Chuyện Chỉ Có Ở XHCN Việt Nam!
Khu biệt thự bị
bầu Hiển bỏ hoang ở Đà Nẵng
Hàng chục ngôi biệt thự
xinh đẹp ven sông Hàn, phía đông nam cầu Tuyên Sơn (Đà Nẵng) đã bị bỏ hoang tàn
trong lau lách. Đây là những căn biệt thự được xây mới hoàn toàn, đã đưa vào sử
dụng, từng là chỗ ở sang trọng, dành cho các chuyên gia, huấn luyện viên và vận
động viên có thành tích cao của Đà Nẵng, là nhà khách của UBND TP...
Lãng phí
Sau mùa mưa bão, cỏ lau nở trắng, phủ kín trên
khu đất "vàng", những căn biệt thự tiền tỉ tuyệt đẹp ở trung tâm thể
thao Tuyên Sơn. Nhiều trang thiết bị, kể cả tường rào, cổng ngõ, lan can, cửa
sổ... của các căn biệt thự này đã bị tháo gỡ, đánh cắp hoặc tự hư hỏng.
Sau mùa bão lớn 2013, nhiều mái ngói bị hất
tung, vỡ cửa kính, tường nhà nham nhở, bạc màu. Phía bên kia đường, mặt tiền
của khu biệt thự nhìn ra con sông Hàn thơ mộng, giờ là cả khu rừng rậm vì cây
bụi. Đêm đêm, đèn đường sáng trưng cả một góc trời hoang vắng, không thể diễn
tả hết được cảm xúc khi chứng kiến cảnh lãng phí một góc đô thị đẹp với đầy đủ sự
tiện ích của hạ tầng kỹ thuật.
Bồn hoa giữa làn
phân cách đường Vũ Trọng Phụng bây giờ trong tình trạng ngập cỏ lau, ngã đổ đèn
trang trí một cách... châm biếm. Phía sau dãy biệt thự chỉ có hoang vu cỏ dại
cùng với những đàn bò thả rông. Bên cạnh đó, nhà thi đấu trên đường Thăng Long
- Vũ Trọng Phụng cũng bị bỏ hoang, trở thành chỗ trú ngụ của những người vô gia
cư, nơi tập kết phế liệu và một vài xưởng mộc đã tận dụng mặt bằng để gia công
đồ gỗ.
|
Cụm biệt thự “đãi sĩ” ở Tuyên Sơn đang thực
trạng hoang tàn.
|
Nguyên GĐ Sở Thể dục - Thể thao Đà Nẵng Lê
Nguyên Hồng cho biết: “Trước đây, UBND TP.Đà Nẵng đã đầu tư, xây dựng cả một
làng thể thao với đầy đủ nhà thi đấu, sân tập đá bóng, nơi nghỉ dưỡng, ăn ở của
CLB... Lúc đó, Sở TDTT nhận bàn giao theo kiểu “chìa khoá trao tay”. Từ năm
2004 đã được đưa vào sử dụng đúng với công năng, quy hoạch ban đầu. Nhưng, từ sau
2007, cả khu vực này đã được UBND TP.Đà Nẵng bàn giao lại cho Ngân hàng SHB,
câu lạc bộ bóng đá SHB quản lý”.
Bỏ hoang vì… không hợp với cầu thủ
Theo ông Phạm Việt Hùng - GĐ Sở Xây dựng Đà Nẵng
- trung tâm thể thao Tuyên Sơn được UBND TP.Đà Nẵng đầu tư, xây dựng từ năm
2002-2003. Cả cụm gồm các nhà biệt thự dành cho các chuyên gia, huấn luyện
viên, những VĐV thành tích cao, nhà thi đấu, sân tập, chung cư cho cầu thủ...
Sự hoàn chỉnh về hạ tầng kỹ thuật, chỗ ở sang
trọng, tiện ích đã góp phần tạo cho đội bóng đá Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ,
thuộc hàng đầu Việt Nam. Nhà biệt thự từng bố trí cho VĐV thành tích cao như
cầu thủ Lê Huỳnh Đức - một dạng chính sách “đãi sĩ” của Đà Nẵng lúc bấy giờ.
Có thời gian, UBND TP trưng dụng một nửa trong
số 12 căn biệt thự để làm nhà khách, còn lại bố trí chỗ ở cho đội U.19. Đến năm
2007, toàn bộ hạ tầng, cơ sở vật chất ở khu Tuyên Sơn này đã bàn giao lại cho
Ngân hàng SHB, theo chủ trương xã hội hoá đội bóng với kinh phí hơn 160 tỉ
đồng.
Chủ tịch CLB SHB Đà Nẵng - ông Bùi Xuân Hoà -
cho biết, hiện nay trung tâm thể thao Tuyên Sơn vẫn tạm sử dụng khu tập bóng,
nhà ở cầu thủ. Riêng các hạng mục khác chưa dùng là vì Cty CP SHB Đà Nẵng đang
đầu tư, xây dựng tại Hoà Minh (quận Liên Chiểu) một tổ hợp thể thao - giải trí
- nhà nghỉ - dịch vụ vui chơi - thương mại, và toàn bộ làng thể thao Tuyên Sơn
này sẽ chuyển lên Liên Chiểu.
Còn “bầu Hiển” (ông Đỗ Quang Hiển) thì cho rằng,
cả khu thể thao Tuyên Sơn sẽ được quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng khác.
“Hiện chỉ hơn chục nhà biệt thự là bỏ hoang thôi, không đáng kể (!?). Nhà biệt
thự cũng không thích hợp để bố trí cho cầu thủ” - ông Hiển nói.
GĐ Sở TNMT Đà Nẵng - ông Nguyễn Điểu - cho biết,
cụm thể thao Tuyên Sơn này là một trong những dự án đang được TP.Đà Nẵng rà
soát để có biện pháp xử lý tình trạng bỏ hoang.
Theo Lao động
Trong
khi đó tại nơi khác:
Bố thủ khoa sống
trong ống cống kiếm tiền nuôi con
- Hơn 10 năm nay,
để kiếm tiền nuôi con, chú Nguyễn Hữu Định, bố bạn Nguyễn Hữu Tiến (một trong
17 thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội) đã sống tạm bợ khắp vỉa hè, lều bạt ở Thủ đô.
Chú chưa một lần thuê nhà trọ, thậm chí nhiều lúc còn ở trong ống cống bỏ hoang.
“Ở trọ trần gian” là câu nói đùa chú
Nguyễn Hữu Định mô tả về cuộc sống mưu sinh của mình suốt 10 năm ở trung tâm
thủ đô Hà Nội.
“Nhà trọ” của chú đơn giản lắm, nay xin ở
công trường xây dựng tạm bợ, mai phiêu dạt ra nằm ở các bốt điện thoại, cây rút
tiền tự động. Có khi mệt quá, chú kiếm tạm mái hiên của một ngôi nhà nằm hơi
khuất với mặt phố để ngủ tạm.
|
|
Vợ chồng chú Định ở quê thôn Động Phí (xã Phương
Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) có làm thêm mấy sào ruộng.
Nhưng chừng đó không thể nuôi nổi 4 người con ăn
học. Gia đình phải đi vay mượn khắp nơi, thậm chí vay lãi ngày để lo cho chuyện
học hành cho các con. Số tiền giờ đã gần 100 triệu đồng.
Ngày tôi tới thăm căn nhà nhỏ của cô chú ở thôn
Động Phí, người đến chúc mừng Tiến nhiều mà người tới đòi nợ lãi cũng chẳng ít.
Bà ngoại em Đặng Thị Vót, đã ngoài 80 tuổi vẫn phải giúp các cháu bằng những
bát gạo, củ khoai ông bà có.
Cô Hoàng Thị Thanh, vợ chú hết đi phụ hồ, làm
thuê, giờ ở nhà đi vặt lông vịt buổi đêm kiếm tiền. Còn chú, từ đi bốc vác, phụ
hồ,…nay “ổn định” với hòm đồ nghề sửa xe đạp và một cái chai nhỏ bán xăng trên
đường Lê Văn Lương kéo dài.
Người cha với đôi bàn tay chai sạn, gương mặt
đăm chiêu: “Mỗi ngày tiền kiếm được vài chục, ngày nhiều thì hơn 100.000 đồng
tôi chẳng dám thuê nhà trọ, ở lang thang bên ngoài, điện đóm cũng không có”.
Sau nhiều lần di chuyển, giờ chú mới chuyển ra ở
trong ống cống bỏ hoang trên đường Lê Văn Lương kéo dài.
Chiếc cống được che đậy bằng tấm gỗ công trường
bỏ đi, chú mang về chắp vá thành cửa che nắng, che mưa. Vì sợ nửa đêm ngủ ai đó
vào đánh hay trấn lột lấy đồ nghề nên chú cẩn thận gửi hòm nghề, xe đạp bên
cổng bảo vệ của khu đô thị đối diện “nhà” của chú, bên kia đường.
|
Chú Tiến với công việc sửa, vá xe đạp xe máy trên đường Lê
Văn Lương kéo dài. (Ảnh: Văn Chung)
|
Nhớ về 10 năm phiêu dạt trên đất thủ đô, chú
chẳng thể quên những năm làm sửa xe từ Cầu Giấy, đường Láng rồi đến đường Lê
Văn Lương. Nhiều lần không có chỗ ngủ, gặp trận mưa to phải ngủ nhờ phòng để đồ
của nhà vệ sinh công cộng có hơn 1 mét vuông mà hai người nằm, chân co lại
không thể chuyển mình.
Hay nỗi vất vả của những lần ngủ vỉa hè, chú
phải chờ đến 9 - 10 giờ tối mới dám ngủ, đến 4h sáng dậy vì sợ người ta
đi lại nhiều và “ngại” nữa.
Niềm vui, hạnh phúc và là động lực lớn nhất để
chú Định và vợ cố gắng làm ăn chính là những đứa con chăm ngoan học giỏi.
Nguyễn Hữu Tiến vừa đỗ thủ khoa Trường ĐH Y Hà
Nội với 29,5 điểm.
Người em sinh đôi Nguyễn Hữu Tiền cũng đỗ Trường
ĐH Bách Khoa Hà Nội với số điểm 26.
Trước Tiến, còn có 1 người chị đang học năm cuối
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn; người chị thứ 2 học năm thứ 3 CĐ Xây
dựng trên Hà Nội. Hai người chị được bố mẹ xin cho ở kí túc xá của trường để
tiết kiệm chi tiêu.
|
Chú Định ở trong ống cống bỏ hoang, ngày ngày sửa xe kiếm
tiền nuôi con ăn học. (Ảnh: Văn Chung)
|
“Biết bố nó khổ lắm.
Nhiều khi tôi với các con cũng khuyên thuê nhà ở nhưng chú lại gạt đi, bảo để
dành tiền nuôi con” – cô Thanh tâm sự.
Còn chú Định phân trần: “Nhiều khi các con cũng
khuyên về ở với chúng nó, nhưng tôi gạt đi, nói con phải gắng học hành. Bố còn
sức khỏe sẽ lo cho con ăn học”.
“Em biết bố mẹ vất vả nên chỉ biết cố gắng thôi.
Nếu sau này xin được dạy thêm em sẽ nói với bố để hai bố con về ở cùng với
nhau” – Tiến nghẹn ngào.
Chú Đặng Văn Giao (người thôn Nội Xa, xã Vạn
Thái, Ứng Hòa, Hà Nội) hiện ở gần “nhà” của chú Định cho biết: “Cậu ấy về khu
này ở đã hơn 2 năm. Vừa rồi dựng tạm túp lều để ở nhưng vừa bị người ta kéo
xuống. Chú ấy kéo tạm được mấy thanh gỗ, thêm cái chiếu ở trong ống cống ngay
sau căn lều của tôi. Thật khâm phục khi vợ chồng chú ấy có những người con giỏi
giang, ngoan ngoãn”.
·
Văn Chung
Posted by NGUYỆT-SAN VIỆT-NAM at 10:10
Labels: Chuyện Chỉ Có Ở XHCN Việt Nam!
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching