X

Tuesday, April 15, 2014

SỰ SAI LẦM CỦA KARL MARX

          SỰ SAI LẦM CỦA KARL MARX

( Bài thuyết trình trên Mang Lưới Tuổi Trẻ - Pal Talk, ngày 13 và 20/12/02)

Thưa Qui Vị,

Tôi thuyết trình bài này vì 2 lý do :

Lý thuyết nào cũng có phần hay, phần dở. Riêng lý thuyết của K. Marx, theo thiển ý của tôi, phần dở lại nhiều. Điều này giới trí thức Tây phương, cùng thời với Marx và Engels, cùng thời với Lénine đã thấy, nên họ không chấp nhận lý thuyết của Marx, theo họ, vừa không khoa học, vừa không tưởng, vừa phản kinh tế và phát triển. 

Chính vì vậy mà lý thuyết này đã  áp dụng không thành công ở các nước Tây Âu.

Theo đúng lý thuyết cách mạng tất yếu của mình, Marx mơ tưởng cách mạng se xẩy ra ở Anh, cách mạng không xẩy ra ở Anh ; sau rồi lại mơ tưởng ở Đức, cách mạng không xẩy ra ở Đức. Rồi Marx chết ( 1818-1883). Sau này, 35 năm sau, Lénine, được Bộ Tham Mưu Quân Đội Đức mang về Nga, trong một toa xe lửa bọc sắt, cùng đi theo có cả mấy người tình báo Đức nói tiếng Nga, vì lúc đó là sắp kết thúc Đại Chiến Thứ Nhất ( 1914-1918), Đức không thể đảm đang 2 mặt trận, mặt trận Đông Bắc với Nga và mặt trận Tây Nam với Pháp, đã giúp đơÕ Lénine lên nắm chính quyền, vì ông này chủ trương sẽ ký hiệp ước ngưng chiến tranh với Đức bằng bất cứ giá nào. Từ bàn tay trắng, không tiền bạc, quân đội Đức đã giúp rất nhiều Lénine về phưoèng diện tiền bạc và vật chất để lên nắm chính quyền. Lénine và Trotsky đã làm cuộc đảo chánh cướp quyền từ tay chính phủ Kerenski, lập nên nhà nước cộng sản đầu tiên theo ý thức hệ của Marx. 

Nhưng khi Nha ønước cộng sản lập nên, nhiều người cùng thời và đã tranh đấu cùng với Lénine ( 1870-1923), như Kautsski ( 1854-1938), Rosa Luxembourg(1871-1919), K. Pooper v..v.. đã cho rằng cuộc «  cách mạng » của Lénine là một cuộc cách mạng đẻ non, và đảng cùng Nhà nước mà lénine dựng lên sẽ tất yếu và chắc chắn dẫn đến độc tài.

2)   Lý do thứ nhì tôi thuyết trình là vì tôi vẫn nghĩ lý thuyết vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống con người và nhất là trong công cuộc đấu tranh chính trị, mặc dầu một số người chỉ trích toi là lý thuyết, thiếu thực tế. Chính Marx cũng viết : «  Một ý tưởng khi đi xâu vào quần chúng, thì sẽ trở nên sức mạnh. » Ngay cả Lénine cũng nói : «  Không có cách mạng, nếu không có ý thức cách mạng. » Ngày xưa tiếng sáo của Chương Lương đã làm cho quân của Hạng Võ bỏ hàng ngũ vì nhớ nhà. Chiến thắng không chỉ có nghĩa là giật thành, đoạt ải, mà còn có nghĩa là làm cho địch thủ hết nhuệ khí đấu tranh.

   Đó cũng là tầm quan trọng của đấu tranh lý thuyết, thông tin, báo chí, internet, pal talk, mà một số người bị mắc mưu cộng sản, nên đã nói là chỉ lý thuyết xuông, chỉ nói xàm.
   Tôi đặt tầm quan trọng của lý thuyết vì tôi nhận thấy vào năm 1920, ở hội nghị Tours tại Pháp, Hồ chí Minh đã đi theo Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, mà không phân biệt nổi Đệ Nhị và Đệ Tam Quốc Te Cộng Sản, có nghi'a là chưa năm vững lý thuyết này, mà vẫn nhập cảng vào Việt Nam, chính ông đã tự nhận sự kiện trên trong quyển Vừa Đi Đường Vưà Kể Chuyện, mang tên Trần dân Tiến ; nhưng thực sự là Hồ chi Minh, tự khen, tự nói tốt về mình. 

Ngay cả Lénine lẫn Mao cũng chưa thấu hiểu sự không tưởng, sai lầm của Marx, cho rằng đây là một lý thuyết khoa học thần dược, sẽ giúp đất nước họ phát triển mau lẹ trên con đường kỹ nghệ, khoa học. Nhưng thực tế không phải vậy. Và một thảm họa lớn không những đã đến với những nước cộng sản áp dụng lý thuyết của Marx, mà còn đến với cả nhân loâi vào thế kỷ thứ XX, với cả 100 triệu nạn nhân trên tòan thế giới, như quyển Hắc Thư Của Chủ Nghĩa Cộng Sản cho biết ( Le Livre Noire Du Communisme của S. Courtois).

   Tôi chỉ trích thuyết của Marx vì Hiến Pháp hiện hành cộng sản Viet Nam  vẫn cho rằng lý thuyết Mác Lê và tư tưởng Hồ chí Minh vẫn là nền tảng của chế độ. Vì vậy để đánh sập chế độ chúng ta phải đánh sập nền tảng, hạ bệ thần tượng Hồ chí Minh, vì Hồ chí Minh không có tư tưởng, như chính ông thú nhận.

   Một lời nói sai trái, độc ác cũng giết hại như súng đạn, nhiều khi còn hơn. Dân Việt đang đau khổ, một phần lỗi lớn là tại sự sai lầm của lý thuyết Mác Lê.

   Trước khi đi vào đề chính, tôi cũng muốn trả lời một số người hỏi tôi : «  Tài cán gì, nhân danh ai, mà anh dám chỉ trích K. Marx ? », đồng thời tôi cũng có một vài ý kiến nhân nghe  một vi trí thức ở Hà Nội nói rằng : «  Tôi không dám chỉ trích thầy tôi ». Tôi không dám nghĩ mình tài cán, nhưng tôi vẫn chỉ trích Marx vì  những lý do sau : a) Vì sự thật. 

Theo tôi, bất cứ một ai, dù la vua quan hay thầy của mình mà nói sai, thì chúng ta vẫn có quyền chỉ trích, theo đúng tinh thần Á châu và ngay cả Âu châu. b) Khổng tử ngày xưa sẵn sằng để cho học trò chất vấn, chỉ trích. c) Ngay cả K. Marx, ai cũng biết ông bị ảnh hưởng xâu đậm bởi ông thầy của mình là Héøgel, nhất là trong lãnh vực triết học và lịch sử. Nhưng ông đã chỉ trích rất mạnh Hégel với những lời như : «  Triết học của Héøgel đã lấy đầu làm chân, lấy chân làm đầu. »

Những người trước và cùng thời với Marx đã nhìn thấy sự tai hại của chủ nghĩa cộng sản và sự sai lầm của Marx và Lénine.

Chateaubriand ( 1768-1848) : chống chế độ quân chủ phong kiến, nhưng biết trước sự nguy hại của chế độ cộng sản, tiên đoán rằng xã hội cộng sản đòi hỏi sự công bàng tuyệt đối, chỉ dẫn đến bất công và một xã hội tế bần. Đây là một nhà thi hào lớn của Pháp, mà nhiều thi sĩ Việt Nam bị ảnh hưởng xâu đậm.

Dostoievski ( 1824-1881) đã từng nói cộng sản chỉ biết phá hủy và không mang lại hạnh phúc cho một ai.

   Nhưng hai người mà tôi lưu ý đặc biệt là Ferdinand Lassalle và Edouard Bernstein, hai người cùng sứ Đức với Marx và Engels, là sáng lập viên của đảng Dân Chủ Xã Hội Đức, mà hậu duệ là đương kim thủ tướng Schroeder hiện nay.

F. Lassalle ( 1825-1864) và E. Bernstein ( 1850-1932) : Cà hai người đều là bạn và cùng đấu tranh với Marx và Engels, đã thành lập nên đảng Xã Hội Dân Chủ Đức với Chương Trình Gotha và Erfurt ( Le Programme de Gotha et d'Erfurt), đã nhìn ra rõ tính chất không tưởng, sự phản khoa học, phản kinh tế, phản phát triển của lý thuyết Marx. 

Marx và Engels trả lời lại trong quyển Chỉ Trích Chương Trình Gotha va Erfurt ( Critique du Programme de Gotha et d'Erfurt). Nghiên cứu va quan sát xã hội Đức  từ năm 1850 đến gần cuốt thế kỷ 19, Lassalle và Bernstein thấy rằng xã hội Đức phát triển rất mạnh, nhưng không tiến triển theo dự án của Marx là xã hội chia ra làm lưỡng cực, một bên là chủ nhân càng ngày càng giầu và ít, một bên khác là thợ thuyền càng ngày càng nghèo và đông, mà xã hội Đức chia thành 3 giai cấp, tất nhiên có chủ và thợ, nhưng có một giai tầng thứ ba. 

Đó là giai cấp trung lưu, phần lớn là những chuyên viên có học, thưòng là con cháu của thợ thuyền, nhưng có đầu óc cầu tiến, tiến thân qua học vấn. 

Từ đó  hai ông đi đến kết luận là lý thuyết xã hội biến chuyển theo hướng lưỡng cực và đi đến cách mạng tất yếu của Marx là sai, không khoa học, vì không đúng với biển chuyển xã hội. Hơn thế nữa hai ông cho rằng người ta không cần đấu tranh bạo động để thay đổi xã hội, mà người ta có thể thay đổi xã hội qua tranh đấu nghị trường, qua tranh đấu nghiệp đoàn. 

Hai ông còn nhận thấy Nhà Nước không phải là công cụ của chủ nhân như Marx nói, mà Nhà Nước thường hay đứng về phía thợ để bênh vực. Marx và Engels có trả lời lại ; nhưng dùng cách chụp mũ, tố cáo Lassalle và Bernstein chỉ là  «  Bồi » ( le valet)  của chủ nhân ông, chứ không nói là tại sao xã hội Đức lại biến chuyển theo hướng tam vực mà không theo hướng lưỡng cực như mình tiên đoán.

Việc nhì rõ sự sai trái của lý thuyết Mác Lê, nhất là chủ nghĩa Staline, ngày nay có rất nhiều người, ngay cả những lãnh đạo các đảng Cộng sản lớn trên thế giới. Theo Massimo d'Aléma, cựu Tổng bí Thư đảng Cộng Sản Ý, nay trở thàh đảng Dân Chủ Xã Hội Cấp Tiến, và một khi thay đổi, đảng này đã được sự tín nhiệm của dân Ý , đảng này đã nắm quyền, ông đã trở nên thủ tướng vào những năm cuối 90, theo ông : «  Cộng sản đã biến thành một sức mạnh đàn áp, một chủ nghĩa toàn trị, gây nên những tội sát nhân khủng khiếp. » ( Congrès P.D.S.-1998)

Theo ông Walter Veltroni, cũng là cựu đảng viên d0ảng Cộng Sản Y&, đương kim Tổng Bí Thư đảng Dân Chủ Xã Hội Cấp Tiến : »Chúng tôi đã đặt ngang hàng chủ nghĩa Staline với chủ nghĩa Phát Xít, đặt ngang hàng trại tập trung cộng sản với trại giết người Đức Quốc Xã Auschwizt. Tôi thiết tưởng không còn cách nào mà có thể nói rõ ràng và thẳng thắn như thế. Cúng tôi không chấp nhận tĩnh từ hậu cộng sản. Chúng tôi không còn cái gì liên quan với cộng sản. Ai cho chúng toi là hậu cộng sản là một điều hoàn toàn lố bịch. » ( Idem)

Ngay cả đương kim Lãnh Dậạo đảng Cộng Sản Pháp, Robert Hue, trong quyển sách mới xuất bản của ông, Sự Thay Đổi Lớn  ( La Grande Mutation), cũng viết : «  Chủ nghĩa Staline đầu tiên và chắc chắn là một thảm họa của con người : hàng triệu nạn nhân, sự khủng khiếp của các trại tập trung, tính quái đản của những vụ xử kiện, một chế độ giết người ». ( trang 97).

Ở Việt Nam, ông Lê xuân Tá, một cán bộ cao cắp trong Ủy Ban Tư Tương, cũng viết : «  Sự ngu muội và thấp hèn thường tự nó không gây ra tội ác. Nhưng nếu được trao quyền lực, rồi cấy vào đó chất men nghen tỵ và căm thù, thì nó trở thành quỉ nhập tràng.Nó sẽ nhanh chóng y& thức được rằng các đe dọa quyền và lợi của nólại chính là trí tuệ, học vấn, văn hóa và văn minh. 

Rút cục, những thứ này đã bị tấn công và trà đạp bằng một thứ điên cuồng và man rợ... Nhưng rồi may thay, lại chính những thứ độc dược đó đã kết lại thành những thứ sỏi mật, sỏi thận, sơ gan, cổ chướng, trong lục phủ ngũ tạng của chế độ cộng sản, làm chế độ này không ai đánh mà tự chết. » ( Lê xuân Tá - báo Diễn Đàn số 27-2/1994-Ba Lê).

Những người cùng thời với Lénine, nhưng đã thấy cái sai trái của Lénine : Kautsky, Rosa Luxembourg, K. Popper.

K. Kautsski ( 1854-1938) : Một lãnh đạo quan trọng của Đệ Nhị Quốc Tế Cộng Sản, cùng đấu tranh với Lénine, nhưng khi Lénine thành công  «  cách mạng « , thì Kautsky đã nói là cuộc cách mạng đẻ non, vì nó không hội đủ những diều kiện khách quan, như Marx chủ trương, vì nước Nga  chưa phát triển kĩ nghệ mạnh.

Rosa Luxemboug ( 1871-1919) : Gốc người Ba Lan, đấu tranh rất mạnh cho Phong trAéo thợ thuyền, bạn của Lénine, là một người rất được kính trọng ở bên Đức, trong đảng Dân Chủ Xã Hội Đức. Khi Lénine lập Nhà nước cộng sản, thì bà không ngần ngại tố cáo trong Nhật Ký của bà là Nha Nước của Lénine chắc chắn dẫn đến độc tài và sự phá sản của cộng sản.

Karl Popper ( 1902-2000) : quê quán ở Vienne, nước Áo, đi theo đảng cộng sản từ năm 19 tuổi ; nhưng vào năm 1923, co một cuộc biểu tình thợ thuyền ở Viên, đi đến chỗ xô xát giữa những thợ thuyền theo đảng cộng sản Đệ Tam Quốc tê và những thợ thuyền theo đảng Xã Hội, Đệ Nhị Quốc Tế. Những người cộng sản đã giết 2 người xã hội. Trước cảnh đó, Popper đã tự đặt câu hỏi : Phải chăng người ta có quyền nhân danh một lý tưởng, ngay du cho là tốt đẹp, để co thể giết người. Popper đã trả lời không. Không người ta không có quyền.

 Thế rồi ông rời bỏ cộng sản. Nhu theo lời o-ng kể.Vì ông là người gốc Do Thái nên ông đã bỏ Áo, sang dạy học ở Tân Tây Lan, rồi trở về Anh, dạy luận lý và phê bình phương pháp khoa học ở trường Kinh Tế  Luân Đôn ( London Economic Scjool). Ông là bạn thân của nhà bác học Einstein. 

Ông này đã cho ông là nhà phê binh phương phap khoa học và luận lý nổi tiếng nhất của thế kỷ 20. Những quyển sách của o-ng, trong đó có quyển Xã Hội Cởi Mở Và nhuẵng Kẻ Thù của Nó ( The Open Societies ang Theirs Ennimies ) là quyển sách gối đầu giường của 2 người cựu thủ tướng Đức helmut Smithd và Helmut Kohl. Cựu thủ tướng Pháp E. Faure, một nhà chính trị tài ba của Pháp đã thành lập hội Những Người Ban Của Popper. Ngoài việc phê bình phương pháp khoa học, ông còn phê bình lý thuyết của Marx. Những phê bình của ông được coi là một trong những Phê bình giá tri( nhất trên thế giới.


   II) Sự không tưởng và sai lầm của Marx

Sự không tưởng của Marx

Sự sai lầm trên phương diện triết học và tôn giáo

Về phương diện tôn giáo, Marx bị ảnh hưởng bởi Feuerbach ( 1804-1872) , một nhà triết học duy vật Đức. Trong quyển «  L'Essence du Christianisme » ( 1841), Feuerbach viết : «  Le grand tournant de l'histoire de l'humanité, ce sera le moment où l'homme prend conscience que le Dieu de l'homme ce sera l'homme lui- même » ( Khúc quanh lịch sử lớn nhất của nhân loại sẽ là lúc mà con người ý thức dậược ràng Thượng Đế của con người chính là con người vậy. » Marx định nghĩa Thượng đế chính là hình ảnh ngược lại của con người ( l'image inversée de l'homme). 

Chính là đi từ tư tưởng của Feuerbach. Theo Marx, vì con người cùng khổ, bất lực trước vũ trụ, thiên nhiên, bị ức hiếp bởi đồng loại và những sinh vật khác, nên con người đã tự tạo ra cho mình hình ản một con người khác hẳn với con người hiện tại mình đang là, một con người toàn năng, toàn mỹ. Đó là Thượng Đế.   Vì Feuerbach và Marx chỉ trích ở đây là chỉ trích tôn giáo Tây Phương, tức tinh thần tôn giáo Juduo-Chrétienne. Nên ở đây chúng ta nói về tinh thần JudéO-Chrétienne để phê bình Marx.

   Theo Cơ Đốc giáo, con người có 3 phần trọng yếu : Vật Chất ( la Matière), Linh Hồn ( L'Âme) và Trí Tuệ  ( L'Esprit). Trí Tuệ chỉ có một và bất diệt. Vật Chất sẽ bị tiêu diệt. Linh Hồn ở giữa và có cả hai tính chất trên. Linh Hồn là một cơ cấu sống, nó có một thực thể thuần tính và cao khiết. Tuỳ theo sự biến đổi của con người thiên về vật chất hay trí tuệ mà trở nên tinh thuần hơn hay trở nên hư hỏng. Nếu trong khi sống ở cõi đời, con người rèn đúc phần Trí tuệ của mình, như đã có một thiên đàng trong lòng của mình, thì khi chết sẽ được lên thế giới cực lạc. Ngược lại, con người thiên về vật chất, làm những điều xấu xa, thì linh hồn sẽ thiên về vật chất, rơi xuống địa ngục.Bởi lẽ đó, khi con người chết sẽ có hai lần chết, chết thể xác và chết linh hồn. Linh hồn sẽ bay lên thiên đàng hay rơi xuống địa ngục tùy theo hành động của con người làm tốt hay xấu ở trần gian.

   Vì vậy Thượng Đế đây không có nghĩa hạn hẹp như Marx định nghĩa, như là hình ảnh ngược lại của con người khốn cùng, mà là tất cả những cái gì tốt đẹp, trong mọi lãnh vực, đối với mọi người, có kẻ ngheo, kẻ giầu, người trí thức, người không trí thức, kẻ thành đạt, người không thành đạt. Chẳng hạn như người không đạo dức, ngay thẳng ngày hôm nay ; nhưng làm một cố dắng để ngày mai đạo đức hơn, ngay thẳng hơn. Đó là tinh thần tôn giáo, tinh thần Thượng Đế. Người hoạ sĩ muốn ngày mai mình vẽ đẹp hơn, nhà khoa học gia muốn ngày mai mình khám phá ra những chân lý khoa học. Đó là tinh thần tôn giáo, tinh thần Thượng đế. Tinh thần tôn giáo và tinh thần Thượng Đế còn là hàng rào ngăn cấm những hành động xấu. Như chúng ta thường nghe những câu trong dân gian : «  Ăn ở cho có đức, nếu không Trời phạt ». 

Câu này không phải chỉ người nghèo, cùng khổ nói, mà cả quan quyền, người giầu, kẻ có học, lẫn người không có học.Giới hạn tôn giáo cho một loại người, rồi chỉ trích tôn giáo, hô hào bãi bỏ tôn giáo, chẳng khác nào bãi bỏ những lý tưởng con người muốn vươn tới, và điều tai hại nhất là bãi bỏ những hàng rào ngăn cấm tội ác. Có lẽ chính vì vậy mà trong tất cả mọi nước cộng sản, đạo đức suy đồi, tinh thần hướng thượng bị băng hoại, xã hội không còn kỷ cương, đạo lý.

Phê bình lý thuyết của Marx trên phương diện triết học , đối với nhiều người, nhất là giới trí thức Tây phương, là một việc làm quá cũ kỹ, có thể nói xưa như trái đất ; tuy nhiên đối với Việt Nam, nhất là đối với giới trí thức cộng sản, vẫn còn là cần thiết. Chả thế mà Hiến pháp hiện hành cộng sản Việt Nam vẫn còn ghi : «  Dưới ánh sáng của chủ thuyết Mác Lê và tư tưởng Hồ chí Minh ». 

Tư tưởng Hồ chí Minh thì không có như chính ông ta nói. Lý thuyết Mác Lê thì đã sai trái, bị chối bỏ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Có lẽ chỉ còn Việt Nam và Bắc Hàn là tin tưởng mạnh mẽ nhất, nhưng cũng đồng thời là hai nước chậm tiến và lạc hậu nhất. Bắc Hàn thì chết đói . Việt Nam thì sống nhờ vào tiền người Việt gửi về và xuất cảng lao động.

Phê bình chủ nghĩa duy vật, vô thần của Marx có vẻ viễn vông, nhưng thực ra rất là thiết thực, vì quốc gia nào phát triển cần phải có hòa bình. Hoà bình đây không chỉ có nghĩa là không có tiếng súng đạn, mà hòa bình đây là hòa bình xã hội, trong khi đó Marx chủ trương đấu tranh giai cấp, bạo động lịch sử, là một lời không những kêu gọi nội chiến triền miên, mà còn khơi dậy tính ghen ghét, đố kị, thấp hèn, vặt vãnh, tủm mủn, khôn vặt, lọc lừa, hoàn toàn đi ngược lại tinh thần ngay thẳng, trách nhiệm, hợp tác, phát triển.

Chủ nghĩa cộng sản , từ chỗ lúc đầu là hi vọng của nhiều người, nay trở nên nghiệp chướng của mọi người, từ chỗ lúc đầu là kỳ vọng của nhiều quốc gia, nay trở thành xiềng xích của mọi dân tộc, chủ nghĩa này đã sụp đổ.

Tại sao như vậy ?

Có rất nhiều lý do. Nó bắt nguồn từ một số lầm lẫn của Marx, rồi đến những lầm lẫn của những người kế thừa Marx. Riêng phần này, chúng ta chỉ nói đến những lầm lẫn trên phương diện triết học và siêu hình của Marx.




Kính gửi những người đầu tranh cho đất nước, 
Kính thưa tất cả đồng bào trong nước và hải ngoại:  

Hơn 38 năm qua, người Việt hải ngoại đã nuôi sống chế độ bằng cách gửi tiền về VN để xã hội Việt-Nam có được sự sinh sống bằng đồng tiền của người hải ngoại vì đã tạo cho nên kinh tế ổn định, xã hội VN được ổn định vì cái bao tử không bị đói. 

Người Việt Nam Hải ngoại gửi tiền về Việt-Nam gia tăng, người Việt-Nam hải ngoại đi du-lịch Việt-Nam gia tăng,,,và 90 triệu người Việt-Nam trong nước không nổi dậy để đòi quyền sống như những quốc gia khác trên thế giới... 

Điều này, khiến cho đa số người ngoại quốc quan tâm đến Việt-Nam đã có sự suy nghĩ là :"người Việt-nam trong nước cũng như người Việt-Nam hải ngoại; đã và đang đồng ý với chế độ CSVN, đã hài lòng với chế độ CSVN, và chấp nhận chế độ CSVN hiện tại này". 

Do đó, những sự can thiệp của ngoại quốc sẽ không có hiệu quả nếu người dân Việt-Nam không hành-động cho chính bản thân của chúng ta, cho chính đất nước của chúng ta!  

Chúng ta nghĩ thế nào về sự suy nghĩ này?  và chúng ta có biện pháp nào không?  

Người dân trong nước phải có một cuộc tổng nổi dậy; người hải ngoại phải giảm gửi tiền về VN, phải giảm du-lich về VN... Và người hải ngoại, đặc biệt tại Hoa-Kỳ, cần phải phát động một phong trào đòi hỏi có một đạo luật giảm gửi tiền về Việt-Nam, giảm du-lịch về Việt-Nam mới làm sáng tỏ được sự suy nghĩ nêu trên của người ngọai-quốc; Và mong có sự hậu thuẫn, tích cực ủng hộ của thế giới từ-do, dẹp tan chế độ CSVN đang cai trị dân tộc Việt-Nam, và đang làm tay sai cho Trung Cộng để đồng hóa 
dân tộc Việt-Nam. 

Dẹp tan được chế độ CSVN hiện tại, chúng ta sẽ không còn phải đòi hỏi nhân quyền, chúng ta không cần phải gửi tiền về VN cho thân nhân, chúng ta không cần phải du lịch Việt-Nam (mà về VN để sinh sống), chúng ta không cần quyên tiền cho những sự nhân đạo, thương phế binh, tôn-giáo. 

TS Nguyen Van Luong

Florida, thang tu nam 2014 

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts