LÝ ĐẠI NGUYÊN
VIỆT NAM KHÔNG THỂ
THIẾU TRONG CHIẾN LƯỢC
TÁI CÂN BẰNG CỦA MỸ Ở
Á CHÂU
Theo thông cáo đăng trên
website của tòa đại sứ Mỹ ở Hànội, bà Wendy Sherman thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ,
phụ trách vấn đề chính trị, khẳng định rằng: “Việt Nam là một phần không
thể thiếu trong công cuộc tái cân bằng của Hoa Kỳ sang khu vục Châu Á Thái Bình
Dương”.
Sứ quán Mỹ cho biết: “Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Thứ
Trưởng Ngoại Giao Sherman đã đề cập tới các vấn đề Nhân Quyền với Hànội, đồng
thời kêu gọi chính phủ Việt Nam phóng thích tù nhân lương tâm, cho phép tất cả
người dân được bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa”.
Về phía Tân Hoa
Xã của Cộng Sản Việt Nam dẫn lời phát biểu của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh thứ
trưởng Quốc Phòng Việt Cộng, trong buổi tiếp thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ, bà Wendy
Sherman, ngày 04/03/2014 rằng: “Việt Nam rất coi trọng sự hợp tác với Hoa Kỳ”.
Ông Vịnh đề nghị: “Hai nước Việt-Mỹ nên tăng cường trao đổi để phối hợp
tốt hơn trong các cuộc tham vấn chiến lược về an ninh quốc phòng, rà phá
bom mìn, bảo đảm an ninh hàng hải, và trao đổi kỷ vật chiến tranh”. Truyền
thông trong nước nói: “Thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ nhất trí với những
đề nghị của Thứ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam đưa ra”.
Điều đáng
nói là trong khi tình hình ở Ukraine đang cực kỳ sôi động, Hoa Kỳ và Liên Âu
đang phải đối phó với việc nhà độc tài KGB, tổng thống Nga, Vladimir
Putin, nhân cơ hội dân chúng Ukraine quyết liệt xuống đường loại bỏ tổng thống
Vikto Yanukovych theo Nga, để nước Ukraine được sống dưới mái nhà chung EU. Mượn
cớ bảo vệ cho người Nga sống ở Ukraine, Putin đã “xua quân” chiếm giữ bán đảo
Crimea của Ukraine, đe dọa nền độc lập toàn vẹn lãnh thổ của nước này.
Mỹ và
Liên Âu đang dùng biện pháp chính trị là “cô lập” Nga, như 7 nước kỹ nghệ
cao trong nhóm G8 đã quyết định không tham dự Hội Nghị G8 do Nga chủ trì sẵp diễn
ra tại Nga. Có nghĩa là họ loại Nga ra khỏi G8. Đồng thời Washington và
Bruxelles cùng lúc thông báo một loạt trừng phạt Moscow, như cấm visa nhập cảnh,
phong tỏa tài sản quan chức Nga và Ukraine có trách nhiệm, hay đồng lõa gây ra
chia cắt lãnh thổ Ukraine, cũng như việc tổ chức trưng cầu dân ý bất hợp hiến ở
bán đảo Crimea.
Đồng thời Mỹ đã tăng cường máy bay chiến đấu trong vùng Baltic
và điều chiếc hàng không mẫu hạm USS Geoger H. Bush vào Biển Đen. Nhưng còn do
dự việc trừng phạt kinh tế. vì như vậy là dồn Nga vào chân tường, dễ nổ ra chiến
tranh. Về phần nước Nga, ông Putin vẫn cho lính Nga tịch thu vũ khí tại các căn
cứ quân sự của Ukraine ở Crimea, cho chiến hạm chống tầu ngầm trấn giữ ngoài
khơi Crimea. Tiến hành trưng cầu dân ý ở khu vực tự trị Crimea.
Từ tổng
thống Obama đến ngoại trưởng Kerry của Mỹ, từng ngày từng giờ lo đối phó với
tình thể căng thẳng có thể xẩy ra cuộc chiến tại Âu Châu, thì, thứ trưởng Ngoại
Giao Mỹ, bà Wendy Sherman đặc trách chính trị phải sang Việt Nam để biết rõ lập
trường của Hànội về chiến lược “Tái Cân Bằng” của Mỹ sang Á Châu Thái Bình
Dương ra sao? Liệu Hànội và Bắc Kinh có đứng hẳn về phía Nga, hay coi thị trường
Âu-Mỹ nặng hơn? Xem ra cả Hànội lẫn Bắc Kinh vẫn chọn thị trường Âu-Mỹ, nên
Nguyễn Chí Vịnh mới đại diện Việt Cộng và có thể là cả Trung Cộng, để nói: “Việt
Nam muốn tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng với Hoa Kỳ”.
Thiên hạ đều biết
Nguyễn Chí Vịnh là “con gà” của tình báo Trung Cộng, có nhiệm vụ giám sát đảng và
nhà nước Việt Cộng. Còn bà Wendy Sherman phụ trách chính trị là nhân vật số 2 của
bộ ngoại giao Mỹ, khiến cho chúng ta hồi tưởng lại trước kia, dưới thời chính
quyền Kennedy của Mỹ, thứ trưởng chính trị của bộ Ngoại Giao Mỹ là ông
Averell Harriman, một trong những người chủ chốt đưa chiến tranh Mỹ vào Việt
Nam. Từ việc Trung Lập Hoá Lào 1962, dọn đường cho Cộng Sản Bắc Việt tiến hành
cuộc xâm lăng Miền Nam Việt Nam, để bác cầu cho Mỹ đem quân vào Việt Nam.
Đến
việc quyết liệt loại bỏ chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963, vì tổng thống Diệm không
chịu cho quân Mỹ vào tham chiến trực tiếp tại Miền Nam Việt Nam. Lại cũng là
trưởng đoàn đàm phán cuối cùng của Mỹ tại Hoà Đàm Paris đã ký định ước chấm dứt
chiến tranh Việt Nam. Tạo cơ hội cho Bắc Việt Cộng Sản nuốt trọn Miền Nam. Xem
vậy vai trò của vị thứ trưởng Ngoai Giao Mỹ về chính trị, rất quan trọng trong
việc định đoạt vận mệnh của các nước nhỏ mất chủ quyền nói chung và Việt Nam
nói riêng.
Việc bà Sherman đến Hànội trong lúc tình thế quốc tế cực kỳ căng thẳng
này, buộc Bắc Kinh và Hànội phải lựa chọn thế đứng, và bà không quên đòi Hànội
phải tôn trọng Nhân Quyền, yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải phóng thích các
tù nhân lương tâm, cho phép tất cả người dân được bày tỏ quan điểm chính trị một
cách ôn hoà. Đó là lời khuyên nhà cầm quyền Việt Cộng tránh vết xe đổ của nhà độc
tài tham nhũng Vikto Yanukovych ở Ukraine vậy.
Đến đây
đã rõ, chiến lược xoay trục và tái cân bằng sức mạnh của Hoa Kỳ sang Châu Á
–Thái Bình Dương đã là quyết sách dứt khoát ở cấp lãnh đạo Mỹ, được sự đồng thuận
của lưỡng đảng. Nay đến phần thực hành thuộc về các nhà thực hiện chính sách.
Trước hết là Trợ lý Ngoại Trưởng Mỹ, đặc trách Đông Á, ông Daniel Russel, ngày
05/02/2014, tuyên bố với Tiểu Ban Châu Á của Quốc Hội Hoa Kỳ là: “Những đòi
hỏi chủ quyền lãnh hải chiếu theo Công Pháp Quốc Tế phải dưạ trên những đặc
trưng của đất liền. Tất cả những đòi hỏi chủ quyền không dựa trên những đặc
trưng của đất liền, đều bị xem là trái với luật pháp quốc tế”. Ông Russel
yêu cầu “Bắc Kinh phải chứng tỏ họ tôn trọng công pháp quốc tế về luật biển”.
Ông công kích: “Đường chín đoạn mà Bắc Kinh vẽ ra trong tấm bản đồ từ thập
niên 1940 để xác định chủ quyền của họ gần như toàn bộ Biển Đông là hoàn toàn
không có giá trị pháp lý theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển – UNCLOC”
Cũng về
Biển Đông, trong cuộc Hội Thảo do trung tâm An Ninh Quốc Tế - Brent Scowcroft
thuộc Hội Đồng Đại Tây Dương có trụ sở tại Washington DC ở Hoa Kỳ, tổ chức ngày
06/03/14 để thảo luận về tương lai an ninh, viễn ảnh ngắn hạn, dài hạn ở Á
Châu, đối với Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương. Đô đốc Samuel Locklear tư lệnh chỉ
huy Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định: “Bất chấp khó khăn về tài chánh, Hoa
Kỳ vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự hùng hậu ở Châu Á”. Riêng về
vùng ‘lưỡi bò’ mà Trung Cộng tuyên bố thuộc chủ quyền của họ, thì tướng
Locklear nói: “Trung Quốc cần chứng minh rõ mục đích của mình. Các nước láng
giềng với Trung Quốc không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi
khu vực Châu Á –Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải quyết vấn đề này để
tránh những tính toán sai lầm”.
Rõ ràng là các nhân vật trực tiếp thi hành
chiến lược “Xoay Trục và Tái Cân Bằng” của Mỹ sang Châu Á, như trợ lý Ngoại Trưởng,
Daniel Russel đặc trách Á Châu sự vụ, đến Đô độc Samuel Locklear Tư Lệnh Thaí
Bình Dương, đều buộc Trung Cộng phải làm sáng tỏ chủ mưu của họ về Biển Đông. Mỹ
không còn để cho Trung Cộng muốn làm gì thì làm ở Biển Đông nữa. Đặc biệt Thứ
Trưởng Ngoại Giao Mỹ phụ trách chính tri, bà Wendy Sherman khẳng định với Hànội
rằng: “Việt Nam không thể thiếu trong chiến lược tái cân bằng của Hoa Kỳ
sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương”.
Xem vậy, Mỹ đã nói rõ mục tiêu chiến
lược của họ ở Việt Nam rồi đấy!
LÝ ĐẠI NGUYÊN. Litlle Saigon
11/03/2014.
--
-------------------------------------------------------------
www.TNCVOnline.com or www.thanhniencovangonline.com
Have a good day!
www.TNCVOnline.com or www.thanhniencovangonline.com
Have a good day!
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching