TT
Putin có dừng tay sau Crimea?
Việt-Long - RFA
2014-03-20
2014-03-20
- In trang
này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Thủ tướng Anh Chamberlain trở về từ Munich, tháng 9, 1938, tuyên
bố "đây là hiệp ước hòa bình cho thời đại của chúng ta"
Courtesy of Wikipedia
Việc phải đến đã đến. Mọi diễn tiến ở Crimea, Ukraine và Nga đã
xảy ra như một kịch bản đã soạn sẵn và khán giả đều biết trước, không có gì bất
ngờ.
Diễn văn lịch sử
Chỉ có một việc không được nói trước: Tổng thống Putin lập tức
tiến hành việc sáp nhập Crimea vào Liên Bang Nga ngay trong ngày thứ ba, sau
bài diễn văn lịch sử của ông trước các đại biểu Quốc hội và giới lãnh đạo chính
trị Liên Bang Nga. Bài diễn văn dài 47 phút, được mô tả là đầy phấn khích và
cảm động đối với đa số người Nga, được giới chính trị của nước Nga hoan hô trên
30 lần, có người hoan hô trong giòng nước mắt.
Điều gì trong đó khiến người Nga cảm động và tán thưởng như vậy?
Tổng thống Putin trước bài diễn văn lịch sử đọc tại điện Kremlin
về Crimea - Courtesy of news.optuszoo.com
Ông Putin nhắc lại lịch sử mối quan hệ giữa nước Nga với xứ anh
em ruột thịt Ukraine, vào thời gian mà không một ai ngờ được rằng hai nước lại
có ngày chia tay đi theo hai khuynh hướng chính trị khác nhau. Ông nói quyết
định của Tổng bí thư Nikita Khruschev giao lại Crimea cho Ukraine vào năm 1954
là sai lầm. Ông nhắc lại thời kỳ sụp đổ của Liên Bang Xô Viết, khi các nước
Cộng hòa thuộc Liên Xô lần lượt tách ra, quay lưng lại Moscow, nhìn sang phương
Tây. Ông kể lại thời kỳ chưa xa, khi châu Âu và Hoa Kỳ đánh bom Nam Tư, Kosovo,
Serbia, bung rộng tuyến phòng thủ quân sự của NATO đến sát nước Nga, thành
những căn cứ xuất phát tấn công sau này. Và ông kết luận việc sáp nhập Crimea
trở lại với Nga là điều tất yếu phải xảy đến, phải thực hiện, nhất là sau khi
chính phủ phái hữu ở Kiev quay sang NATO và EU.
"Lòng yêu
nước" như ở mọi quốc gia
Một cách khách quan, nếu là người Nga thì ai ai cũng tiếc nuối
thời kỳ cực thịnh về lãnh thổ, về khoa học và sức mạnh quân sự của Liên Bang Xô
Viết. Chỉ có một số người Nga già cả còn nhớ thời kỳ đó là thời kỳ đói khát, suy
bại cả về kinh tế lẫn tự do, dân chủ,nhân quyền của chính họ hay các thế hệ ông
cha của họ.
Những người tiếc nuối quá khứ thì đang chiếm 70% số ghế quốc hội
cũng như những vị trí hành chánh cao cấp, và họ thuộc khuynh hướng bảo thủ và
khao khát phục hồi đế quốc Nga, hùng mạnh như trong thời vàng son của thế kỷ
20.
Đảng Nước Nga thống nhất của ông Putin đã thắng 49% số phiếu bầu
vào viện Duma hôm 4 tháng12 năm 2011. Đảng Cộng Sản Nga về nhì với 19%, còn lại
là dành cho các đảng nhỏ đối lập. Tuy thành phần đối lập đã tổ chức biểu tình
với 30 ngàn tới 50 ngànngười ở ngoại ô Moscow, phản đối biện pháp quân sự đối
với Ukraine, nhưng đa số người dân Nga đều ủng hộ việc sáp nhập Crimea trở lại
với Nga. Đó là tinh thần quốc gia, tinh thần yêu nước rất bình thường của mọi
nước, mà đã là tình cảm, là lòng ái quốc, thì nó hướng dẫn hành động, dù có
thuận lý hay không.
Binh sĩ Ukraine đằng sau hàng rào căn cứ của họ, bị phong tỏa từ
bên ngoài. - Courtesy of article.wn.com
Phưong Tây phẫn nộ
Về phía Hoa Kỳ và phương Tây, Phó Tổng thống Mỹ nói thẳng: hành
động của Nga chẳng có gì khác hơn là "đi chiếm đất". Ngoại trưởng Mỹ
John Kerry chế diễu Tổng thống Putin, ngụ ý nói rằng một vị Tổng thống Nga
đương thời mà đem những thất bại của Liên Xô cách nay nửa thế kỷ làm lý cớ
chiếm lại Crimea thì không thuận lý chút nào. Nhưng dù sao, rõ ràng là Hoa Kỳ
và châu Âu không thể làm gì hơn để ngăn cản việc Crimea sáp nhập vào Liên Bang
Nga.
Không thể gây chiến, Hoa Kỳ đề ra những biện pháp trừng phạt
kinh tế mà nhìn qua người ta thấy chỉ là những biện pháp mặt ngoài, hay
cosmetic measures theo cách gọi của người Mỹ. Từ phía châu Âu các nhà
lãnh đạo Pháp, Anh, Đức đều mạnh mẽ lên án Nga và thề hứa sẽ cho Moscow thấy
cái giá phải trả về kinh tế.
Nhưng mùa đông còn chưa dứt khiến người ta nhớ đến hơi đốt nhiều
hơn. Anh Pháp Đức và cả Ukraine đều không muốn mất nguồn hơi đốt để sưởi ấm do
Nga cung cấp cho cả châu Âu. Trừng phạt kinh tế sẽ đem lại cho Nga những hậu
quả đáng kể, nhưng song song, mối quan hệ kinh tế giữa Nga với châu Âu rất quan
trọng đối với cả hai phía. Châu Âu không dễ quay ngoắt với Nga, như ta thấy từ
lúc đầu Anh Pháp Đức đều do dự, lưng chừng...
Bài học châu Âu 1938
Thái độ lưng chừng đó khiến ta không khỏi nhớ đến Tiệp Khắc vào
năm 1938, trước khi thế chiên thứ hai bùng nổ. Tình trạng nước Tiệp và hành
động của Đức Quốc xã giống hệt như tình trạng Ukraine với Nga ngày nay. Khi
Hitler lấy cớ bảo vệ người Đức ở vùng biên giới phía bắc và phía Tây nước Tiệp,
gọi chung là Sudetenland, đòi sáp nhập vùng này, thì Anh-Pháp, hai nước có hiệp
ước quân sự với Tiệp, đã nói với Praha đó là điều …”hợp lý”; sau đó rồi Anh
Pháp Ý đã ký với Đức thỏa ước Munich 29 tháng 9, 1938, cho phép Berlin sáp nhập
Sudetenland, mà không thèm mời gọi hay hỏi qua Tiệp Khắc. Vì thế Prague gọi đó
là "hiệp ước phản bội".
Tất cả căn cứ chiến lược để phòng thủ Tiệp Khắc đều nằm trong
Sudetenland, nên tháng 3 năm sau quân lực Wehrmacht của Đức chiếm nốt Bohemia
và Moravia, châm ngòi nổ thế chiến thứ hai.
Vị trí mảnh đất Sudetenland của Tiệp Khắc trước khi bị Đức sáp
nhập - Courtesy of munichagreement.erritouni.com
Ngày nay ta thấy dường như châu Âu cũng e dè với Nga, tương tự
như Anh-Pháp đã khiếp sợ Hitler ngày xưa, và Nga cũng hành xử y hệt như
Hitler năm 1938. Nga cũng không cần động binh quy mô, chỉ cho xâm nhập một số
đơn vị biệt kích để chỉ huy và điều động dân quân người Nga ở Crimea để đề
phòng hành động quân sự của Kiev. Rồi Moscow sáp nhập Crimea vào Nga thật dễ
dàng không tốn một viên đạn, chẳng khác nào Đức quốc xã ngày xưa đã lấy
Sudetenland bằng hiệp ước Munich ký với Tây Âu.
May thay, với sự cổ động của Hoa Kỳ, châu Âu về sau đã tỏ ra
cứng rắn hơn với những biện pháp cô lập Liên Bang Nga.
Nhu cầu hợp tác đồng
tiến
Liệu đà chiến thắng này sẽ đưa TT Putin đi xa đến đâu? Đó là
điều cả thế giới đang lo âu.
Tổng thống Putin đã trấn an thế giới khi hứa hẹn với Kiev rằng
sau Crimea, người Ukraine không phải lo lắng gì thêm về các vùng phía đông có
nhiều người Nga cư trú. Ông nói thêm rằng Nga với Ukraine phải sống hòa bình,
hợp tác như từ trước tới nay. Cùng lúc đó, Tổng thống Olexander Turchinov của
Ukraine cũng vội vã tuyên bố Ukraine sẽ không gia nhập NATO, tuy rằng Kiev vẫn
ban hành lệnh động viên một phần và ngày hôm sau kế hoạch tập trận chung của
Ukraine với Anh-Mỹ được công bố.
Từ San Diego, California, Tổng thống Obama tuyên bố Mỹ không
hành động quân sự ở Ukraine, vì làm như vậy không có lợi cho chính Ukraine, và
Kiev cũng nhận thức điều đó.
Số phận Crimea như thế là xong, dù rằng Nga sẽ chịu nhiều hậu
quả không vui thú chút nào. Ukraine đành chấp nhận mất nó, đang rút lực lượng
quân sự ở Crimea về lại Ukraine. Kiev chỉ mong Tổng thống Putin giữ lời, đừng
chiếm thêm vùng miền đông giống như Hitler chiếm của Tiệp Khắc. Nhưng đó là dấu
hỏi lớn: liệu ông Putin có giữ lời hay không? Nếu không, sau Ukraine, Đông Âu
sẽ ra sao?
Hiện tại Tổng thống Putin dường như đang dừng hay tạm dừng sau khi Crimea tái hội nhập với Nga. Lời tuyên bố của Ukraine về việc không gia nhập NATO có thể đã được thỏa thuận với Hoa Kỳ vào khi ông Turchinov đến tòa Bạch Ốc. Nếu đúng thế thì mọi việc làm hiên nay của Hoa Kỳ, châu Âu và Ng
Hiện tại Tổng thống Putin dường như đang dừng hay tạm dừng sau khi Crimea tái hội nhập với Nga. Lời tuyên bố của Ukraine về việc không gia nhập NATO có thể đã được thỏa thuận với Hoa Kỳ vào khi ông Turchinov đến tòa Bạch Ốc. Nếu đúng thế thì mọi việc làm hiên nay của Hoa Kỳ, châu Âu và Ng
Hội nghị G-7 ngày 12 tháng 3, 2014 - Courtesy of Allgedo News
Media Network Allgedo.com
a, Ukraine, đã được bày tỏ với nhau trong những lần hội nghị các
Ngọai trưởng Mỹ-Nga-Âu., tuy các bên đều tuyên bố chưa đạt thỏa thuận.
Đã bày tỏ có nghĩa là Moscow không thể lấn tới thêm nữa. Niềm tự
ái dân tộc của người Nga đã được thoả mãn. Ông Putin tạm hài lòng, nhưng không
khỏi mong ngóng thoát trừng phạt kinh tế, Nhiều nước trong nhóm G-8 tuyên bố
không tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G-8 do Nga tổ chức ở Sochi năm nay. Thứ năm,
20 tháng 3, Thủ tướng Angela Merkel tuyên bố Đức sẽ không dự Thượng đỉnh G-8,
nhóm cường quốc kinh tế G-8 quyết định tạm ngưng tư cách thành viên của Nga, và
sẽ tạm ngưng hoạt động cho đến khi Nga thay đổi chính sách về Ukraine. Như vậy
Nga đã không thoát bị cô lập về kinh tế.
Trước đó vào thứ ba, Hoa Kỳ ngỏ lời mời các nhà lãnh đạo thuộc 7
nước trong nhóm G-8 họp thượng đỉnh về vấn đề Nga và Ukraine bên lề Hội nghị
Thượng đỉnh hạt nhân ở The Hague, Hòa Lan.
Tuy thế, ở mặt khác, Mỹ cũng vẫn cần hòa thuận với Nga. Hai nước
từng hợp tác chặt chẽ về tình báo chống khủng bố, về kế hoạch chấm dứt các
chương trình hạt nhân của Iran và Bắc Hàn. Châu Âu có mối quan hệ về năng lựơng
với Nga, lại càng mong sẽ nối lại hợp tác trong hoà bình với Nga thêm chặt chẽ.
Chính sách trừng phạt Nga là điều chẳng đặng đừng, để cảnh cáo "con gấu vĩ
đại" đừng làm thêm những việc tương tự, chứ không thể lật ngược tình thế
hiện nay. Nước Nga và Tổng thống Putin không thể lui bước, với bất cứ giá nào.
Nhưng dù sao chăng nữa, trong thế cờ quốc tế này, những nước
Đông Âu trong 28 nước NATO không có gì phải lo lắng. Nga sẽ không thể đụng tới
một thành viên NATO nào mà không phát khởi thế chiến thứ ba. Người Nga phải
biết chắc điều đó.
Thời đa nguyên, đa cực
Đối với luồng dư luận tại Washington chỉ trích Tổng thống Obama
đã không đủ cứng rắn với Nga trong vụ Crimea, một cố vấn của cựu Tổng thống Hoa
Kỳ George W. Bush phát biểu trong một cuộc hội thảo hôm thứ tư, đại ý là:
"Hoa Kỳ không thể một mình cô lập Liên Bang Nga, mà cần có một hành động
chung, ít ra là cùng với EU. Nếu không hành động chung trong việc cô lập và
trừng phạt một nước khác, chính Hoa Kỳ sẽ bị cô lập trong một chính sách mà
không có ai khác tham gia. Thời đại này không còn là thời đại đơn cực, lúc mà
một siêu cường muốn làm gì thì làm trên cả thế giới."
Trừng
phạt Nga, Tây phương nhắm
vào giới
tỷ phú thân cận của
Putin
Các tỷ phú Nga thân cận với Putin là những nạn nhân đầu tiên của
lệnh trừng phạt Tây phương.
REUTERS
Tú Anh
Danh sách hơn
30 nhân vật Nga và Ukraina
thân Nga (31 trong danh sách Mỹ
và 31 trong danh sách Liên Hiệp
Châu Âu) bị trừng phạt
đã được các cường quốc
Tây phương cân nhắc lợi
hại : vừa đánh thẳng vào các tỷ
phú thân cận của chủ
nhân điện Kremli vừa bảo
toàn được
quyền lợi kinh tế
của Tây phương.
Ngay trước khi tổng thống Putin sắp ký sắc lệnh sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina vào Nga,
Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu công bố danh sách trừng phạt thứ hai nhắm vào các đối tượng được xem là có vai trò
trong chiến lược gây khủng hoảng tại Ukraina.
Tổng thống Barack Obama ra
lệnh phong tỏa tài sản 20 công dân Nga
trong đó có nhiều tỷ phú, cấm doanh nghiệp Mỹ buôn bán với những đại gia này và ngân hàng
Rossiya trong đó phần hùn của Iouri Kovalchouk,
được xem là kinh tài của Putin từ năm 1990.
Khi tấn công vào ngân
hàng Rossiya, Washington muốn gửi thông điệp cảnh cáo Putin là
lãnh vực tài chính của Nga không an toàn. Thêm vào đó,
trong số khách hàng và thành phần lãnh đạo ngân hàng này là
những nhân vật thân cận của Putin.
Một nạn nhân khác bị Mỹ cấm visa, cấm làm ăn buôn bán
và bị phong tỏa tài sản là tỷ phú Gennadi
Timtchenko mà theo tạp chí Forbes, tài sản lên đến 15,3 tỷ đôla, đại gia đứng hàng thứ 6 của Nga và cũng là
nhà kinh tài của Putin.
Công ty Gunvor của nhà tài phiệt này là cơ quan trung gian
buôn bán dầu hỏa đứng hàng thứ tư thế giới, đăng ký tại đảo Virgo.Theo
Reuters, các biện pháp mới của Washington cứng rắn hơn nhiều so với danh sách thứ nhất nhưng Hoa Kỳ không đụng vào lãnh vực kinh tế « sinh tử » của Nga như dầu hỏa và kim loại vì e rằng nếu Nga trả đũa trên hai lãnh
vực này thì kinh tế toàn cầu sẽ bị thiệt hại. Ba tập đoàn lớn của Nga là Gazprom,
khí đốt, Rosneft, dầu hỏa và tập đoàn xuất khẩu vũ khí
Rosoboronexport không bị đụng tới.
Tuy nhiên, hiệu năng của biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đã gây ra
hệ quả thấy được. Trước tiên là tỷ phú Gennadi
Timtchenko, đã vội vã bán đi hết cổ phần của ông trong công ty
Gunvor do ông sáng lập, tương đương với 43% số vốn cất giấu tại Genève cho
Torbjorn Tornqvist, một công dân Thụy Điển và cũng là người hùn hạp. Theo nhận định của báo Le Monde, sự kiện nhà kinh tài của chính tổng thống Nga đã phải bán tháo cổ phần đã làm giới tài phiệt Nga đổ mồ hôi lạnh.
Mặc khác, do cấm vận, khách hàng của các ngân hàng Nga
và chi nhánh không thể sử dụng thẻ tín dụng loại Mastercard và
Visa.
Khác với Mỹ, theo AFP, Châu Âu
không tấn công vào ngân hàng Rossiya mà chỉ tập trung vào giới cố vấn thân cận của Putin trong đó có
phó thủ tướng Dmitri Rogozin, một số lãnh đạo chính trị và tư lệnh trong quân đội. 31 nhân vật bị phong tỏa tài sản và bị cấm thị thực nhập cảnh, hết đường sang những nơi mua sắm và nghỉ mát ở Châu Âu như: Luân Đôn, Paris,
Nice, Luxembourg, Chypre, gây tác động tâm lý rất mạnh.
Luật sư Nga Alexei
Navalny, một trong những đối lập khắc tinh của Putin hiện đang bị quản thúc, tuyên bố với New York Times : Tây phương có thể đánh một đòn chí tử vào đám cờ hiệu của điện Kremli thường xuyên du lịch sang Tây phương ».
Một nhà ngoại giao Châu Âu nhân
định là Châu Âu để cho Hoa Kỳ đánh mạnh vì dễ hơn và đủ để « cô lập chính trị và ngoại giao » Nga, tạo điều kiện thuận lợi cho tình thế « đã bất ổn » tại Nga.
Nga đã thắng phương
Tây?
TS Đoàn Xuân Lộc
Gửi cho BBC từ Anh quốc
Cập nhật: 14:46 GMT - thứ bảy, 22 tháng 3, 2014
Động thái của ông Putin ở Crimea và Ukraine gây ra những phản
ứng trái chiều.
Một bài bình luận có
tựa đề ‘BấmTrận pháp Putin’ của Đặng Vương Hạnh trên báo Tiền
Phong hôm 20/03 nhận định rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin ‘đã thắng trong
trận chiến Crimea’.
Bài viết cho rằng ‘có thể phương Tây đã tạm “dẫn bàn” bằng việc
lật đổ ông Viktor Yanukovych, nhưng sau “cú giật mình”, ông Putin đã nhanh
chóng giành lại thế chủ động và vượt lên trong ván cờ địa chính trị’.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Cũng theo tác giả Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang ‘bối rối, bị
động’, cố gắng ‘gỡ gạc thể diện’ sau kết quả ‘không có gì bất ngờ’ của cuộc
trưng cầu dân ý ở Crimea và đang ‘đau đầu trước nan đề kỳ thủ Putin’ vì không
biết ông có ‘tung ra những nước cờ nào nữa trong “hiệp hai” cuộc đấu’.
Bằng những nhận định đó, xem ra Đặng Vương Hạnh cũng cảm thấy
phấn khởi trước ‘chiến thắng’ này của Tổng thống Nga.
‘Bị động’ do đâu?
Không ai có thể phủ nhận Nga đã dễ dàng chiếm được Crimea. Chủ
biên thời sự quốc tế của BBC John Simpson gọi việc Nga thôn tính vùng tự trị
thuộc chủ quyền của Ukraine này là một ‘cuộc xâm lăng êm thấm nhất của thời
hiện đại’.
Được coi là ‘êm thấm’ vì – ngoại trừ tới lúc các tay súng thân
Nga tấn công một căn cứ quân sự của quân đội Ukraine ở Simferopol làm một người
chết và một người khác bị thương – cuộc xâm lược đã diễn ra và kết thúc nhanh
gọn, không có đổ máu, thương vong.
"Thậm chí khi bị khiêu
khích, binh lính Ukraine vẫn giữ bình tĩnh. Khi thấy phía Nga và những dân quân
thân Nga có những hành động gây hấn, họ đã chấp nhận rút lui để tránh xung đột"
Nga đã giành ‘chiến thắng’ dễ dàng vì ngày từ đầu quân đội nước
này không phải chiến đấu với bất cứ ai trong ‘trận chiến Crimea’. Họ thản nhiên
tiến vào Crimea mà không gặp sự phản kháng quân sự nào từ Ukraine và các nước
phương Tây.
Thậm chí khi bị khiêu khích, binh lính Ukraine vẫn giữ bình
tĩnh. Khi thấy phía Nga và những dân quân thân Nga có những hành động gây hấn,
họ đã chấp nhận rút lui để tránh xung đột.
Hơn ai hết, giới nắm quyền mới ở Kiev biết rằng dùng vũ lực để
chống lại sự xâm chiếm của Nga sẽ dẫn đến xung đột vũ trang giữa hai nước và
trong một cuộc chiến như thế Ukraine sẽ thất bại nặng nề.
Mỹ và đặc biệt các nước EU cũng không thể – và càng không muốn –
dùng biện pháp quân sự để ngăn chặn việc Nga xâm chiếm Crimea vì nếu làm vậy,
căng thẳng giữa Nga và phương Tây sẽ leo thang và có thể dẫn đến xung đột vũ
trang.
Và nếu một cuộc chiến như vậy xẩy ra, không chỉ châu Âu mà cả
thế giới sẽ rơi vào bất ổn, nếu không muốn nói là phải đối diện thảm họa.
Nga và Mỹ, Anh và Pháp – ba trong số những quốc gia quyết liệt
lên án hành động của Nga – là bốn trong tám quốc gia chính thức có vũ khí hạt
nhân.
Giới lãnh đạo phương Tây biết rõ chẳng ai được lợi gì nếu Chiến
tranh Lạnh thứ hai hay Thế chiến ‘nóng’ thứ ba bùng nổ.
Về phần mình, đã từng bị hai đại chiến tàn phá, các nước châu Âu
sẵn sàng làm tất cả và tìm bằng mọi cách để tránh một cuộc chiến tương tự.
Lãnh đạo EU càng không muốn đánh mất sự ổn định, hòa bình và
thịnh vượng mà họ phải bỏ bao nhiêu công sức gây dựng từ sau Thế chiến thứ hai.
Vì vậy, dù không thể chấp nhận việc Nga xâm chiếm Crimea đến giờ
Mỹ và EU vẫn chủ yếu dùng các kênh ngoại giao và trừng phạt kinh tế để buộc
Moscow suy nghĩ và xem lại hành động của mình.
Đây là lý do chính yếu giải thích tại sao Mỹ và EU ‘bị động’
trước Nga.
Nắm bắt được sự ‘bị động’ này, ông Putin đã cho quân vào Crimea
và Nga đã giành được một chiến thắng quá dễ dàng trong ‘trận chiến Crimea’.
Binh lính Nga đi tuần hôm 19/3 trong một quân cảng của Ukraine
bị lực lượng thân Nga chiếm đóng.
Đó cũng là một sự khác biệt lớn giữa ông Putin và giới lãnh đạo
phương Tây.
Trong khi Tổng thống Nga sẵn sàng dùng biện pháp cứng rắn và dám
bất chấp mọi hậu quả để đạt được mục đích, tham vọng của mình tại Crimea và
Ukraine, giới lãnh đạo Mỹ và EU không thể dùng những hình thức đó để giải quyết
cuộc khủng hoảng Crimea/Ukraine.
Nói cách khác, ông Putin và những người ủng hộ vẫn còn mang não
trạng của homo sovieticus (con người Xô Viết) – coi mình hơn người nhưng lại
thích bạo lực, phi luật pháp.
Và khi phải đối diện với một người như vậy – đặc biệt khi người
ấy có vũ khí (hạt nhân) nguy hiểm – chuyện các nước phương Tây ‘bối rối’, ‘bị
động’ và ‘đau đầu trước nan đề Putin’ ít hay nhiều có thể hiểu được.
Một đối tượng khác mà Mỹ và các nước phương Tây luôn cảm thấy
‘đau đầu’ cũng vì những lý do tương tự là chế độ Bình Nhưỡng ở Bắc Hàn.
Ai thắng, ai thua?
Nhưng điều đó không có nghĩa là ông Putin hoàn toàn thắng – và
phương Tây hoàn toàn thua – ‘trong trận chiến Crimea’.
Đến giờ ông Putin gần như chắc chắn có được Crimea nhưng ông và
Nga cũng đang mất nhiều thứ khác. Một trong số đó là việc ông Putin và Nga bị
cộng đồng quốc tế khinh thường, cô lập.
Chẳng hạn, hôm 15/03, 13 nước trong số 15 thành viên của Hội
đồng bảo an Liên hiệp quốc (LHQ) đã tán thành một nghị quyết lên án cuộc trưng
cầu dân ý ở Crimea.
Chỉ một mình Nga trơ trọi, cô đơn ‘giơ tay’ phủ quyết vì Trung
Quốc – được coi là đồng minh của Nga trong vấn đề Crimea/Ukraine và thường cùng
với Moscow phủ quyết các dự thảo liên quan đến các vấn đề quốc tế tại LHQ do
các nước phương Tây khởi xướng – đã bỏ phiếu trắng.
"Ai cũng biết việc
phương Tây trừng phạt kinh tế Nga sẽ gây thiệt hại cho cả hai bên. Tuy vậy như
chính tác giả của ‘Trận pháp Putin’ thừa nhận Nga chắc chắn sẽ chịu nhiều tổn
thất hơn vì trong khi chuyện đó làm Nga ‘vỡ đầu’ thì phương Tây chỉ ‘mẻ trán’"
Các nước thuộc khối G7 cũng không muốn họp với Nga trong khuôn
khổ G8 – một diễn đàn được bảy nước công nghiệp phát triển mở rộng vào năm
1998 để đón nhận Nga.
Không chỉ bị cộng đồng quốc tế cô lập, ông Putin cũng bị một số
người dân Nga chỉ trích.
Cũng vào ngày 15/03 tại Moscow có hai cuộc biểu tình liên quan
đến việc Nga can thiệp vào Ukraine. Trong khi có khoảng 50.000 người xuống
đường phản đối hành động của Nga ở Ukraine, cuộc biểu tình ủng hộ trưng cầu dân
ý ở Crimea chỉ quy tụ khoảng 15.000 người.
Bài viết của Đặng Vương Hạnh cho rằng ‘Nga đã sẵn sàng chơi đòn
cân não với phương Tây’ và nếu trừng phạt kinh tế làm Nga ‘vỡ đầu’ thì nó cũng
làm phương Tây ‘mẻ trán’.
Ai cũng biết việc phương Tây trừng phạt kinh tế Nga sẽ gây thiệt
hại cho cả hai bên. Tuy vậy như chính tác giả của ‘Trận pháp Putin’ thừa nhận
Nga chắc chắn sẽ chịu nhiều tổn thất hơn vì trong khi chuyện đó làm Nga ‘vỡ
đầu’ thì phương Tây chỉ ‘mẻ trán’.
Đó cũng là lý do tại sao trong những ngày qua Mỹ và EU đưa ra
nhiều hình thức trừng phạt với Nga và sẵn sàng chấp nhận chịu ‘mẻ trán’ để làm
Nga ‘vỡ đầu’.
Vũ khí lớn nhất mà Nga dùng để chèn ép Ukraine và để ông Putin
thách thức Mỹ và EU là khí đốt. Nhưng tiền từ xuất khẩu khí đốt sang EU – chiếm
đến 15% GDP của Nga – cũng là một nguồn sống của nền kinh tế nước này.
Trong khi EU là đối tác thương mại quan trọng nhất của Nga, Nga
chỉ là đối tác thương mại lớn thứ ba của EU.
Sự trừng phạt kinh tế của phương Tây còn có thể làm mức tăng
trưởng kinh tế của Nga vốn đang giảm – chỉ 1.3% năm 2013 so với năm 2012 và là
nước có tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất trong số các quốc gia đang nổi – càng giảm
trong năm 2014.
Sau hành động của chính quyền Putin ở Crimea, quan hệ trong nội
bộ G8 với Nga bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Điều đó cũng có nghĩa là hy vọng biến nước Nga thành một cường
quốc kinh tế của ông Putin bị tan biến.
Trong thời gian qua cũng có ý kiến cho rằng căng thẳng giữa Nga
và phương Tây sẽ dẫn đến một Chiến tranh Lạnh khác. Nhưng nếu điều đó diễn ra,
Nga luôn yếu thế hơn phương Tây và cũng giống như Liên Xô trước đây, cuối cùng
Nga cũng thất bại.
Về kinh tế, dù đứng thứ tám trên thế giới về GDP (với hơn 2000
tỷ USD vào năm 2012, theo chỉ số GDP của Ngân hàng thế giới), GDP của Nga chỉ
bằng 17% của năm nền kinh tế lớn của EU (Đức, Pháp, Anh, Ý và Tây Ban Nha) và
12.4% GDP của Mỹ.
Mức độ ảnh hưởng của Nga cũng không còn mạnh như Liên Xô trước
đây vì ba trong số 15 nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết và sáu trong tám
nước thuộc khối Warszawa giờ là thành viên của EU.
Và trên hết, dùng sức mạnh, bất chấp luật pháp quốc tế để có
được Crimea, ông Putin lại đang từ từ đánh mất Ukraine.
Trong khi tại Moscow ông ký các sắc lệnh hoàn tất thủ tục sáp
nhập Crimea vào Nga và cho bắn pháo hoa ăn mừng ‘chiến tích’ mới thu được, ở
Brussels lãnh đạo EU đã ký thỏa thuận thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với
Ukraine.
Việc Ukraine tiến gần EU là một điều ông Putin hoàn toàn không
muốn và ông đã từng dùng mọi cách để ngăn ngừa điều đó.
Có nên vui mừng?
Đối với Mỹ và các nước EU, việc chọn các kênh ngoại giao và
trừng phạt kinh tế – thay vì dùng vũ lực để đối phó với Nga – chắc chắn làm ông
Putin và những người ủng hộ ông cho rằng phương Tây yếu thế.
Nhưng có thể nói đó giải pháp tốt nhất – hay ít ra ít thiệt hại
nhất – cho Ukraine, châu Âu, các nước phương Tây và có thể cả thế giới lúc này.
Vì dùng vũ lực để đáp trả vũ lực trong trường hợp này chỉ gây nên bất ổn, xung
đột, chiến tranh.
"Càng ngạc nhiên khi
tác giả muốn Nga giúp Trung Quốc ‘hoàn thiện chiến lược “chống tiếp cận”, đánh
thẳng vào chiến lược “xoay trục” châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ’. Được biết Việt
Nam là một trong các nước khu vực ủng hộ chiến lược ‘xoay trục’ của Mỹ"
Vì vậy, không nên quá vui mừng trước ‘chiến thắng’ của ông Putin
và sự ‘bị động’, ‘bối rối’ của các nước phương Tây trong ‘trận chiến Crimea’.
Trong bài viết của mình, ông Hạnh còn nhận định rằng ‘ông Putin
có nhiều sự lựa chọn để đánh vào các lợi ích của Mỹ’ vì theo ông Nga có thể sẽ
‘cung cấp nhiều vũ khí hơn cho chính quyền Syria, hâm nóng thùng thuốc súng
Trung Đông’.
Hơn nữa, ông cũng cho rằng Nga có thể ‘hợp tác với Trung Quốc
sản xuất vũ khí siêu thanh tấn công toàn cầu, cung cấp các loại vũ khí công
nghệ cao và giúp nước này hoàn thiện chiến lược “chống tiếp cận”, đánh thẳng
vào chiến lược “xoay trục” châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ’.
Nếu là một người yêu chuộng hòa bình, muốn thế giới ổn định chắc
không ai lại cảm thấy thích thú khi biết ‘thùng thuốc súng tại Trung Đông’ được
‘hâm nóng’ vì điều đó càng làm cho khu vực này vốn đã nhiều bất ổn lại càng
thêm xung đột.
Hơn nữa, khi một số nước tại Đông Á, trong đó có Việt Nam, đang
quan ngại về sự lớn mạnh của Trung Quốc và những động thái mạnh bạo của Bắc
Kinh trong vấn đề tranh chấp chủ quyền, chắc chỉ có những người như tác giả của
‘Trận pháp Putin’ muốn Trung Quốc có thêm ‘các loại vũ khí công nghệ cao’.
Càng ngạc nhiên khi tác giả muốn Nga giúp Trung Quốc ‘hoàn thiện
chiến lược “chống tiếp cận”, đánh thẳng vào chiến lược “xoay trục” châu Á-Thái
Bình Dương của Mỹ’. Được biết Việt Nam là một trong các nước khu vực ủng hộ
chiến lược ‘xoay trục’ của Mỹ.
Hành động của ông Putin ở Crimea làm rạn nứt thêm mối quan hệ
giữa Nga với EU.
Có thể Đặng Vương Hạnh ủng hộ hành động của ông Putin ở Crimea
và chê phương Tây (một phần) vì không thích các cuộc biểu tình ở Ukraine dẫn
đến việc ông Yanukovych bị lật đổ và cho rằng phương Tây đứng đằng sau làn sóng
biểu tình đó.
Nhưng đến giờ nhiều người đã biết ông Yanukovych là một Tổng
thống bất tài, tham nhũng và chính ông bỏ Kiev chạy sang Nga kêu gọi Moscow can
thiệp vào Ukraine. Tại sao lại đi ủng hộ những lãnh đạo như Yanukovych?
Ai cũng hiểu có nhiều người Nga tại Crimea và miền Đông Ukraine
nói chung và ai cũng biết Nga có căn cứ quân sự tại Ukraine và nhiều lợi ích
khác ở Ukraine. Nhưng không thể viện cớ bảo vệ người Nga và bất chấp luật pháp
quốc tế để xâm chiếm lãnh thổ của một quốc gia khác.
Vẫn biết rằng ít hay nhiều các nước phương Tây góp phần gây nên
cuộc khủng hoảng hiện tại ở Crimea/Ukraine. Nhưng những quốc gia – như Việt Nam
– có nên vui mừng trước việc một nước láng giềng lớn mạnh dùng vũ lực và các
thủ đoạn khác nhau hay viện cớ bảo vệ kiều bào của mình để đưa quân vào và
thôn tính lãnh thổ của mình như Nga đang làm với Ukraine?
Cộng đồng mạng trong những ngày qua đang bàn tán về một văn thư
của Ban Tuyên giáo hướng dẫn báo chí Việt Nam đưa tin về một số vụ việc, trong
đó có tình hình ở Ukraine. Dù chuyện đó đúng hay không, hy vọng rằng những bài
như ‘Trận pháp Putin’ không được viết theo định hướng của Ban Tuyên giáo.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching