X

Wednesday, March 12, 2014

Mỹ kêu gọi Trung Quốc minh định bản đồ lưỡi bò ở Biển Đông


Mỹ kêu gọi Trung Quốc minh định bản đồ lưỡi bò ở Biển Đông

Đô đốc Samuel Locklear III, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ
Đô đốc Samuel Locklear III, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Hình ảnh/Video

Video

Pháp quan ngại về bản án của blogger Trương Duy Nhất

Video

Việt Nam muốn tăng cường hợp tác an ninh-quốc phòng với Mỹ

CỠ CHỮ 
07.03.2014
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông.
Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.
Đô đốc Samuel Locklear

Phát biểu của Đô đốc Samuel Locklear được đưa ra tại buổi hội thảo do Trung tâm An ninh Quốc tế Brent Scowcroft thuộc Hội đồng Đại Tây Dương có trụ sở tại thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ tổ chức hôm 6/3.

Nội dung chính của cuộc hội thảo bàn về tương lai An ninh Châu Á, các viễn ảnh ngắn-dài hạn đối với Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ trong việc củng cố cấu trúc an ninh của Mỹ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cùng những thách thức và cơ hội trong việc thực thi các ưu tiên chiến lược quốc phòng chủ yếu của Washington.

Đô đốc Locklear khẳng định bất chấp những khó khăn về tài chính, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự hùng hậu ở Châu Á.

Bàn về các mối quan hệ Mỹ-Trung, ông Locklear cũng nêu bật sự cải thiện trong hợp tác quân sự giữa đôi bên thông qua việc gia tăng các cuộc đối thoại và tham gia vào các diễn đàn toàn cầu.

Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự khiến các nước trong khu vực quan ngại giữa bối cảnh các cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông ngày càng căng thẳng.

Buổi hội thảo về An ninh Châu Á diễn ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố tăng ngân sách quốc phòng cho năm nay lên tỷ lệ 2 con số, trên 12%.

Đô đốc Locklear cho rằng các hành động phát triển quân sự này không có gì là bất thường đối với một nền kinh tế đang tăng trưởng, một quốc gia đang trỗi dậy như Trung Quốc, nhưng người đứng đầu Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ nhấn mạnh:

“Điều tôi quan tâm là Trung Quốc sẽ sử dụng quân đội mà họ đang xây dựng vào mục đích như thế nào, cách họ nói và cách họ chứng minh cho việc sử dụng này. Nếu sức mạnh quân sự đó được dùng để uy hiếp những nước láng giềng buộc họ phải từ bỏ các tiến trình pháp lý phân định các tuyên bố chủ quyền một cách chính đáng thì việc đó sẽ trở thành vấn đề. Vấn đề là Trung Quốc gầy dựng lực lượng tàu ngầm cho mục đích bảo vệ an ninh nội địa hay cho các mục đích khác. Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.”

Trước Đô đốc Locklear, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á, ông Daniel Russel, từng yêu cầu Trung Quốc phải làm rõ yêu sách chủ quyền theo bản đồ chữ U chín đoạn bao trùm gần hết biển Đông.

Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Mỹ chớ nên can thiệp vào các tranh chấp ở Biển Đông và phản đối việc ‘quốc tế hóa’ hay ‘đa phương hóa’ vấn đề Biển Đông.

Một chuyên gia của Trung Quốc, Giám đốc Viện nghiên cứu Nam Hải, nói Hoa Kỳ không có quyền can thiệp vào tranh chấp ở khu vực này. Ông Ngô Sĩ Tồn còn cho rằng Mỹ lợi dụng vấn đề Biển Đông để khống chế Trung Quốc.

Việt Nam, quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, ngày 4/3 tuyên bố muốn tăng cường hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ, kể cả trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng.

Trong buổi tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị Wendy Sherman cùng ngày tại Hà Nội, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh kêu gọi hai nước tăng cường trao đổi để phối hợp tốt hơn trong các cuộc tham vấn chiến lược về an ninh-quốc phòng. Truyền thông trong nước dẫn lời ông Vịnh nói Việt Nam ‘sẵn sàng lắng nghe cũng như sẵn sàng mở rộng hợp tác với Hoa Kỳ.’

Đáp lời ông Vịnh, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Sherman nói bà hy vọng hải quân Việt-Mỹ sẽ tổ chức thêm các hoạt động như chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, và thiết lập đường dây nóng cập nhật thông tin cho nhau về an ninh hàng hải.
Bà Sherman khẳng định Việt Nam là một phần không thể thiếu trong công cuộc tái cân bằng của Hoa Kỳ sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Chỉ 1 ngày sau cuộc gặp này, Bộ Quốc phòng Mỹ được kêu gọi phải đặt nặng vấn đề nhân quyền trước bất kỳ thỏa thuận nào về hợp tác an ninh-quốc phòng với Việt Nam.

Tại buổi điều trần ở Quốc hội Mỹ hôm 5/3, thành viên cao cấp trong Ủy ban Quân vụ Hạ viện, dân biểu Loretta Sanchez, thúc giục Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Samuel Locklear và Bộ Quốc phòng ‘cân nhắc đến khủng hoảng nhân quyền của Việt Nam trước khi cam kết bất kỳ gói thỏa thuận an ninh hàng hải nào.’ Bà Sanchez khuyến cáo rằng Washington sẽ đi ngược lại nền tảng lập quốc của Hoa Kỳ nếu bỏ qua các vi phạm nhân quyền quá mức của Hà Nội. 

Theo thông cáo báo chí từ văn phòng dân biểu Sanchez gửi cho VOA Việt ngữ, Đô đốc Locklear hứa sẽ nghiêm túc xét tới vấn đề nhân quyền và sẽ đề ra các phương pháp khả dĩ trong vấn đề Biển Đông.

Đại sứ quán Mỹ cho biết vấn đề nhân quyền Việt Nam cũng đã được nhắc tới trong chuyến thăm lần này của Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman, với lời kêu gọi Hà Nội phóng thích tù nhân lương tâm và cho dân chúng được bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hoà.


Phải xác định lại tên gọi các cuộc chiến với Trung Quốc.

Mặc Lâm- RFA
2014-03-09

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
VML030914B.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
rfa-file
Bộ đội Việt Nam thay quân lên chốt ở Cao Bẳng, trận chiến biên giới với Trung Quốc 1979
RFA file

Cuộc tọa đàm có tên "Bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử của các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, hải đảo và chủ quyền quốc gia thời hiện đại" diễn ra với sự tham dự đông đảo của giới sử học, các nhân sĩ, trí thức và hiếm hoi lắm người ta thấy có sự có mặt của hai tờ báo chính thống Nhân Dân và Lao động tham dự trong một chủ đề vốn vẫn còn được xem là nhạy cảm khi có yếu tố Trung Quốc.

Buổi tọa đàm kéo dài chỉ trong một buổi sáng và với thời gian ít ỏi ấy cử tọa không hy vọng nghe hết các bài tham luận của tất cả các diễn giả, tuy nhiên vẫn có những bài nói chuyện được xem là hiếm thấy trong giới sử học trước vấn đề gay cấn với câu hỏi: tại sao phải đặt tên lại cho đúng bản chất của các cuộc chiến tranh với Trung Quốc trên biên giới, hải đảo.

Một trong những diễn giả là Giáo Sư Vũ Dương Ninh, ông  chia sẻ việc mà ông gọi là tế nhị khi nói tới vẩn đề đặt tên cho cuộc chiến, ông nói:
-Có một cái sự tế nhị vô hình nào đó luôn ngăn cản việc này. Chúng tôi cho là đơn giản, lịch sử là lịch sử ta cứ đưa vào, nhưng không đơn giản như vậy. Cuối cùng thì thôi ta phải đưa vào nhưng có lẻ mức độ thôi. Mức độ là thế nào? Lúc đầu viết 3 trang 4 trang sau coi đi coi lại mãi cuối cùng được 12 dòng! Khi trả lời nhà báo tôi nói đây là sự cố gắng rất lớn nhưng có lẻ họ không thể hiểu được cố gắng ấy như thế nào.
Với bài phát biểu đi vào trọng tâm vấn đề cả nước quan tâm nhất hiện nay về tên gọi “cuộc chiến bảo vệ biên giới” trong sách giáo khoa có phù hợp với lịch sử hay không. GS Vũ Dương Ninh nhấn mạnh tới tính chất trung thực của lịch sử ông nói:
-Cho đến bây giờ cái được gọi là tế nhị đó cũng chưa kết thúc đâu. Đất nước chưa hình dung được là tất cả các vị đều cho là phải đưa vào sách giáo khoa nhưng đưa như thế nào lại là vần đề đấy chứ không phải dễ dàng đâu.
Hình ảnh buổi tọa đàm
Hình ảnh buổi tọa đàm

Tôi có ba đề nghị một là tên gọi như hiện nay gọi là “cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới”. Đây là cách gọi rất là tế nhị. Cuộc chiến tranh chống mỹ xâm lược, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. “Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới” người ta không nói chống ai cả người ta chỉ nói cuộc chiến bảo vệ biên giới. 
Tất nhiên biên giới ở đây gồm cả đất liền hải đảo và chúng ta có ba cuộc chiến tranh, một là Tây Nam hai là phía Bắc và ba là hải đảo ta chỉ gọi ngắn là cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới. Nhưng cái điều quan trọng là nội dung. Tại sao lại bảo vệ biên giới, ai là kẻ xâm lược và ai xâm lược ai? Mức độ xâm lược là gì? GS Chứ nếu nói bảo vệ thì bảo vệ ai, ai làm gì mình mà phải bảo vệ? Thành ra tôi đề nghị là “khẳng định bản chất là cuộc chiến tranh xâm lược” và nhân dân Việt Nam đã đấu tranh chống xâm lược để đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi.

Bên cạnh hai tờ báo Nhân Dân và Lao Động, cuộc tọa đàm ngày hôm nay sẽ được thu hình và công bố trên các trang mạng xã hội cũng như tại địa chỉ nổi tiếng Basam.com, nơi luôn ưu tiên đưa tin tức có liên quan đến vần đề Trung Quốc.
Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, người từng điều hành trang tin Ba Sàm có mặt tại buổi tọa đàm cho biết nhận xét:
-Tôi thấy rất là tốt. Tôi chỉ e là báo chí sẽ rất dè sẻn đưa tin thôi. Về phía ban tổ chức là Hội Sử học tôi thấy rất tốt nhất là GS Phan Huy Lê cuối cùng kết luận rất quý về lịch sử liên quan đến Trung Quốc vào năm 79 rồi Gạc Ma, Hoàng Sa phải được đối xử như là các cuộc chiến tranh khác như là chống Mỹ (trước 75) hay cuộc chiến tranh chống Pháp thì phải có sự đối xử bình đẳng. Tôi thấy là tất cả các ý kiến của các người tham gia trong đó có Viện trướng Viện lịch sử Đảng cũng rất tốt, rồi anh hùng Lê Mã Lương nguyên là Giám đốc Viện bảo tàng quân sự cũng có ý kiến rất tốt.

Chỉ có hai vấn đề lo thôi, ngay trước mắt là báo chí. Tôi hỏi một cô nhà báo rằng báo của cô có đưa tin không thì cô ấy gọi về (hình như tòa soạn) nói chuyện với lãnh đạo hay sao đó, rồi cô ấy trả lời là “không”.
Không biết báo chí sẽ được đưa đến đâu. Báo chí tham dự ít lắm, chính thức thì anh Dương Trung Quốc có nói là báo Nhân Dân nhưng theo tôi biết thì có thêm một tờ báo nữa nhưng không biết báo chí đưa tin được bao nhiêu. Thứ hai nữa ý kiến của các nhà sử học hay Viện xã hội…nhưng mà tới đây được thực hiện, triển khai như thế nào về vấn đề bảo tồn, bảo tàng hay đưa vào sách giáo khoa thì tôi chưa hiểu tiến trình sẽ làm như thế nào.

Ông Nguyễn Khắc Mai Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Minh Triết cũng có mặt tại buổi tọa đàm cho chúng tôi biết nhận định của ông:
-Vấn đề hiện nay thì như thế này: phải phân biệt hai loại hoạt động, một cái gọi là nhà hoạt động chính trị nó thỏa mãn những tình cảm những lợi ích trước mắt rất cần. Những vấn đề biển đảo, biên giới….đặc biệt là vấn đề đối sách với Trung Quốc thì phải nghiên cứu đến nơi đến chốn, chu đáo, bài bản và hệ thống chứ còn làm hời hợt một vài cuộc như thế thì nó chưa được. Nhưng là vì các học giả họ đang nói nên tôi cũng không muốn nói cái ý này. Đúng ra phải làm một cái đề án nghiên cứu và khẳng định một vần đề lớn của tình hình hiện nay.

Chúng tôi sẽ bàn cách nào đó thưa gửi lại với chỗ anh Lê, anh Trung Quốc để mình có thể huy động cái Hội sử học làm một cách nghiêm túc hơn còn cuộc tọa đàm này chỉ là đối phó trước mắ. Chả lẻ giới sử học lại không làm gì cho nên họ chọn đề tài là bảo tồn và phát huy giá trị bảo vệ biên giới, hải đảo chủ quyền đất nước. Nó tách ra thành bảo tồn những giá trị thì nó hơi hẹp chưa thật xứng tầm với cái mà tôi hy vọng hoạt động của giới sử học đàng hoàng, nghiêm túc, tài trí và độc lập.

Đại biểu quốc hội, Sử gia Dương Trung Quốc trách nhiệm tổ chức buổi tọa đàm chia sẻ:
-Việc này chúng tôi cũng từng có ý kiến trước Quốc hội và đề nghị của hội Sử học rồi và khi gặp Thủ tướng chúng tôi cũng đã nêu lên giờ dây chúng tôi cũng chỉ muốn nêu ra cái ý kiến nghề nghiệp của mình việc bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử của những cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, đất liền, hải đảo và nhìn lại những vấn đề hiện nay liên quan đến những cái đó như thế nào. 

Trên cớ sở đó có một kiến nghị với nhà nước để có một chính sách lâu dài chứ tôi không nói trước mắt. Vừa bảo đảm được môi trường hòa bình nhưng đồng thời không thể quên được những vấn đề của lịch sử nhất là trong giáo dục lịch sử nó rất cần thiết. Khi mà 35 năm sau vẫn còn có những nhân chứng, những di tích lịch sử thì việc bảo tồn rất là quan trọng.

Từ việc bảo tồn những giá trị chân thực của lịch sử đến việc phải đáp ứng với những gì với yêu cầu công tác ngoại giao hiện nay thì lại là vần đề khác. Thái độ ý kiến ngày hôm nay của các đối tượng nói chung đều rất đa dạng và nhất trí với nhau đó là lịch sử phải bảo tồn và phát huy còn phát huy như thế nào thì đó chính là sự khôn ngoan của nhà nước mà đây chính là truyển thống của người Việt Nam. Người Việt không chỉ có đánh ngoại xâm mà có rất nhiều lần giữ được sự hòa hiếu nhưng vẫn bảo đảm được chủ quyền và sự phát triển của dân tộc. Đây là bài học rất lớn không phải chỉ ở quá khứ mà chính là hôm nay.

Ông Dương Trung Quốc cũng cho biết việc kế tiếp của Hội Khoa học Lịch sử sau buổi tọa đàm này:
-Từ cuộc hội thảo này chúng tôi sẽ thành một văn bản để gửi tới những cơ quan trách nhiệm thì chắc chúng tôi cần phải có thời gian nữa.

Tuy nhiên đối với nhà báo Nguyễn Hữu Vinh thì lại có nỗi lo khác, ông chia sẻ:
-Thấy rất lo là khi ông Dương Trung Quốc cuối cùng nói mấy câu thì nói là mọi người thông cảm, chúng tôi tổ chức tọa đàm này chẳng có đồng ngân sách nào. Đúng là thế thật, thường thì các cuộc hội thảo hay tọa đàm thì ai đến dự cũng được một phong bì trong đó có hai trăm ngàn…cái hội thảo này thì mọi người chỉ được uống nước với ăn quả cam thôi, đấy là cái đáng lo nhất.

Mọi người đều nói là Trung Quốc họ làm rất là bài bản va họ tổ chức rất ghê. Vừa rồi hôm 30-31 tháng 12 Thủ tướng có đồng ý thành lập cái trung tâm dữ liệu thế nhưng rồi liệu có thực hiện được không? Liệu có ý kiến nào đàng sau rồi ở đâu đó yêu cầu phải ngừng này khác cái đó là điều tôi rất lo.
Buổi tọa đàm tuy đã chấm dứt nhưng vẫn đọng lại ưu tư của những người tham dự. Mặc dù vấn đề đã được đặt ra nhưng làm cho vấn đề ấy trở thành hiện thực thì không biết còn bao gian truân nữa.



No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts