X

Sunday, March 23, 2014

Y tá cạo gió nhảy lên Thủ tướng



On Sunday, 23 March 2014 8:35 AM, truc nguyen <> wrote:
 

 
Một giai thoại về trường hợp

Y tá cạo gió nhảy lên Thủ tướng

Nguyễn thị Cỏ May
Y tá Dũng méo mó nghề nghiệp ở Đối thoai Shangri-La. Tranh Babui.

Theo tác giả « Quyền bính », phe « cốt cán theo Tàu » trong Trung ương đảng,  như Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng và nhứt là Nguyễn văn Linh không thể để cho Ông Võ văn Kiệt nắm Tổng Bí thư đảng bởi họ lo sợ đường lối đổi mới của Ông Kiệt thành công thì đảng cộng sản sẽ không còn chổ đứng . Họ vẫn biết rỏ đổi mới thật sự là hợp lòng dân nhưng họ phải bám theo nguyên lý « thà mất nước hơn mất đảng » . Ông Phan văn Khải gỉải thích tại sao phe cốt cán chống Ông Kiệt « Không chỉ có Ông Linh . Cái gốc của vấn đề là Ông Đỗ Mười và các ông khác đều rất sợ Ông Kiệt làm Tổng Bí thư . Bỡi nếu Ông Kiệt làm Tổng Bí thư, Việt nam sẽ đổi mới nhanh hơn . Tuy không được đào tạo hệ thống nhưng Ông Kiệt luôn nhất quán ủng hộ cái mới . Ông chán đến tận cổ mô hình xã hội chủ nghĩa miền bắc và ông làm tất cả để phá bỏ nó » .

alt

Đến khi ông bị Nguyễn Hà Phan và nhóm đở đầu Phan tấn ông vào tận chưn tường, những  đồng chí chí tình với ông mới phản ứng để cứu ông nhưng vẫn không đưa được ông lên ghế Tổng Bí thư . Cái bất hạnh của Việt nam là bị cộng sản và tới lúc mạc vận, bị tên Lê Khả Phiêu và nhóm cốt cán Đỗ Mười, Lê Đức Anh đem đất nước dâng cho Tàu ở Thành đô . Sự can thiệp của các đồng chí của Ông Kiệt chỉ giúp ông không bị kỷ luật và ở tiếp ghế Thủ tướng nhưng lại mở đường cho Nguyễn Tấn Dũng phất cờ, cũng lại phất về phía Bắc kinh .

Nguyễn Hà Phan, tên Nam kỳ gian

alt

Theo Huy Đức, Nguyễn Hà Phan chẳng bao lâu, cơn thèm khát quyền lực đã làm Phan bỏ Kiệt không thương tiếc để kề vai sát cánh với « lũ chim sẻ chim ri ” Đào Duy Tùng, Nguyễn Đức Bình, thậm thụt vào ra với đám “MA vương” Mười – Anh, và Nguyễn Văn Linh .

Khi ông Kiệt chọn Úc thăm dò dầu khí ở mỏ Đại Hùng, ông Phan bảo “miền Nam không ai đồng tình vì bọn Úc đã đưa quân vào tàn sát đồng bào ta”. Khi ông Kiệt chủ trương cho Malaysia xây dựng sân bay Nội Bài, Phan đưa lý do “an ninh quốc gia”, không cho nước ngoài đầu tư ở cửa ngõ Thủ đô .

Lúc làm Bí thư Tỉnh Hậu giang,Phan ủng hộ chánh sách đa sở hữu đất đai, công nhận quyền tư hữu về ruộng đất . Nhưng khi ra Hà nội, được vào Ban Bí thư, Phan lập tức bọc sát theo Đỗ Mười, quay lại cực lực chống tư nhân hóa đất đai và trở thành một trong những người lớn tiếng bảo vệ chủ trương « sở hữu toàn dân » . …
Nhờ biết thay đổi quan điểm, Nguyễn Hà Phan rất được lòng Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười và cả Lê Phước Thọ, Trưởng Ban Tổ chức . Phan đã được đề nghị thay thế Ông Kiệt ở chức vụ Thủ tướng .

Tháng 1 năm 1994 tại hội nghị giữa nhiệm kỳ, Phan đưa ra một bản thống kê mười sáu điểm chệch hướng của chính phủ ông Kiệt (…) để nhằm kết thúc sự nghiệp Ông Kiệt .

Cơ hội lớn đã đến với những đối thủ của ông Kiệt khi ông công bố « Thư gởi Bộ Chính Trị » (…)
Người chống đối lá thư này mạnh nhất là Nguyễn Hà Phan. Phan kết tội ông Kiệt là “nối giáo cho giặc”,  « không vững vàng”, “ chệch hướng 100% ” .

Thảm đỏ đã trải ra để ông Phan bước vào leo lên chiếc ghế Thủ tướng chánh phủ ở Hà nội nếu như không có một vụ án “ Nguyễn Hà Phan” » !
Nguyễn văn Linh không chỉ chống Võ văn Kiệt vì chống cánh nam kỳ tiến bộ trong đảng mà chống cả những người nam kỳ khác không trực tiếp tranh quyền lãnh đạo chánh trị với ông . Như truờng hợp Lý Chánh Trung, trí thức nam kỳ, trong vụ « Bảo tố tận diệt mầm mống phản động của những phần tử trong nhóm Những Người Kháng Chiến Củ » (Nguyễn văn Lục, Lý Chánh Trung, đcv) . Linh phải dập tắc ngay mọi mầm móng làm sống lại phong trào kháng chiến trong Nam vì như vậy mới dành trọn công đánh Tây đánh Mỹ về cho đảng cộng sản của cánh miền Bắc lãnh đạo. Trước kia, Hồ Chí Minh cũng đã dẹp Nguyễn Bình, Trần văn Giàu, Phạm Ngọc Thạch, …và Nam bộ kháng chiến để lãnh đạo kháng chiến chỉ còn đảng cộng sản bắc kỳ .

Lê Khả Phiêu phản ứng cực kỳ mạnh bức thư gởi Bộ Chánh trị của Ông Kiệt khi phổ biến trên báo Quân đội nhân dân và nhờ đó được làm Tổng Bí thư, hất văng Kiệt ra xa khỏi cuộc chơi, kế nhiệm Đỗ Mười .

Tại sao Ông Linh chống Ông Kiệt chết bỏ trong lúc đó ông lại chọn ủng hộ Nguyễn Hà Phan cũng cùng dân nam kỳ như nhau và là đàn em của Ông Kiệt đã từng được Ông Kiệt nhiệt tình ủng hộ ? Phải chăng vì ăn cánh hay không ăn cánh với nhau ? Nhưng theo qui luật biện chứng thì cộng sản chỉ tồn tại khi còn dựa được trên những mâu thuẩn . Nên họ nhìn đâu cũng thấy có mâu thuẩn và nếu không, thì cũng phải thường xuyên tạo mâu thuẩn, ngay cả trong nội bô đảng ? Cái mâu thuẩn mà Linh thấy là chủ trương đẩy mạnh « đổi mới  » thật sự của Ông Kiệt . Lúc nằm nhà thương chợ Rẩy điều trị cơn bịnh thập tử nhứt sanh, Ông Linh vẫn giử quyết tâm chống Ông Kiệt để ngăn chận Ông Kiệt làm Tổng Bí thư đảng : « Nhiều anh em không hiểu vì sao mình đi đâu cũng nói chuyện Sáu Dân . Trên thực tế, mình lo . Nếu tới đây, Sáu Dân trở thành Tổng Bí thư thì gay lắm . Sáu Dân thông minh, phiếu cao, rất dể thành Tổng Bí thư …. » . Ở cương vị Tổng Bí thư, khi « đổi mới thật sự » thành công thì cánh Linh không có chổ đứng . Kiệt nắm đảng . Lần đầu tiên, cờ lọt vào tay cánh nam kỳ ! Điều này không có một ủy viên Chánh trị bộ nào chấp nhận cả .  Nhứt là khi còn Đỗ Mười, Lê Đức Anh, …nắm đảng .

Bức thư gởi Bộ Chánh trị

alt

Trong bức thư gởi Bộ Chánh trị, Ông Kiệt đưa ra những điểm then chốt . Về tình hình quốc tế, ông cho rằng« tính chất đa dạng, đa cực » đang chi phối quan hệ giữa các quốc gia thay vì « mâu thuẩn đối kháng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc » như đảng từng quan niệm . Ông Kiệt nhấn mạnh Việt nam theo chủ nghĩa xã hội vẫn có thể trở thành thành viên của ASEAN, ký hiệp định khung với Liên Hiệp Âu châu . Cũng trong thư, Ông Kiệt nói tiếp, rỏ hơn « Ngày nay, Mỹ và các thế lực phản động khác không thể giương ngọn cờ chống cộng để tranh thủ dư luận và tập họp lực lượng chống lại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam như trước nữa » .

Lại rỏ hơn, cũng trong thư, Ông Kiệt cho rằng không nên kỳ vọng vào sự phục hồi của « phong trào cộng sản và công nhân quốc tế » bởi nó không bao giờ có « giá trị và chất lượng cộng sản như ngày xưa nữa » . Với 4 nước xã hội chủ nghĩa còn lại, Ông Kiệt cũng cho rằng « tính chất quốc gia sẽ lấn át tính chất xã hội chủ nghĩa », thậm chí quan hệ Việt nam-Trung quốc vẫn « tồn tại nhiều điểm nóng » ….

Ông Kiệt còn cảnh báo sẽ là « thảm họa cho đất nước » nếu Đại Hội « rụt rè bỏ lở cơ hội  xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh » . Đồng thời, nếu không đáp ứng được đòi hỏi phát triển của đất nước, « đảng sẽ đứng trước nguy cơ bị tước quyền lãnh đạo » !
Về « kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa », Ông Kiệt phê phán « để giử được định hướng xã hội chủ nghĩa,
đòi hỏi bức xúc là phải nâng cao tính hiệu quả của kinh tế quốc doanh, nhằm làm cho nó chiếm một vai trò chủ đạo trong thị trường nước ta chứ không phải dành cho nó « quyền nắm thứ này, thứ khác » …

Lúc bấy giờ, qua một loạt thành công của chánh phủ nhờ sự giúp đở tận tình của một nhóm người Miền nam cũ, họ là những chuyên viên kinh nghiệm về các nghành nghề quản trị đất nước được Ông Kiệt can thiệp ra tù sớm, làm cho uy tín của Ông Kiệt lên cao từ bên trong nước tới bên ngoài, có thể đưa ông lên Tổng Bí thư đảng, điều mà Trung quốc, Đỗ Mười, Lê Đức Anh và Nguyễn văn Linh, …không có ai muốn cả .

Đến khi Ông Đặng văn Thượng báo tin cho Ông Kiệt là Ông Linh đang ráo riết vận động đưa Nguyễn Hà Phan thay thế Ông Kiệt làm Thủ tướng, vì « Nguyễn Hà Phan là người có lịch sử chánh trị suông sẻ, tận tụy vô tư, sẽ giúp nhân dân đồng bằng sông Cữu long phát triển … », thì bổng có hàng loạt đơn, thư tố cáo Nguyễn Hà Phan đã từng khai báo nghiêm trọng và khi ra tù, nhận làm nội gián cho địch » . Vụ này, Đỗ Mười biết lúc đưa Phan vào Bộ Chánh trị nhưng vì nhiệt tình ủng hộ Phán, chống Kiệt nên Đỗ Mười tuyên bố « không bươi đào quá khứ » . Nay trước khối thư gởi về  khui quá khứ đen tối của Phan với những dẩn chứng đầy thuyết phục, Đỗ Mười, Lê Đức Anh phải chấp thuận cho mở cuộc điều tra . Nguyễn văn Linh nhứt định phản đối . Nên nhớ Ông Linh là người biết rỏ Ông Kiệt hơn ai hết vì cùng hoạt động trong nam suốt thời gian dài .

Việc tìm sự thât về Nguyễn Hà Phan trong văn khố của đảng không phải đơn giản vì khối lượng tài liệu quá lớn và tệ hại hơn là có một số giấy tờ bị đốt trong thời gian có những biến cố . Nhưng Ông Kìệt cho biết sẽ tìm thầy lang giỏi cho Ông Nguyễn đình Hương . Thầy lang mà Ông Kiệt nói, đó là một « ông Đại tá lớn tuổi, trước kia ở Khu IX ». Và một người nữa biết khá rỏ Phan là Ông Nguyễn văn Hơn, Bí thư An giang .

Ông Nguyễn đình Hương báo cáo hồ sơ Nguyễn Hà Phan suốt 2 giờ trước Bộ Chánh trị . Nguyễn Hà Phan nhận tội . Linh nghe qua, im lặng . Bộ Chánh trị đề nghị cách chức, không khai trừ khỏi đảng . Nhưng sau đó, Phan bị đuổi ra khỏi đảng và khăn gói ra về lại Miền nam . Lặng nhìn Phan đi như một tên tù vừa ra khỏi khám, Nguyễn văn Linh tím ruột bầm gan .
Ông Kiệt dĩ nhiên làm Thủ tướng cho tới ngày hưu trí chớ không leo lên Tổng Bí thơ được . Mục đích của Ông Linh kéo cẳng Ông Kiệt khỏi chức vụ tột đỉnh của hệ thống cộng sản như vậy là thành công . Nhưng Ông Linh thất bại đã không cấy được con gà của mình vào chức vụ Thủ tướng và Đào Duy Tùng không nắm được chức Tổng Bí thơ vì đột ngột bị tai biến mạch máu nảo, phải qua Singapour cấp cứu .

Nguyễn Tấn Dũng nhảy lên Trung ương

alt

Về vụ Nguyễn Hà Phan theo Huy Đức như trên đây (Quyền Bính, trg 302 tới 315), Cỏ May góp riêng một giai thoại nghe được trực tiếp từ một người biết chuyện kể lại . Ông HQN, vừa học xong Tiểu học ở Cà mau, cùng với em trai HQM, dẩn nhau đi theo kháng chiến . Cả hai anh em bắt đầu sự nghiệp cách mạng cộng sản bằng nghề đặc công .  Sau hiệp định đình chiến Genève, cả hai anh em đều tập kết ra Bắc .

Sau 30/04/75, những người nam kỳ tập kết kéo nhau về . Ba N và Tư M cũng về trong những đợt hồi hương này . Về trong niềm hân hoan chiến thắng .
Ba N ở Sài gòn làm Hiệu trưởng Trường Kinh tế vì ông có Phó Tiến sĩ Kinh tế ở Liên-sô . Sau khi chửa bịnh ở Pháp về, ông được cử làm Hiệu trưởng trường Đảng Nguyễn Ái Quốc ở Thủ đức .
Nhơn một hôm nói chuyện về tình hình việt nam và vụ án Nguyễn Hà Phan trong lúc ông còn ở Paris, Ba N mới kể lại vụ Nguyễn Hà Phan vì Phan, trước kia, cùng hoạt động ở Miền Tây với ông . Hai người cùng trang lứa và quen biết nhau .

Theo Ba N, trong một trận đụng độ với bên quốc gia (địa điểm và thời gian, Ba Nhựt có nói rỏ, nhưng lâu ngày đã quên – xin cáo lỗi), bên việt cộng bị tiêu diệt sạch, chỉ còn Nguyễn Hà Phan sống sót nhờ lủi trốn kịp . Sau đó, Phan mới lập hồ sơ báo cáo có  lợi cho mình và giành công về mình . Lúc bấy giờ vì giử bí mật do hoạt động trong vùng địch, đảng được tổ chức ngăn cách chặt chẻ . Việc kiểm chứng đúng sai, thiệt giả một sự việc không phải đơn giản . Thế là Phan nhận đủ thành tích về mình .
alt

Thời gian sau, Phan bị phía quốc gia bắt và khai thác . Phan khai thật chỉ ra hết cơ sở, nhờ đó bên quốc gia mới càn quét dọn sạch . Chyện này, Phan giử kín . Bên quốc gia cũng không tiết lộ cho báo chí . Nhờ thành tích đó mà Phan được thăng quan tiến chức mau .

Đến khi Phan, ở Hà nội, say mê vinh quang, dọn mình bước lên ghế Thủ tướng, kết cánh với phe Linh, quay ngược lại phản thùng với người đã từng nâng đở mình là Võ van Kiệt, thì một người trong gia đình của Nguyễn Tấn Dũng (không biết có phải vị Đại tá lớn tuổi trước kia ở Khu IX trên đây không), biết rỏ hai trường hợp gian dối của Nguyễn Hà Phan, không thể giử im lặng được nữa, bèn đưa thông tin về Nguyễn Hà Phan cho Ba Dũng tố cáo phản đòn .
Nhờ đó, Ông Kiệt giử ghế Thủ tướng, Ông Phan văn Khải, rồi Nguyễn Tấn Dũng, từ Thứ trưởng Nội vụ, Bộ  trưởng và sau cùng Thủ tướng cho tới ngày nay . Đúng như Ba Dũng nói chính đảng cử ông làm Thủ tướng chớ ông không xin nên ông không thể từ chức được !

Phải thấy rỏ nếu không nhờ hồ sơ hạ bệ Nguyễn Hà Phan, Ba Dũng khó mà bước chân về tới Sài gòn chớ đừng mơ chức Thủ tướng .

Qua suốt « Quyền Bính », người ta không thấy Ông Kiệt thừa thắng xông lên hạ luôn cánh Nguyễn văn Linh đã vi phạm sai lầm nghiêm trọng ủng hộ vào chức vụ Thủ tướng chánh phủ một cán bộ phản bội đồng đội, đồng chí . Ông Kiệt không phản ứng, lẽ ra phải có một cách bình thường, phải chăng vì sợ ảnh hưởng xấu đến uy tín của đảng ? Hay vì tánh nam kỳ « xuề xà, cực chẳng đả mới làm và như vậy cũng đủ rồi » ?

Khi nhắc lại chuyện củ tới đây, cỏ May chợt nhớ lời của một người bạn cựu Đại tá Quân đội VNCH, quê Long Xuyên, thường nói với bạn bè « Dân nam kỳ đi cờ bạc, bị sạch túi vì không đủ sức với cờ gian bạc lận, đi buôn bán thua lổ vì không lanh lợi, đi làm chánh trị, không bằng ai vì không dám làm hết mình và không biết bám mục tiêu, bị đè đầu . Dân nam kỳ chỉ có ăn nhậu, tức lên, chửi đổng … » .

Thực tế cho thấy Nam Bộ Kháng chiến rồi Mặt trận Giải phóng Miền nam đều bị cộng sản bắc kỳ bóp mủi chết tức tưởi mà không dám ho he ! Chẳng lẽ dân nam kỳ tệ như vậy thiệt sao ?
Còn Ông Linh ?  Dỉ nhiên Ông Linh không như Ông Kiệt giử an phận « chuyện xong rồi ! » . Lúc về hưu, ông Linh thề cống hiến cho đảng đến hơi thở cuối cùng. Viêc cống hiến trong hơn mười năm cuối đời này là ông Linh chỉ làm một việc « Mang ông Kiệt ra thui như người ta thui bê làm món nhậu » !

Trường hợp ông Kiệt có giá trị tấm gương cho « việt kiều » ngày nay đem tâm trí và tiền bạc về xây dựng quê hương khi Việt nam còn dưới chế độ cai trị bằng Điều IV Hiến pháp . Họ sẽ được cộng sản chiêu đải  bê thui hay chính họ sẽ là bê thui đải các « đồng chí » cộng sản đây ?

Nguyễn thị cỏ May


Hoàng Bé
To
Today at 10:04 AM

Tính Háo Danh Vụ Lợi Nhỏ Mọn Của Người Việt

Nguyễn Hoàng Đức

Việt Nam có hơn 24.000 tiến sĩ, đông bậc nhất thế giới nhưng là nước nghèo nàn đội sổ bậc nhất thế giới, và cũng có đông người làm thơ nhất cỡ ít ra cả triệu nhà thơ nhưng không thấy tác phẩm lớn mà chỉ thấy các mẩu vụn vẫn được gọi là “thơ hắt hơi”, những thứ bé hơn cả chuồng gà chuồng vịt. Tại sao? Bởi vì người Việt chỉ háo danh hão huyền nhắm vào vụ lợi “tham bát bỏ mâm” gắp cho mình, nên đất nước mới nghèo nàn lạc hậu và thi ca chỉ là chiếu rách à ơi mua vui bên chén rượu nhạt hay chén trà trong chốc lát. Hôm nay tôi xin bàn vào việc này.

Số lượng hơn 24.000 tiến sĩ Việt, kết quả thế nào? Nếu mỗi tiến sĩ chỉ cần viết một bài tiểu luận, thì chúng ta sẽ có ngần ấy bài, và in được khoảng 240 cuốn sách dầy dặn với mỗi cuốn có 100 bài. Nhưng than ôi, làm gì có ai thấy hơn hai trăm cuốn sách đó, mà 24 cuốn cũng không?
Bộ trưởng, bằng giả, nhà nước, doanh nghiệp, chất lượng

Chúng ta nghĩ gì khi một tiến sĩ không viết nổi 1 bài tiểu luận? Vậy thì 1 luận án bảo vệ tiến sĩ của người ta dầy hơn một trăm trang A4 lại không hơn một tiểu luận chỉ nghìn chữ thôi sao? Có một vụ án đã vỡ lở tại Việt Nam, một kẻ vừa tốt nghiệp đại học ra trường đã dịch vụ làm luận án cho hơn trăm tiến sĩ bằng cách vào các thư viện sao chép các đoạn tài liệu. Điều đó nói lên cái gì? Đó là những tài liệu vô hồn, chỉ có số liệu mà không có phán đoán, nhưng như vậy cũng đủ cho một bằng tiến sĩ. Ở Việt Nam, tôi được biết trong nhiều khoa người ta chấm lẫn cho nhau để có 100% thạc sĩ, người nào cũng nhận điểm suýt soát tối đa “nắm phải chim” tức là “chín phẩy năm”.
tiến sỹ, Việt Nam

Chính vì tiến sĩ của ta đa số là chép tài liệu, đẩy đít như không cần có ngoại ngữ, hoặc ú ớ mấy từ, không cần biết phán đoán cá nhân, mà như nhân gian nói, chúng ta chỉ là “tiến sĩ giấy”, có thể ăn được, nói được, chém gió rất tài, nhưng lại không làm được. Việc viết được luận án tiến sĩ ư? Đó chỉ là trong khoa, trong trường chấm “nội bộ” lẫn nhau, nhưng việc viết một bài tiểu luận hay một cuốn sách chuyên luận là rất khó, bởi lẽ việc đó phải hiện diện trước công luận, chứ không phải thứ úm ba la chém gió trong nhà. Ngành văn học là dễ thấy nhất, có cả triệu người đã học trình độ đại học, nhưng cả nước không có đủ chục người có khả năng viết phê bình văn học. Còn các ngành khác? So với Nhật Bản hay Hàn Quốc, các chuyên gia tính, số đăng ký bản quyền phát minh ở Việt Nam kém hơn cả nghìn lần. Than ôi, lượng tiến sĩ của mình thì đông gấp năm lần người ta, nhưng bằng phát minh thì chưa được một phần nghìn. Nghĩa là chúng ta chỉ có bằng giấy không thể nào ra quả được.

Ở đời ai cũng khát danh vọng, bởi vì cái đó là biểu hiện của vinh quang cũng như sự tôn trọng. Đó là điều chính đáng! Một viên sỏi ném xuống nước còn sủi bọt lên, làm người mà vô tăm tích như bèo trôi trên sông không để lại dấu vết gì thì cũng thật buồn. Nhưng như người Việt nói “Thế gian chuộng của chuộng công/ Nào ai có chuộng người không bao giờ”. Còn người phương Tây có phương ngôn “Người ta được quí trọng ngang với những gì cống hiến cho mọi người”. Nếu ta không cống hiến hay hy sinh cái gì cho người khác, thì làm sao muốn người ta trọng thị mình? Anh vĩ đại ư? Nhưng anh đã làm gì để thành vĩ đại? Thi hào Goethe nói cụ thể: “Mọi vinh quang phải đi kèm với công lao”. Nằm ngủ gãi háng để rồi vinh quang sẽ rơi xuống như nhện rơi từ trần nhà xuống người mình ư? Trong tự nhiên, cũng có cả qui luật huyền bí, đó là nhện sẽ không bao giờ rơi xuống kẻ vô tích sự, bởi vì “nhện sa sà đón xin đừng vội lo”.

Người phương Tây họ cũng háo danh, nhưng háo danh bằng cách nhảy thác Niagara, nghĩa là đem cả mạng sống mình để đổi lấy sự nổi tiếng còn hơn phải chết buồn trong cuộc đời buồn tẻ không phát xạ bất cứ đốm sáng nào khác thường. Rồi người ta đăng ký các kỷ lục Guinness từ tâng bóng, đến đá cầu hay ăn ớt… Đó chí ít là vinh quang cụ thể mà người ta làm được. Nhưng còn các tiến sĩ ở ta? Họ tung mọi tiền bạc ra chạy cán đích có phải để ẵm chiếc bằng là vinh quang chữ nghĩa? Không, cái bằng đó là thứ để đổi lấy một cấp bậc cụ thể hay mức lương nào đó. Có cả các vị quan đã cho cả người đi học hộ mình mong lĩnh bằng cho việc thăng chức.

Còn việc làm thơ? Có phải người Việt rất yêu thơ không? Không hề! Vì một người yêu âm nhạc hay ca khúc, nghe tiếng nhạc họ liền nhún nhảy hát theo, không cần để ý bài hát đó là của ai sáng tác. Ngược lại người làm thơ xứ ta, yêu thơ đến độ chỉ thích đọc thơ mình, thơ của ai dù hay mấy cũng bị bỏ ngoài tai. Thực ra đó chỉ là người bán hàng, muốn giật loa khỏi tay người khác để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Nhưng đây là bi kịch lớn nhất của thơ Việt, sau khi giật được loa, chiếm được sàn diễn trên báo, ngồi ì cả mấy chục năm nhưng không biết quảng cáo sản phẩm của mình có gì.

Làm thơ ở Việt Nam chỉ là cách để người ta háo danh nhanh nhất và lười biếng nhất. Cụ thể, một câu lạc bộ thơ bên phía bắc sông Hồng, sau thời gian đua nhau ra các tập thơ mỏng như tờ rơi, họ liền tiến vào báo văn nghệ của thủ đô, làm vài trang ra mắt chào mừng, liên hoan với nhau mấy can bia to tướng cùng lạc luộc. Điều ấy có vui không? Có! Nhưng nếu chỉ có vậy thì không sao? Đừng này sau khi đăng báo, mấy vị thơ nhà quê lại trách móc, tại sao thơ của chúng tôi không được các nhà phê bình khen như thể thơ đã leo lên báo. Chao ơi, thơ từ bùn đất quê nhà được leo lên báo thủ đô quả là quãng đường của phi công Phạm Tuân bay lên vũ trụ, mà không được bình phẩm sáng láng lại chìm xuồng như bia lạc chui vào dạ dầy rồi lại chui ra ư?

Đấy chúng ta thử nhìn cách sống, cách nghĩ, cách sáng tạo của người Việt. Ở Việt Nam không có một chiếc thuyền thúng nào được đặt tên cả. Còn khi đã đóng một con tầu, thì nó phải được đặt tên rồi mang số hiệu. Muốn làm một con tầu thì sao? Nó phải có ý tưởng lớn đầu tiên như đi dường dài hay vượt biển. Rồi phải được lắp đặt bằng các chi tiết nhỏ nhất bằng kỹ thuật. Một người mới loanh quanh trong sân, nghê nga mấy câu thơ sau lũy tre làng, lại là lúc nông nhàn, sao lại khao khát mình nổi danh là nhà thơ thiên hạ. Làm thơ ít ra phải như Nguyễn Du sôi kinh nấu sử, mang “Thanh Tâm Tài Nhân” của Tầu xa vạn dặm về nhà sao chế mới mong “tầu vượt biển” có danh chứ, đằng này chữ nghĩa chưa hết cấp ba, nông binh còn đượm mùi bùn, sao lại đòi ẵm vương miện vinh quang của chữ nghĩa? Như vậy chẳng là ảo mộng hão là gì?

Tất cả mọi người đều khao khát vinh quang! Tôi cũng không nằm ngoài số đó. Chỉ có điều chúng ta nên nhớ “vinh quang phải ngang bằng công lao”, mấy vần thơ cảm xúc trong ao nhà không cách gì đóng hộ chúng ta một chiến hạm khổng lồ để vượt đại dương đâu?! Nếu chúng ta không sửa soạn đóng tầu với những khung giàn thép khổng lồ, thì đừng có mơ, con thuyền lá tre bé tẹo dù có xinh xắn mấy của ta bỗng chốc trở thành tầu chạy năng lượng hạt nhân lướt sóng đại dương vù vù. Người đời khuyên “biết mình biết ta”, để tránh ảo tưởng về mình, mỗi chúng ta nên biết phản tỉnh để nhận ra khả năng của mình. Một người nông dân làm thơ để vui chơi, không sao cả, nhưng người đó muốn nằm mơ thành thi hào xuất chúng thì không tốt. Càng dở hơn nếu người đó có người chống lưng mong ước hộ mình, câu lạc bộ thơ làng ta sẽ lên báo hết, và sau bữa bia lạc chúng ta sẽ trở thành các nhà thơ được giới phê bình tung hô. Những chiếc thuyền thúng đừng nên nghĩ có một phép lạ nào để nhập nhèm đứng cạnh khoe vóc dáng với tầu sân bay.

Muốn nước nhà hùng mạnh, chúng ta nên có tư duy làm tầu lớn từ khung thép đến sàn tầu. Còn nhanh và tiện như làm thuyền thúng ư, một triệu cái thuyền thúng vẫn chỉ là thứ bé bỏng vô danh mà thôi.
NHĐ  17/03/2014




No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts