X

Saturday, March 22, 2014

Mỹ giấu nhẹm bí mật về máy bay mất tích vì sợ 'lộ bài' trước TQ?




Mỹ giấu nhẹm bí mật về máy bay mất tích vì sợ 'lộ bài' trước TQ?
Mỹ có thể đã giấu nhẹm thông tin về cuộc tìm kiếm máy bay mất tích do lo sợ những bí mật quân sự hoặc công nghệ rơi vào tay Trung Quốc,
Theo trang iFeng, website của Đài Phượng Hoàng (Hong Kong), Boeing - nhà sản xuất chiếc máy bay và Rolls-Royce - nhà sản xuất động cơ, thực sự đã nhận được những dữ liệu từ chiếc máy bay Malaysia 4 giờ sau khi nó mất tích - đúng như các thông tin mà truyền thông công bố hồi tuần trước. Tuy nhiên, giới chức Mỹ đã ngăn các hãng này tiết lộ thông tin đó, bởi nó ẩn chứa bí mật quân sự mà Mỹ muốn giữ kín trước Trung Quốc.

Cũng theo bài báo đăng tải trên tờ này, để tránh bị các cơ quan chức năng của Mỹ trừng phạt, Rolls-Royce và Boeing không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc công khai phủ nhận rằng mình nắm được những thông tin trên, mặc dù vào thời điểm đó, họ cũng đang có ý định tiết lộ khả năng công nghệ vượt trội của mình trước truyền thông nhằm tránh làm tổn hại tới triển vọng của mình tại thị trường Trung Quốc.

Cũng theo iFeng, Mỹ đã cố ý lùi lại đằng sau trong cuộc điều tra về vụ mất tích bí ẩn của chiếc máy bay mang số hiệu MH370 bởi những lo ngại rằng mình có thể sẽ phô bày ra sức mạnh quân sự và công nghệ với các đối thủ Trung Quốc.

Song trên thực tế, Mỹ được cho là sở hữu lượng dữ liệu lớn nhất về vị trí của chiếc máy bay mất tích, bởi nước này có căn cứ quân sự ở Singapore, Ấn Độ Dương, Thái Lan. Bên cạnh đó, Mỹ cũng đang sử dụng các radar quân sự ở Afghanistan, Pakistan và là một đồng minh của Úc ở phía Nam. Đó là chưa kể tới các vệ tinh thời tiết, vệ tinh hàng hải và vệ tinh gián điệp mà Mỹ có trong tay.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Zhang Zhaozhong cho rằng trong tình thế nhiều thông tin hỗn loạn và các hoạt động tìm kiếm vẫn tiếp tục diễn ra, Mỹ vẫn rất bình tĩnh bởi họ “biết rất nhiều”. 

Ông này nhận định, giới chức Mỹ có thể đang nắm rất rõ những thông tin chi tiết về cả các phi công và phi hành đoàn của máy bay, bao gồm thư điện tử, nhật ký điện thoại và các hoạt động trê internet của họ.

Hôm 13/3, ông Hugh Dunleavy, Giám đốc thương mại của Malaysia Airlines cũng phát biểu với các gia đình hành khách ở Bắc Kinh rằng, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Mỹ và Cục hàng không liên bang của Mỹ đã thiết lập hoạt động điều tra độc lập của họ về chuyến bay MH370.

Về phần mình, Trung Quốc đã huy động các tàu chiến vào 10 vệ tinh, tích cực tham gia cuộc tìm kiếm trên biển Đông, eo biển Malacca và Ấn Độ Dương. iFeng nhận định, vụ việc này đã giúp tàu chiến và máy bay Trung Quốc đi vào những vùng nước vốn trước đây họ bị ngăn cấm. 

Đây cũng là cơ hội cho phép các tàu chiến và máy bay của Trung Quốc đi vào những vùng nước vốn trước đây họ bị ngăn cấm. Đồng thời, thông qua việc quan sát Mỹ, Trung Quốc có thấy nhận thấy khoảng cách mà họ cần phải khỏa lấp nếu như có ý định thách thức khả năng quân sự và công nghệ của đối thủ chính này.

Đã có tiền lệ giải thích lý do tại sao các công ty của Mỹ thận trọng với việc công bố những kiến thức công nghệ với Trung Quốc. Trong những năm 1980, Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc, nhà thầu chính của chương trình không gian của Trung Quốc, đã hợp tác với công ty Hughes Aircraft, nhà thầu quốc phòng và vũ trụ của Mỹ, về công nghệ vệ tinh.


Khi hai bên đã trao đổi những thông tin với hi vọng xác định lý do tại sao một vụ phóng vệ tinh thất bại, công ty của Mỹ đã tiết lộ những tri thức công nghệ quan trọng cho phía công ty của Trung Quốc, thứ đã giúp công ty của Trung Quốc tự phát triển công nghệ vệ tinh của mình.

 Chính phủ Mỹ sau đó đã đưa ra hình phạt rất nặng đối với Hughes và đặt toàn bộ ngành công nghiệp này vào tình trạng báo động khi làm việc với các đối tác hàng không vũ trụ của Trung Quốc.

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts