On Monday, 10 March 2014 5:24 AM, anh truong <> wrote:
PUTIN KHÔN NGOAN , MƯU TRÍ, LỌC LỪA- NHƯNG OBAMA VÀ NHÓM
SIÊU LÃNH ĐAO MỸ CÓ NHỮNG SẮC SẢO CỦA HỌ- QUA CUỘC KHỦNG HOẢNG NÀY - CÓ
THỂ ÂU CHÂU THOÁT KHỎI ÁP LỰC ĐỒC QUYỀN NĂNG LƯỢNG CỦA
NGA-
PUTIN LÀM NGƠ ĐỂ MỸ VÀ TÂY ÂU GÂY CHIẾN IRAQ, LYBYA..
KHÔNG NGOÀI MỤC ĐÍCH LÀM SUY YẾU VIỆC SẢN
XUẤT DẦU HOẢ TRUNG ĐÔNG- ĐỂ NGA DỘC CHIẾM THỊ PHẦN DẦU
KHÍ TRÊN THẾ GIỚI
US Navy - X-47B UCAS First Touch & Go
Landing Tests On USS George H.W. Bush (CVN 77) [1080p]
CUỘC CHIẾN KINH TẾ TÀI CHÁNH VỚI NGA
tka23 post
Cali Today News-
Nga có nền kinh tế lớn thứ tám của
thế giới với GDP hàng năm lên đến hơn 2 nghìn tỷ Mỹ Kim.
Dự tính năm 2014, con số này sẽ
tăng lên khoảng 2.4 nghìn tỉ Mỹ Kim. Nền kinh tế của Nga phụ thuộc đặc
biệt vào dầu khí.
Nga phát triển
vào cuối năm 1990 và đầu những năm 2000 khi giá năng lượng tăng cao. Nga
là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng đối với Liên minh châu Âu. Điển hình là
Đức, nền kinh tế lớn
nhất của khu vực châu Âu vẫn phải nhập khẩu 40% khí đốt từ Nga.
Thế nhưng mối quan hệ
của Nga và phương Tây đã gãy đổ do cuộc khủng hoảng của Ukraine, và giờ
thì nguy cơ Nga bị cô lập về kinh tế bởi Mỹ và Liên minh châu Âu là rất cao. Lệnh cấm thị thực cũng đã được báo trước, ngoài
ra còn có các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn nữa đang chờ Nga ở phía
trước.
Trong
mối quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ, vị thế của hai quốc gia cũng không cân bằng.
Nga là đối tác thương mại lớn thứ 20 của Hoa Kỳ, với giá trị thương mại xuất cảng
vượt Đại Tây Dương(mỹ) là 27 tỉ Mỹ Kim. Trong khi đó, Hoa Kỳ lại là đối
tác lớn thứ năm của Nga, chỉ với giá trị thương mại ở mức 11 tỉ Mỹ Kim.
Theo chủ tịch của
Russian Foundation, David Clark, giá trị thương mại không phải là yếu tố
quan trọng trong mối quan hệ giữ Nga và Hoa Kỳ. Sự liên kết về năng lượng cũng không ảnh hưởng nhiều khi Mỹ
đang hướng đến tự cung cấp năng lượng bằng nguồn của chính mình.
Hôm thứ Năm, Bộ Ngoại
giao Mỹ đã áp đặt lệnh cấm thị thực đối với các giới chức cũng như dân
thường Nga và Ukraine, những người có liên quan hoặc đồng loã trong việc đe dọa
chủ quyền lãnh thổ của Ukraine. Tổng thống Barack Obama đã ký một Sắc lệnh căn bản để áp
đặt lệnh trừng phạt đối với các cá nhân và tổ chức chịu trách nhiệm về cuộc
khủng hoảng của Ukraine.
Trong một tuyên bố của
Nhà Trắng cho biết hành động này là một phản ứng với "vi phạm liên
tục của Nga về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine - hành động tạo thành
một mối đe dọa đối với hòa bình, an ninh và vi phạm pháp luật quốc tế."
David cho biết Hoa
Kỳ có thể áp đặt lệnh trừng phạt tài chính nặng nề hơn đối với Nga nhằm vào hệ
thống ngân hàng quốc gia và sự ổn định của đồng tiền nước này. Ông nhận định rằng phản ứng tức giận của Nga
đã cho thấy sự hiệu quả của các biện pháp trừng phạt.
Mặc dù Nga đã đe doạ sẽ
trả đũa lệnh trừng phạt, nhưng theo ông David, nếu tình hình leo thang lên quá
cao, Nga sẽ mất nhiều hơn được. Nếu tiếp tục lấn chiếm vùng đất
phía Tây ấy Nga sẽ tự biến mình thành một vùng cấm đối với các nhà đầu tư nước
ngoài, mà điều này thì Nga đang rất cần để phát triển nền kinh tế
của họ cũng như để duy trì sản xuất năng lượng.
Photo Courtesy:CNN
EU là
đối tác thương mại lớn nhất của Nga, mối liên kết kinh tế giữa hai đối tác này
cũng rất sâu sắc. Gần một nửa giá trị xuất khẩu của Nga – 292 tỉ Mỹ Kim – là do
các mối làm ăn với EU. Nga cũng là đối tác thương mại lớn thứ ba của EU, với
giá trị nhập cảng vào khoảng 169 tỉ Mỹ Kim.
EU đã phải rất thận
trọng trong vấn đề trừng phạt Nga so với Hoa Kỳ. Hôm thứ Năm, EU đe doạ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối
với Nga nều như cuộc đàm phán giữa Moscow và Kiev không đạt được thoả thuận để
giải quyết cuộc khủng hoảng của Ukraine.
Chủ
tịch Hội đồng châu Âu, Herman Van Rompuy tuyên bố rằng các cuộc đàm phán cần
phải được tổ chức trong vài ngày tới và phải tạo ra kết quả tốt. Nếu Nga không
thể làm được điều này thì EU sẽ xem xét đến các biện pháp trừng phạt bổ sung
như cấm đi lại, phong toả tài sản và hủy bỏ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu
Âu và Nga.
Trước đó, một tài liệu
từ chính phủ Anh cho biết Anh sẵn sàng áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga, miễn là những hình phạt đó không gây ảnh hưởng
đến tình hình tài chính của Vương quốc Anh.
Và trong khi các thành
viên của G8 - trừ Nga – đang đe doạ sẽ hủy bỏ Hội nghị Thượng đỉnh tại Sochi,
vốn đã được lên kế hoạch vào cuối năm qua, thì Đức cũng đẩy mạnh các biện pháp
ngoại giao.
|
Ông
David tin rằng Nga có thể trả đũa bất kỳ biện pháp trừng phạt nào của châu Âu.
Ông nói: “Nga có thể chĩa mũi dùi về phía các quốc gia như Ba Lan và các
nước vùng Baltic để trả đũa châu Âu. Nhưng nó sẽ không dại để chống lại toàn bộ
Liên minh châu Âu hoặc Đức.”
Trong khi đó, các quốc
gia Tây phương đã viện trợ cho Ukraine 16 tỉ Mỹ Kim để giúp chống đỡ cho tình hình
tài chính vốn đã rất ốm yếu của quốc gia này. Các nhà lãnh đạo Ukraine cho biết
nếu tính đến cuối năm 2015, quốc gia này sẽ bị rơi vào hố sâu thâm hụt với con
số 30 tỉ Mỹ Kim, khoảng một nửa số nợ của Ukraine sẽ đến hạn trong năm 2014.
Khu vực châu Âu chỉ mới
vực dậy từ cuộc khủng hoảng , vì thế sẽ cân nhắc với việc cắt
đứt quan hệ với một đối tác kinh tế lớn như Nga. Sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga cũng sẽ là một yếu
tố khiến châu Âu phải cẩn thận xem xét tình hình.
Ngược lại, Hoa Kỳ đang
trong giai đoạn bắt đầu tự cung tự cấp khí đốt. Hơn nữa mối quan hệ kinh
tế của Hoa Kỳ và Nga cũng ít gắn bó hơn châu Âu.
Nhưng Louise Cooper,
một chuyên viên tài chính của CooperCity cho biết: những đe doạ của
phương Tây sẽ không có hiệu lực nếu không có hành động đi kèm theo
lời nói. Cho đến thời điểm này,
EU mới chỉ đưa ra một mối đe doạ trừng phạt mang tính tượng trưng, thậm chí
ngay cả khi Crimea đã hoàn toàn rơi vào tay Nga và chịu sự kiểm soát của các
thành phần thân Nga.
Theo bà Louise,
lệnh cấm thị thực của Hoa Kỳ sẽ không gây tác động ở hai nền kinh tế Nga hoặc
Hoa Kỳ.
Về phần Nga, cứ cho là
quốc gia này có thể nắm giữ Crimea bao lâu nếu họ muốn, nhưng châu
Âu sẽ xem xét lại việc liên kết kinh tế với Nga về lâu dài. Nga đang tự cô lập
chính họ vì xăm lăng Crimea.
Kha Trần
Nga tự đánh chìm 3 tàu để chặn lực lượng Ukraine
– Một quan chức Ukraine cho hay
Nga đã cố tình đánh chìm 3 chiếc tàu của mình để ngăn tàu hải quân của Kiev tiến vào hồ Donuzlav ở bờ biển phía Tây của bán đảo Crimea.
Đây được xem là động thái của Nga nhằm làm xuống tinh thần chiến đấu của lượng lượng Ukraine tại Crimea. Trong 3
chiếc tàu gồm có Ochakov - một tàu chiến từ thời Liên Xô ngừng hoạt động vào năm 2011 - bị kéo từ Sevastopol (Nga) đến hồ Donuzlav ở bờ biển phía Tây của bán đảo Crimea hôm 6-3.
Tàu Ochakov bị đánh chìm. Ảnh: AP
Sau đó chiếc tàu này đã bị đánh chìm và lật úp cùng với 2 tàu nhỏ khác của Nga chặn eo biển nối Biển Đen với hồ Donuzlav. Giới chức Ukraine ở một căn cứ quân sự gần nơi những con tàu bị đánh chìm không
còn nghi ngờ về những gì Nga đang thực hiện và nhấn mạnh rằng họ cũng sẽ không “nản lòng” bởi chiến thuật này.
Đây được xem là động thái của Nga nhằm làm xuống tinh thần chiến đấu của lượng lượng Ukraine tại Crimea. Ảnh: AP
Đại uý Viktor Shmyganovsky, phó chỉ huy căn cứ hải quân phía Nam của Ukraine cho hay:
“Các con tàu đã chặn lối vì vậy chúng tôi không
thể đến đó được. Nếu không bị chặn, chúng tôi đã có thể đưa tàu của mình đến Odessa. Chúng tôi sẽ làm hết mình để phối hợp với các tàu ở Odessa”.
Ông Shmyganovsky cho hay sau khi các tàu bị đánh chìm, chỉ huy Hạm đội biển Đen của Nga, Đô đốc Alexander Vitko
đã đến căn cứ này thuyết phục họ. Một binh sĩ nói: “Ông
Vitko đã yêu cầu chúng tôi thề phục vụ vì những người nói tiếng Nga nhưng các thành viên của lực lượng hải quân đã nói rằng binh lính
Ukraine sẽ chỉ trung thành với người dân Ukraine. Sau
khi các con tàu bị đắm, một vài máy bay quân
sự đã được gửi đến và họ đang cố làm suy sụp tinh thần chiến đấu của chúng tôi”.
Ông Shmyganovsky khẳng định hải quân Ukraine sẽ giữ lập trường của mình đến cùng: “Không có bất kỳ đơn vị hải quân Ukarine nào
từ bỏ vũ khí ngoại trừ Tư lệnh Hải quân Denis
Berezovsky. Cũng không có bất kỳ binh sĩ nào thề bảo vệ người dân Crimea hoặc những người nói tiếng Nga. Chúng tôi
chỉ trung thành với người dân Ukarine”.
(Theo AAP)
To
Today at 8:13 AM
FBI giúp Ukraina lấy lại hàng tỷ đôla bị chế độ cũ lấy cắp
Jamie Dettmer
Đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraina
Geoffrey Pyatt (trái), nhân vật đối lập hàng đầu của Ukraina Yulia
Tymosshenko và Đại sứ EU tại Ukraina Jan
Tombinski. Đại sứ Pyatt nói rằng Washington muốn hợp tác trong cuộc điều tra về các tội phạm tài chính
KYIV, UKRAINE — FBI và các nhân viên của Bộ Tài chính Hoa Kỳ
đã đến Kiev để giúp các nhà lãnh đạo lâm thời phát hiện những tội phạm tài chính của chính phủ của Tổng thống Viktor
Yanukovych đã bị lật đổ trong nỗ lực đem hàng tỷ đôla trở về nước.
Chính phủ Ukraina quyết tâm lấy lại một phần trong hàng tỷ đôla mà chính phủ nói đã bị mất tích dưới chế độ của Tổng thống Viktor Yanukovych.
Và theo Ðại sứ Hoa Kỳ tại Ukraina Geoffrey Pyatt, thì Washington nóng lòng muốn hỗ trợ. Ông nói:
“Chúng tôi rất muốn hợp tác với chính phủ để hỗ trợ cho các cuộc điều tra về các tội phạm tài chính ấy, và chúng tôi đã có ngay tại hiện trường ở Ukraina này, các chuyên gia của FBI, Bộ Tư Pháp và Bộ Tài chính đang làm việc với các đối tác Ukraina để hỗ trợ cho cuộc điều tra của Ukraina.”
Theo các giới chức Ukraina, thì hơn 20 tỷ đôla vàng dự trữ có thể đã bị biển thủ và 37 tỷ đôla cho vay đã biến mất. Trong 3 năm vừa qua, hơn 70 tỷ đôla đã được chuyển từ hệ thống tài chính của Ukraina ra các tài khoản ở nước ngoài.
Nước này cần đến toàn bộ tiền mặt có thể lấy lại trong lúc đang chật vật với những món nợ lên tới 75 tỷ đôla. Chỉ tệ của Ukraina, đồng Hryvnia, đã mất giá hơn 20% trong năm nay. Với cuộc cách mạng và tình hình rối loạn chính trị, nền kinh tế đang khập khiễng.
Một toán công tác của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, IMF, đang có mặt tại Ukraina để thương nghị các chi tiết một kế hoạch 15 tỷ đôla cho nền kinh tế chật vật của nước này. Hoa Kỳ đang cung cấp 1 tỷ đôla bảo đảm các khoản nợ để góp phần phục hồi sự ổn định tài chính.
Ðại sứ Mỹ nói Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất tìm cách lấy lại các ngân khoản đã bị lấy cắp. Đại sứ Pyatt cho biết:
“Có nhiều chính phủ khác cũng đang muốn làm việc này qua các mạng lưới tài chính quốc tế để phát hiện những tội ác tài chính mà chính phủ cũ đã vi phạm và để xem có thể làm gì hòng thu hồi một phần các tài sản đó.”
Nhưng trong khi giới hữu trách Ukraina, với sự hỗ trợ từ bên ngoài, lùng sục sổ sách và phân tích các dữ liệu bằng số trong cố gắng lần dò ra manh mối, thì một số người Ukraina lo ngại rằng những kẻ đã góp phần hỗ trợ và khuyến khích việc bòn rút đất nước thì lại đang được giao cho các công việc trong chính phủ.
Chính phủ lâm thời đã bổ nhiệm một số trong những người chóp bu làm thống đốc khu vực. Nhà lập pháp và tranh đấu nhân quyền đối lập Lesya Orobets không vui mừng trước những chọn lựa này. Bà nói:
“Tôi thấy không thoải mái trước những vụ bổ nhiệm đó, nhưng tôi thấy được lý lẽ cho việc làm ấy. Chúng ta phải bổ nhiệm những người cùng làm việc với chính phủ lâm thời trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống để lấy lại quyền kiểm soát đất nước. Ðó là việc rất quan trọng.”
Bà Orobets tự an ủi khi biết rằng chẳng còn lại bao nhiêu để mà ăn cắp và hy vọng giới chóp bu sẽ nhân cơ hội này mà gánh vác trách nhiệm:
“Chế độ cũ đã ăn cắp hết rồi. Ðây là cơ hội lớn để chứng tỏ họ có thể hành xử khác đi.”
Nhưng một trong các nhà lãnh đạo quần chúng trong cuộc cách mạng Maidan, ông Sergey Poyarkov, cảnh báo rằng những khoản tiền do Hoa Kỳ hay các nước Âu châu nay cho vay cần phải được theo dõi sát:
“Nếu quý vị cho một khoản tiền nào, thì phải kiểm soát khoản tiền đó. Và phải đòi hỏi mọi sự thanh toán cho bất kỳ ai phải công khai rõ ràng trên trang web của bộ chủ quản. Ðó là cách duy nhất để tiền không bị lấy cắp.”
Chính phủ lâm thời đã bổ nhiệm bà Tetyana Chornovol, một ký giả điều tra bị đánh suýt chết hồi tháng 12 vì các bài tường thuật của bà, dẫn đầu nỗ lực thu hồi hàng tỷ đôla bị mất cắp.
Chính phủ Ukraina quyết tâm lấy lại một phần trong hàng tỷ đôla mà chính phủ nói đã bị mất tích dưới chế độ của Tổng thống Viktor Yanukovych.
Và theo Ðại sứ Hoa Kỳ tại Ukraina Geoffrey Pyatt, thì Washington nóng lòng muốn hỗ trợ. Ông nói:
“Chúng tôi rất muốn hợp tác với chính phủ để hỗ trợ cho các cuộc điều tra về các tội phạm tài chính ấy, và chúng tôi đã có ngay tại hiện trường ở Ukraina này, các chuyên gia của FBI, Bộ Tư Pháp và Bộ Tài chính đang làm việc với các đối tác Ukraina để hỗ trợ cho cuộc điều tra của Ukraina.”
Theo các giới chức Ukraina, thì hơn 20 tỷ đôla vàng dự trữ có thể đã bị biển thủ và 37 tỷ đôla cho vay đã biến mất. Trong 3 năm vừa qua, hơn 70 tỷ đôla đã được chuyển từ hệ thống tài chính của Ukraina ra các tài khoản ở nước ngoài.
Nước này cần đến toàn bộ tiền mặt có thể lấy lại trong lúc đang chật vật với những món nợ lên tới 75 tỷ đôla. Chỉ tệ của Ukraina, đồng Hryvnia, đã mất giá hơn 20% trong năm nay. Với cuộc cách mạng và tình hình rối loạn chính trị, nền kinh tế đang khập khiễng.
Một toán công tác của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, IMF, đang có mặt tại Ukraina để thương nghị các chi tiết một kế hoạch 15 tỷ đôla cho nền kinh tế chật vật của nước này. Hoa Kỳ đang cung cấp 1 tỷ đôla bảo đảm các khoản nợ để góp phần phục hồi sự ổn định tài chính.
Ðại sứ Mỹ nói Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất tìm cách lấy lại các ngân khoản đã bị lấy cắp. Đại sứ Pyatt cho biết:
“Có nhiều chính phủ khác cũng đang muốn làm việc này qua các mạng lưới tài chính quốc tế để phát hiện những tội ác tài chính mà chính phủ cũ đã vi phạm và để xem có thể làm gì hòng thu hồi một phần các tài sản đó.”
Nhưng trong khi giới hữu trách Ukraina, với sự hỗ trợ từ bên ngoài, lùng sục sổ sách và phân tích các dữ liệu bằng số trong cố gắng lần dò ra manh mối, thì một số người Ukraina lo ngại rằng những kẻ đã góp phần hỗ trợ và khuyến khích việc bòn rút đất nước thì lại đang được giao cho các công việc trong chính phủ.
Chính phủ lâm thời đã bổ nhiệm một số trong những người chóp bu làm thống đốc khu vực. Nhà lập pháp và tranh đấu nhân quyền đối lập Lesya Orobets không vui mừng trước những chọn lựa này. Bà nói:
“Tôi thấy không thoải mái trước những vụ bổ nhiệm đó, nhưng tôi thấy được lý lẽ cho việc làm ấy. Chúng ta phải bổ nhiệm những người cùng làm việc với chính phủ lâm thời trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống để lấy lại quyền kiểm soát đất nước. Ðó là việc rất quan trọng.”
Bà Orobets tự an ủi khi biết rằng chẳng còn lại bao nhiêu để mà ăn cắp và hy vọng giới chóp bu sẽ nhân cơ hội này mà gánh vác trách nhiệm:
“Chế độ cũ đã ăn cắp hết rồi. Ðây là cơ hội lớn để chứng tỏ họ có thể hành xử khác đi.”
Nhưng một trong các nhà lãnh đạo quần chúng trong cuộc cách mạng Maidan, ông Sergey Poyarkov, cảnh báo rằng những khoản tiền do Hoa Kỳ hay các nước Âu châu nay cho vay cần phải được theo dõi sát:
“Nếu quý vị cho một khoản tiền nào, thì phải kiểm soát khoản tiền đó. Và phải đòi hỏi mọi sự thanh toán cho bất kỳ ai phải công khai rõ ràng trên trang web của bộ chủ quản. Ðó là cách duy nhất để tiền không bị lấy cắp.”
Chính phủ lâm thời đã bổ nhiệm bà Tetyana Chornovol, một ký giả điều tra bị đánh suýt chết hồi tháng 12 vì các bài tường thuật của bà, dẫn đầu nỗ lực thu hồi hàng tỷ đôla bị mất cắp.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching