây và không thể có sự hòa giải… (và) bây giờ phương Tây sẽ phải cố gắng hạ bệ chế độ Putin. »

Đối với ông Dmitri Trenin, Giám đốc chi nhánh tại Mátxcơva của Trung tâm nghiên cứu Carnegie, sự sáp nhập Crimée vào Nga là một « bước ngoặt » trong chính sách đối ngoại của Mátxcơva.

Theo ông Putin, trật tự thế giới hình thành sau sự sụp đổ của Liên Xô đã cho phép Hoa Kỳ coi thường luật pháp quốc tế tại Nam Tư, Irak và Libya. Sự kiện Mátxcơva tung lực lượng thân Nga đến Crimée để kiểm soát vùng này đã cho thấy là nước Nga không còn tôn trọng các biên giới được thiết lập vào năm 1991.

Câu hỏi đang được giới phân tích đặt ra là liệu ông Vladimir Putin có chịu dừng lại ở việc sáp nhập của Crimée hay không ? Hay là ông sẽ tiếp tục tiến bước trên con đường đối đầu với phương Tây.

Trên vấn đề này, Tổng thư ký khối NATO Anders Fogh Rasmusssen không che giấu nỗi lo ngại. Phát biểu tại Mỹ vào hôm qua, 19/03, ông cho rằng Tổng thống Nga rất có thể sẽ không tự bằng lòng với việc sáp nhập Crimée : « Crimée chỉ là một ví dụ... là một phần trong một tổng thể lớn hơn, một chiến lược dài hạn hơn của Nga hoặc ít ra là của ông Putin ».

Đối với ông Rasmussen, vụ Crimée là tín hiệu cảnh báo cho các nước phương Tây, do đó, các thành viên của NATO cần phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề quốc phòng.

http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140320-putin-khai-mo-mot-thoi-ky-doi-dau-moi-giua-nga-va-phuong-tay

Đại sứ Ukraina tại LHQ: Nhân dân Ukraina sẵn sàng bảo vệ tổ quốc 

Đại sứ Ukraina tại Liên hiệp quốc Yurii Klymenko nói Ukraina đang trong tình trạng cảnh giác cao độ nhất để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bằng mọi giá

20.03.2014 
Một nhà ngoại giao cao cấp của Ukraina nói rằng nước ông mưu tìm mục tiêu hòa bình với Nga, mặc dầu có những dấu hiệu đáng lo ngại về những kế hoạch của điện Kremlin.

 Đại sứ Yurii Klymenko nói rằng, Ukraina sẽ làm tất cả những gì có thể làm được để bảo vệ mình nếu sự can thiệp của Nga vào Ukraina trở thành một cuộc xâm lăng toàn diện. Thông tín viên Lisa Schlein tường thuật cho đài VOA từ trụ sở của Liên Hiệp Quốc tại Geneve.

Ông Klymenko, đại sứ của Ukraina tại Liên Hiệp Quốc ở Geneve, cảnh báo rằng không nên đánh giá thấp mưu đồ bành trướng của Nga. Ông nhắc lại việc Nga nuốt chững những phần đất của Gruzia năm 2008, và nói rằng giờ đây họ đạt được một kết quả tương tự trên bán đảo Crimea.

Đại sứ Klymenko nói rằng việc Nga sáp nhập Crimea gây bất ổn cho miền nam và miền đông Ukraina. Ông nêu lên những bằng chứng để dẫn chứng cái gọi là những cuộc mít tinh đòi ly khai được khởi xướng bởi các phần tử cực đoan của Nga đã xâm nhập vào Ukraina. Ông nói:

“Cũng có các dấu hiệu khác nữa là Nga đang trên đường phát động một vụ can thiệp quân sự toàn bộ tại miền đông và miền nam Ukraina. Ukraina đang ở trong tình trạng cảnh giác cao độ nhất để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bằng mọi giá, mặc dầu chúng tôi vẫn còn có một hy vọng mới rằng an ninh phối hợp của Liên Hiệp Quốc vẫn còn khả năng đạt được mục tiêu chính của họ bằng cách bắc các nhịp cầu hòa bình và an ninh.”

Đại sứ Ukraina nói rằng sự hiện diện quân sự của Nga không giới hạn tại Crimea. Ông nói rằng các binh sĩ nhảy dù của Nga đang được triển khai tại vùng Kerson ở miền nam Ukraina, và ông cho biết có tin là quân đội Nga đã gài mìn tại một số khu vực.

Ông Klymenko nói với đài VOA rằng Ukraina và nhân dân Ukraina sẵn sàng bảo vệ tổ quốc của mình:

“Nhưng trong giai đoạn này, chúng tôi vẫn theo đuổi giải pháp hòa bình. Đã có một quyết định cho binh sĩ Ukraina ở Crimea sử dụng võ khí. Nhưng như tôi đã nêu lên trước đây, chỉ để bảo vệ cho họ. Nhưng rất nhiều thứ tùy thuộc vào những diễn biến của tình hình. Và lại một lần nữa, việc sử dụng quyền tự vệ - sẽ là biện pháp sau cùng của Ukraina.

Đại sứ Ukraina đã lựa chọn ngôn từ một cách cẩn thận. Rõ ràng là ông không muốn khiêu khích trước bất cứ kết quả nào không định trước từ phía Nga.

Ông có bày tỏ tức giận đối với việc tấn công nước ông và chính phủ nước ông. Và ông hài lòng khi nói rằng Nga đã bị cô lập tại phiên họp hiện nay của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nơi không không có đại biểu nước nào lên tiếng để ủng hộ Nga.

Ông Klymenko nói rằng Nga đang đặt toàn thế giới vào tình trạng nguy hiểm, nhưng Ukraina đang làm việc với Liên Hiệp Quốc, cũng như Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển, và Ủy hội Châu Âu để tìm một giải pháp hòa bình hầu ra khỏi cuộc khủng hoảng này. 
http://www.voatiengviet.com/content/dai-su-ukrain-tai-lhq-nhan-dan-ukraina-san-sang-bao-ve-to-quoc/1875905.html

Bộ trưởng Nga: 'Không có kế hoạch tiến vào miền đông Ukraine' 

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel

20.03.2014 
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel nói ông đã nhận được bảo đảm chính thức rằng binh sĩ Nga tụ tập gần Ukraine không có kế hoạch băng qua biên giới.

Một phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng, Đề Đốc John Kirby, nói Bộ trưởng Hagel đã điện đàm với bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu, trong gần một giờ đồng hồ hôm thứ Tư.

Trong cuộc điện đàm này ông Hagel đã hỏi tại sao binh sĩ Nga triển khai dọc theo các biên giới phía đông và phía nam Ukraine. Phát ngôn nhân Kirby cho biết ông Hagel đã được bảo đảm rằng các binh sĩ này đang thực hiện cuộc thao dượt và không có kế hoạch tiến vào Ukraine.

Vài giờ trước đó, các nhà lập pháp Nga đã biểu quyết với đa số áp đảo để phê chuẩn một hiệp định sáp nhập Crimea. Thượng Viện Nga sẽ mở một cuộc biểu quyết tương tự như vậy vào ngày thứ Sáu. Tổng thống Vladimir Putin và các nhà lãnh đạo Crimea đã ký hiệp định này hôm thứ Ba, hai ngày sau khi cư dân Crimea biểu quyết li khai và gia nhập Nga.

Tại Moscow, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã gặp Tổng thống Putin và Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov của Nga hôm thứ Năm. Ông Ban nói rằng ông đã hối thúc các nhà lãnh đạo Nga ngăn ngừa “bất cứ sự cố bất ngờ” bên trong hay gần Ukraine có thể làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng trong vùng dễ biến động này.

Ông Ban nói rằng, ông cũng nói ông e ngại rằng Nga, Hoa Kỳ, và Liên Hiệp Châu Âu có thể quá bận tâm với Ukraine khiến các cuộc khủng hoảng khác, trong đó có Syria và Cộng Hòa Trung Phi, sẽ không được quan tâm tới.

Theo trông đợi thì ông Ban sẽ gặp Quyền Tổng thống Ukraine Oleksandr Turchynov và Quyền Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk vào ngày thứ Sáu, tại Kyiv.

Các giới chức Ukraine nói rằng lực lượng võ trang thân Nga đã chiếm ba chiến hạm trong Vịnh Sevastopol của Crimea hôm thứ Năm. Hãng tin Associated Press tường thuật rằng người ta nhìn thấy các binh sĩ Ukraine rời khỏi một trong những chiến hạm này nhưng không có tin gì về thương vong. 

http://www.voatiengviet.com/content/bo-truong-nga-khong-co-ke-hoach-tien-vao-mien-dong-ukraina/1875970.html

Sinh viên Đài Loan đòi minh bạch trong thỏa thuận thương mại với TQ 

Sinh viên biểu tình chống hiệp định thương mại Trung Quốc-Đài Loan dựng các chướng ngại vật tại lối vào cơ quan lập pháp ở Đài Bắc, ngày 19/3/2014.

Ralph Jennings
20.03.2014 

ÐÀI BẮC — Những người biểu tình đang chiếm trụ sở quốc hội Đài Loan sang tới ngày thứ ba để ngăn cơ quan này thông qua một thỏa thuận nhằm tự do hóa thương mại dịch vụ với Trung Quốc. Theo tường thuật của thông tín viên Ralph Jennings của đài VOA ở Đài Bắc, cuộc phản kháng quyết liệt này chủ yếu là phát sinh từ sự bất mãn về điều mà những người biểu tình cho là thiếu minh bạch.

Mấy trăm sinh viên đã xông vào trụ sở Viện Lập pháp Đài Loan tối thứ ba và tiếp tục ở lại bên trong cho tới hôm nay.  Họ đang đòi chính phủ xem xét kỹ lưỡng hơn một thỏa thuận nhằm tự do hóa thương mại mậu dịch giữa Đài Loan với Trung Quốc, là nước có nền kinh tế lớn hàng thứ nhì thế giới.

Thỏa thuận mở cửa 140 loại dịch vụ cho các nhà đầu tư của đôi bên nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong dân chúng Đài Loan. Nhưng những người biểu tình muốn có một cuộc duyệt xét chi tiết trước khi được quốc hội thông qua.

Cô Iris Chang, một người tham gia cuộc phản kháng, nói rằng dân chúng Đài Loan cần có thêm thông tin.

"Chính phủ không thể chỉ chấp thuận mà không người dân được quyền tán đồng hay không cho chúng tôi biết một cách chính xác về luật lệ này hay nội dung của nó là gì. Làm như vậy không khác gì lừa gạt dân chúng."

Các nhà thương thuyết của Đài Loan và đối thủ chính trị lâu đời Trung Quốc đã chấp thuận hiệp định thương mại dịch vụ hồi tháng 6. Theo hiệp định này, các công ty Đài Loan có thể có phần hùn đa số trong các công ty liên doanh và nới rộng các hoạt động ngân hàng, chăm sóc sức khỏe và du lịch ở Trung Quốc.

Thỏa thuận này có lợi cho các công ty lớn ở Đài Loan nhưng có thể gây thiệt hại cho các công ty nhỏ hơn vì các công ty cạnh tranh của Trung Quốc sẽ tới đảo quốc để hoạt động. Các giới chức Đài Loan tin rằng hiệp định này rốt cuộc sẽ hiện đại hóa khu vực dịch vụ và tạo thêm công ăn việc làm.

Cơ quan hoạch định chính sách của Đài Loan cho biết hầu hết các thương gia địa phương ủng hộ hiệp định, và một cuộc khảo sát của tư nhân hồi tháng 7 cho thấy 59% công chúng Đài Loan ủng hộ hiệp định.

Tiến trình phê chuẩn hiệp định tại cơ quan lập pháp Đài Loan đã diễn ra một cách chậm chạp bất chấp áp lực từ các nhà lãnh đạo của đôi bên, vì hai đảng chính ở Đài Loan không ngớt tranh cãi với nhau về cách thức  biểu quyết.

Quốc Dân Đảng của Tổng thống Mã Anh Cửu, là đảng chiếm đa số, muốn hiệp định được thông qua một cách nhanh chóng trong tháng này hoặc tháng tới bằng cách biểu quyết trọn gói. 

Trong khi đó, Đảng Dân Tiến đối lập lại muốn duyệt xét từng điều khoản một, trong một quá trình mất nhiều thời giờ và có thể loại bỏ những điều khoản có thể bất lợi cho công nghiệp địa phương.

Ông Ngô Thụy Quốc, giám đốc công ty tư vấn về rủi ro chính trị e-telligence, cho biết việc bảo vệ doanh nghiệp địa phương là nguyên do chính gây nên vụ tranh chấp này.

"Vấn đề là người dân Đài Loan có mong muốn và có sẵn sàng mở rộng thị trường và hội nhập nhiều hơn với kinh tế khu vực hay không. Vấn đề là vấn đề có tính chất cơ bản."

Phe đối lập Đài Loan thường có thái độ e dè đối với Trung Quốc. Từ khi tách khỏi nhau sau cuộc nội chiến vào cuối thập niên 1940, Bắc Kinh vẫn xem đảo quốc tự trị Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và đòi phần đất này phải tái thống nhất với Hoa Lục.

Những người biểu tình đã tụ tập hồi tối thứ ba vì họ cho rằng Quốc Dân Đảng đã không giữ lời hứa sau khi đồng ý tiến hành một cuộc duyệt xét từng điều khoản một.

Sau khi xông vào bên trong, khoảng 400 người đã chiếm bục phát biểu trong phòng họp và dự trù sẽ ở lại cho tới khi diễn ra phiên họp vào ngày mai, nếu họ không bị cảnh sát dùng sức mạnh để đưa ra khỏi phòng họp. 
http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-bieu-tinh-dai-loan-doi-minh-bach-trong-thoa-thuan-voi-trung-quoc/1875268.html

Tư lệnh hải quân Mỹ: Châu Á có thể rơi vào khủng hoảng như Crimea 

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Ðô đốc Harry Harris.

20.03.2014 
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ chỉ trích các khuynh hướng của Trung Quốc muốn giành lại đất đai. Đô đốc Harry Harris cảnh báo rằng các quốc gia thuộc khu vực Á Châu-Thái Bình Dương phải từ bỏ 'các hành động đơn phương và những lời lẽ làm tăng căng thẳng', nếu không khu vực này sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tương tự như cuộc khủng hoảng ở Crimea, mà nếu xảy ra sẽ phương hại tới nền kinh tế toàn cầu.

Báo Financial Times hôm qua tường trình rằng tại hội nghị an ninh ở Jakarta hôm thứ Tư, Đô Đốc Harris cảnh báo rằng 'sự thịnh vượng của tất cả mọi quốc gia chúng ta' sẽ tùy thuộc vào việc liệu các nước có giải quyết các cuộc tranh chấp biển đảo nan giải hiện nay qua các cuộc đàm phán đa phương hay không.

Tờ The Financial Times dẫn lời Đô Đốc Harris, nói với các đại biểu tại hội nghị, trong đó các giới chức quân sự cấp cao đến từ Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á, rằng 'điều cấp thiết là mọi quốc gia có đại diện tại cuộc đối thoại này hôm nay phải làm thế nào để tình huống đó không bao giờ xảy ra tại khu vực này'.

Lập trường ngày càng hung hãn của Trung Quốc trong các vùng biển tranh chấp ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, đã đào sâu các cuộc tranh chấp với các nước khác cùng đòi chủ quyền tại một phần các vùng biển này, trong đó có Việt Nam và các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Philippines.

Giới phân tích nói chính sách xoay trục sang Châu Á của chính phủ của Tổng Thống Obama một phần là để đáp ứng trước sức mạnh hải quân ngày càng hùng hậu của Trung Quốc, và mối lo sợ rằng lập trường bất khoan nhượng của Bắc Kinh có thể phương hại tới các tuyến hàng hải chủ yếu của thế giới.

Tin của Skalanews tường trình Bộ Quốc phòng Indonesia một lần nữa lại tổ chức cuộc Đối thoại Quốc phòng Quốc tế Jakarta (gọi tắt là JIDD), lần này kéo dài 2 ngày, từ ngày 19 tới ngày 20 tháng Ba.

Nguồn tin cho hay, cuộc đối thoại thường niên này do Phó Tổng Thống Indonesia Boediono chủ trì, và có sự tham dự của 6 Bộ trưởng Quốc phòng đến từ Indonesia, Australia, Bangladesh, Hà Lan, Papua New Guinea, và Đông Timor.

Các vị Tư Lệnh Lực lượng Quốc phòng Indonesia,  Australia, Papua New Guinea, Sri Lanka và Đông Timor cũng tham dự hội nghị. Chủ đề của hội nghị là 'xây dựng cơ chế hợp tác hàng hải vì an ninh và ổn định'.

Hợp tác để duy trì và củng cố an ninh hàng hải đã trở nên quan trọng trong mấy năm gần đây vì những căng thẳng do các tuyên bố chủ quyền chồng chéo trên các vùng biển trong khu vực trong mấy năm gần đây.

Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tái khẳng định lập trường của Hoa Kỳ ủng hộ nỗ lực nhằm đi đến một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển, gọi tắt tiếng Anh là COC, tại Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN. Ông còn bày tỏ sự hậu thuẫn cho Philippine trong cố gắng của nước này nhằm giải quyết cuộc tranh chấp qua Tòa án Trọng tài Quốc tế ở La Haye.

Đô đốc Harry Harris, có mẹ là người Nhật. Ông trở thành Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương hồi tháng 10 năm 2013. Ðô đốc Harris là giới chức Mỹ gốc Á cao cấp nhất trong lực lượng Hải quân Hoa Kỳ.

Nguồn: JIDD.org, The Financial Times

http://www.voatiengviet.com/content/chau-a-co-the-lam-vao-khung-hoang-nhu-crimea/1875325.html



TT Putin có dừng tay sau Crimea? 
Việt-Long - RFA
2014-03-20 



Thủ tướng Anh Chamberlain trở về từ Munich, tháng 9, 1938, tuyên bố "đây là hiệp ước hòa bình cho thời đại của chúng ta" 
Courtesy of Wikipedia 
Việc phải đến đã đến. Mọi diễn tiến ở Crimea, Ukraine và Nga đã xảy ra như một kịch bản đã soạn sẵn và khán giả đều biết trước, không có gì bất ngờ.

Diễn văn lịch sử
Chỉ có một việc không được nói trước: Tổng thống Putin lập tức tiến hành việc sáp nhập Crimea vào Liên Bang Nga ngay trong ngày thứ ba, sau bài diễn văn lịch sử của ông trước các đại biểu Quốc hội và giới lãnh đạo chính trị Liên Bang Nga. Bài diễn văn dài 47 phút, được mô tả là đầy phấn khích và cảm động đối với đa số người Nga, được giới chính trị của nước Nga hoan hô trên 30 lần, có người hoan hô trong giòng nước mắt.

Điều gì trong đó khiến người Nga cảm động và tán thưởng như vậy?  

Tổng thống Putin trước bài diễn văn lịch sử đọc tại điện Kremlin về Crimea - Courtesy of news.optuszoo.com

Ông Putin nhắc lại lịch sử mối quan hệ giữa nước Nga với xứ anh em ruột thịt Ukraine, vào thời gian mà không một ai ngờ được rằng hai nước lại có ngày chia tay đi theo hai khuynh hướng chính trị khác nhau. Ông nói quyết định của Tổng bí thư Nikita Khruschev giao lại Crimea cho Ukraine vào năm 1954 là sai lầm.

 Ông nhắc lại thời kỳ sụp đổ của Liên Bang Xô Viết, khi các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô lần lượt tách ra, quay lưng lại Moscow, nhìn sang phương Tây.

 Ông kể lại thời kỳ chưa xa, khi châu Âu và Hoa Kỳ đánh bom Nam Tư, Kosovo, Serbia, bung rộng tuyến phòng thủ quân sự của NATO đến sát nước Nga, thành những căn cứ xuất phát tấn công sau này. Và ông kết luận việc sáp nhập Crimea trở lại với Nga là điều tất yếu phải xảy đến, phải thực hiện, nhất là sau khi chính phủ phái hữu ở Kiev quay sang NATO và EU.

"Lòng yêu nước" như ở mọi quốc gia
Một cách khách quan, nếu là người Nga thì ai ai cũng tiếc nuối thời kỳ cực thịnh về lãnh thổ, về khoa học và sức mạnh quân sự của Liên Bang Xô Viết. Chỉ có một số người Nga già cả còn nhớ thời kỳ đó là thời kỳ đói khát, suy bại cả về kinh tế lẫn tự do, dân chủ,nhân quyền của chính họ hay các thế hệ ông cha của họ.
Những người tiếc nuối quá khứ thì đang chiếm 70% số ghế quốc hội cũng như những vị trí hành chánh cao cấp, và họ thuộc khuynh hướng bảo thủ và khao khát phục hồi đế quốc Nga, hùng mạnh như trong thời vàng son của thế kỷ 20.

Đảng Nước Nga thống nhất của ông Putin đã thắng 49% số phiếu bầu vào viện Duma hôm 4 tháng12 năm 2011. Đảng Cộng Sản Nga về nhì với 19%, còn lại là dành cho các đảng nhỏ đối lập. Tuy thành phần đối lập đã tổ chức biểu tình với 30 ngàn tới 50 ngànngười ở ngoại ô Moscow, phản đối biện pháp quân sự đối với Ukraine, nhưng đa số người dân Nga đều ủng hộ việc sáp nhập Crimea trở lại với Nga. Đó là tinh thần quốc gia, tinh thần yêu nước rất bình thường của mọi nước, mà đã là tình cảm, là lòng ái quốc, thì nó hướng dẫn hành động, dù có thuận lý hay không.  

Binh sĩ Ukraine đằng sau hàng rào căn cứ của họ, bị phong tỏa từ bên ngoài. - Courtesy of article.wn.com

Phưong Tây phẫn nộ
Về phía Hoa Kỳ và phương Tây, Phó Tổng thống Mỹ nói thẳng: hành động của Nga chẳng có gì khác hơn là "đi chiếm đất". Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chế diễu Tổng thống Putin, ngụ ý nói rằng một vị Tổng thống Nga đương thời mà đem những thất bại của Liên Xô cách nay nửa thế kỷ làm lý cớ chiếm lại Crimea thì không thuận lý chút nào. Nhưng dù sao, rõ ràng là Hoa Kỳ và châu Âu không thể làm gì hơn để ngăn cản việc Crimea sáp nhập vào Liên Bang Nga.
Không thể gây chiến, Hoa Kỳ đề ra những biện pháp trừng phạt kinh tế mà nhìn qua người ta thấy chỉ là những biện pháp mặt ngoài, hay cosmetic measures theo cách gọi của người Mỹ. Từ  phía châu Âu các nhà lãnh đạo Pháp, Anh, Đức đều mạnh mẽ lên án Nga và thề hứa sẽ cho Moscow thấy cái giá phải trả về kinh tế.

Nhưng mùa đông còn chưa dứt khiến người ta nhớ đến hơi đốt nhiều hơn. Anh Pháp Đức và cả Ukraine đều không muốn mất nguồn hơi đốt để sưởi ấm do Nga cung cấp cho cả châu Âu. Trừng phạt kinh tế sẽ đem lại cho Nga những hậu quả đáng kể, nhưng song song, mối quan hệ kinh tế giữa Nga với châu Âu rất quan trọng đối với cả hai phía. Châu Âu không dễ quay ngoắt với Nga, như ta thấy từ lúc đầu Anh Pháp Đức đều do dự, lưng chừng...

Bài học châu Âu 1938
Thái độ lưng chừng đó khiến ta không khỏi nhớ đến Tiệp Khắc vào năm 1938, trước khi thế chiên thứ hai bùng nổ. Tình trạng nước Tiệp và hành động của Đức Quốc xã giống hệt như tình trạng Ukraine với Nga ngày nay. Khi Hitler lấy cớ bảo vệ người Đức ở vùng biên giới phía bắc và phía Tây nước Tiệp, gọi chung là Sudetenland, đòi sáp nhập vùng này, thì Anh-Pháp, hai nước có hiệp ước quân sự với Tiệp, đã nói với Praha đó là điều …”hợp lý”; sau đó rồi Anh Pháp Ý đã ký với Đức thỏa ước Munich 29 tháng 9, 1938, cho phép Berlin sáp nhập Sudetenland, mà không thèm mời gọi hay hỏi qua Tiệp Khắc. Vì thế Prague gọi đó là "hiệp ước phản bội".
Tất cả căn cứ chiến lược để phòng thủ Tiệp Khắc đều nằm trong Sudetenland, nên tháng 3 năm sau quân lực Wehrmacht của Đức chiếm nốt Bohemia và Moravia, châm ngòi nổ thế chiến thứ hai.    

Vị trí mảnh đất Sudetenland của Tiệp Khắc trước khi bị Đức sáp nhập - Courtesy of munichagreement.erritouni.com

Ngày nay ta thấy dường như châu Âu cũng e dè với Nga, tương tự  như Anh-Pháp đã khiếp sợ Hitler ngày xưa, và Nga cũng hành xử y hệt như Hitler năm 1938. Nga cũng không cần động binh quy mô, chỉ cho xâm nhập một số đơn vị biệt kích để chỉ huy và điều động dân quân người Nga ở Crimea để đề phòng hành động quân sự của Kiev. 

Rồi Moscow sáp nhập Crimea vào Nga thật dễ dàng không tốn một viên đạn, chẳng khác nào Đức quốc xã ngày xưa đã lấy Sudetenland bằng hiệp ước Munich ký với Tây Âu.

May thay, với sự cổ động của Hoa Kỳ, châu Âu về sau đã tỏ ra cứng rắn hơn với những biện pháp cô lập Liên Bang Nga.

Nhu cầu hợp tác đồng tiến
Liệu đà chiến thắng này sẽ đưa TT Putin đi xa đến đâu? Đó là điều cả thế giới đang lo âu.
Tổng thống Putin đã trấn an thế giới khi hứa hẹn với Kiev rằng sau Crimea, người Ukraine không phải lo lắng gì thêm về các vùng phía đông có nhiều người Nga cư trú. Ông nói thêm rằng Nga với Ukraine phải sống hòa bình, hợp tác như từ trước tới nay. Cùng lúc đó, Tổng thống Olexander Turchinov của Ukraine cũng vội vã tuyên bố Ukraine sẽ không gia nhập NATO, tuy rằng Kiev vẫn ban hành lệnh động viên một phần và ngày hôm sau kế hoạch tập trận chung của Ukraine với Anh-Mỹ được công bố.

Từ San Diego, California, Tổng thống Obama tuyên bố Mỹ không hành động quân sự ở Ukraine, vì làm như vậy không có lợi cho chính Ukraine, và Kiev cũng nhận thức điều đó.

Số phận Crimea như thế là xong, dù rằng Nga sẽ chịu nhiều hậu quả không vui thú chút nào. Ukraine đành chấp nhận mất nó, đang rút lực lượng quân sự ở Crimea về lại Ukraine. Kiev chỉ mong Tổng thống Putin giữ lời, đừng chiếm thêm vùng miền đông giống như Hitler chiếm của Tiệp Khắc. 

Nhưng đó là dấu hỏi lớn: liệu ông Putin có giữ lời hay không? Nếu không, sau Ukraine, Đông Âu sẽ ra sao?

Hiện tại Tổng thống Putin dường như đang dừng hay tạm dừng sau khi Crimea tái hội nhập với Nga. Lời tuyên bố của Ukraine về việc không gia nhập NATO có thể đã được thỏa thuận với Hoa Kỳ vào khi ông Turchinov đến tòa Bạch Ốc. Nếu đúng thế thì mọi việc làm hiên nay của Hoa Kỳ, châu Âu và Ng

Hội nghị G-7 ngày 12 tháng 3, 2014 - Courtesy of Allgedo News Media Network Allgedo.com
a, Ukraine, đã được bày tỏ với nhau trong những lần hội nghị các Ngọai trưởng Mỹ-Nga-Âu., tuy các bên đều tuyên bố chưa đạt thỏa thuận. 
Đã bày tỏ có nghĩa là Moscow không thể lấn tới thêm nữa. Niềm tự ái dân tộc của người Nga đã được thoả mãn.

 Ông Putin tạm hài lòng, nhưng không khỏi mong ngóng thoát trừng phạt kinh tế, Nhiều nước trong nhóm G-8 tuyên bố không tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G-8 do Nga tổ chức ở Sochi năm nay.

 Thứ năm, 20 tháng 3, Thủ tướng Angela Merkel tuyên bố Đức sẽ không dự Thượng đỉnh G-8, nhóm cường quốc kinh tế G-8 quyết định tạm ngưng tư cách thành viên của Nga, và sẽ tạm ngưng hoạt động cho đến khi Nga thay đổi chính sách về Ukraine. Như vậy Nga đã không thoát bị cô lập về kinh tế.

Trước đó vào thứ ba, Hoa Kỳ ngỏ lời mời các nhà lãnh đạo thuộc 7 nước trong nhóm G-8 họp thượng đỉnh về vấn đề Nga và Ukraine bên lề Hội nghị Thượng đỉnh hạt nhân ở The Hague, Hòa Lan.
Tuy thế, ở mặt khác, Mỹ cũng vẫn cần hòa thuận với Nga. Hai nước từng hợp tác chặt chẽ về tình báo chống khủng bố, về kế hoạch chấm dứt các chương trình hạt nhân của Iran và Bắc Hàn. Châu Âu có mối quan hệ về năng lựơng với Nga, lại càng mong sẽ nối lại hợp tác trong hoà bình với Nga thêm chặt chẽ. 

Chính sách trừng phạt Nga là điều chẳng đặng đừng, để cảnh cáo "con gấu vĩ đại" đừng làm thêm những việc tương tự, chứ không thể lật ngược tình thế hiện nay. Nước Nga và Tổng thống Putin không thể lui bước, với bất cứ giá nào.
Nhưng dù sao chăng nữa, trong thế cờ quốc tế này, những nước Đông Âu trong 28 nước NATO không có gì phải lo lắng. Nga sẽ không thể đụng tới một thành viên NATO nào mà không phát khởi thế chiến thứ ba. Người Nga phải biết chắc điều đó.

Thời đa nguyên, đa cực
Đối với luồng dư luận tại Washington chỉ trích Tổng thống Obama đã không đủ cứng rắn với Nga trong vụ Crimea, một cố vấn của cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush phát biểu trong một cuộc hội thảo hôm thứ tư, đại ý là: "Hoa Kỳ không thể một mình cô lập Liên Bang Nga, mà cần có một hành động chung, ít ra là cùng với EU. 

Nếu không hành động chung trong việc cô lập và trừng phạt một nước khác, chính Hoa Kỳ sẽ bị cô lập trong một chính sách mà không có ai khác tham gia. Thời đại này không còn là thời đại đơn cực, lúc mà một siêu cường muốn làm gì thì làm trên cả thế giới."

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/russia-us-crimea-03202014114136.html


Popular Posts

Popular Posts