X

Friday, March 7, 2014

Phát hiện hành tinh phá vỡ mọi học thuyết khoa học


Phát hiện hành tinh phá vỡ mọi học thuyết khoa học

12/12/2013 16:20 (GMT + 7)
TTO - Các nhà thiên văn Mỹ vừa phát hiện một hành tinh khổng lồ, được cho là kỳ lạ nhất từ trước đến nay. Sự tồn tại của nó đã phá vỡ mọi học thuyết về sự hình thành của các hành tinh mà con người đã đưa ra.
Hình ảnh minh họa về hành tinh lạ HD 106906 b - Ảnh: Daily Mail

TIN BÀI LIÊN QUAN

Hành tinh HD 106906 b có khối lượng gấp 11 lần sao Mộc. Nó quay quanh ngôi sao chủ với khoảng cách gấp 650 lần khoảng cách trung bình giữa trái đất và mặt trời. Đây cũng là khoảng cách quỹ đạo xa nhất từ trước đến nay. Kỷ lục này đã chống lại mọi học thuyết trước đây của con người về sự hình thành hành tinh.
Các nhà nghiên cứu giải thích thêm theo các học thuyết phổ biến, sự hình thành hành tinh xảy ra khi chúng có quỹ đạo gần với ngôi sao chủ của nó. Chẳng hạn như Trái đất, ban đầu là thiên thạch nhỏ quay quanh các ngôi sao. Sau đó, chúng tích tụ bụi và khí trong không gian bao quanh ngôi sao để phát triển thành hành tinh.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đưa ra giả thuyết khác, họ cho rằng cơ chế hình thành của hành tinh này có thể tương tự như các hệ sao đôi nhỏ. Có nghĩa là HD 106906 b và ngôi sao chủ của nó được tạo ra độc lập với nhau, nhưng vì HD 106906b không đủ vật chất để trở thành ngôi sao nên nó mãi là hành tinh. Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn chưa được hợp lý cho lắm.
Hiện nay, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu thêm về hành tinh kỳ lạ. Họ hi vọng giải đáp bí ẩn này sẽ mở ra cánh cửa mới cho việc nghiên cứu về sự hình thành các hành tinh trong vũ trụ.
Cô Vanessa Bailey, nghiên cứu sinh năm thứ năm tại khoa thiên văn thuộc Đại học Arizona, cho biết: “Hệ thống hành tinh và ngôi sao chủ của nó đặc biệt hấp dẫn chúng ta, bởi vì không bất kỳ hành tinh nào hiện nay có thể giải thích đầy đủ những gì mà chúng ta đang chứng kiến về HD 106906 b”.
TRÙNG DƯƠNG (Theo Space)



NASA nối kết sinh viên với các phi hành gia

Hằng trăm sinh viên đại học và học sinh trung học chen chúc trong hội trường
 của Đại Học Tiểu Bang California ở Los
 Angeles để tham gia buổi nói chuyện với các phi hành gia trên Trạm Không Gian Quốc Tế qua video
Hằng trăm sinh viên đại học và học sinh trung học chen chúc trong hội trường của Đại Học Tiểu Bang California ở Los Angeles để tham gia buổi nói chuyện với các phi hành gia trên Trạm Không Gian Quốc Tế qua video
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

CỠ CHỮ 
Mike O’Sullivan
06.03.2014
Một số học sinh và sinh viên ở California có một cơ hội hiếm hoi để nói chuyện với các phi hành gia trên không gian qua một đường nối kết video mới đây. Theo tường thuật của  thông tín viên  đài VOA Mike Osullivan thì sự kiện này nằm trong một nỗ lực của Cơ quan Không gian Hoa Kỳ NASA, tạo sự phấn khích nơi giới trẻ về khoa học.

Đài kiểm soát ở Houston gọi Trạm không gian:

“Trạm không gian, đây là Houston. Bạn đã sẵn sàng chưa?”

Phi hành gia: “Chúng tôi đã sẵn sàng cho sinh hoạt này.”

Hằng trăm sinh viên đại học và học sinh trung học chen chúc trong hội trường của Trường Đại Học Tiểu Bang California ở Los Angeles để tham gia đường nối kết qua video với Trạm Không Gian Quốc Tế.

Đài kiểm soát Houston, “Đại học California ở  Los Angeles. Đây là Trạm kiểm soát, Houston. Xin gọi trạm để kiểm tra âm thanh.

Khoa trưởng Đại học California, “Trạm kiểm soát, đây là Khoa trưởng Emily Allen. Bạn nghe tôi nói có rõ không?”

Ở đầu bên kia của đường nối kết là ba phi hành gia, ở gần 400 kilomet bên trên trái đất.

Các sinh viên, học sinh tìm hiểu về con đường sự nghiệp đã đưa những người Mỹ Rick Mastracchio và Mike Hopkins cùng với người Nhật Koichi Wakata vào không gian.

Sinh viên kỹ sư Maria Munguia đã hỏi phi hành gia Rick Mastracchio câu hỏi đầu tiên.

“Làm sao anh vượt qua được trở ngại lớn nhất trên con đường trở thành phi hành gia?”

Phi hành gia Rick Mastracchio, “Tôi đã học lấy bằng phó tiến sĩ, kiếm việc làm như một kỹ sư, và cuối cùng đăng ký tham gia chương trình phi hành gia. Tôi nghĩ rằng việc tôi thích không gian và khoa học, cũng như khả năng của tôi về toán học đã có liên hệ trực tiếp tới việc tôi có mặt ở đây.”

Sinh viên học sinh có được câu trả lời về các thắc mắc từ vấn đề vệ sinh trên trạm không gian tới việc các phi hành gia làm sao để giảm bớt được những rung động từ thiết bị.

Ba phi hành gia vừa kể nói về những ngày làm việc dài của họ, các cuộc gọi điện thoại về nhà và tập thể dục vào buổi tối. Tất cả những thứ đó được thực hiện trong môi trường phi trọng lực, mà Rick Mastracchio đã mô tả là làm những chuyện không thể làm trở thành dễ và những chuyện dễ trở thành khó.

Phi hành gia Mike Hopkins đã làm một cú lộn nhào để chứng minh điều này.

Sinh viên kỹ sư Jeremy Blaire nhận thấy cách hành xử của các phi hành gia đối với nhau nói lên rất nhiều:

“Đối với tôi, có vẻ như tất cả họ đều là bạn bè. Mỗi khi họ cười và nhìn lại nhau. Họ cười với nhau về những lời bông đùa. Thật ra tôi chưa bao giờ nghĩ về việc phi hành đoàn hòa hợp với nhau như thế nào ở trong không gian.”

Sinh viên Virginia Mejia nói rằng cô học được đôi điều về tính kiên nhẫn:

“Đừng bao giờ ngưng mơ mộng. Đừng bao giờ, bởi vì ngay cả khi họ nói, ‘tôi đã đăng ký bốn lần, chín lần, trong một giai đoạn chín năm, 12 năm.’  Họ không bao giờ nản lòng.”

Nhà giáo dục Becky Kamas của NASA nói rằng một câu hỏi hiện lên với mỗi đường nối kết qua video ở các trường học trên khắp nước Mỹ:

“Họ luôn luôn nêu lên câu hỏi về cần phải có thứ gì để trở thành người như bạn? Và tôi nghĩ rằng câu trả lời là, cần phải có lòng đam mê và sự tận tụy. Và mỗi một sinh viên hay học sinh này đều có thể có được điều đó.”

Mười một sinh viên tốt nghiệp hệ thống Trường đại học Tiểu bang California đã học tiếp để trở thành các phi hành gia của Cơ quan NASA. Các sinh viên này hy vọng trường này sẽ gởi sinh viên thứ 12 để trở thành phi hành gia của cơ quan  NASA.

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts