X

Thursday, March 27, 2014

Thái độ của Putin ở Ukraina làm Đông Âu nhớ lại thủ đoạn của Hitler



Thái độ của Putin ở Ukraina làm Đông Âu nhớ lại thủ đoạn của Hitler.


Biểu tình ủng hộ Ukraina trước sứ quán Nga tại Vacxava, Ba Lan, 02/03/2014
Biểu tình ủng hộ Ukraina trước sứ quán Nga tại Vacxava, Ba Lan, 02/03/2014
REUTERS/Przemyk Wierzchowski/Agencja Gazeta


Nhiu căn c quân s ca Ukraina Crimée vn còn b bit kích Nga không mang phù hiu bao vây. 

Trước áp lc quc tế, ch nhân đin Kremli tuyên b không cn thiết phi đưa quân chiếm đóng Ukraina « vào thời đim này», tuy nhiên vn da s dng « mọi bin pháp » đ bo v công dân nói tiếng Nga.

 Thái đ ca Vladimir Putin b xem không khác gì Hitler thi thế chiến th hai.

Trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraina và động thái can thiệp hung bạo của Tổng thống Nga Vladimir Putin, phản ứng mạnh nhất trong Liên Hiệp Châu Âu có lẽ phát xuất từ các thành viên Đông Âu.

Cựu ngoại trưởng Cộng hòa Sec, Karel Schwarzenberg, đã so sánh Vladimir Putin với lãnh đạo Đức Quốc Xã Adolf Hitler trước khi gây ra đệ nhị thế chiến. Trả lời nhật báo Áo Osterreich ngày 03/03/2014, cựu Ngoại trưởng Cộng hòa Séc nhận định là sự kiện Nga đưa quân vào Ukraina là một sự tái diễn của lịch sử.

 Hitler đưa quân chiếm đóng ba nước Áo, Tiệp Khắc và Ba Lan trong những năm 1938 và 1939 cũng dưới chiêu bài bảo vệ công dân Đức bị áp bức. 

Khi đưa biệt kích sang vùng Crimée của Ukraina, Tổng thống Nga Putin cũng lấy cớ bảo vệ «người nói tiếng Nga b áp bc, nhưng thc tế người Nga ti Crimée không là nn nhân ca bt cu tình trng bt công nào ».

Các nước Đông Âu từng là nạn nhân của hai chế độ bạo ngược : Sau 5 năm bị Đức Quốc Xã chiếm đóng là thêm 45 năm bị Liên Xô thống trị. Với kinh nghiệm này, Ba Lan đã tỏ ra rất năng nổ hỗ trợ đối lập Ukraina và thuyết phục các thành viên Tây Âu, đặc biệt là hai đầu tàu Đức, Pháp cứng rắn với Matxcơva.

48 giờ sau khi biệt kích và xe bọc thép của Nga dàn quân tại Crimée thì Washington, qua tuyên bố của Ngoại trưởng John Kerry, mới lên án Nga « xâm lăng » Ukraina. 

Ngược lại, chính phủ Ba Lan đã có tuyên bố cảnh giác và hành động từ trước. Ngoại trưởng Radoslaw Sikorski, vào ngày 25/02/2013, cùng hai đồng sự Pháp và Đức đã đến tận Kiev.

 Theo Reuters, thì chính Ngoại trưởng Ba lan, lấy kinh nghiệm đấu tranh thời ông còn là sinh viên trong phong trào Đoàn Kết ở Ba Lan, thuyết phục đối lập Ukraina ký thỏa hiệp với Tổng thống Viktor Ianoukovitch, thay vì khăng khăng dồn đối thủ đến chân tường. 

Sau khi ký thỏa hiệp này thì Tổng thống Ukraina bỏ chạy sang Nga gây phẫn nộ trong giới dân biểu của đảng cầm quyền, Ianouvitch bị lên án là kẻ phản bội. Quốc hội Ukraina sau đó đã trao quyền Tổng thống và Thủ tướng lâm thời cho đối lập.

Ba Lan cũng là thành viên của NATO muốn Liên minh Bắc Đại Tây Dương phải có biện pháp mạnh đặc biệt là thiết lập kế hoạch, hoạt động tình báo, theo dõi động thái của quân đội Nga dọc theo biên giới phía đông của NATO mà Ba Lan nằm ở tuyến đầu.

Trên thực tế, Ba Lan không sợ Putin, nhưng e ngại hệ quả nếu Ukraina bị Nga xâm lược.

Từ Vacxava, nhà báo Mạc Việt Hồng, ban biên tập báo mạng Đàn Chim Việt (danchimviet. Info) phân tích : 

Sau cuộc họp báo của Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 04/03/2014, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nhận định là nhờ vào áp lực của cộng đồng quốc tế, đe dọa cô lập Nga từ ngoại giao, chính trị cho đến kinh tế, cho nên Ukraina tạm thời tránh được một « kịch bn u ti » mà ông cho rằng nguy hiểm cho cả Ba Lan.

Kinh nghiệm lịch sử đầy máu xương sau hai lần bị Đức Quốc Xã chiếm đóng và Liên Xô kềm kẹp đã làm cho Ba Lan cảnh giác cao độ. Thủ tướng Donald Tusk kêu gọi cộng đồng quốc tế phải luôn dè chừng Putin.

 Ông lưu ý, nếu trong cuộc họp báo, Tổng thống Nga « lùi một bước» thì ở một đoạn khác, chủ nhân điện Kremli quy buộc cho Ba Lan và Lithuania « huấn luyn» chiến thuật tranh đấu cho thành viên đối lập. 

Thủ tướng Ba Lan xem lời quy buộc này là « xa thực tế ». Ngoại trưởng Liiva Linas Linkevicius cũng cho rằng tuyên bố của Tổng thống Putin là lời « vu khống vi mc đích kích đng người Nga chng Litva ».

Đề phòng bất trắc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thông báo tăng cường yểm trợ quân sự cho Ba lan và ba nước Baltic, đưa thêm chiến đấu cơ phản lực F15 vào khu vực. Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ Martin Dempsey điện thoại cho đồng sự Nga Valery Gerasimov kêu gọi phía Nga « giữ thái đ chng mc to cơ may gii quyết vn đ bng gii pháp ngoi giao ».

Trong khi đó, giới chuyên gia quân sự Tây phương thuộc các viện nghiên cứu Royal United Services và IISS của Anh Quốc thẩm định, Nga sẽ không tấn công đánh chiếm Ukraina.

Thứ nhất là Matxcơva đạt được mục tiêu kiểm soát Crimée, nơi có quân cảng chiến lược Sebastopol.

Thứ hai, tuy quân đội Nga mạnh hơn Ukraina nhưng không dễ đánh thắng đối thủ đáng gờm này.

Lý do thứ ba khiến Nga không dám động binh vì sợ phơi bày các nhược điểm khi phối hợp tác chiến ba binh chúng hải lục không quân. Dù sao đi nữa thì Tổng thống Nga cũng đã để lộ bộ mặt thật.


Liệu Nga có bị trừng phạt thêm?

Cập nhật: 13:19 GMT - thứ ba, 18 tháng 3, 2014
Nếu các hãng của Nga bị trừng phạt thì nhiều khả năng Gazprom nằm cao trong danh sách

Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ đã bắt đầu áp lệnh trừng phạt lên một số cá nhân người Nga và Ukraine sau vụ trưng cầu dân ý gây tranh cãi tại Crimea. Với khủng hoảng ngoại giao đang ngày càng trở nên căng thẳng, thì hành động kinh tế tiếp theo nhiều khả năng sẽ xảy ra.

Cho đến nay, hành động nào đã được thực hiện?

Hôm 06/03, EU và Hoa Kỳ đồng ý tiếp cận vấn đề theo từng giai đoạn một, bắt đầu với việc ngay lập tức ngưng các cuộc thảo luận nhằm xây dựng quan hệ hợp tác kinh tế gần gũi hơn giữa EU và Nga, và nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh G8 ở Sochi.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

EU cũng đang đưa ra các kế hoạch hợp tác tài chính và chính trị nhằm hỗ trợ tân chính phủ Ukraine.

Nay, sau cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea hôm 16/3, EU và Hoa Kỳ đã thực hiện lời đe dọa nhắm vào các cá nhân Nga và Ukraine.

Hoa Kỳ ra lệnh phong tỏa tài sản và áp lệnh cấm đi lại đối với 11 cá nhân, trong lúc EU áp lệnh trừng phạt tương tự đối với 21 người.

Các nhà lãnh đạo chính trị ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương đã tỏ rõ là sẽ có những hành động tiếp theo, nhất là nếu Nga tiến hành việc chính thức sáp nhập Crimea vào Nga.
Danh sách trừng phạt của EU có thể gồm danh sách trên 100 người.

Vào lúc này, mới chỉ có các chính trị gia và các quan chức bị nhắm tới.

Việc mở rộng lệnh trừng phạt sẽ tác động tới các doanh nhân Nga giàu có và những người có lợi ích to lớn ở EU và Hoa Kỳ.

Phương Tây có thể có những hành động nào khác nữa?

Lễ ký kết văn bản đưa Crimea trở về với Nga

EU và Hoa Kỳ có thể tìm cách cô lập Nga thông qua các mối liên hệ ngoại giao và đối thoại quân sự.

Một lựa chọn nữa là nỗ lực đưa Nga ra khỏi các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại Quốc tế, Quỹ Tiền tệ Quốc tế hay Ngân hàng Thế giới.

Tổng thống Vladimir Putin cũng rất muốn thúc đấy hợp tác đầu tư, nghiên cứu và giáo dục.

Hạn chế ông trên vũ đài quốc tế có thể là cú đánh lớn giáng vào uy tín của Moscow, nhưng dường như nó sẽ không mấy gây tổn hại về mặt kinh tế.

Phải nói rằng EU và Hoa Kỳ không muốn cắt đứt đối thoại với Nga.

Tranh cãi có đi tới mức bùng nổ thành cuộc chiến thương mại?

Nhập khẩu từ Nga vào EU chủ yếu là mặt hàng dầu thô và khí đốt. 

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), các nước châu Âu nhập 84% lượng dầu thô và khoảng 76% khí đốt tự nhiên xuất khẩu của Nga.

EU cho tới nay là đối tác thương mại lớn nhất của Nga.
Đức là nhà nhập khẩu đơn lẻ lớn nhất đối với mặt hàng dầu và khí của Nga, trong lúc Nga mua khoảng 6% khí đốt Nga.

Hành động cụ thể có thể là gì?

Việc áp dụng các lệnh trừng phạt kinh tế trực tiếp có thể là ra các lệnh cấm xuất nhập khẩu.

Nếu như có các công ty cụ thể bị nhắm tới, thì hãng năng lượng khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước, Gazprom, có lẽ sẽ nằm cao trong danh sách.

Chẳng hạn Gazprom có thể bị cấm giành thêm các hợp đồng trong phạm vi EU.

Hoa Kỳ và châu Âu cũng có thể hạn chế các ngân hàng Nga và các công ty trong việc tiếp cận nguồn tài chính.

Tin được tiết lộ trong tháng cho biết Anh đã cân nhắc tới việc đóng cửa trung tâm tài chính ở London đối với người Nga như một biện pháp trừng phạt có thể áp dụng.

Cuộc chiến thương mại cũng làm tổn hại cho cả phương Tây chứ?

Rất có thể. Ngành ngân hàng chẳng hạn, là hệ thống thông nhau.

Nina Schick từ Open Europe ước đoán rằng các công ty Nga có 653 tỷ USD nợ nước ngoài.

Bất kỳ cú sốc tài chính nào tại Nga cũng sẽ gây ảnh hưởng tới các hệ thống ngân hàng tại châu Âu và Hoa Kỳ.

Nhắm vào các công ty năng lượng Nga cũng sẽ gây hậu quả, nhất là với châu Âu.

Điều gì sẽ xảy ra với giá gas, nếu Gazprom trả đũa bằng cách hạn chế nguồn cung ứng.

Một hãng năng lượng khổng lồ khác của Nga, Rosneft, có những quan hệ gần gũi với hãng năng lượng BP của Anh.
Các công ty của Anh cũng như chính phủ Anh chắc chắn không muốn lợi ích của BP bị ảnh hưởng.

EU và Hoa Kỳ không có nhiều lựa chọn?

Rõ ràng là nó rất phức tạp và không phải không gây tác động tiêu cực tới các chính phủ phương Tây.
Một số lệnh trừng phạt khác nêu muốn áp dụng sẽ cần phải được sự đồng ý từ các quốc gia thành viên EU.

Do hậu quả của các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc sẽ là khác nhau đối với các quốc gia khác nhau, việc đạt được sự đồng ý đó có thể là một tiến trình kéo dài.

Vào lúc này thì có vẻ như Hoa Kỳ và EU muốn quyết tâm hành động với ý chí chính trị mạnh mẽ chứ không chỉ là có hành động mang tính biểu tượng.

"Nếu như Nga tiếp tục can thiệp vào Ukraine, chúng tôi sẵn sàng áp thêm các lệnh trừng phạt," Tổng thống Barack Obama nói.

Đó là một tuyên bố mà nhiều nhà quan sát nói ông không thể rút lại.


No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts