X

Wednesday, March 26, 2014

Tổng thống đầu tiên Ukraine cảnh báo thế chiến nếu Nga xâm lăng Ukraine



Tổng thống đầu tiên Ukraine cảnh báo thế chiến nếu Nga xâm lăng Ukraine 

Ông Leonid Kravchuk (trái), tổng thống đầu tiên của Ukraine nói chuyện với Thông tín viên VOA Steve Herman tại Kyiv

25.03.2014 
Tổng thống đầu tiên của Ukraine, ông Leonid Kravchuk, cảnh báo rằng nếu Nga xâm lăng lục địa nước ông thì đó có thể là bước khởi đầu của Thế Chiến Thứ Ba. Trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt dành cho thông tín viên Steve Herman đài VOA tại Kyiv, ông  Kravchuk cũng nói rằng ông không hối tiếc về việc đã ký từ bỏ võ khí hạt nhân của Ukraine.

Ông Kravchuk với tư cách là nhà lãnh đạo đầu tiên của quốc gia Ukraine độc lập cảnh báo rằng chiến tranh sẽ lan xa ra khỏi nước ông nếu binh sĩ Nga vượt qua biên giới.

Ông Leonid Kravchuk, phát biểu với đài VOA tại thủ đô Ukraine, hôm thứ Ba, rằng ông vẫn còn hy vọng là áp lực của quốc tế có thể ngăn ngừa hành động xâm lấn hơn nữa sau khi Nga chiếm quyền kiểm soát bán đảo Crinea của  Ukraine.

Ông Kravchuk nói rằng Tổng thống  Vladimir Putin của Nga “sẽ không thỏa mãn khi chỉ chiếm Ukraine. Đó sẽ không phải là điểm dừng lại … và hành động này có thể là bước khởi đầu của Thế Chiến Thứ Ba.”

Mặc dầu Nga phủ nhận kế hoạch hành động quân sự thêm nữa tại Ukraine, họ đã di chuyển binh sĩ tới biên giới giữa hai nước, mà Moscow nói là các cuộc tập trận.  

Một số người Ukraine và các nhà phân tích an ninh đã bày tỏ lo ngại rằng Nga có thể sẽ tìm cách nắm quyền kiểm soát các phần đất của Ukraine hay gần Moldova là nơi có số dân sắc tộc Nga đáng kể.

Một số người trong nước và ở nước ngoài đã nêu nghi vấn là nếu ông Kravchuk, trong cương vị tổng thống hai thập niên trước đây, đã không đồng ý gởi tới Nga 1800 đầu đạn hạt nhân mà họ thừa hưởng sau khi tách ra khỏi Liên Xô thì Ukraine giờ đây sẽ không phải đối diện với một cuộc chiến tranh có thể xảy ra với đồng minh cũ của họ.

Tuy nhiên ông Kravhuk nói ông đã ủng hộ và sẽ còn ủng hộ việc loại bỏ võ khí hạt nhân.” Và đó là lý do tại sao ông đã ký một hiệp định tại Moscow, với Tổng thống Nga lúc đó là ông Boris Yeltsin và Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton để loại bỏ tất cả võ khí hạt nhân khỏi Ukraine.

Để đổi lại việc từ bỏ kho võ khí hạt nhân lớn hàng thứ ba trên thế giới vào lúc đó, Ukraine, sau Biên bản Ghi nhớ Budapest, đã nhận được bảo đảm chủ quyền từ cả Nga lẫn các cường quốc Phương Tây.

Việc Nga sáp nhập Crimea, sau một cuộc trưng cầu dân ý vội vã giữa lúc xáo trộn chính trị xảy ra ở Kyiv, đã vi phạm thỏa thuận đó - theo Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu.

Ông Kravchuk, Tổng thống Ukraine từ năm 1991 tới 1994, kêu gọi  Phương Tây áp đặt các biện pháp chế tài cứng rắn hơn, vì hành động của Nga và mối đe dọa quân sự mà Nga đã gây ra.

Ông nói rằng mặt khác Nga có thể “vượt quá lằn ranh” và hậu quả sẽ nguy hiểm không phải chỉ cho Ukraine, mà còn cho thế giới.”

Ông Kravchuck, một giới chức Cộng Sản hàng đầu tại Ukraine cho tới khi Liên Xô tan rã, đã đưa ra những lời lẽ gay gắt để mô tả Tổng thống  Putin, người mà ông nhớ như một viên chức KGB xách cặp cho những người khác.

 Ông Kravchuk nói rằng ông Putin “hấp thụ những phương pháp tệ hại nhất của KGB, mà ông nói là chịu trách nhiệm về việc đàn áp và tất cả những hành vi tàn nhẫn khác đã xảy ra tại Liên bang Xô viết. Ông Kravchuk nói rằng thế giới nên nhớ rằng ông Putin “được nuôi dưỡng trong tổ chức này.”

Ông Kravchuk, hiện là Chủ tịch danh dự hội bạn của Ukraine với Trung Quốc, nói rằng ông hiểu được việc bỏ phiếu trắng của Trung Quốc tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý thân Nga tại Crimea là bất hợp pháp. Ông nói rằng quyết định của Trung Quốc không bỏ phiếu phủ quyết cùng với Nga, đồng minh truyền thống của  họ, thật sự là một thắng lợi nhỏ cho Ukraine.

Ông Kravchuk nói rằng Trung Quốc có chung một biên giới dài với Nga và muốn hòa thuận với một nước láng giếng ngày càng trở nên hiếu chiến – một tình huống mà ông nói rằng nhân dân Ukraine chắc chắn có thể cảm thông. 

Nguồn:http://www.voatiengviet.com/content/tong-thong-dau-tien-ukraine-canh-bao-the-chien-neu-nga-xam-lang-ukraine/1879172.html



‘Sáp nhập Crimea không xong đâu’
Thứ tư, 26 tháng 3, 2014 


Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp ở The Hague mà không có Nga
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phát biểu rằng việc Nga sáp nhập Crimea chưa phải là ‘sự đã rồi’ vì cộng đồng quốc tế không công nhận nhưng ông cũng thừa nhận rằng trên thực địa ‘quân đội Nga đang kiểm soát Crimea’.

Ông cũng bày tỏ quan ngại về việc Nga tập trung quân tại biên giới với Ukraine nhưng thừa nhận rằng Moscow có quyền triển khai quân đội bên trong lãnh thổ của họ.
Ông nói ông cảm thấy ‘khích lệ’ trước việc các nước châu Âu sẵn sàng xem xét các biện pháp trừng phạt Nga vốn cũng sẽ gây thiệt hại cho nước họ.

Hành động của kẻ yếu?
Tổng thống Obama đưa ra phát biểu này bên lề cuộc họp G7 tại The Hague, Hà Lan.

Hoa Kỳ đã áp đặt các lệnh cấm vận nhằm vào các quan chức Nga sau khi Moscow sáp nhập khu tự trị Crimea của Ukraine.

“Tùy vào Nga có hành động có trách nhiệm và chứng tỏ rằng mình sẵn sàng tuân thủ luật lệ quốc tế hay không,” ông nói, “Nếu họ không làm được, thì họ sẽ lãnh hậu quả.”
Tổng thống Mỹ cũng bình luận ra hành động của Nga không thể hiện sức mạnh mà là thế yếu của họ ở Ukraine.
Theo ông thì một số hành động trừng phạt đang được thảo luận có thể ‘gây đình trệ một số nền kinh tế hoặc một số ngành công nghiệp của chúng tôi’ nhưng ông cảm thấy khích lệ trước ‘quyết tâm và sự sẵn sàng của tất cả các nước để xem xét các cách mà họ có thể tham gia.”

"hành động của Nga không thể hiện sức mạnh mà là thế yếu của họ ở Ukraine."

Tổng thống Mỹ Barack Obama
Ông hy vọng Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ nhanh chóng chốt lại một gói cứu trợ dành cho Ukraine để gúp nước này tổ chức bầu cử thành công vào tháng Năm.

Hôm thứ Hai ngày 24/3, nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới, đã ra thông cáo lên án Nga và tuyên bố loại nước này ra khỏi G8.

Phóng viên BBC Steve Rosenberg từ Moscow cho biết những lo ngại về những lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn đang làm gia tăng lo lắng về kinh tế Nga.

Theo thứ trưởng Kinh tế Nga, dòng tiền rời khỏi nước Nga cho đến hết tháng Ba được dự kiến vào khoảng 70 tỷ Mỹ kim. Điều này có nghĩa là chỉ trong ba tháng đầu năm Nga chảy máu một số vốn còn nhiều hơn cả năm 2013, theo Rosenberg.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài giờ đây nghĩ rằng Moscow đang xem trọng địa chính trị và tinh thần dân tộc hơn là thị trường ổn định.
Hôm 24/3, người đứng đầu ngân hàng Sberbank, ngân hàng lớn nhất nước Nga, cảnh báo rằng Nga đang đứng trước nguy cơ suy thoái.

Khả năng cấm vận xuất khẩu năng lượng của Nga cũng được nêu ra và đã có lời kêu gọi Mỹ nới lỏng hạn chế xuất khẩu khí đốt của họ.

Hôm 25/3, Bộ trưởng Năng lượng Lithuania đã kêu gọi Thượng viện tăng cường xuất khẩu khí đốt sang châu Âu.
Ông Jaroslav Neverovic nói nước ông đã phải ‘trả giá chính trị’ vì lệ thuộc hoàn toàn vào cung cấp khí đốt của Nga.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/03/140326_obama_crimea_not_done_deal.shtm
l


No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts