X

Monday, March 31, 2014

Ngoại trưởng Kerry yêu cầu Nga rút binh sĩ khỏi biên giới Ukraine

Ngoại trưởng Kerry yêu cầu Nga rút binh sĩ khỏi biên giới Ukraine

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói chuyện tại cuộc họp báo ở Paris, 31/3/14
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói chuyện tại cuộc họp báo ở Paris, 31/3/14

30.03.2014
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry, hôm Chủ nhật, yêu cầu Nga rút hàng ngàn binh sĩ tập họp đông đảo dọc theo biên giới Ukraine, với nhận định rằng các lực lượng đó gây ra một bầu ‘không khí sợ hải’ bên trong lãnh thổ Ukraine không hỗ trợ cho việc đối thoại ngoại giao.

Ông Kerry cho phóng viên báo chí biết về vấn đề này, hôm thứ Hai, sau cuộc thảo luận kéo dài 4 giờ đồng hồ với ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Paris.

Nhà ngoại giao Mỹ nói rằng cả Nga và Hoa Kỳ đều đồng ý về quyền của người dân Ukraine quyết định tương lai của họ. Ông cũng nói rằng cả 2 phía đều đưa ra đề nghị để làm dịu bớt cuộc khủng hoảng do việc Nga sát nhập bán đảo Crimea.

Trong một cuộc họp báo riêng rẽ, Ngoại trưởng Nga Lavrov nói rằng ông đã thỏa thuận cùng làm việc với chính phủ và người dân Ukraine nhằm đạt được tiến bộ về các quyền của thành phần thiểu số và các quyền về ngôn ngữ.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói ông trở về Washington để hội ý với Tổng thống Barack Obama và cho biết các cuộc đàm phán song phương sẽ diễn ra trong tương lai gần.

Tuy nhiên ông nhấn mạnh rằng sẽ không có quyết định nào về tương lai của Ukraine mà không có sự tham gia của chính phủ ở Kyiv.

Nga đã nhiều lần lập lại lời trấn an phương Tây rằng họ không có ý định đưa quân vào Ukraine, tuy nhiên ông Lavrov đã không đưa ra bình luận thêm nữa về sự hiện diện của quân đội Nga gần các biên giới miền đông và miền nam Ukraine. Ông cũng không đưa ra tuyên bố trực tiếp nào nữa về những đề nghị đàm phán trực tiếp giữa Moscow và Kyiv.

Các viên chức Mỹ ước lượng Nga đã tập họp khoảng 40.000 binh sĩ đến biên giới Ukraine. Giới chức chính phủ Ukraine cho rằng quân số Nga gia tăng trong các vùng biên giới miền bắc, miền đông và miền nam nước này lên gần 100.000.

Các nước láng giềng của Ukraine – các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã tuyên bố độc lập khi Liên Xô tan rã năm 1991, mạnh mẽ lên án việc sát nhập Crimea cũng như gia tăng áp lực đối với Kyiv với sự hiện diện của binh sĩ Nga.

Liên hiệp quốc cũng lên án hành động sát nhập Crimea của Nga, trong khi Hoa Kỳ và các nước đồng minh châu Âu đã bắt đầu áp dụng biện pháp trừng phạt kinh tế Nga.

Quan hệ giữa Nga và Ukraine xuống dốc gần một tháng trước đây, sau khi các lực lượng Nga tiến vào bán đảo Crimea. Một cuộc trưng cầu dân ý nhanh chóng diễn ra tiếp theo sau,  với thông báo được đưa ra trong một thời gian ngắn, và kết quả là vùng này tuyên bố độc lập tách ra khỏi Ukraine với ý định gia nhập Liên bang Nga.

Sau đó, ông Putin và quốc hội Nga đã sát nhập bán đảo Crimea, biến vùng này thành phần đất của Liên bang Nga.




No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts