TRUNG QUỐC - MỸ - BIỂN ĐÔNG -Bài đăng : Thứ năm 13 Tháng Ba
2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 13 Tháng Ba
2014
Mỹ tố cáo hành động « khiêu khích
» mới của Trung Quốc ở Biển Đông
Tàu hải giám Trung Quốc số 84 và số 17 trên Biển Đông. Ảnh chụp ngày 26/05/2011
ngoài khơi tỉnh Phú Yên (miền Trung Việt Nam)
Reuters/Petrovietnam
Trọng
Nghĩa RFI
Cảm nhận về thái độ cứng rắn hơn của Hoa Kỳ trong thời gian gần đây đối với Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông ngày càng được thực tế chứng minh. Vào hôm qua, 12/03/2014, Bộ Ngoại giao Mỹ không ngần ngại cáo buộc Trung Quốc là làm cho tình
hình Biển Đông thêm căng
thẳng với các động thái bị coi là « khiêu khích ». Lời tố cáo được đưa ra sau khi Manila chính thức phản đối Bắc Kinh về vụ tàu tuần duyên Trung Quốc cản đường tàu tiếp tế Philippines tại vùng bãi Second Thomas Shoal trong khu vực quần đảo Trường Sa ngày 09/03 vừa qua.
Theo hãng tin Pháp AFP, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki, đã bày tỏ thái độ quan ngại trước một hành động nhằm phá vỡ nguyên trạng trong vùng Biển Đông.
Theo bà Psaki : « Đó là một động thái khiêu
khích làm gia tăng căng thẳng. Trong khi chờ đợi giải pháp cho các đòi
hỏi chủ quyền chồng chéo tại Biển Đông, không ai được quyền xen vào các nỗ lực của các bên tranh chấp nhằm duy trì nguyên
trạng ».
Ngày 11/03 vừa qua, Philippines đã triệu đại biện sứ quán Trung Quốc tại Manila lên để phản đối vụ chặn tàu. Manila tố cáo một hành động « đe dọa rõ ràng và cấp bách nhắm vào các quyền và lợi ích của Philippines ». Ngay sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ lập luận của Philippines, tố cáo ngược lại là hai chiếc tàu Philippines
đã « vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc » và « vi phạm » bản Tuyên bố về ứng xử tại Biển Đông ký kết năm 2002.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, vào
hôm qua, đã lên tiếng bênh vực Philippines và bác bỏ lập luận của Trung Quốc khi cho rằng mọi quốc gia đều có quyền « thường xuyên tiếp tế và luân chuyển nhân sự » đến các địa điểm họ nắm giữ ở Biển Đông từ trước khi có bản tuyên bố năm 2002.
Tuyên bố của Mỹ về sự cố Second Thomas
Shoal là dấu hiệu mới nhất cho thấy là Washington
ngày càng công khai thể hiện rõ ràng lập trường ủng hộ đồng minh
Philippines.
Trong thời gian một vài tháng gần đây, các giới chức lãnh đạo quân sự và ngoại giao Mỹ đã liên tiếp lên tiếng ủng hộ vụ Philippines kiện Trung Quốc ra trước tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc, đồng thời xác định trở lại giá trị của Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương Mỹ-Phi.
Việc tăng cường hậu thuẫn cho Philippines
diễn ra song song với một thái độ kiên quyết trở lại trong hồ sơ Biển Đông, cứng rắn hơn với Trung Quốc, tương tự như vào thời bà Hillary
Clinton làm Ngoại trưởng Mỹ.
Dĩ nhiên, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục khẳng định là họ không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp Biển Đông, thế nhưng, những lời chỉ trích Trung Quốc đã cứng rắn hẳn lên, tương tự như những gì phát ngôn
viên Bộ Ngoại giao Mỹ đã nói vào hôm qua.
Chiến dịch có thể gọi là phản công Trung Quốc của Mỹ nhấn mạnh trên hai hướng. Trước hết là trên bình diện pháp lý, với những đòn tấn công liên tiếp đánh vào tính chất không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 của đường lưỡi bò vốn được Bắc Kinh dùng làm cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền của họ.
Ngoài ra, sau khi có tin là Trung Quốc sẵn sàng lập thêm một vùng nhận dạng phòng không mới trên Biển Đông, tương tự như khu vực mà họ đã tuyên bố trên Biển Hoa Đông vào cuối năm ngoái, Hoa
Kỳ đã tiến lên tuyến đầu trong việc cảnh cáo Trung Quốc là không nên lập vùng phòng không
ở Biển Đông.
PHILIPPINES - TRƯỜNG SA - Bài đăng : Thứ năm 13 Tháng Ba
2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 13 Tháng Ba
2014
Philippines
thả dù tiếp tế cho lính trên Bãi Cỏ Mây ở Trường Sa
Tàu cũ của Philippines mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây, Trường Sa, nơi đồn trú của lính Philippines
DR
Trọng
Nghĩa RFI
Đường biển bị Trung Quốc ngăn chặn, Philippines đã phải dùng đến đường hàng không để tiếp tế lương thực cho nhóm lính của họ đồn trú trên Bãi Second Thomas Shoal – Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây - vùng quần đảo Trường Sa. Theo hãng tin Pháp AFP, quân đội Philippines đã cho biết như trên vào hôm nay, 13/03/2014, nhưng không nói rõ chiến dịch tiếp tế xẩy ra vào lúc nào.
Theo ông Peter Paul Galvez, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines, quân đội nước này đã dùng máy
bay thả thực phẩm xuống cho các binh sĩ đóng trên bãi Second Thomas Shoal.
Nguồn tin này không cho biết thêm bất kỳ chi tiết nào, đặc biệt là thời điểm diễn ra chiến dịch thả dù đồ tiếp tế.
Philippines đã phải dùng đến máy bay thả lương thực tiếp tế cho binh sĩ của mình, đó là vì đường biển đã bị tàu Trung Quốc phong tỏa. Cách nay hai hôm, Manila đã chính thức gởi công hàm phản đối việc tàu tuần duyên Trung Quốc, ngày 09/03 vừa qua, đã chặn hai tàu dân sự được quân đội Philippines thuê
chở hàng tiếp tế, không cho đến gần bãi Cỏ Mây.
Nằm cách đảo Palawan, ở phía Tây
Philippines khoảng 200 km, Bãi Second Thomas Shoal là một thực thể địa lý thuộc quần đảo Trường Sa đang là đối tượng tranh chấp giữa Philippines, Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan.
Từ những năm 1990 đến nay, Philippines
đã cho một toán thủy quân lục chiến thường xuyên canh giữ bãi này. Họ sống trên một chiếc tàu cũ mắc cạn trên bãi, và được tiếp tế bằng đường thủy. Công việc này vẫn tiến hành đều đặn cho đến sự cố hôm 09/03/2014,
khi Trung Quốc lần đầu tiên dùng võ lực ngăn chặn việc tiếp tế của Philippines.
Theo giới quan sát, động thái gây căng
thẳng của Trung Quốc nằm trong sách lược phong tỏa đường tiếp tế cho lính Philippines trên bãi Second Thomas Shoal,
cho đến khi Manila buộc phải rút quân đi, tạo điều kiện cho Bắc Kinh mặc nhiên chiếm đóng bãi đá này,
được Trung Quốc đặt tên là Nhân Ái Tiều.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching