X

Sunday, April 6, 2014

Cô dâu 'đu' dây qua sông về nhà chồng trong XGCN hôm nay.


Cô dâu 'đu' dây qua sông v nhà chng trong XGCN hôm nay.

Không có cu hay con đường nào khác, mt đám cưới ngoi thành Hà Ni buc phi chia đôi đoàn đ đi trên chiếc đò dây đưa cô dâu qua sông.

Cô dâu, chú r qua sông bng đò dây


Thôn Ngọc Liễu, xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín như một ốc đảo, ba hướng được bao quanh bởi con sông Nhuệ. Để ra khỏi làng, người dân nơi đây chỉ có một phương tiện duy nhất là chiếc đò dây bằng sắt.

Sáng 25/3, làng Ngọc Liễu có một lễ cưới. Cô dâu buộc phải lên đò qua sông về nhà chồng ở Phú Thọ.

Gia đình hai họ không khỏi không lo lắng khi nhìn cô dâu bước lên đò. Để đón dâu thuận tiện, nhà trai ở lại nhà gái từ đêm trước.

Trọng tải con đò này chỉ được khoảng 10 người nhưng đoàn rước dâu có tới 20 người đứng lên trên. Đoàn đông người, họ phải chia làm hai tốp lần lượt sang sông.

Ông Long, một người ở làng cho biết, đoạn sông Nhuệ khu vực này sâu 6 mét. Trước đây từng có người bị ngã trên chính con đò này do bị gió quật mạnh.

Cô dâu tên Như Quỳnh (người làng Ngọc Liễu), chú rể Đức Anh (quê Phú Thọ).

Quỳnh cho biết, cô đã quá quen việc đi đò dây qua đây nên không thấy sợ, chỉ có điều mặc váy cô dâu nên đi lại hơi khó khăn khi lên xuống.

Đoàn rước dâu vừa vất vả qua sông thì gặp phải con đường sình lầy ngay sau đó vì cơn mưa trước đó một ngày.

Tình trạng đi đò dây qua sông ở đây tồn tại đã rất nhiều năm.

Người trong làng cho biết, không có người chèo đò riêng. Ai muốn đi đò phải ra bến tìm bước lên con đò có sẵn gần bờ và tự kéo dây sang sông.
nh: Lê Hiếu




XÃ HỘI
  12:33 NGÀY 10/07/2012

Ảnh hiếm về mậu dịch thời bao cấp ở Việt Nam

Kéo dài từ năm 1954 đến 1986 ở miền Bắc Việt Nam, nhưng dư âm của thời “bao cấp” vẫn còn kéo dài đến những năm đầu thập niên 1990.
Những hình ảnh về một giai đoạn mà đời sống sinh hoạt, kinh tế, xã hội diễn ra đã cách đây vài chục năm. Lúc đó, hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, chưa được mua bán tự do trên thị trường, người dân chưa được phép vận chuyển hàng từ địa phương này sang địa phương khác. 
Xếp hàng gửi xe trước khi vào mua hàng.
Cảnh mua bán tại  một quầy hàng mậu dịch Nhà nước.
Các mậu dịch viên chuẩn bị hàng hóa, giá cả trước khi phục vụ người dân.
Mua đồ gia dụng.
Quầy bán vải
Mua đồ gia dụng.
Đài phát thanh là một thứ hàng xa xỉ ngày đó.
Tiền mặt hạn chế sử dụng ở thời kỳ này, thay vào đó là hình thức tem phiếu.
Phiếu mua thịt
Phiếu mua vải. Mức mua giới hạn nhiều nhất là 1 mét, và tối thiểu là 10 cm.
Tem lương thực có thể đổi lấy các loại lương thực như: gạo, sắn, ngô, khoai tây, hạt lúa mỳ... với trọng lượng tương đương ghi trên tem.
Có thể mua các phụ tùng xe đạp bằng tấm phiếu này.
Tem lương thực trị giá mua cho 25 gram lương thực.
Phiếu mua xăng mô tô, xe máy. Phiếu này được mua theo mệnh giá lít ghi trên phiếu.
Phiếu mua chất đốt và tem đường. Với phiếu mua chất đốt thì có thể sử dụng để mua: dầu hỏa, củi, than... Mỗi lần sử dụng, mậu dịch viên sẽ cắt bỏ một ô trên tờ phiếu tương ứng với số lượng mua.
Sổ mua lương thực hay còn gọi là sổ gạo, thời kỳ này viên chức Nhà nước chỉ được mua 13,5kg/1 tháng. Thuật ngữ ‘buồn như mất sổ gạo’ xuất hiện từ đây: Mất sổ gạo còn quan trọng hơn cả việc mất tiền vì có tiền cũng không mua được gạo, dù là gạo đỏ, đầy thóc và sạn!


Những bạn nào thích chửi hay thích nghe người khác chửi VC thì nên xem các videos này (sau mỗi màn, đều có cả chục màn khác).
Không ai chửi CS thâm thúy và giỏi bằng chính bọn chúng.
Dường như mọi tệ đoan xã hội CS đều được nêu ra và vạch trần, với giọng Ba Ke (Bắc kỳ) 100%!

Diễn viên xuất sắc,




No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts