X

Wednesday, March 26, 2014

Nga bị loại khỏi G8


Nga b loi khi G8

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại thượng đỉnh La Haye. Ảnh ngày 25/03/2014.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại thượng đỉnh La Haye. Ảnh ngày 25/03/2014.
REUTERS/Doug Mills/Pool

Anh Vũ

Ngày 24/3/2014, tng thng M Barack Obama và các đng minh nht trí trng pht Nga sáp nhp Crimée. By cường quc công nghip phát trin quyết đnh hu hi ngh thượng đnh G8 d kiến t chc vào tháng 6/2014 ti Sotchi. G8 s được thay thế bng thượng đnh G7 hp ti Bruxelles, không có Nga.

Quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp kéo dài một tiếng rưỡi đồng hồ, bên lề hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân, giữa tổng thống Mỹ và các đồng sự Canada, Đức, Ý, Pháp, Anh, Nhật.

Trước cuộc họp, nhiều ý kiến cho rằng nên loại trừ vĩnh viễn Nga ra khỏi nhóm G8 gồm 7nước công nghiệp phát triển cộng với Nga. Tuy nhiên chủ đề này không được đề cập.

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius bình luận việc hoãn thượng đỉnh G8 « có thể là một trong những động thái có ý nghĩa nhất bởi vì nó cho thấy tất cả các nước đó không chấp nhận sự sáp nhập Crimée như là sự việc đã rồi ».

Các nước phương Tây, ngoài ra, cam kết sẽ có những biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm trọng hơn với Nga, nếu Tổng thống Putin tiếp tục đe doạ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.

Trước cuộc họp G7 này, Ngoại trưởng Serguei Lavrov đã cố giảm thiểu tác động của việc Nga bị đẩy ra ngoài cuộc.

 Ông Lavrov đã có một động tác được đánh giá là cởi mở tại La Haye khi chấp nhận gặp tay đôi với người đồng sự Ukraina Adrii Dechtchitsa. 

Đây là cuộc gặp cấp cao nhất của hai nước kể từ khi nổ ra khủng hoảng Ukraina.

Điện Kremlin đã lên tiếng. Hãng tin Nga Interfax dẫn lời phát ngôn viên của Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga vẫn muốn giữ tiếp xúc với các nước G8 ở mọi cấp.

 Phát ngôn viên Dmitri Peskov khẳng định việc chấm dứt tiếp xúc với Nga trong khuôn khổ G8 sẽ gây thiệt hại cho nước Nga và cả các nước khác.



Obama dọa trừng phạt Nga

Cập nhật: 16:28 GMT - thứ ba, 25 tháng 3, 2014
Tổng thống Mỹ Barack Obama dọa trừng phạt nếu Nga có thêm hành động

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa cảnh báo Washington sẽ có thể cấm vận ngân hàng Nga, các ngành tài chính, dầu khí và bán vũ khí nếu Nga có thêm các hành động xâm phạm lãnh thổ Ukraine.

Ông Obama nói Hoa Kỳ đã xác định được một ngân hàng mà nhiều quan chức Nga có liên quan tới Crimea sử dụng và đây là một mục tiêu họ có thể nhắm tới trong tương lai.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Ông Barack Obamacũng nói Crimea khác với Kosovo vì người Nga ở Crimea và ở Ukraine nói chung không bị đe dọa tính mạng như người Albania ở Kosovo.

Tổng thống Hoa Kỳ cũng nói nếu Nga xâm phạm lãnh thổ của các nước thành viên NATO, toàn bộ các thành viên của khối sẽ ra tay bảo vệ nước bị xâm phạm theo đúng nguyên tắc "phòng vệ chung" theo Điều 5 của Hiến chương NATO.

Ông Obama trả lời các phóng viên rằng Hoa Kỳ không thể có hành động quân sự mỗi lần họ bất đồng với một nước khác nhưng Washington luôn bảo vệ những "nguyên tắc căn bản" về ứng xử quốc tế.

Trong khi đó Thủ tướng Hà Lan, ông Mark Rutte, nói tại cùng họp báo trực tiếp từ La Hay, rằng cấm vận dầu khí, nếu xảy ra, sẽ ảnh hưởng "rất nặng nề" tới kinh tế Nga.

‘Chẳng có gì to tát’

Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng việc Nga có thể bị loại khỏi nhóm G8, tức nhóm các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới, cũng ‘chẳng nhằm nhò gì’ với Moscow.
Trong lúc này, lãnh đạo các nước G7 ra tuyên bố bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ở The Hague, Hà Lan, rằng họ sẽ không đến Nga họp thượng đỉnh ở Sochi như dự kiến.

Ông Lavrov đưa ra tuyên bố này trong cuộc gặp lần đầu tiên với người đồng cấp Ukraine Andriy Deshchytsia kể từ khi Nga có hành động ở Crimea.

Ông Lavrov đã gặp ông Deshchytsia bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Hạt nhân ở The Hague hôm thứ Hai ngày 24/3.

Ông Lavrov trong cuộc họp báo ở London
Ông nói ông thấy ‘không có gì to tát’ nếu Moscow bị loại khỏi khối G8 do hành động của họ sáp nhập vùng tự trị Crimea của Ukraine.

“Nếu các đối tác phương Tây của chúng tôi nghĩ rằng tổ chức này quá quý giá, ừ thì cứ thế đi. Ít nhất, chúng tôi không cố bám víu vào nó làm gì,” ông Lavrov phát biểu trong một cuộc họp báo.

Về cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine, ông Lavrov nói: “Chúng tôi đã đề ra tầm nhìn để thiết lập cuộc đối thoại hữu ích có tính đến tất cả mọi người dân của Ukraine.”

Trước đó, các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật và Canada đã ra ‘Tuyên bố Hague’ hôm 24/3 khẳng định rằng các nước sẽ không dự Thượng đỉnh Sochi trên đất Nga và sẽ gặp nhau trong khuôn khổ G7, thay vì G8, vào tháng Sáu ở Brussels.

Ngoài ra, ngoại trưởng các nước G7 cũng sẽ không đến họp ở Moscow vào tháng Tư.

“Chúng tôi cùng vào một tổ chức vì chúng tôi có những niềm tin và trách nhiệm chung. Hành động của Nga trong những tuần qua không phù hợp với niềm tin và trách nhiệm chung này,” thông cáo viết.

Các nước G7 cũng lên án cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3 ở Crimea là ‘vi phạm Hiến pháp Ukraine’ và việc Nga sáp nhập Ukraine mà họ gọi là ‘bất chấp luật pháp quốc tế và các nghĩa vụ cụ thể’.

“Luật pháp quốc tế ngăn cấm việc chiếm đoạt một phần hay toàn bộ lãnh thổ của nước khác thông qua cưỡng ép và sức mạnh,” thông cáo viết, “ Làm như thế là vi phạm các nguyên tắc đã tạo dựng nên hệ thống quốc tế.”

"Luật pháp quốc tế ngăn cấm việc chiếm đoạt một phần hay toàn bộ lãnh thổ của nước khác thông qua cưỡng ép và sức mạnh. Làm như thế là vi phạm các nguyên tắc đã tạo dựng nên hệ thống quốc tế."

Tuyên bố của G7
Các nước G7 cũng ‘ủng hộ mạnh mẽ người dân Ukraine đang khôi phục lại sự thống nhất, dân chủ, ổn định chính trị và thịnh vượng kinh tế’.

“Chúng tôi khen ngợi nghị trình cải cách tham vọng của Chính phủ Ukraine và sẽ ủng hộ thực thi nghị trình này khi mà Ukraine đang mở ra một chương mới trong lịch sử dựa trên việc cải cách Hiến pháp, bầu cử tổng thống công bằng và tự do vào tháng Năm, thúc đẩy quyền con người và tôn trọng các cộng đồng thiểu số.

Trong một diễn biến khác, cựu Thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko đã bác bỏ tính xác thực của một đoạn hội thoại được thu âm mà bà được cho là đã kêu gọi biến nước Nga thành ‘vùng đất hoang tàn’ và tàn sát người gốc Nga ở Ukraine.

Bà Tymoshenko nói đoạn băng này, vốn được phía Nga đưa tin nổi bật, là do ‘cơ quan an ninh Nga ngụy tạo.’



---------- Forwarded message ----------
From: Nguyet Cao
Date: 2014-03-25 13:55 GMT-05:00
Subject: Tại Sao Mỹ Không Dùng Quân Sự Với Nga
To:
 Tại Sao Mỹ Không Dùng Quân Sự Với Nga

 
Mời đọc bài nghiên cứu rất hay để đừng chỉ trích tại sao MỸ không áp dụng biện pháp quân sự với Nga trong vấn đề Ukraine. 

Dù lên tiếng phản ứng gay gắt về vấn đề Crimea đối với Nga, nhưng khả năng Mỹ dùng sức mạnh quân sự là rất thấp, tại sao lại như vậy?

Tuần trước, trong chuyến thăm Washington, Thủ tướng tạm quyền Ukraine đã yêu cầu các nhà lãnh đạo Mỹ tuân thủ theo hiệp ước đảm bảo an ninh được ký năm 1994 giữa Ukraine và Mỹ.

Theo đó, Mỹ phải “bảo vệ độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ” của Ukraine. Nhiều thành viên của lưỡng viện Quốc hội Mỹ cũng đồng tình với yêu cầu của Thủ tướng lâm thời Ukraine, nhất là các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa – những người đang sử dụng việc chậm chạp phản ứng của Washington đối với sự kiện Ukraine để chỉ trích sự yếu đuối của Tổng thống Obama khi đối đầu với “kẻ địch”.

Chính quyền Mỹ liên tục đưa ra tuyên bố cứng rắn với nước Nga, tuy nhiên một hành động quân sự là rất rất ít có thể xảy ra.
Sự yếu đuối của Tổng thống Obama có thể hiểu được vì trong vòng 2 thập kỷ qua, Mỹ chỉ chiến đấu với những nước có khả năng quân sự khiêm tốn cũng như những nhà lãnh đạo “lập dị”, trong khi đó Nga lại là chuyện hoàn toàn khác. Nếu Washington có hành động quân sự với Moscow, Mỹ có thể đối mặt với sự thiệt hại hơn lợi ích thiết thực.

Dưới đây là những  lý do giải thích tại sao việc Mỹ sử dụng sức mạnh quân sự giúp đỡ Kiev sẽ là một sai lầm chiến lược trong hoàn cảnh hiện nay:
1. Nga quốc gia có vũ khí nguyên tử mạnh không thua Mỹ
Các cuộc xung đột nhỏ cũng có thể leo thang dẫn đến cuộc chiến tranh toàn diện giữa Mỹ và Nga. Điều này hoàn toàn có thể dẫn tới khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử của cả 2 nước. Nga có hàng ngàn đầu đạn hạt nhân và vũ khí duy nhất Mỹ có thể sử dụng để chống lại cũng là vũ khí hạt nhân.
2. Ukraine rất quan trọng đối với an ninh Nga
Vùng đồng bằng rộng lớn xung quanh Ukraine đã chứng kiến nhiều cuộc chiến trong lịch sử. Người Nga luôn tìm cách kiểm soát càng nhiều càng tốt vùng đất xung quanh, nhất là ở phía Tây để kiềm chế quân địch bằng mùa đông khắc nghiệt ở vùng đất này. 

Trong quá khứ, cả Napoleon và Hitler đều thất bại trước nước Nga theo cách đó. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Nga mất hầu hết vùng đệm trước phương Tây.
Ukraine là "vùng đệm" cuối cùng với nước Nga.
Hiện nay, Moscow chỉ cách biên giới Ukraine 1 giờ bay. Vì vậy, cách Nga phản ứng với sự kiện Ukraine cũng giống như cách Mỹ phản ứng với việc Liên Xô khai  triển   hỏa tiển  ở Cuba.

3. Các đồng minh NATO của Mỹ không có quyết tâm  trong việc sử dụng hành động quân sự
Chiến lược quân sự Mỹ cho thấy sự quan trọng trong việc sử dụng liên minh để bảo vệ lợi ích chung, nhưng châu Âu lại không sẵn sàng có hành động quân sự với Moscow. Ngoài việc lo ngại chiến tranh leo thang, châu Âu còn phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga. Các nước châu Âu với dân số già  nua cũng ái ngại về sự khủng hoảng nhân khẩu học.

Ngoài ra, các nước ở gần Nga càng không muốn  Moscow có cớ để  hành động quân sự trả đũa sau này.

4. Nga có lợi thế “lửa gần”
Nga có số lượng lớn binh sĩ và vũ khí kỹ thuật  gần Ukraine do sự bố trí địa chính trị của khu vực này cũng như việc đầu tư của quân đội Mỹ vào các nước láng giềng. Nếu Mỹ muốn khai  triển  quân sự họ sẽ phải phụ thuộc vào căn cứ của các nước láng giềng. Tuy nhiên, các nước này lại không muốn căn cứ của họ trở thành mục tiêu của Nga.

Kể cả Mỹ có đem thêm nhiều chiến hạm Aegis và cả tàu sân bay thì đó không phải là vấn đề lớn với nước Nga -  về HỎA TIỂN  hành trình chống hạm (siêu âm và cận âm).

Còn nếu Mỹ sử dụng đường biển thì họ chỉ có thể bố trí ở Biển Đen. Nhưng khi đó tàu chiến Mỹ sẽ trở thành mục tiêu cho những “sát thủ diệt hạm” đủ loại  của Nga.


5. Bối cảnh chính trị không rõ ràng
Từ các bài học Mỹ học được ở Trung dông  Balkans và Tây Nam Á, việc thiết lập chế độ chính trị cho các sự kiện như khủng hoảng Ukraine sẽ rất phức tạp. Ngay cả khi các lực lượng Mỹ thành công chống lại nước Nga thì việc thiết lập chế độ chính trị cũng đòi hỏi rất nhiều công sức.

Crimea là một ví dụ, mặc dù vùng đất này thuộc về Ukraine trên lý thuyết nhưng nó lại nằm dưới sự thống trị của Moscow trong thời gian dài hàng thế kỷ cũng như hầu hết những người sống ở đây là người Nga. Các tỉnh phía đông Ukraine cũng có sự liên kết chặt chẽ với Nga. Vì vậy, các lực lượng Mỹ sẽ rất khó được chào đón ở các khu vực này.

6. Dân chúng  Mỹ chống lại các lệnh trừng phạt quân sự
Mặc dù Mỹ có khả năng quân sự hàng đầu thế giới nhưng nước này sẽ khó có thể tham dự xung đột quân sự khi không đem lại nhiều lợi ích quốc gia. Có sự khác biệt giữa quyết tâm của Moscow và Washington đối với sự kiện Ukraine, ông Putin biết điều này và sẽ tận dụng nó để chiến thắng ở Ukraine.
7.Quan trọng nhất về chiến lược muôn đời của Mỹ " không khai chiến khi địch thủ đang mạnh"
Với các lý do kể trên, việc Mỹ can thiệp quân sự vào Ukraine sẽ đem lại những mối nguy hiểm to lớn so với việc đứng ngoài nhất là khi khả năng thành công là rất thấp.
Các nhà lãnh đạo thông minh học cách sống trong những giới hạn về các cuộc can thiệp quân sự. Những nhà lãnh đạo vượt qua các giới hạn sẽ gặp phải thất bại hoặc là trên chiến trường ”, nhà lịch sử Townsend Hoopes nói.
Nguyễn Hoàng


Putin không dám tấn công vào vành đai của NATO

Lính Nga kiểm soát tàu Ukraina tại
 Khmelnitsky- Crimée. Ảnh ngày 24/03/2014.<br />
REUTERS/Vasily Fedosenko” /></p>
<p>Theo <a href=RFI
Tú Anh
Sau khi hoàn toàn kiểm soát Crimée, liệu quân Nga có dừng lại ở đây hay sẽ tiến thêm? Sự kiện quân đội Nga tập trung lực lượng ở biên giới phía đông của Ukraina gây lo ngại cho Kiev và Nato. Hoa Kỳ và châu Âu lên án tham vọng của Putin muốn vẽ lại bản đồ châu Âu.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng tại Hoa kỳ
Tây phương bị Nga dồn vào tình thế lúng túng như thế này phải chăng vì Hoa Kỳ “chuyển trục” về châu Á ? Liệu Nga có dám lấy cớ bảo vệ người nói tiếng Nga để tấn công vào các quốc gia trước đây là vệ tinh của Liên Xô cũ như đã làm tại Crimée ?

RFI đặt câu hỏi với giáo sư chính trị quốc tế Nguyễn Mạnh Hùng, đại học George Mason, Hoa Kỳ.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : “….Ông Putin chỉ nhân ở nước Mỹ, nội bộ chia rẽ nhau. Điểm thứ hai là chính quyền Mỹ một mặt nói như vậy (chuyển trục) nhưng lại cắt giảm ngân sách quốc phòng…cái quyết tâm và khả năng tương đối bớt đi. Còn đối với châu Âu thì cũng tính toán….”

Chuyên gia: Sáp nhập Crimea, Nga đe dọa nỗ lực chống hạt nhân

Đại diện 3 nước Ukraine, Nga, và Mỹ ký thỏa thuận hạt nhân vào tháng 1 năm 1994.
Đại diện 3 nước Ukraine, Nga, và Mỹ ký thỏa thuận hạt nhân vào tháng 1 năm 1994.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

  • Lực lượng Nga xông vào căn cứ không quân Ukraine ở Crimea
  • Nga tiếp tục không cho quan sát viên quốc tế đến Crimea
  • Tình báo Ukraina từng phản đối việc ký thỏa thuận Budapest
CỠ CHỮ 
Kent Klein
22.03.2014
Vào những năm 1990, Ukraina giao kho vũ khí hạt nhân của Liên bang Xô Viết cũ lại cho Nga để đổi lấy đảm bảo là Điện Kremlin sẽ tôn trọng chủ quyền của Ukraina. 

 Nhưng giờ một số chuyên gia đặt câu hỏi liệu hành động của Nga tại Ukraina có thể làm xói mòn những nỗ lực ngăn ngừa sự lan rộng của vũ khí hạt nhân hay không.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius, việc Nga chiếm Crimea vi phạm cam kết tôn trọng độc lập chính trị của Ukraina.

Trong cuộc gặp với bộ trưởng ngoại giao Brazil, ông Fabius nói những quốc gia có vũ khí hạt nhân có thể không muốn từ bỏ và những quốc gia không có vũ khí hạt nhân có thể muốn có để bảo vệ lãnh thổ.

Nhiều người cho rằng Nga đã vi phạm Bản Ghi nhớ Budapest năm 1994, trong đó có ông James Goldgeier, khoa trưởng khoa Quốc tế của trường Đại học American ở Washington.

“Nga, Anh và Hoa Kỳ trên thực tế đã đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền chính trị của Ukraina. Đã có một thỏa thuận không bức ép về kinh tế. Đây rõ ràng là vi phạm thỏa thuận này,” ông Goldgeier nói.

Ông nói thêm việc này có thể có tác động đáng sợ đối với những nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân:

“Việc này căn bản gửi đi một tín hiệu cho các nước khác là hãy suy nghĩ kỹ về việc từ bỏ vũ khí hạt nhân hoặc không theo đuổi vũ khí hạt nhân. Vì nếu Ukraina có vũ khí hạt nhân, Nga sẽ không có hành động chống lại Ukraina.”

Ông Daryl Kimball, người đứng đầu Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, nói Bản Ghi nhớ Budapest không phải là là cam kết của phương Tây bảo vệ chủ quyền của Ukraina bằng vũ lực. Tuy nhiên ông nói thêm hành động của Nga có thể chính là vấn đề.

“Tuy nhiên tôi nghĩ biến cố này, nếu không được Hoa Kỳ và Nga và các đồng minh của chúng ta tại châu Âu giải quyết thích đáng, có thể làm lay chuyển lòng tin trong việc đảm bảo an ninh mà các cường quốc hạt nhân P-5 đã công bố.”

P-5 là 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Ông John Haines thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Đối Ngoại nói với Đài VOA từ Philadelphia rằng Ukraina không muốn giữ vũ khí hạt nhân:

“Đây là kho vũ khí ở trong tình trạng bảo trì kém, khó bảo dưỡng và có thể mang lại những rủi ro nội bộ tại Ukraina hơn là có tác động răn đe đối với các quốc gia khác.”

Ông Daryl Kimball nói các nước khác có thể từ bỏ vũ khí hạt nhân sẽ căn cứ vào  những yếu tố khác để đưa ra quyết định:

“Những nước có khả năng loại bỏ kho vũ khí hạt nhân, kể cả Bắc Triều Tiên, sẽ làm như vậy dựa theo những sự sắp xếp vượt ra ngoài những tài liệu chính trị qui định một số đảm bảo an ninh nào đó.”

Ông Kimball nói vẫn chưa rõ hậu quả của những hành động của Nga nhắm vào Ukraina sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với những nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu.


No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts