X

Friday, March 14, 2014

Thi SAT, ACT vào đại học, chỉ số thông minh (IQ) và chứng trì trệ tâm trí.





                                               

  Thi SAT, ACT vào đại học, chỉ số thông minh (IQ) và chứng trì trệ tâm trí.
                                                                                                 BS Hồ Văn Hiền


"Thiên hạ thường hay nói dại khôn,
 Biết ai là dại biết ai khôn..."
 Khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ biết mới sống.
  (Trang tử)

Đọc báo tiếng Việt về một nhân vật nào đó đã già và thành danh, chúng ta thỉnh thoảng cũng ngạc nhiên được nhắc nhở là vị đó từng đổ đầu kỳ thi nào đó, hay đổ ưu hạng tú tài cách đây 40, 50 năm, xem như một chỉ dấu, qua bao năm tháng vẫn bền vững, về mức độ thông minh của người đó.

Tuy nhiên, gần đây một bài báo đăng trong Wall Street Journal còn đáng ngạc nhiên hơn. Lúc một kỹ sư, chuyên gia đi xin việc tại một công ty, một hãng nào đó, người ta có thể bắt mình phải khai điểm SAT (Scholastic Aptitude Test), và đấy là chuyện thường xảy ra.

Mặt khác, gần đây người ta lại càng ý thức hơn là thông minh thuần tuý không đủ để làm việc có kết quả tốt chung với người khác. Ý niệm về "chỉ số cảm xúc" (viết tắc là EQ), nhấm mạnh về vai trò của cảm xúc trong tương quan xã hội để đi đến thành công. 

Nhà lý thuyết Howard Gardner của Đại Học Harvard định nghĩa EQ như sau: "Chỉ số EQ của bạn đo mức khả năng bạn hiểu người khác, hiểu những động cơ thúc đẩy họ, và làm thế nào bạn làm việc để hợp tác với họ" ( “Your EQ is the level of your ability to understand other people, what motivates them and how to work cooperatively with them").

Học sinh ở Mỹ thi SAT lúc chừng 17 tuổi, lúc còn ở lớp 11, để chuẩn bị thi vào đại học. Thi hai môn: toán và Anh ngữ. Trước đây phần Anh ngữ tối đa là 800 điểm, toán 800; điểm trung bình là 1000. Hiện nay, Anh văn chia gồm 2 phần khác nhau,("đọc và phê phán" ["critical reading"], và viết), điểm trung bình cho 3 phần là 1498, điểm tối đa cho 3 phần là 2400. 

Tuy nhiên, năm 2016, SAT sẽ trở về lại format cũ, bỏ phần 3 ( 25 phút) viết tiểu luận, thi gồm 2 phần và điểm tối đa là 1600. Một kỳ thi khác cạnh tranh với SAT mà học sinh Mỹ có thể chọn là ACT (American College Testing), từ 1-36 điểm, điểm trung bình cho 4 phần là 21. Thi ACT gồm 4 mục: Anh văn,Toán, Đọc (Reading) và Lý luận khoa học (Science reasoning test).

Điểm SAT đang có khuynh hướng tụt dần trong những năm vừa qua trong mọi sắc dân ở Hoa Kỳ. Ngoại lệ duy nhất là dân "Asians" nhưng đúng hơn là Đông Á, như gốc Hoa, Nhật, Đại Hàn, Việt Nam, thuộc vùng văn hoá gọi là "Khổng học". Nhóm này điểm SAT cao hơn 41 điểm so với mức trung bình cả nước.

Hiện nay sinh viên Á châu chiếm trên dưới một phần ba số sinh viên các đại học hàng đầu Mỹ. Riêng ở hệ thống đại học công California, sinh viên Á châu đã thành đa số. Riêng tại Đ. H. Berkeley, Á châu chiếm 43% số sinh viên được nhận vào năm 2013, gần gấp đôi dân da trắng.

Một dự luật gọi là Senate Constitution Amendment No 5 (SCA5) được một nghị sĩ gốc Hispanic đề xướng đang gây sôi nổi ở bang California và liên hệ đến điểm SAT. Theo những người gốc Á châu chống đối, hiện nay hiến pháp tiểu bang cấm kỳ thị lúc nhận sinh viên vào đại học công của California căn cứ trên chủng tộc, màu da, ngưồn gốc (Prop. 209, November 1996).

 Dự luật SCA5 đang tìm cách bãi bỏ điều cấm này đối với khu giáo dục công (public education), và hợp pháp hoá chế độ ưu tiên cho một số sắc dân tương đối chưa được đại diện đúng theo tỷ lệ dân số (underrepresented) lúc những sinh viên mới được xét vào đại học. 

Do đó SAT người Asian sẽ bị trừ bớt đi 140 điểm và người gốc Châu Phi hay Hispanics coi như được kênh lên 360 điểm.

 Dự luật này còn phải qua quốc hội khoáng đại (General Assembly, và nếu được lọt phải đưa ra trưng cầu dân ý).

Có một số khảo cứu cho rằng điểm SAT tương ứng với chỉ số thông minh và tiên đoán thành công sau này trong đường đới của người thiếu niên đó. Cơ quan tổ chức thi The College Board, thì cho biết rằng đây chỉ là một cách đo lường khả năng học hành cho sinh viên khi vào năm đầu đại học mà thôi. 

Tuy nhiên, dù muốn dù không ảnh hưởng của SAT cũng như thứ hạng trong kỳ thi Tú tài ngày xưa của chúng ta như là một dấu tích của trí thông minh không ít thì nhiều sẽ vẫn còn "vương vấn " mãi, có khi mấy chục năm sau. Cũng vậy, những thước đo khác có tham vọng đo lường trí thông minh có thể sẽ ảnh hưởng lâu dài hơn là những năm mài đũng quẩn trên ghế nhà trường. Chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây nguồn gốc và giá trị, ý nghĩa của những việc đo lường như thế, nhất là chỉ số thông minh, thường gọi là IQ... (đọc tiếp)
                                                        ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts