Cuộc chiến khí đốt khởi đầu, Mỹ tấn công Nga qua lá bài khí đốt
nếu được Quốc Hội Mỹ chấp thuận, cho đến nay luật của Mỹ đã củ vẫn còn cấm xuất
cảng xăng dầu khí đốt, trong khi Mỹ sẽ vượt qua Nga và Á Rập về việc sản xuất
khí đốt.
4 nước châu Âu yêu cầu
được nhập khẩu khí đốt của Mỹ
08.03.2014
Bốn quốc gia trung Âu yêu cầu Hoa Kỳ tạo điều kiện dễ dàng để các
nước này có thể nhập khẩu khí đốt của Mỹ nhằm giảm bớt lệ thuộc vào Nga.
Đại sứ các nước Cộng hòa Czech, Hungary, Ba Lan và Slovakia đưa ra yêu cầu này trong một bức thư gửi chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ thuộc đảng Cộng hòa John Boehner.
Các nước này nói khí đốt của Mỹ sẽ được hoan nghênh tại trung và đông Âu và sẽ là lợi ích chính của Mỹ trong vùng.
Những tranh chấp trước đây về việc trả tiền khí đốt giữa Nga và Ukraina đã khiến Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraina. Đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến Ukraina cũng cung cấp cho đông Âu, tạo nên sự khan hiếm tại vùng này.
Hôm thứ Sáu, Nga cảnh báo chính phủ lâm thời Ukraina về việc có thể ngưng cấp khí đốt vì nước này chưa thanh toán hết hóa đơn.
Ngày thứ Bảy ông Boehner cho biết ông hy vọng Tổng thống Barack Obama sẽ chỉ thị bộ trưởng năng lượng chấp thuận tức thì yêu cầu xuất khẩu khí đốt để các nước bạn của Mỹ tại châu Âu và trên thế giới có thể giảm bớt sự lệ thuộc đối với Nga.
Tòa Bạch Ốc từng nói mùa đông ôn hòa tại châu Âu năm nay khiến nguồn cung cấp khí đốt trên mức trung bình và rằng bất cứ việc xuất khẩu khí đốt mới nào khó có khả năng đến được châu Âu trước cuối năm 2015.
Đại sứ các nước Cộng hòa Czech, Hungary, Ba Lan và Slovakia đưa ra yêu cầu này trong một bức thư gửi chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ thuộc đảng Cộng hòa John Boehner.
Các nước này nói khí đốt của Mỹ sẽ được hoan nghênh tại trung và đông Âu và sẽ là lợi ích chính của Mỹ trong vùng.
Những tranh chấp trước đây về việc trả tiền khí đốt giữa Nga và Ukraina đã khiến Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraina. Đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến Ukraina cũng cung cấp cho đông Âu, tạo nên sự khan hiếm tại vùng này.
Hôm thứ Sáu, Nga cảnh báo chính phủ lâm thời Ukraina về việc có thể ngưng cấp khí đốt vì nước này chưa thanh toán hết hóa đơn.
Ngày thứ Bảy ông Boehner cho biết ông hy vọng Tổng thống Barack Obama sẽ chỉ thị bộ trưởng năng lượng chấp thuận tức thì yêu cầu xuất khẩu khí đốt để các nước bạn của Mỹ tại châu Âu và trên thế giới có thể giảm bớt sự lệ thuộc đối với Nga.
Tòa Bạch Ốc từng nói mùa đông ôn hòa tại châu Âu năm nay khiến nguồn cung cấp khí đốt trên mức trung bình và rằng bất cứ việc xuất khẩu khí đốt mới nào khó có khả năng đến được châu Âu trước cuối năm 2015.
TT Obama điện đàm với
nguyên thủ châu Âu về tình hình Ukraina
08.03.2014
Tổng thống Barack Obama đã gọi điện thoại cho các nguyên thủ quốc
gia châu Âu về tình hình Ukraina trong khi đang đi nghỉ dưỡng tại tiểu bang
Florida.
Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Obama ngày thứ Bảy đã nói chuyện với Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Pháp Francois Hollande, và Thủ tướng Ý Matteo Renzi và hội thoại với các Tổng thống Lithuania, Latvia, và Estonia. Hiện chưa biết chi tiết về những cuộc thảo luận này.
Tòa Bạch Ốc hứa sẽ công bố chi tiết những cuộc điện đàm trong ngày thứ Bảy.
Hôm thứ Sáu, Ngũ Giác Đài ước lượng hiện có khoảng 20.000 binh sĩ Nga tại Ukraina.
Đề đốc John Kirby cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina Ihor Tenyuh hôm thứ Sáu và thảo luận về việc trợ giúp nhân đạo và cứu trợ tai họa.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng xác nhận Ngoại trưởng John Kerry hôm thứ Sáu đã nói chuyện qua điện thoại với người tương nhiệm Nga Sergei Lavrov vào lúc chính quyền Obama tiến hành áp đặt chế tài đối với Nga.
Hôm thứ Năm, Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Obama nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin là những hành động của Nga tại Ukraina vi phạm chủ quyền của nước này.
Đây là lần tiếp xúc đầu tiên được biết tới giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi binh sĩ Nga xuất hiện trên lãnh thổ Ukraina ngày thứ Bảy tuần qua.
Trong một tuyên bố hôm thứ Năm, Tổng thống Obama đề nghị một vài giải pháp ngoại giao cho cuộc đối đầu nhằm giải quyết “những lợi ích của Nga, của nhân dân Ukraina và của cộng đồng quốc tế.”
Tổng thống Obama đã ký một sắc lệnh cho phép chế tài những người bị phát hiện lấy cắp tài sản của nhân dân Ukraina hay vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Lệnh này ngăn chặn sự chuyển giao từ Hoa Kỳ những tài sản thuộc bất cứ người nào phá hoại những định chế dân chủ tại Ukraina. Sắc lệnh bao gồm hạn chế visa, nhưng không nêu tên những cá nhân bị nhắm mục tiêu.
Tổng thống Obama nói quyết định của các nhà lập pháp Crimea thân Nga tổ chức cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16 tháng 3 về tương lai của bán đảo này vi phạm luật quốc tế và hiến pháp Ukraina. Ông nói bất cứ cuộc thảo luận nào về tương lai Ukraina “phải bao gồm chính phủ hợp pháp của Ukraina.”
Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Obama ngày thứ Bảy đã nói chuyện với Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Pháp Francois Hollande, và Thủ tướng Ý Matteo Renzi và hội thoại với các Tổng thống Lithuania, Latvia, và Estonia. Hiện chưa biết chi tiết về những cuộc thảo luận này.
Tòa Bạch Ốc hứa sẽ công bố chi tiết những cuộc điện đàm trong ngày thứ Bảy.
Hôm thứ Sáu, Ngũ Giác Đài ước lượng hiện có khoảng 20.000 binh sĩ Nga tại Ukraina.
Đề đốc John Kirby cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina Ihor Tenyuh hôm thứ Sáu và thảo luận về việc trợ giúp nhân đạo và cứu trợ tai họa.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng xác nhận Ngoại trưởng John Kerry hôm thứ Sáu đã nói chuyện qua điện thoại với người tương nhiệm Nga Sergei Lavrov vào lúc chính quyền Obama tiến hành áp đặt chế tài đối với Nga.
Hôm thứ Năm, Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Obama nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin là những hành động của Nga tại Ukraina vi phạm chủ quyền của nước này.
Đây là lần tiếp xúc đầu tiên được biết tới giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi binh sĩ Nga xuất hiện trên lãnh thổ Ukraina ngày thứ Bảy tuần qua.
Trong một tuyên bố hôm thứ Năm, Tổng thống Obama đề nghị một vài giải pháp ngoại giao cho cuộc đối đầu nhằm giải quyết “những lợi ích của Nga, của nhân dân Ukraina và của cộng đồng quốc tế.”
Tổng thống Obama đã ký một sắc lệnh cho phép chế tài những người bị phát hiện lấy cắp tài sản của nhân dân Ukraina hay vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Lệnh này ngăn chặn sự chuyển giao từ Hoa Kỳ những tài sản thuộc bất cứ người nào phá hoại những định chế dân chủ tại Ukraina. Sắc lệnh bao gồm hạn chế visa, nhưng không nêu tên những cá nhân bị nhắm mục tiêu.
Tổng thống Obama nói quyết định của các nhà lập pháp Crimea thân Nga tổ chức cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16 tháng 3 về tương lai của bán đảo này vi phạm luật quốc tế và hiến pháp Ukraina. Ông nói bất cứ cuộc thảo luận nào về tương lai Ukraina “phải bao gồm chính phủ hợp pháp của Ukraina.”
Ukraina cũng là bài học
kinh nghiệm cho đối sách với Trung Quốc tại châu Á
Lính Nga trước một doanh trại quân đội Ukraina ở Kerch, vùng
Crimée. Ảnh chụp ngày 04/03/14.
REUTERS/Thomas Peter
Trọng Nghĩa
Cuộc đọ sức giữa Phương
Tây với Nga trên hồ sơ Ukraina là bài học mà các nước châu Á cần rút tỉa trong
đối sách chống tham vọng chủ quyền của Trung Quốc. Lý do là vì đây là vấn đề
một cường quốc khu vực có thể khởi động một cuộc tấn công quân sự chống lại một
láng giềng nhỏ bé mà vẫn được yên ổn. Trong số ghi ngày 06/03/2014, tạp chí
Nhật Bản Nikkei Asian Review đã nêu bật một số kinh nghiệm mà châu Á có thể học
hỏi được từ sự kiện được tờ báo gọi là « khủng hoảng an ninh lớn nhất ở châu Âu
kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc ».
Bài học đầu tiên được nêu lên là điều thường được giới chuyên gia
nhắc đến : Đó là sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế không phải là bảo đảm ngăn
cản xung đột quân sự. Theo tờ Nikkei Asian Review, Châu Âu là đối tác thương
mại lớn nhất của Nga và là thị trường chính cho ngành xuất khẩu năng lượng của
Nga. Mátxcơva cũng rất mong muốn ký được một hiệp định thương mại và đầu tư với
Washington. Thế nhưng các yếu tố đó vẫn không thể ngăn cản được việc Nga xâm
lược vùng Crimée. Tại châu Á, tình hình có nhiều điểm tương đồng : Dù Nhật Bản
và Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế nhưng điều đó không cấm được Bắc
Kinh đòi chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Một bài học thứ hai mà tạp chí Nhật Bản nêu bật là cần phải cẩn có
đối sách thích hợp với các thể chế độc đoán như Nga và Trung Quốc. Theo tờ báo,
Tổng thống Nga Putin hiện không chỉ muốn khôi phục lại đế chế Nga, mà còn tìm
cách chống lại nguy cơ một cuộc cách mạng nhân dân theo kiểu Ukraina, có thể
lật đổ một chế độ tham nhũng và ăn cắp tương tự tại Mátxcơva. Và ông trắng trợn
vi phạm một loạt các thỏa thuận với phương Tây về việc giải quyết tàn dư Chiến
tranh Lạnh ở châu Âu.
Cũng như vậy, theo Nikkei Asian Review, các nước châu Á đang phải
đối mặt với các tranh chấp lãnh thổ của Bắc Kinh cũng hiểu được là sở dĩ Trung
Quốc có được thái độ quyết đoán nước ngoài, đó là vì chế độ hiện hành tại Bắc
Kinh không bị pháp luật giới hạn, cũng như không cần phải trả lời trước dân
chúng về hành động của mình.
Trong tình hình đó, kinh nghiệm mà các quốc gia dân chủ cần rút
tỉa là phải năng động trong việc phát huy một môi trường an ninh, thay vì chỉ
phản ứng sau khi bị khiêu khích. Theo tạp chí Nhật Bản, trong hồ sơ Ukraina,
phương Tây đã không có kế hoạch được định trước để đối phó với các hành động
của Mátxcơva nhắm vào Ukraina, cho dù họ đã có kinh nghiệm về vụ Nga xâm lược
Gruzia vào năm 2008, nhân danh việc « bảo vệ » các nhóm thiểu số nói tiếng Nga.
Đó hiện là kịch bản mà Nga đang lập lại.
Tại vùng Đông Á cũng thế, Trung Quốc cũng đã có nhiều hành động đe
dọa trên không, trên biển và trên bộ mà không gây nên một phản ứng thích đáng
nào. Tạp chí Nikkei Asian Review nêu bật các động thái của Bắc Kinh như dồn các
giàn tên lửa đến vùng bờ biển đối diện Đài Loan, dùng võ lực mặc nhiên chiếm
hữu bãi cạn Scarborough ở Biển Đông và đơn phương thiết lập vùng nhận dạng
phòng không trên Biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo do Nhật Bản quản lý.
Đối với tạp chí Nhật Bản, bài học đến từ Ukraina là các đồng minh
cần phải đoàn kết chặt chẽ hơn, không nên bị đối phương chia rẽ, Hoa Kỳ cần
phải đảm trách vai trò lãnh đạo không ai thay thế nổi của mình, và nên coi
trọng hơn các đồng minh của mình trong khu vực.
Uy thế kinh tế của Trung Quốc, suy cho cùng, không đáng sợ vì lẽ :
« Trong tư cách cường quốc thương mại lớn nhất thế giới, Trung Quốc rất dễ bị
tổn thương nếu trao đổi kinh tế bị gián đoạn, điều sẽ đương nhiên xẩy ra nếu
xung đột bùng lên ở châu Á.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching