Subject: Fwd: Du Sinh, Lao Động, và Lấy Chồng Ngoại
From: huytunguyen
Date: Fri, 14 Mar 2014 11:01:09 +1100
From: huytunguyen
Date: Fri, 14 Mar 2014 11:01:09 +1100
Mời đọc.
TCM
Bài đọc suy gẫm:
(Phần
1)
Du
Sinh, Lao Động, và Lấy Chồng Ngoại
Tác
giả Lâm Văn Bé.
(Hình
ảnh chỉ có tính minh họa.)
Vẫn biết Việt Nam hôm nay có quá nhiều chuyện kỳ dị
mà nói mãi không hết, nhưng hai mẫu tin tháng bảy nầy có tầm ảnh hưởng tác hại
đến uy tín các cộng đồng người Việt hải ngoại, đó là hiện tượng du học sinh và người
lao động xuất khẩu Việt Nam.
* Trước tiên là đoạn vidéo dài 3 phút phổ biến trên YouTube quay lại hình
ảnh và đối đáp của 5 sinh viên tự nhận là du sinh tại Nhật đã dùng Iphone4 và
Nokia N95 để tranh nhau đập nước đá trong một bửa tiệc. Những tiếng cười phụ họa, tiếng khích động đã phơi bày một
cảnh tượng lố bịch, vô ý thức của đám sinh viên con ông cháu cha và tư bản đỏ
đang du hí trên đất người với nhãn hiệu du sinh. Cái vidéo đã gây phẫn nộ trong
giới truyền thông và dân chúng nước Nhật, vốn là quốc gia nổi tiếng về điện tử
và là một dân tộc có tinh thần tự trọng cao, trong khi đó, trên các mạng điện
tử ở Việt Nam, có người thản nhiên bình luận là «họ muốn làm gì thì làm, là việc
riêng của họ, miễn là không ảnh hưởng đến ai». Đó là cái triết lý sống của chế
độ cộng sản hôm nay, làm xấu mà không biết xấu hổ.
* Chuyện thứ hai là bài viết của tiến sĩ Daniel Silverstone, chuyên viên về
ngành tội phạm ở đại học London Metropolitan gởi cho đài BBC ngày 26/7/2011 có
tựa là: Nạn cần sa và người Việt ở Anh.
Sau đây là vài trích đoạn bài viết: «…
Trong 10 năm qua, có khi hàng ngàn người Việt di dân lao động bất hợp pháp đến
Anh từ Đông Âu (nhiều nhất từ Tiệp khắc, Đông Đức) và cả từ Việt Nam dưới dạng
du khách rồi ở lại, chủ yếu là từ Hải Phòng, nhất là từ hai quận Thủy Nguyên và
Kiến Thủy. Chi phí hành trình do những tổ chức đưa người lậu từ VN sang Anh
thay đổi tùy theo thời điểm, thường từ 15,000 đến 17,000 bảng Anh. Chuyến đi có
thể bằng giấy tờ giả mạo, xuất ngoại bằng phi cơ đến thẳng nước Anh, hoặc đến
một quốc gia Đông Âu rồi sau đó dùng đường bộ nhập cảnh bất hợp pháp vào nước
Anh. Những người mới đến được cộng đồng gọi là người rơm. Họ làm tất cả mọi
việc bất hợp pháp, từ thợ điện câu trộm đường dây vào nhà đến việc sản xuất cần
sa, kể cả việc sử dụng thiếu niên như nô lệ trẻ con có khi chỉ 13 tuổi. Những
người làm vườn nầy được trả lương hàng tuần hay chia lợi nhuận sau khi thu
hoạch. Mùa thu họạch đầu tiên xem như để trang trải các chi phí đầu tư, các mùa
sau là tiền lời, mỗi mùa thường 8 tuần. Các người chủ mưu dùng lợi nhuận thu được
đầu tư vào các dịch vụ khác nhau và nhiều nơi khác nhau như lập tiệm ăn, tiệm
móng tay hay gởi tiền về VN qua các ngỏ chính thức và phi pháp. Trong 10 năm
qua, nhiều tội phạm giàu có đã thay đổi từ kẻ làm vườn trở thành chủ xí nghiệp.
Họ lại bắt đầu một quá trình nhập cư mới bằng cách đưa gia đình, bạn bè vào làm
việc trong các cơ sở kinh doanh của họ… Căn cứ theo báo chí, tội phạm người
Việt hiện nay đã nở rộ và họ đã gia tăng không ngừng việc trồng cần sa đến nổi
Vương Quốc Anh hiện nay nổi tiếng là quốc gia sản xuất cần sa ròng …»
Từ hai bản tin trên, chúng tôi thử nhận định vài nét đặc trưng về diện mạo của du học sinh và lao động xuất khẩu Việt Nam, hai đặc sản của chế độ cộng sản mà báo chí thế giới thường xuyên đề cập đến những điều tệ hại, làm xấu hổ người Việt trong nước, nhất là các cộng đồng người Việt tỵ nạn vốn được các quốc gia định cư nể trọng.
***
Phần I: Du học sinh
1.1. Những quốc gia được sinh viên Việt Nam ưa thích xuất ngoại du học
Tháng 3 năm 2009, Viện Giáo Dục Quốc Tế (IIE=Institute of International Education), một cơ quan giáo dục phi lợi nhuận, đã làm một cuộc khảo sát trực tuyến trên hơn 700 học sinh, sinh viên ở VN để tìm hiểu thái độ và nhận thức của họ về các quốc gia mà họ dự định xuất ngoại du học. Số người được hỏi gồm 55% ở vùng TP Hồ Chí Minh, 37% ở vùng Hà Nội và 8% ở vùng Đà Nẵng.
Những câu hỏi về những lý do đi du học như: nâng cao kiến thức và khả
năng ngôn ngữ (đặc biệt tiếng Anh), đạt được cấp bằng nước ngoài để hổ
trợ cho việc tìm kiếm việc làm, học tập được kinh nghiệm kỹ thuật và văn hóa
nước ngoài. Về những trở ngại dự phóng cho việc du học, những câu hỏi gồm có:
chi phí, tìm kiếm thông tin chính xác nơi du học, xin visa, ngôn ngữ và văn hóa
khác biệt, khoảng cách từ gia đình đến nơi du học.Từ những câu hỏi trên, kết quả
tổng quát như sau (theo thứ tự)
|
|
|
Trong lựa chọn 1, Hoa Kỳ là niềm mơ ước của hơn 80% học sinh, sinh viên, kế
đó là Úc và Anh, tất cả đều là quốc gia Anh thoại. Nếu không đạt được ý muốn
như trên, chọn lựa 2 của họ là Úc, kế đến là Anh và Singapore. Điểm lưu ý là trong
chọn lựa 2, đa số sinh viên miền Bắc chọn Anh quốc và miền Nam chọn Canada.
Khi đề cập đến ấn tượng vể những quốc gia được ưa thích liên quan đến phẩm
chất giáo dục cao, trình độ khoa học kỹ thuật tân tiến, kết quả theo thứ tự là
Hoa Kỳ (68%), kế đến là Úc, Anh, Singapore và Pháp. Về những ấn tượng bất lợi, Hoa Kỳ
bị xem là quốc gia nguy hiểm về bạo lực xã hội, trong khi Anh, Pháp là không thân
thiện (ý nói kỳ thị) với nước ngoài.
Từ các yếu tố trên, bảng xếp hạng sau cùng về việc học sinh, sinh viên Việt
Nam chọn nơi để du học theo thứ tự như sau: Úc, Singapore, Hoa Kỳ, Pháp, Anh. (Attitudes and
perceptions of prospective international students from Vietnam , Feb. 2010).
1.2. Có bao nhiêu du học sinh Việt Nam
Thật khó mà có một con số thống kê chính xác, bởi lẽ không cơ quan thẩm quyền nào của Việt Nam công bố một thống kê giống nhau. Các thống kê VN thường dựa vào các tin tức của các cơ quan giáo dục quốc tế, các tòa lãnh sự các nước rồi vẽ vời thêm.
Thật khó mà có một con số thống kê chính xác, bởi lẽ không cơ quan thẩm quyền nào của Việt Nam công bố một thống kê giống nhau. Các thống kê VN thường dựa vào các tin tức của các cơ quan giáo dục quốc tế, các tòa lãnh sự các nước rồi vẽ vời thêm.
«Bộ Giáo Dục và Đào Tạo VN cho biết có độ 100,000 học sinh và sinh viên
du học ở hải ngoại, trong đó 90% là du học tự túc và 10% du học với học bổng
của nhà cầm quyền VN và các nước. Bộ Giáo Dục chỉ quản trị số sinh viên do Bộ
cấp phát học bổng độ 5,000 người. Chúng tôi
ước định thống kê như trên căn cứ vào số visas do các cơ quan ngoại giao các
nước cấp phát và tin tức của các cơ quan ngoại giao VN ở các nước, các hiệp hội
sinh viên quốc tế, nhưng phương pháp nầy thực sự không chính xác và chúng tôi
đang nghiên cứu một cơ chế tập trung tất cả thông tin về người du học… »
(Nam Phương. Les études à l’étranger sont en vogue, đăng trong «Le
courrier du Vietnam» ngày 14/8/2011).
- Úc:
Úc là quốc gia được học sinh, sinh viên Việt Nam ưa thích hàng đầu để xuất
ngoại. Giá học phí và sinh hoạt không cao so với Bắc Mỹ và Tây Âu, điều nầy
thích hợp với các sinh viên tự túc, các trường học đủ loại thích hợp với các
trình độ kiến thức và sinh ngữ, thường sinh viên bậc trung và kém vẫn có thể
được chấp nhận sau các lớp dự bị. Úc lại là quốc gia tương đối gần Việt Nam, thích
hợp cho các du sinh giàu đi về VN vào những ngày lễ, và nhất là tiện lợi cho
các «đại gia», các tay tham nhũng thường xuyên chuyển tiền ăn cướp và lường gạt
trong những chuyến đi thăm con em. Là quốc gia trù phú nhưng thưa dân, chánh sách
di dân rộng rãi của nhà cầm quyền Úc cho phép thân nhân những sinh viên hậu đại
học có thể đi theo và làm việc trên đất Úc, đó là cửa ngỏ di cư hợp pháp cho những
«tu nghiệp sinh» thuộc giai cấp lãnh đạo. Ngoài ra, trong số du học sinh đến Úc
còn có rất nhiều học sinh trung học và học nghề, họ có thể xin định cư ở Úc sau
khi tốt nghiệp nếu làm việc trong số 181 nghề mà nước Úc đang cần. Để thu hút
sinh viên VN, nước Úc đã cấp nhiều học bổng cho du sinh VN (4,000 trong năm
2010). Đó là những lý do chính yếu khiến Úc là đất hứa cho du học sinh Việt Nam.
Theo Tổ chức Giáo Dục Quốc Tế Úc (AEI =Australian Education International) trực thuộc nhà cầm
quyền Úc, số du sinh Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2010,
số du học sinh Việt Nam tại Úc là 25,788 người, tăng 8,8% so với năm 2009,
đứng hạng 4 trong số du học sinh các nước tại Úc.
- Hoa Kỳ:
Theo Viện Giáo Dục Quốc Tế IIE với sự hổ trợ của US Department of
State’s Bureau of Educational Affairs, trong báo cáo Open Doors 2010 thì năm
2000, tổng số du sinh tại Hoa kỳ là 2,022 người, năm 2009/10 tăng lên đến 13,122
người. Như vậy, trong vòng 10 năm, số du sinh VN tại Hoa Kỳ đã tăng gấp 6 lần
và trong số sinh viên năm 2009/10 có 18,7% là du sinh cấp cao học và tiến sĩ mà
đa số được các học bổng của nhà cầm quyền Hoa Kỳ (Vietnam Education Foundation,
Ford Foundation, Fulbright…) hay của nhà cầm quyền VN trong các chương trình đào
tạo hậu đại học.
Việc gia tăng sinh viên VN tại Mỹ, không phải chỉ phát xuất từ sự mơ ước
của người Việt mà còn từ sự toan tính của chính người Mỹ, vừa để thu hút chất
xám của các phần tử ưu tú Việt Nam, vừa để thu góp tài sản tẩu tán của tập đoàn
đảng viên tham những. Michael Michalak, đại sứ Mỹ tại Hànội, trong điện thư gởi
về Bộ ngoại giao ngày 24/2/2010 đã viết:
«… Sứ quán tích cực tìm cách áp dụng các chuẩn mực giáo dục của Hoa Kỳ trong
các đại học VN để gây ảnh hưởng đến thế hệ lãnh đạo kế tiếp, gia tăng số người
tốt nghiệp có kỹ năng để làm việc cho các công ty Mỹ ở VN và để hiện đại hóa Bộ
Giáo Dục-Đào Tạo bị nhiều người xem là hệ thống giáo dục đổ vỡ, Quỹ Giáo Dục VN
(Vietnam Education Foundation) đến năm 2010 đã đưa 306 người sang
học ở 70 đại học Mỹ đa số là học tiến sĩ khoa học… » (Wikileads. Giáo
Dục Mỹ ở VN,bbc.co.uk ngày 28/8/2011)
Tuy số lượng sinh viên gia tăng, nhưng vì khả năng sinh ngữ cũng như kiến
thức tổng quát kém, đa số sinh viên chọn các trường đại học cộng đồng (2 năm), dễ học, nhanh chóng
về nước có cấp bằng Mỹ quốc, hành trang cho việc thăng tiến dễ dàng trong một
quốc gia chống Mỹ nhưng «háo» Mỹ. Hơn phân nửa số du sinh ở Mỹ tập trung tại 3 tiểu
bang Texas, Washington, California.
(Vietnamese market for educational and training / US Commercial Service.
Vietnam , March 2010),
Điều cần ghi nhận là thống kê trên cho biết số người ghi danh nhập học
chớ không cho biết số người tốt nghiệp, bởi lẽ từ năm 1995 đến năm 2010, Hoa Kỳ
đã cấp gần 300,000 visas cho người Việt không định cư trong đó có khoảng 40,000
visas cấp cho thanh thiếu niên du học. Trong số visa không định cư có bao nhiêu
là công nhân xuất khẩu, du khách ở lại bất hợp pháp, và trong số visa du học có
bao nhiêu là du học trá hình để du hí sau khi đóng tiền ghi danh nhập học,
không kể số du sinh bỏ học vì học không nổi hay bị đuổi vì hạnh kiểm.
- Pháp:
Tuy số sinh viên du học tại Pháp ít hơn so với Hoa Kỳ và Úc, và tuy
sự quan trọng của tiếng Pháp trong nền giáo dục ở Việt Nam hiện nay chỉ còn
ngang hàng với tiếng Đại Hàn, tiếng Nhật, và cấp bằng Pháp ít còn được trọng
vọng trong chế độ cộng sản, du học ở Pháp vẫn là ước vọng của nhiều sinh viên
có khả năng bởi lẽ học tập ở Pháp đòi hỏi nhiều thử thách, không phải chỉ sinh
ngữ mà còn về kiến thức. Đa số du sinh đến Pháp thuộc bậc hậu đại học (Cao học, Tiến Sĩ) hay tu nghiệp ngắn
hạn. Năm 2009/10, Pháp đã tiếp nhận 6,295 du học sinh trong đó có 5,160 (82%) ghi danh học đại học, đứng hạng 9 trong
số các du học sinh các nước tại Pháp. Tổng số sinh viên VN taị Pháp như sau:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Anh và Canada:
Vương quốc Anh đã thu nhận sinh viên VN trước khi Cộng Sản VN và Mỹ thiết
lập bang giao. Số sinh viên tăng nhiều sau chánh sách mở cửa trong 2 thập niên
qua nhưng từ đầu năm 2010, Anh quốc đã siết chặt hơn luật du học và di dân nên
số du học sinh đến Anh giảm bớt, số du học sinh và di dân bất hợp pháp dưới dạng
du học bị trục xuất càng lúc càng nhiều. Có khoảng 5,000 du học sinh VN tại
Anh tập trung phần lớn ở khu Hackney, Peckham, Southward, Brixton. Trong số
các quốc gia Tây Phương,
Canada là quốc gia có ít nhất du học sinh VN. Chánh sách du học khe khắc,
giá sinh hoạt cao và tổ chức trường học của Canada không thuận lợi cho các du
học sinh có học lực trung bình, Canada không có những giáo trình riêng biệt dành
cho sinh viên ngoại quốc, du học sinh không thể đến các campus Canada để du hí
hay tìm chồng, đó là những yếu tố chính yếu khiến Canada không có hấp lực với
sinh viên VN. Năm 2008, Canada tiếp nhận chỉ có 586 du học sinh VN. Gần đây,
nhà cầm quyền áp dụng vài biện pháp cởi mở hơn như cho phụ huynh đến thăm con
em, cho sinh viên tốt nghiệp có thể ở lại làm việc một só ngành nghề để hy vọng
số du học sinh đạt được 1000.
Năm 2008, số du sinh VN ở các tỉnh bang của Canada như sau:
Ontario: 232,
Colombie-Britannique: 132,
Alberta: 105,
Québec: 79,
Manitoba: 19,
Saskatchewan: 9,
Miền Đông Bắc: 10.
(Le marché de l’éducation internationale du VN – Octobre 2009/
Affaires étrangères et commerce international Canada).
- Trung cộng và các quốc gia khác ở châu Á:
Trung cộng là thị trường cho sinh viên muốn xuất ngoại nhưng có nguồn tài
chánh giới hạn bởi lẽ học phí và chi phí chỉ rất thấp, chỉ bằng ¼ so với Anh Mỹ
(khoảng
7,000$ một năm), nhưng thời gian học tập để có bằng cử nhân kéo dài 4-5 năm
vì phải trải qua ít nhất một năm học tiếng Trung cộng. Đa số du học sinh đến
Trung cộng học thương mại, canh nông, y học cổ truyền, và kỹ thuật chế biến. Có
độ 12,500 sinh viên VN tại Trung cộng, đứng hạng 4 trong số các du sinh tại
Trung cộng (sau Hàn quốc, Nhựt, Hoa Kỳ) và 500 du sinh ở
Đài Loan, Singapore là nơi gần nhất VN nhưng có chương trình dạy tiếng Anh nên
Singapore là thị trường tốt nhất cho du sinh nghèo vì chi phí ít, và cho du
sinh giàu để đến ăn chơi, cuối tuần về VN mà vẫn có «bằng ngoại». Năm 2010,
có độ 7,000 du sinh VN ở Singapore.
Chuyện du học ở VN hiện đang lên cơn sốt nên đi du học ở đâu cũng được miễn
là có nhãn hiệu du học sinh để nở mặt nở mày với hàng họ và dễ làm ăn. Hàn Quốc
đã có đến 1,900 sinh viên VN trong làn sóng phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc. Ấn độ,
Phi luật Tân, Mả Lai Á, Thái Lan, thậm chí Miên và Lào cũng mở cửa thị trường
du học VN bằng cách cấp học bổng để khai thác thị trường béo bở nầy. Duy chỉ có
Nhật Bản, mặc dù là quốc gia hậu kỹ nghệ nhưng ít sinh viên VN thích đến du học
vì đại học Nhật chỉ dạy bằng tiếng Nhật và kỹ luật trường học nghiêm minh. Theo
Asahi, cơ quan giáo dục quốc tế Nhật, năm 2010, Nhật đón nhận 3,597 sinh viên Việt
Nam.
- Các quốc gia khác ở Âu châu ngoài Anh và Pháp:
Du học ở Liên Sô và các quốc gia Đông Âu đã sụt giảm sau khi Liên Sô sụp đổ
và sau khi VN đã bình thường hóa ngoại giao với Hoa Kỳ. Tổng số sinh viên VN ở
Nga, Tiệp khắc, Slovaquie, Roumanie độ 6,000.Tại các quốc gia Bắc Âu (Na Uy, Thụy Điển,
Đan Mạch, Hòa Lan) Thụy Sĩ, Đức số sinh viên VN vài trăm tại mỗi nước.
Du học sinh Việt Nam được huấn
luyên tại Đức.
Tùy theo gia cảnh, mục tiêu
và cung cách, du học sinh Việt Nam có thể nhận diện qua 3 loại : du sinh du
học, du sinh du hí và du sinh địch vận.
- Du
sinh du học
Đó là những du học sinh có khả năng, có tư cách, muốn tìm học những kiến thức về khoa học kỹ thuật và văn hóa ở xứ người để cải thiện đời sống kinh tế cá nhân và vận mệnh đất nước. Đa số họ là sinh viên tự túc, xuất thân từ những gia đình khá giả hay trung lưu, nhưng không có quyền thế. Cha mẹ họ phải hy sinh cho họ để mong họ có một tương lai tươi sáng hơn và nếu có thể được, thoát khỏi cái xã hội mafia cộng sản.
Đó là những du học sinh có khả năng, có tư cách, muốn tìm học những kiến thức về khoa học kỹ thuật và văn hóa ở xứ người để cải thiện đời sống kinh tế cá nhân và vận mệnh đất nước. Đa số họ là sinh viên tự túc, xuất thân từ những gia đình khá giả hay trung lưu, nhưng không có quyền thế. Cha mẹ họ phải hy sinh cho họ để mong họ có một tương lai tươi sáng hơn và nếu có thể được, thoát khỏi cái xã hội mafia cộng sản.
Tại đất người, ngoài những
giờ chuyên cần học tập, đôi khi họ phải đi làm lao động thêm để phụ vào số tiền
cấp dưỡng của cha mẹ chắt chiu gởi nuôi họ. Sau khi tốt nghiệp, họ trở về mang theo
kiến thức học tập ở xứ người để phục vụ đất nước, nhưng nếu cha mẹ họ không có
liên hệ với quyền lực, số phần họ cũng chẳng mấy gì khả quan. Một số khác tìm cách
ở lại trên đất nước mà họ đã du học để lập nghiệp mà theo ước đoán, số du học
sinh không hồi hương nhiều hơn số du học sinh hồi hương.
Theo một khảo sát rộng rãi của công ty nhân sự SDH trên 350 sinh viên du học đã và sẽ về nước làm việc, sinh viên đã tốt nghiệp và sẽ ở lại nước sở tại làm việc, và sinh viên sẽ tốt nghiệp chưa có ý định ở lại hay về, kết quả là cho biết có 64% người quyết định ở lại nước sở tại để sinh sống. Lý do: chế độ lương thưởng tại VN không tương xứng với công sức và tiền bạc đã đầu tư trong quá trình học tập ở nước ngoài, môi trường và điều kiện làm việc không thích ứng với kiến thức đã thu thập, không được đối xử bình đẳng khi người lãnh đạo và đồng nghiệp là những người tốt nghiệp từ các đại học Đông Âu hay đảng viên thiếu khả năng. Đối với một quốc gia còn nghèo như VN mà phải chi viện hơn 1,5 tỷ mỹ kim hàng năm cho 90,000 du học sinh nhưng số người trở về chỉ chưa đến phân nửa thì quả tình chuyện chảy máu chất xám VN thực đáng quan ngại.
Theo một khảo sát rộng rãi của công ty nhân sự SDH trên 350 sinh viên du học đã và sẽ về nước làm việc, sinh viên đã tốt nghiệp và sẽ ở lại nước sở tại làm việc, và sinh viên sẽ tốt nghiệp chưa có ý định ở lại hay về, kết quả là cho biết có 64% người quyết định ở lại nước sở tại để sinh sống. Lý do: chế độ lương thưởng tại VN không tương xứng với công sức và tiền bạc đã đầu tư trong quá trình học tập ở nước ngoài, môi trường và điều kiện làm việc không thích ứng với kiến thức đã thu thập, không được đối xử bình đẳng khi người lãnh đạo và đồng nghiệp là những người tốt nghiệp từ các đại học Đông Âu hay đảng viên thiếu khả năng. Đối với một quốc gia còn nghèo như VN mà phải chi viện hơn 1,5 tỷ mỹ kim hàng năm cho 90,000 du học sinh nhưng số người trở về chỉ chưa đến phân nửa thì quả tình chuyện chảy máu chất xám VN thực đáng quan ngại.
(83% du học sinh về nước không hài lòng
với lương thưởng. http://www. amec.com.vn ngày 15 /4/2010).
- Du
sinh du hí
Đó là những du sinh con ông cháu cha, mà trong nước gọi là đám 4C (con cháu các cụ) và con em các tư bản đỏ, làm giàu nhờ làm ăn với bạo quyền cộng sản. Đa số đám du sinh nầy là những học sinh dốt về kiến thức lẫn sinh ngữ, lêu lỏng, thiếu tư cách, xuất ngoại bằng văn bằng giả hay thế lực của ông cha, cốt ra nước ngoài để du hí và có chứng chỉ ghi danh nhập học tại đại học nước ngoài để ăn trên ngồi trước khi trở về nước. Tại nước ngoài, họ là những phần tử bất hảo, vung vít tiền bạc để ăn chơi, có tác phong bất xứng, tạo ác cảm cho người dân sở tại. Họ «xuất khẩu» những thói hư tật xấu của ông cha như ăn cắp trong siêu thị, lường gạt khi đi xe bus (dùng thẻ cũ), thô tục trong cung cách xã giao (không xếp hàng, không nhường chỗ ưu tiên cho người già, người phế tật, chửi thề, nới năng ồn ào trước đám đông… ), ăn mặc trang sức lố bịch, tiêu xài theo lối vung tiền qua cửa sổ để chứng tỏ giàu sang (đơn vị tiền tệ của họ là một «giấy» tức tờ giấy 100 dollars). Thái độ xấc láo của họ nhiều khi tạo nên những cuộc xung đột đẫm máu với các băng đảng, ngay cả đối với những công dân bình thường cũng «xốn mắt» trước tác phong mất dạy của đám sinh viên nầy. Ngoài ra, đám du học sinh nầy còn là bình phong để cha mẹ họ thuộc giai cấp lãnh đạo cộng sản tẩu tán tài sản một cách hợp pháp ra nước ngoài mỗi lần đi thăm con em, mà những chuyến đi đi về về như đi chợ. Thông thường, sinh viên du học chỉ ở cấp đại học, nhưng với những tay tham nhũng và tư bản đỏ, họ đưa con ra nước ngoài ngay từ cấp trung học, có khi từ tiểu học (như ở Canada) dưới dạng du học sinh và họ mua nhà đất cho con em họ ở, chuẩn bị cho một cuộc định cư cư về sau. Bảng thống kê sau đây cho thấy tỷ lệ số du sinh học trung học, học trường dạy nghề và học Anh ngữ chiếm hơn phân nửa trong tổng số du sinh Việt Nam.
Đó là những du sinh con ông cháu cha, mà trong nước gọi là đám 4C (con cháu các cụ) và con em các tư bản đỏ, làm giàu nhờ làm ăn với bạo quyền cộng sản. Đa số đám du sinh nầy là những học sinh dốt về kiến thức lẫn sinh ngữ, lêu lỏng, thiếu tư cách, xuất ngoại bằng văn bằng giả hay thế lực của ông cha, cốt ra nước ngoài để du hí và có chứng chỉ ghi danh nhập học tại đại học nước ngoài để ăn trên ngồi trước khi trở về nước. Tại nước ngoài, họ là những phần tử bất hảo, vung vít tiền bạc để ăn chơi, có tác phong bất xứng, tạo ác cảm cho người dân sở tại. Họ «xuất khẩu» những thói hư tật xấu của ông cha như ăn cắp trong siêu thị, lường gạt khi đi xe bus (dùng thẻ cũ), thô tục trong cung cách xã giao (không xếp hàng, không nhường chỗ ưu tiên cho người già, người phế tật, chửi thề, nới năng ồn ào trước đám đông… ), ăn mặc trang sức lố bịch, tiêu xài theo lối vung tiền qua cửa sổ để chứng tỏ giàu sang (đơn vị tiền tệ của họ là một «giấy» tức tờ giấy 100 dollars). Thái độ xấc láo của họ nhiều khi tạo nên những cuộc xung đột đẫm máu với các băng đảng, ngay cả đối với những công dân bình thường cũng «xốn mắt» trước tác phong mất dạy của đám sinh viên nầy. Ngoài ra, đám du học sinh nầy còn là bình phong để cha mẹ họ thuộc giai cấp lãnh đạo cộng sản tẩu tán tài sản một cách hợp pháp ra nước ngoài mỗi lần đi thăm con em, mà những chuyến đi đi về về như đi chợ. Thông thường, sinh viên du học chỉ ở cấp đại học, nhưng với những tay tham nhũng và tư bản đỏ, họ đưa con ra nước ngoài ngay từ cấp trung học, có khi từ tiểu học (như ở Canada) dưới dạng du học sinh và họ mua nhà đất cho con em họ ở, chuẩn bị cho một cuộc định cư cư về sau. Bảng thống kê sau đây cho thấy tỷ lệ số du sinh học trung học, học trường dạy nghề và học Anh ngữ chiếm hơn phân nửa trong tổng số du sinh Việt Nam.
Tỷ lệ du học sinh Việt Nam theo cấp
học niên khóa 2006-07 tại vài quốc gia
Quốc gia
|
Đại học
|
Trung học
|
Học Anh ngữ
|
Học nghề
|
Hoa Kỳ
|
68%
|
22%
|
6%
|
4%
|
Anh
|
43%
|
34%
|
20%
|
3%
|
Úc
|
42%
|
31%
|
16%
|
11%
|
Canada*
|
11%
|
60%
|
27%
|
2%
|
*Chú thích về Canada: trong 60% học
sinh Trung học có 21% học CEGEP và 3% học cấp tiểu học.
(nguồn: Le marché de l’éducation
internationale du VN).
Ngoài việc «trồng» người dưới
dạng gởi con em du học, những tư bản đỏ và bọn tham nhũng còn tìm cách làm sui
với các gia đình ở ngoại quốc để rửa tiền mà họ đã cướp giựt ở VN (một trong những sui gia nổi tiếng là
Thủ Tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng và «tên ngụy» Nguyễn Bang). Họ chỉ cần áp dụng phương pháp cổ điển
của mafia. Gia đình họ ở nước ngoài thành lập các công ty ở VN, tiền vốn không
từ nước ngoài đưa vào mà từ tiền của các tay tham nhũng trong nước bỏ ra đầu
tư. Họ khai gian thương vụ, thổi phồng lợi nhuận khổng lồ để chuyển ngân hợp
pháp ra các ngân hàng nước ngoài qua các thương vụ. Khi cần ra ngoại quốc để
trốn, để định cư, thì dâu rể, con cháu họ sẽ đứng ra bảo lảnh họ dưới dạng đoàn
tụ gia đình hay họ di dân dưới dạng kinh doanh. Những cuộc hôn nhân nầy lại còn
có tác dụng thêm bạn bớt thù trong cộng đồng người Việt di tản, tạo ấn tượng
tốt đẹp cho dân chúng và nhà cầm quyền các quốc gia có người Việt di tản về
chính sách đoàn kết, cởi mở của chế độ cộng sản đối với kẻ thù khi xưa. Tính lưu
manh, qũy quyệt của cộng sản quả là siêu việt.
Nghĩ ra thì cộng đồng người
Việt tỵ nạn đã phải trả giá bằng nửa triệu sinh linh bỏ mạng trên biển khơi để
tránh bạo quyền cộng sản thì hôm nay, chính bạo quyền ấy, sau khi đã vơ vét tài
sản trên một đất nước VN nghèo khổ, lại ngang nhiên mang tài sản ăn cướp ấy để
đến sống vương vả trên những vùng đất mà những nạn nhân của họ trong 36 năm qua
đã phải đổ mồ hôi nước mắt để tạo dựng lại lúc giữa đời người.
- Du
sinh địch vận
Đó là
5,000 du sinh con ông cháu cha và những công chức, công an giả dạng là «tu
nghiệp sinh» đi học với học bổng của nhà nước. Họ đi học nhưng họ phải làm công tác
địch vận theo nghị quyết 36 của đảng. Họ len lỏi trong các hội đoàn, các campus
đại học, sử dụng các chiến thuật địch vận thời chiến tranh để tuyên truyền,
khủng bố, khuynh đảo các cộng đồng người Việt. Trong đại học, họ khôn khéo lập
các hiệp hội sinh viên, tuân hành các chỉ thị của tòa đại sứ để lôi cuốn các
sinh viên con em người Việt tỵ nạn, vốn có tinh thần cởi mở nhưng lại ngây thơ
trước các mưu chước thâm độc tâm lý chiến cộng sản. Đám du sinh địch vận nầy
lại được sự hổ trợ của đám sinh viên du hí, bởi lẽ chúng phải bảo vệ tập đoàn
cầm quyền của cha ông chúng. Chúng cũng có tác phong côn đồ ngang ngược khi cần
đối phó với cộng đồng di tản chống đối chúng.Đám đông thầm lặng người Việt tỵ
nạn ngao ngán trước viễn cảnh đã trốn cộng sản mà vẫn chưa được yên thân
Lâm
Văn Bé
(Còn tiếp phần 2)
Hình
ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching