X

Saturday, April 26, 2014

Cân bằng quyền lực tại Á Châu Thái Bình Dương


On Thursday, April 24, 2014 2:02 PM, Nguyen bac ninh <> wrote:
Cân bằng quyền lực tại Á Châu Thái Bình Dương

Tháng 11/2013 vừa qua, Trung Cộng - một cường quốc hạng nhì thế giới cũng là một nuớc đông dân nhất, hướng ra Thái Bình Dương với bờ biển chạy dài trong khoảng từ Bắc vĩ độ 20 đến Bắc vĩ độ 50 - đã khơi dậy nhiều biến cố quan trọng, liên quan đến sự ổn định khu vực Tây Thái Bình Dương.
usachina200flag200BEST.jpg
Hôị Nghị Trung Ương 3 cuả  đảng CSTQ bỏ lại phiá sau tư tưởng Mao Trạch Đông, tiếp tục tiến bước theo đường lối cải cách cuả Đặng Tiểu Bình. Cùng thời gian, các cơ quan truyền thông Trung Cộng đưa tin các tiềm thủy đỉnh tối tân cuả họ có thể bắn đầu đạn nguyên tử đến nhiều nơi trong lảnh thổ Hoa Kỳ. Tầm mức gây rối được nâng lên một bậc qua sự tuyên bố thành lập khu vực nhận dạng phòng không lấn chiếm một phần vào lảnh thổ Nhật Bản và Nam Hàn.

Hoa Kỳ - một quốc gia có truyền thống  gắn chặt quyền lợi sinh tử với Vùng Tây Thái Bình Dương, đang liên hệ chặt chẽ quân sự với Nhật Bản và Nam Hàn - lên tiếng đáp trả, bình tỉnh theo dõi và đối phó từ một sách lược đã được hoạch định từ trước.

Tây Thái Bình Dương thường được gọi Á châu Thái Bình Dương, khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới hiện nay, là nơi mà những ám ảnh về tình trạng bất quân bình về quyền lực ngày càng hiện rõ. Chiến lược mới cuả Mỹ - phần chỉ đạo Ngủ Giác Đài năm 2012 cuả Tổng Thống Obama - nhắc đến  "Sự lập lại quân bình đối với Á Châu Thái Bình Dương". Kế hoạch cuả Mỹ đang tiến hành thể hiện rõ nét từ sự giao thiệp với Ấn Độ, Việt  Nam, cởi mở với Miến Điện, đưa 2.500 thuỷ quân lục chiến lập tiền đồn tại Darwin Úc Đại Lợi, phát triển các căn cứ quân sự trên đảo Guam...

1/ Chiến lược căn bản cuả Mỹ duy trì quyền lực trong vùng Châu Á Thái Bình Dương phát khởi kể từ năm 1898 khi mua lại Phi Luật Tân từ tay người Tây Ban Nha với giá hai mươi triệu đô la. Sự an ninh cuả nước Mỹ tạo nên chính sách Á Châu hầu như không thay đổi từ trước đến nay. Trong thế kỷ qua, kể từ cuộc tấn công Trân Châu Cảng năm 1941, Hoa Kỳ càng thấy rõ ràng sự an nguy cuả nước Mỹ không thể ngăn chận từ bờ biển California hoặc Hạ Uy Di mà phải nới rộng xa hơn nưã, chạm vào bờ Tây Thái Bình Dương từ eo biển Bering trải dài xuống phiá Nam vượt khỏi xích đạo. An ninh cuả nước Mỹ tạo nên chính sách Á Châu Thái  Bình Dương. Đây là lý do chính yếu để hiểu rằng tại sao Mỹ tham chiến tại Triều Tiên và Việt Nam, tại sao Mỹ gia nhập Hiệp Ước ANZUS gồm Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan và Mỹ, tại sao Mỹ có những thoả ước an ninh với Nhật, Nam Hàn, tại sao Mỹ cam kết bảo vệ Đài Loan.
usa_china6.jpg
2/ Mục tiêu cuả Hoa Kỳ phải đạt đến là cân bằng quyền lực để duy trì sự an ninh và ổn định lâu dài trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.Trong  giai đoạn đầu cuả chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ thi hành sự cân bằng quyền lực bằng cách tạo ra những đồng minh an ninh gồm có Nhật Bản, Nam Hàn và giữ những căn cứ ở Á Châu. Giai đoạn thứ  hai cuả chiến tranh lạnh mở đầu bằng chính sách ngoại giao bóng bàn, Nixon bắt tay Mao Trạch Đông năm 1972. Đây là một khuôn mẫu củng cố sự cân bằng quyền lực bằng cách xử dụng Trung Cộng có trang bị nguyên tử làm thế đối trọng với sức mạnh cuả Liên Sô đang đè nặng Âu Châu và dòm ngó Á Châu Thái Bình Dương.

Ngày nay, Hoa Kỳ không muốn một quốc gia duy nhất nào làm bá chủ toàn lục điạ Á Châu hoặc môt khu vực Á Châu. Hoa Kỳ đang gia tăng hiện diện quân sự tại đây, tạo nên những đồng minh mới hoặc đối tác mới và thúc đầy những quốc gia nầy lại kết thân với nhau là cách thức cân bằng quyền lực tại Á Châu. Trung Cộng thường xuyên cảm thấy ngột ngạt như bị khoá chặt, tìm cách phá vở sự cân bằng bằng cách khiêu khích, hăm doạ Nhật Bản, Ấn Độ, Phi Luật Tân, Việt Nam.

Mỹ cũng dự liệu những phản ứng cuả Trung Cộng mang tính dân tộc qúa khích nên vẫn tìm cơ hội làm vui lòng đối thủ. Mỹ sẵn sàng chia sẽ những quyền lợi quan trọng bao gồm việc trao đôi mậu dịch hào phóng, duy trì hoà bình trên bán đảo Triều Tiên, giữ sự luân lưu liên tục nguồn dầu hoả tử Vịnh Ba Tư, ôn hoà giải quyết những biến cố trong khu vực . Trong bất cứ vấn đề nào có sự quan tâm hội tụ giữa Trung Cộng và Mỹ, Hoa Thịnh Đốn luôn phối hợp chặt chẽ với Bắc Kinh.

3/ Sự phát triển quyền lực cuả Trung Cộng hiện nay cũng là cơ hội cho Hoa Kỳ triển khai sức mạnh quân sự trên đấu trường Châu Á, gắn bó với những đồng minh trong khu vực, kết nạp thêm những đối tác chiến lược mới. Thái độ cứng rắn cuả Trung Cộng càng gia tăng, càng tạo thời cơ cho Hoa Thịnh Đốn nâng cao mạng lưới an ninh Châu Á. Nam Hàn siết chặt quan hệ đồng minh quân sự với Mỹ. Nhật Bản thu hồi quyết định lấy lại căn cứ thủy quân lục chiến Okinawa. Ấn Độ, Việt Nam, Nam Dương, Phi Luật Tân nhích lại gần nhau hơn và liên lạc trực tiếp với Mỹ. Tuy nhiên yếu tố Trung Cộng có thể được xem là thuận lợi đối với Mỹ chỉ khi nào Mỹ được các đồng minh và đối tác công nhận là một người bảo trợ đáng tin cậy cho sự ổn định và an ninh không phải bằng sức mạnh quân sự mà do ý chí chính trị (political will) cuả Hoa Thịnh Đốn.

Những người quan tâm đến thời cuộc đều ghi nhận và theo dõi các hành vi cuả Mỹ từ thái độ im lặng trung lập trong cuộc tranh chấp biên giới Hoa Ấn, lên tiếng thúc đẩy Bắc Kinh và Đông Kinh giai quyết tranh chấp biển Hoa Đông xuyên qua thương nghị đến những thông điệp rõ ràng khi Trung Cộng tuyên bố hầu hết toàn bộ biển Nam Hải là hải phận lịch sử (historical waters). Sự chuyển động quá trớn cuả Trung Cộng trên biển va chạm mạnh đến quyền lợi cuả Mỹ trong truyền thống tự do hàng hải. Đây cũng là khe hở để nhìn thấy chiến lược cuả Trung Cộng muốn ngăn chận hải quân Mỹ giao lưu với các nước trong vùng Đông Nam Á và sẽ lấn tới trong tương lai, chuyển đổi hải quân Trung Cộng từ vị trí phòng thủ hải phận  thành một lực lựơng kiễm soát đại dương . Mưu toan nầy cuả Trung Cộng sẽ biến Nam Hải trở thảnh một đấu trường quyền lực giữa Mỹ và Trung Cộng ngày càng va chạm mạnh m ẽ hơn.  

Hiện nay, Mỹ vẫn tiếp tục biểu diễn những kịch bản cân bằng quyền lực một cách tế nhị giữa Trung Cộng và các quôc gia láng giềng. Mỹ đặt trọng tâm vào những cam kết với Châu Á, bảo đảm với đồng minh và đối tác tìm ra một Nghị Quyết hoà bình về những tranh chấp hàng hải, lảnh thổ, kể cả những tuyên bố đối nghịch chủ quyền các hải đảo, tài nguyên trong lòng biển, ngư trường... Đồng thởi Mỹ cũng tìm cách che đậy những quyền lợi quan trọng khác cuả nước Mỹ để có thể liên hệ đặc biệt với Bắc Kinh, trong đó có sự đối thoại tích cực nhằm mục đích tránh thế đối đầu quân sự.

4/ Những đồng minh và đối tác Châu Á cuả Mỹ liên tục theo dõi cách thức Mỹ giao thiệp với Bắc Kinh trong  các vấn đề Đông Á và Nam Á. Có lúc sự liên hệ hai bên Mỹ - Hoa quá thân thiết làm biến chất sự bang giao với nhữngthế lực khác tại Á  Châu có thể đưa đến hậu quả làm suy yếu hệ thống đồng minh/đối tác do Mỹ lảnh đạo. Thí dụ, năm 2009 Ấn Độ nổi giận khi một thông cáo chung kýtại Bắc Kinh, Tổng Thống Obama xác định Trung Cộng giữ một vai trò quan trọng tại Nam Á, xem khu vực nầy như là một căn nhà chung, tổ ấm cuả Mỹ - Hoa. Đây là một kinh nghiệm đề mỗi đồng minh hoặc đối tác Á Châu hiểu rằng rồi ra sẽ phải tự tạo khả năng quốc phòng đủ mạnh, hơn là dựa dẫm quá mức vào sự bảo trợ cuả Mỹ.
usa_tq.png
Một vấn đề khác đè nặng lên tương lai an ninh Á Châu, đó là chính sách cuả Mỹ đối với Nhật Bản sẽ thay đổi do các biến cố điạ chính trị ở Đông Á. Nhật là một quốc gia dân chủ duy nhất ở Đông Á có thể đối trọng với quyền lực cuả Trung Cộng đang trổi dậy trong khu vực. Trong tình huống hiện nay, Trung Cộng mong muốn Nhật Bản vẫn giữ tình trạng lệ thuộc vào Mỹ để được bảovệ an ninh hơn là một nuớc Nhật tự lực, tự cường. Hệ thống chính trị Nhật Bản sau 1945 do Mỹ tạo lập rất thích hợp giữ nước Nhật như là một quốc gia được Mỹ bảo hộ về quốc phòng. Tuy nhiên khuynh hướng ưu thế hiện nay trong chính sách cuả Mỹ là khuyến khích Đông Kinh giãm bớt sự phụ thuộc, gia tăng khả năng tự vệ, tiến đến hình thành một chiến lược tương lai cuả chính nước Nhật, góp phần trực tiếp vào sự quân bình quyền lực ở Á Châu.

5/ Hiện nay và tương lai lâu dài, rồi ra nước Mỹ cũng phải giảm bớt gánh vác trách nhiệm ở Á Châu để lo liệu những cải cách xã hội cuả nướcMỹ hoặc bị khuynh đảo bởi những thế lực đòi hỏi thay đồi quan niệm về trọng điểm trong chiến lược toàn cầu! Việc cắt giảm ngân sách quá mức ảnh hưởng trực tiếp đến những tiện nghi quân sự trên đất liền tại Á Châu Thái Bình Dương. Trong cuộc chiến tranh chống khủng bố dưới thời Tổng Thống  George W. Bush, Mỹ đã nhanh chóng tăng cường lực lượng quân sự nhiều nơi trên lục điạ Châu Á từ Nam Hàn, Okinawa đến Bahrain. Ngày nay, Mỹ quan tâm đến thế cân bằng trên biển cả để tiết kiệm tối đa chi phí quốc phòng nhưng vẫn giữ thế thượng phong tại Á Châu Thái Bình Dương.

Hoa Thịnh Đốn đang lôi cuốn Ấn Độ như là đồng minh uyển chuyển (soft alliance), không ràng buộc bởi những điều khoản cuả các thoả hiệp. Khuôn mẫu nầy được nới rộng ra tạo nên những tiểu liên minh (new sub-alliances), một cơ cấu tham khảo chiến lược ba chiều (trilateral strategic consultations) gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản. Tất cả đều đồng ý duy trì thao dượt hải quân như là một chỉ dấu thân thiện giữa ba cường quốc dân chủ, dựa trên một thoả hiệp thân hữu, không chuyển đổi thành một liên minh quân sự vì nghĩ rằng có thể xảy ra điều bất lợi. Tuy nhiên thoả hiệp cũng có thể xem như là một công cụ chiến lược quan trọng (an important strategic instrument) làm thối chí những tính toán sai lầm do sự ngạo mạn, hiếu chiến cuả các lảnh tụ Trung Nam Hải. Ba đối tác nầy đang tìm kiếm giải pháp tạo ra một khu vực tư do, trật tự, ổn định, tôn trọng luật pháp trong khu vực. Cùng lúc, Mỹ và các quốc gia dân chủ khác cũng áp dụng sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau để gắn chặt Trung Cộng vào những định chế quốc tế như là phương cách thuần hoá tham vọng bá chủ Á  Châu cuả Bắc Kinh.

6/ Đối với nhiều quốc gia Á Châu khác không đủ khả năng tự vệ truớc sự bành truớng cuả Bắc Kinh trong khu vực, Mỹ áp dụng lý thuyết đa phương theo đuổi một chiến lược liên hiệp rộng lớn. Tất cả những tổ chức quốc tế về kinh tế, văn hoá trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương đều có sự hiện diện cuả Mỹ với những phần đóng góp cụ thể. Tùy theo tình hình, Mỹ linh động áp dụng những hình thức kết thân phù hợp với nhu cầu và sự thuận thảo cuả mỗi quốc gia trong vùng Đông Nam Á từ Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Mã Lai, Nam Dương, Việt Nam, Thái Lan và gần đây nhất là Miến Điện.

Trung Cộng ngày càng cảnh giác sáng kiến đa phương nầy và lo ngại rằng những quốc gia láng giềng nhỏ bé vây quanh sẽ trở thành một trường thành ngăn chận bước tiến về phương Nam cuả Hán tộc. Những tờ báo chính thức cuả đảng cộng sản Trung Quốc như Hoàn Cầu Thời Báo, Nhân Dân Nhật Báo đồng loạt lên tiếng ngày 15/12/2011 rằng  Mỹ đang nổ lực tạo lập một băng nhóm lâu la chống lại những yêu sách lãnh thổ cuả Trung Quốc trong biển Nam Hải.

Trong tương lai trước mắt, với đầy đủ vũ khí, tài chính và mưu lược, Mỹ vẫn tiếp tục giữ vững vai trò lãnh đạo an ninh tại Á Châu Thái Bình Dương. Tuy nhiên sự ổn định trường cửu trong khu vực, ngoài các tiện nghi vật chất còn phải nhắc đến một yếu tố tinh thần làm nền tảng, đó là chữ Tín. Tín lực hay niềm tin cuả các đồng minh và đối tác trong khu vực đối với sự bảo đảm an ninh cuả Mỹ mới là điều kiện quyết định sự bền vững, sức mạnh và tầm cở cuả hệ thống an ninh Á Châu Thái Bình Dương.

Thế Việt 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts