On Wednesday, 5 March 2014 12:12 PM, anh truong <> wrote:
THẾ CỜ CỦA PUTIN
tka23 post
“Nga
chơi cờ và Mỹ là con cờ”, Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ,
chua chát nói về khủng hoảng Ukraine trên Fox News.
Nhiều học giả và chính khách Mỹ buộc phải thừa
nhận thực tế Nga không mất một viên
đạn đã kiểm soát được bán đảo Crimea, đồng thời giành lợi thế lớn trong ván cờ địa chính trị đông-tây.
Không ít người tự hỏi phải chăng một cuộc chiến tranh lạnh mới đã bắt đầu?
Ông Putin đã phớt lờ mọi lời cảnh cáo của
phương Tây và Mỹ, trút áp lực lên Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ông Obama bị coi
là “nhu nhược”, để Nga “sỉ nhục”, chính khách chỉ biết nói nhiều hơn hành động.
Khó mà dò đoán nổi Putin muốn gì và hành động tiếp theo
của Nga ra sao.
Chắc chắn cả Nga và phương Tây đều không muốn
tình hình leo thang đến mức dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự giữa khối NATO và
Nga. Sự kiện này vô cùng nguy hiểm, không loại trừ chiến tranh hạt nhân. Cô lập ngoại giao và trừng phạt kinh tế luôn
là vũ khí lợi hại của phương Tây. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt dồn dập tung
ra có vẻ không làm Putin nao núng, cũng như Mỹ và phương Tây đã đánh giá
thấp sự khôn ngoan của ông Putin.
Putin thừa biết ngay từ đầu Mỹ đã
muốn mượn EU để chơi ván bài Ukraine. Nhưng tới lúc “nước đến chân”, EU đâu thể vì Mỹ mà xả thân. EU cũng luôn chia rẽ trong các vấn đề hóc búa, đặc biệt là quan
hệ với Nga.
Trong khi các nước vùng Baltic hay Ba Lan muốn
áp dụng các biện pháp mạnh và tức thời, Đức, Pháp, Anh lại thiên về các giải
pháp ngoại giao, đối thoại hơn.
Mỹ muốn loại Nga khỏi G-8, nhưng EU ngại ngần. Nếu Nga sợ tẩy chay và cô lập,
thử hỏi Olympic Sochi có vị lãnh đạo Tây Âu nào tham dự?
Cán cân thương mại hai chiều Mỹ-Nga chưa đầy 40
tỷ USD/năm, thậm chí Mỹ còn không lọt vào danh sách 10 đối tác thương mại quan
trọng của Nga nên Mỹ khó lòng ép Nga. Quan hệ kinh doanh EU-Nga lên tới 460 tỷ
USD,
nhưng"nai sức móng - chó
cũng vạt mỏ" Nga là nước cung cấp năng lượng lớn
nhất thế giới, xuất cảng khí đốt tự nhiên nhiều hơn bất cứ quốc gia
nào, sản xuất dầu lửa chỉ sau Ảrập Xêút và xuất cảng kim loại công
nghiệp lớn nhất thế giới, thị trường tiêu thụ thứ 5 thế giới.
Nhiều đại gia năng lượng phương Tây đầu tư lớn
vào Nga, kể cả BP, Shell hay ExxonMobil của Mỹ… Hôm 4/3, chủ tịch một tập đoàn năng lượng của Pháp bày tỏ lo
ngại Nga sẽ dùng khí đốt áp lực EU.
Cựu ứng cử viên Phó Tổng thống Sarah Palin cũng nói
Mỹ tỏ ra yếu đuối
trong cuộc chiến Nga-Gruzia năm 2008, nên Nga mới bạo gan đưa quân vào Crimea.
Truyền thông phương Tây hô hoán, nếu không chặn
lại, Nga sẽ được đà lấn tới “nuốt” tất các nước vùng Baltic, chú gấu Nga thức
tỉnh sẽ đòi lại những gì đã mất thời Liên Xô.
Có thể tất cả chỉ là sự thổi phồng, dường như
Putin chỉ muốn nhắc nhở phương Tây đừng vượt qua lằn ranh an toàn Nga đã vạch,
cũng như chớ gạt Nga ra rìa khi ai đó tự ý sắp đặt vận mệnh một khu vực
Nga luôn coi là sân sau
ĐẶNG VƯƠNG HẠNH
anh truong
To
Today
at 6:11 AM
PUTIN CÀNG LÝ GIẢI CÀNG MẤT NIỀM TIN - TỰ VỆ ĐỊA PHƯƠNG BAO CÂY
QUÂN ĐỘI CHÍNH QUY- CHUYỆN KHÓ TIN
Putin giải thích quanh co
tka23 post
Phát biểu trong một cuộc họp báo được truyền hình trực tiếp vào
ngày 3.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin phủ nhận nguồn tin quân đội Nga
đang hành quân tại Khu tự trị Crimea và nói rằng chỉ có
“lực lượng tự vệ địa phương” đang bao vây các doanh trại quân đội Ukraine trong
vùng này.
Tổng thống Nga cho rằng những người vũ trang mặc quân phục không phù hiệu, chiếm giữ nhiều cơ sở chính quyền tại Khu Tự trị Crimea, là lực lượng tự vệ địa phương - Ảnh: Reuters |
Khi được hỏi rằng quân đội Nga có đang thực thi các
chiến dịch tại Crimea hay không, ông Putin trả lời: “Không, họ không tham
gia. Có nhiều quân phục trông giống nhau”.
Các quan chức Ukraine vào hôm 3.3 khẳng định đã có 16.000 binh sĩ
Nga được điều động sang Khu tự trị Crimea, hãng Fox News (Mỹ) đưa tin.
Tuy
nhiên, ông Putin cho rằng việc những người vũ trang mặc quân phục không phù
hiệu phong tỏa các căn cứ quân sự Ukraine ở Crimea là cuộc nổi dậy do lực
lượng tự vệ địa phương
thực
hiện vì cảm thấy bất an với chính quyền mới tại Kiev.
Trả
lời câu hỏi vì sao những người nói trên lại được vũ trang tân tiến như
vậy, tổng thống Nga nói người biểu tình tại Kiev cũng được vũ trang kỹ càng và hoạt
động với nhiệm vụ đặc biệt.
“Họ hoạt
động giống như các lực lượng đặc nhiệm. Vậy thì lý do gì mà họ lại
không hoạt động kiểu như vậy ở Crimea?”, ông đặt vấn đề.
“Người
dân Crimea rất lo lắng. Vì lý do này nên họ đã lập ra các ban tự vệ và kiểm
soát tất cả các lực lượng vũ trang”, tổng thống Nga lý giải
.
“Tạ
ơn Chúa là việc này đã trôi qua không một tiếng súng và mọi thứ hiện đang nằm
trong tay người dân Crimea”, ông Putin nói thêm.
Hoàng Uy
Nga: "Yanukovych đề nghị Nga đưa quân vào
Ukraine"
Nga cho biết Tổng thống bị phế truất của Ukraine Viktor Yanukovych
đã chính thức đề nghị Moskva triển khai quân để tái thiết luật pháp và trật tự tại quốc gia của
ông.
Ngày 3/3, phát biểu tại phiên họp khẩn cấp lần
thứ 3 về vấn đề Ukraine, Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin cho hay
“các phần tử cực đoan” tiếm quyền tại Ukraine và đang đe dọa cuộc sống, lợi ích
chính đáng của những người nói tiếng Nga và của Hạm đội Biển Đen.
Đại sứ Churkin đã đọc một bức thư của ông
Yanukovych, trong đó có đoạn: “Ukraine đang bên bờ vực nội chiến với sự
hỗn loạn và vô chính phủ đang tồn tại… Do vậy, tôi kêu gọi Tổng thống Nga
Vladimir Putin và đề nghị ông sử dụng lực lượng vũ trang của Liên bang Nga nhằm
thiết lập lại tính hợp pháp, hòa bình, luật pháp, ổn định, trật tự và bảo vệ
người dân Ukraine”.
Hôm 28/2, ông Yanukovych đã lần đầu
tiên xuất hiện kể từ khi chạy khỏi Ukraine khi tổ chức họp báo ở thành phố
Rostov trên sông Đông thuộc Nga và lên tiếng tuyên bố mình vẫn là tổng thống
hợp pháp của Ukraine.
Nga cũng nhiều lần khẳng định không công nhân
chính quyền lâm thời hiện tại ở Kiev, vốn được phương Tây hậu thuẫn.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Mạnh tay với Ukraine, Nga lấy lại vị thế cường
quốc thời Xô Viết
Tiêu Giang - 04.3.2014
Vào những năm 1990 nước Nga đã suy yếu, nhưng từ ngày 1/3/2014,
Nga đã bắt đầu phục hồi trở lại,
một sự trở lại ngoạn mục không thể đảo ngược.
Báo Vzglyad của Nga vừa đăng một bài bình luận
cho rằng cuộc khủng hoảng tại Ukraine, mà đặc biệt là việc Nga triển khai
quân đội tại đây, là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự trở lại của Nga với tư cách
là một cường quốc như Liên Xô trước đây.
Chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả nội dung
chính của bài viết nói trên.
Ngày lịch sử
Ngày 1/3/2014 đã đi vào lịch sử đơn giản bởi vì
nó chính thức đánh dấu một thực tế rằng, thời kỳ hậu Xô Viết tồn tại suốt nhiều
năm qua đã kết thúc, thế giới đơn cực đã đi vào dĩ vãng, Nga đã vực dậy vị thế
của mình như một trong những trung tâm quyền lực của thế giới, hoàn toàn có thể
độc lập đưa ra quyết định để bảo vệ lợi ích quốc gia.
Lần đầu tiên sau khi Liên Xô sụp đổ,
Nga đã quyết định sử dụng lực lượng vũ trang để ổn định tình hình nước láng
giềng của mình. Điều này khác về nguyên tắc so với năm 2008 là khi đó Nga đơn
giản chỉ bảo vệ nhà nước liên bang khỏi xâm lược (mặc dù không được công nhận).
Còn hiện nay Nga phải can thiệp vào tình hình Ukraine vì
nước này đang bị phát triển theo kịch bản đe dọa tới lợi ích quốc gia Nga và
cuộc sống người dân Nga ở nước ngoài.
Vào hôm thứ Bảy tuần qua, lần đầu tiên sau 7
ngày diễn ra chính biến ở Kiev,
Tổng thống Vladimir Putin đã đưa ra
đánh giá tình hình Ukraine gửi tới Hội đồng Liên bang, trong đó ông
coi Ukraine đang rơi vào tình trạng đặc biệt bất thường và đề nghị sử dụng lực
lượng vũ trang trên lãnh thổ nước này nhằm “bình thường hóa tình hình chính trị
- xã hội” tại đây.
Người biểu tình Ukraine mang theo lá cờ Nga khổng lồ diễu hành
trên phố
Quy mô và vị trí sử dụng lực lượng vũ trang hiện
chưa quyết định nhưng hiện lực lượng này vẫn ở Crimea, nơi Hạm đội biển
Đen của Nga đang đồn trú và là nơi mà họ đang đảm bảo sự bình yên cho chính bán
đảo này.
Nhưng có một điều rõ ràng rằng, trong bất cứ
thời điểm nào, quân đội có thể được tham gia tại các khu vực khác của Ukraine,
trước hết là các khu vực phía Đông. Chính phủ lâm thời Kiev đã cáo buộc Nga xâm
lược, còn Tổng thống hợp pháp là ông Yanukovych lại ủng hộ các hoạt
động của Nga ở Crimea.
Đặc biệt cần nói rằng, giống với sự phát triển
tình hình tại chính Ukraine, hôm thứ Bảy vừa qua tại phía Đông nước này cũng
bắt đầu diễn ra các cuộc biểu tình quy mô lớn chống lại các hoạt động của chính
quyền Kiev. Điều này đang định liệu cho những hành động tiếp theo của Putin và
việc triển khai quân đội của ông.
Phương Tây đang sợ hãi
Trong cuộc điện đàm với người đồng nhiệm Barack
Obama vào chiều thứ Bảy vừa qua, Putin khẳng định nếu bạo lực tiếp tục lan rộng
tại các khu vực phía Đông Ukraine và Crimea, Nga sẽ tự cho mình quyền bảo vệ lợi ích quốc
gia và người dân nói tiếng Nga đang sinh sống tại đây.
Nga không muốn chia cắt Ukraine mà
chỉ quan tâm rằng chính quyền Kiev sẽ không chống Nga, không tiến hành chính
sách “phi Nga hóa” đối với người dân nước mình và duy trì sự tồn tại không chia
tách của Ukraine.
Moscow mong muốn chính quyền lâm thời Kiev quay
trở lại với các thỏa thuận giữa chính quyền và phe đối lập vào ngày 21/2 về
việc thành lập một chính phủ chuyển tiếp, tiến hành cải cách hiến pháp và bầu
cử Tổng thống mới vào cuối năm.
Nga không thừa nhận chính quyền Kiev lâm thời,
không cần biết các nước phương Tây có thừa nhận hay không. Hành động độc lập
của Moscow đối với Ukraine đang khiến phương Tây vừa phẫn nộ vừa sợ hãi.
Lính Ukraine trong một căn cứ ở Crimea đang bị lực lượng
Nga vây chặt tuyệt vọng nhìn ra ngoài
Tất cả 3 tháng diễn ra các cuộc biểu tình,
phương Tây hoàn toàn không đếm xỉa tới lợi ích củaNga tại Ukraine
(còn lớn hơn so với lợi ích của Mỹ và Đức tại đây). Và khi Nga nhận thấy rằng
những hành động của phương Tây tại Ukraine đã làm những lực lượng chống Nga lên
nắm quyền, còn Ukraine rơi vào bấn loạn, khi đó Nga đã phải quyết định can thiệp.
Quân đội Mỹ, dù mạnh, sẽ không cản được Nga
Nga không thể cho phép áp bức những người nói
tiếng Nga hoặc muốn liên kết với Nga tại đây. Và khi bảo vệ những lợi ích của
mình, Nga sẽ cân đối các lợi ích của Mỹ hoặc Liên minh châu Âu EU ở mức cần
thiết.
Nga cũng hiểu rõ rằng, trò chơi của phương Tây
tại Ukraine là một sự tấn công vào Nga. Thậm chí
Ukraine hiện cũng chỉ là một điểm tiếp theo trong trò chơi địa chính trị của
giới chức phương Tây, tương tự như tại Syria, Lybia. Còn đối với Nga, Ukraine
là an ninh của chính bản thân nước Nga và của nhân dân Nga.
Thế thượng phong về quân sự của Mỹ hiện nay
không có ý nghĩa gì trong việc giải quyết vấn đề, bởi vì:
- Thứ nhất, do Nga là cường quốc hạt
nhân và việc đàm phán theo kiểu “tối hậu thư” với Nga là không thể.
- Thứ hai, không một ai ở Mỹ có thể
thuyết phục nhân dân Mỹ rằng, người Mỹ phải chiến đấu vì một nước “Mexico kiểu
Nga”.
Nhưng điều quan trọng hơn là, với những hành
động của mình trên toàn cầu, Mỹ đã hoàn toàn đánh mất uy tín và sự tin tưởng.
Hơn nữa, dư luận quốc tế đều hiểu được sự khác biệt có tính nguyên tắc về đạo
đức, lịch sử và địa chính trị giữa cuộc tấn công Iraq của Mỹ với việc Nga đưa
quân vào Ukraine.
Hiện Nga đang chờ đợi một thời điểm căng thẳng
nhất - đó là việc tẩy chay, hoặc hoàn toàn có thể là các biện pháp trừng phạt
(điều mà Tổng thống Obama đã đe dọa), các chiến dịch truyền thông rộng lớn tại phương
Tây.
Nhưng những điều này cũng không phục vụ gì cho
lợi ích lâu dài của phương Tây. Sau khi tỏ ra giận dữ (mà chủ yếu là một kiểu
lên gân để thỏa mãn công chúng), phương Tây sẽ buộc phải trấn tĩnh và thỏa
thuận với Nga, cùng Nga thiết lập một chính phủ chuyển tiếp từ bỏ xu hướng đưa
Kiev liên kết với châu Âu.
Bá quyền Mỹ cuối cùng có thể sụp đổ không chỉ do
Mỹ quá căng thẳng khi áp đặt ý chí của mình đối với thế giới trong giai đoạn hậu Xô
Viết, mà còn do Trung Quốc ngày càng mạnh, còn Nga đã vực dậy được cả sức
mạnh cứng (điều này sẽ không còn xa) và ý chí, tinh thần.
Một khi ý chí đã vực dậy trở lại thì Nga có đủ
tự tin vào bản thân và vào lẽ phải để bảo vệ những lợi ích lịch sử quốc gia.
Vào những năm 1990 nước Nga đã suy yếu, nhưng từ ngày 1/3/2014, Nga đã bắt đầu
phục hồi trở lại, một sự trở lại ngoạn mục không thể đảo ngược.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Can thiệp vào Ukraine, Putin bị các đồng minh cũ
quay lưng
Các đồng minh thân cận của Nga từng thuộc Liên Xô (cũ) như
Kazakhstan, Belarus...
tỏ rõ sự bất thuận với quyết định của Tổng thống Putin.
Đất nước giàu dầu mỏ Kazakhstan, thành viên quan
trọng nhất trong mọi liên minh khu vực mà Nga thiết lập, ngày 03.3 ra thông báo
như tạt gáo nước lạnh vào Điện Kremlin: “Kazakhstan bày tỏ quan ngại sâu sắc về
những diễn biến ở Ukraine. Kazakhstan kêu gọi các bên ngừng sử dụng vũ lực
khi giải quyết tình hình”.
Một đồng minh khác của Nga là Belarus tuy không
lên tiếng công khai như Kazakhstan, nhưng cũng đã thể hiện sự phản kháng lớn
đối với Nga qua việc công nhận chính phủ mới của Ukraine.
Tương tự, thành viên mới của Liên minh Âu - Á là
Armenia cũng không phản đối công khai quyết định của ông Putin, tuy nhiên đã
nhanh chóng công nhận chính phủ Kiev mới. Thậm chí, cuối tuần qua, các chính
trị gia nổi tiếng đã khởi xướng biểu tình ở thủ đô của Armenia để phản đốiPutin.
“Chúng tôi không chống lại nước Nga. Chúng tôi chống lại chính sách đế
quốc của Putin và Điện Kremlin”.
Điều khiến Kazakhstan lo lắng nhất chính là
thông báo của Điện Kremlin ngày 2.3 về nội dung cuộc điện đàm giữa Tổng thư ký
LHQ Ban Ki-moon và Tổng thống Vladimir Putin.
“Tổng thống Putin đã lưu ý rằng trong bất kỳ
trường hợp bạo lực nào ảnh hưởng đến những người gốc Nga ở đông Ukraine và
Crimea thì Nga sẽ không thể đứng ngoài. Nga sẽ sử dụng bất kể biện pháp nào
tuân thủ luật pháp quốc tế”.
Tuyên bố này đặt ra tiền lệ đầy lo ngại đối với
mọi hàng xóm của Nga.
Đối với mỗi quốc gia từng thuộc Liên Xô, từ
Trung Á cho đến vùng Baltics, đều có một tỉ lệ dân số gốc Nga lớn. Do vậy, phát
ngôn của ông Putin có nghĩa là Nga tự cho quyền xâm lược các nước nếu cảm thấy
nhóm dân này bị đe dọa.
Phản ứng tự nhiên của bất kỳ đồng minh nào của
Nga trong khu vực là tìm kiếm sự bảo đảm an ninh để không trở thành một Ukraine
kế tiếp.
Như vậy, đối với những quốc gia Đông Âu và vùng
Caucasus sẽ càng muốn thiết lập liên minh gần gũi hơn với Liên minh châu Âu.
Đối với các quốc gia Trung Á thì họ sẽ xích lại tăng cường quan hệ với Trung
Quốc – gồm cả quan hệ quân sự.
Ngay cả Trung Quốc, đối tác cùng tiến với Nga
trong mọi vấn đề an ninh toàn cầu – từ Syria đến Iran – cũng ra tuyên bố thận
trọng về quyết định của ông Putin rằng: “Quan điểm của Trung Quốc từ xưa đến
nay là không can thiệp và tình hình nội bộ của nước khác.
Chúng tôi tôn trọng độc
lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine” - cựu Bộ trưởng An ninh David
Shakhnazaryan nói.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Putin chiến thắng, Yanukovych có 70 tỷ USD (?),
còn phương Tây...
BBC/Vietnamese - 04.3.2014
Phương Tây đang chống Nga, nhưng Nga lại đang nhắm tới
Ukraine.
Đến nay, ông Putin đang thắng với cái giá mà ông sẵn sàng chấp
nhận.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bày tỏ tin
tưởng hôm Chủ nhật rằng “Nga sẽ thua” trong cuộc đối đầu với phương Tây vì Ukraine.
Nhưng đến khi ông Kerry có mặt ở Kiev để bàn bạc
khẩn cấp với chính phủ lâm thời, Tổng thống Vladimir Putin đã hoàn
thành mục tiêu chính – giành lại lợi thế để chuẩn bị cho những gì sắp diễn ra
trong "cuộc cách mạng" không có kịch bản ở Ukraine.
Vấn đề khi ta cố đánh giá phe nào rồi sẽ thắng
là ở chỗ, họ đang chơi các trò chơi khác nhau.
Phương Tây đang chống Nga, nhưng Nga lại đang
nhắm tới Ukraine. Đến nay, ông Putinđang thắng với cái giá mà ông sẵn
sàng chấp nhận.
Ukraine và phương Tây có vài lá bài dự trữ,
nhưng có thể không sẵn sàng chấp nhận rủi ro và chi phí đi kèm.
Ukraine là vấn đề lớn duy nhất chưa giải
quyết sau Chiến tranh Lạnh. Họ sẽ đi theo phương Đông hay phương Tây? Đó là câu
hỏi chủ chốt của "cuộc cách mạng" và lịch sử Ukraine.
Khủng hoảng bắt đầu từ tháng 11 vì lựa chọn cho Ukraine:
chọn Liên minh châu Âu hay Liên minh thuế quan Á Âu?
Cựu tổng thống Viktor Yanukovych nhìn
sang phía Đông, hấp dẫn vì cam kết 15 tỉ đôla của ông Putin nhằm vực
dậy kinh tế.
Một phần quan trọng trong dân số lại nhìn sang
Tây, phản đối và buộc ông chạy sang Nga.
Ông Yanukovych có thể đã bỏ trốn mang theo tới
70 tỷ USD. Quốc khố đất nước trống rỗng.
Ông Putin ngừng chi tiền sau khi giải ngân chỉ
mới 3 tỷ USD.
Liệu phương Tây và/hay các tổ chức tài chính
quốc tế có chi tiền, và bao lâu? Không chắc chắn là đủ vì sự bất trắc của kinh
tế phương Tây.
Phương Tây có thể áp đặt trừng phạt các cá nhân
và tổ chức bị xem là xâm phạm độc lập của Ukraine.
Nhưng cũng có giới hạn để không gây hại cho lợi
ích kinh tế của châu Âu. Đức vẫn nhập một phần ba lượng khí đốt từ Nga.
Nhiều khả năng cuộc họp G8 tháng Sáu ở Sochi sẽ
bị hủy.
G7 có thể tạm ngừng thẻ thành viên của Nga,
nhưng thực ra ông Putin quan tâm Ukraine hơn là quan hệ với phương
Tây.
Mục tiêu chiến lược của ông là giữ Ukraine trong
vòng ảnh hưởng của Nga, dù là một nước vệ tinh hay một hàng rào trung lập.
Lá bài của phương Tây là tái tục đàm phán để rồi
có thể đưa Ukraine vào EU và có thể cả Nato.
Nhưng Mỹ và châu Âu liệu có chấp nhận rủi ro cắt
đứt quan hệ với Nga chỉ để có một kết quả không chắc chắn ở Ukraine?
Không đâu.
Bầu cử ở Ukraine
Các vấn đề này chắc chắn sẽ phủ bóng cuộc bầu cử
tháng Năm ở Ukraine.
Crimea dự định tiến hành trưng cầu dân ý để
xem xét quy chế tự trị hiện nay, độc lập hay hợp nhất với Nga.
Để mất Crimea sẽ là viên thuốc đắng cho chính
phủ mới của Ukraine.
Vladimir Putin đã giành lại lợi thế để
phá "cuộc cách mạng" lần này như ông đã làm năm 2005.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của P.J. Crowley, người từng là
trợ lý ngoại trưởng Mỹ, do Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm năm 2009. Ông từ
chức năm 2011, và hiện là giáo sư ở Đại học George Washington, Mỹ.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching