X

Thursday, April 17, 2014

Hoa Kỳ và Nga đang rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạnh Mới?


Hoa Kỳ và Nga đang rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạnh Mới?

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và tổng thống Barack Obama (phải) tại Hội nghị G20 Summit ở St. Petersburg 6/9/2013.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và tổng thống Barack Obama (phải) tại Hội nghị G20 Summit ở St. Petersburg 6/9/2013.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

CỠ CHỮ 
Andre DeNesnera
16.04.2014
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga đã xuống tới mức xấu nhất kể từ khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine. Nhiều nhà phân tích tự hỏi liệu hai phía có đang trở lại một cuộc chiến tranh lạnh mới?

Cuộc Chiến tranh Lạnh “thứ nhất" đã kéo dài trong khoảng từ lúc Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt năm 1945 tới khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ năm 1991.

Ông Charles Kupchan làm việc tại trường Đại học Georgetown nói rằng, Chiến tranh Lạnh là một cuộc tranh đua giữa khối phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo và khối phương Đông do Liên Xô lãnh đạo.

“Cuộc Chiến tranh Lạnh được xác định bởi sự tranh đua về ý thức hệ, một hệ thống cộng sản đối đầu với một hệ thống tư bản, một hệ thống độc đoán đối nghịch với một hệ thống dân chủ,” theo lời ông Kupchan. Ông nói rằng, “Và nó cũng được xác định bởi sự đối nghịch địa chính trị truyền thống, về sự thống trị của cả hai khối liên quan tới trung tâm công nghiệp quân sự cũng như những nước ủy nhiệm trong thế giới đang phát triển.”

Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, những hồi ức về cuộc Chiến tranh Lạnh đã phai nhạt. Nhưng giờ đây lại có người nói tới một cuộc Chiến tranh Lạnh mới sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào Nga.

Tổng thống Obama nói không có Chiến tranh Lạnh

Trong một bài diễn văn mới đây tại Brussels hôm 26 tháng Ba, Tổng thống Barack Obama bác bỏ ý niệm về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

Ông nói, “Đây không phải là một cuộc Chiến tranh Lạnh khác mà chúng ta can dự vào. Rốt cuộc thì, không giống như Liên Xô, Nga không lãnh đạo một khối quốc gia nào cả, và cũng không có ý thức hệ nào cả.”

Tổng thống Obama cũng đã mô tả Nga như một "cường quốc cấp vùng đang đe dọa tới một số nước láng giềng kế cận – không phải vì thế mạnh mà là vì thế yếu.”

Ông Charles Kupchan đồng ý như vậy và nói rằng Nga không có địa vị của một cường quốc như trước đây họ đã từng có.

Ông Kupchan nói rằng, “Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Nga có hàng triệu binh sĩ sẵn sàng chiến đấu. Họ có một hải quân tầm vóc thế giới. Họ có các nước ủy nhiệm trên khắp thế giới. Đó không phải là một nước Nga như chúng ta có hiện nay. Nước Nga ngày nay có khoảng 750-800,000 binh sĩ sẵn sàng chiến đấu. Hải quân của họ là cái bóng buồn bã của những gì trước đây họ đã từng có. Nga có rất ít đồng minh trên thế giới và chính vì lý do đó, tôi nghĩ rằng một sự trở lại cuộc Chiến tranh Lạnh không thể có được - Nga không có những gì họ cần."

Các chuyên gia nói rằng hai phía đang rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạnh

Nhưng ông Robert Legvold, Giáo sư Danh dự tại Trường Đại Học Columbia có một quan điểm khác.

“Tôi tin rằng chúng ta đang ở trong một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Đó không phải là quan điểm của đa số mọi người. Tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người còn chần chừ khi nghĩ tới việc là chúng ta có thể lại rơi vào một điều gì đó rộng lớn, phức tạp và nguy hiểm, đặc biệt là với cái bóng của một trận chiến đấu quyết liệt bằng vũ khí hạt nhân như chúng ta đã có trong giai đoạn 50 năm trước đây.”

Ông Legvold nói rằng, một số đặc điểm cơ bản trong quan hệ của Liên Xô với phương Tây trong giai đoạn đó là đúng với quan hệ giữa Nga và Phương Tây ngày nay.

Ông nói rằng, “Trước hết, nếu như trong gần 20 năm qua, quan điểm lập lờ của Mỹ và phương Tây về Nga là Nga không phải bạn cũng chẳng phải thù mà đâu đó ở giữa – và người Nga cũng có cùng cái nhìn như vậy về Mỹ và phương Tây, thì giờ đây quan điểm đó đã biến mất,” ông nói. “Và giờ đây ta thấy hai phe không những coi nhau như đối thủ mà còn nói thẳng ra như vậy trong những bài diễn văn của giới lãnh đạo hay bình luận của giới chuyên gia.”

Quan hệ Hoa Kỳ-Nga ở mức xấu

Ông Legvold nói rằng một dấu hiệu nữa về cuộc Chiến tranh Lạnh là theo quan điểm của ông, các giới chức tại Washington và Moscow dường như đã từ bỏ ý kiến làm việc hướng tới mối quan hệ hợp tác khác biệt căn bản.

Theo ông Legvold, “Những giả định nền móng của việc 'tái khởi động' của chính phủ Obama chẳng hạn. Giờ đây chúng đã biến mất và đã được thay thế bởi ý niệm cho rằng điều chúng ta có thể hy vọng nhất vào lúc này là nhất thời, khá cụ thể, những giao dịch khá hạn chế mà có thể mang tính hợp tác, nhưng không phải là thứ gì đó có thể lên tới mức độ hợp tác, dẫn dắt chúng ta hướng tới sự cộng tác thật sự và bền vững.”

Nhiều chuyên gia tin rằng một quan hệ hợp tác thật sự và bền vững chỉ có thể đạt được với các nhà lãnh đạo mới ở Washington và Moscow.



Năng lượng : M giúp châu Âu gim bt áp lc ca Nga ?

Tổng thống Obama và các lãnh đạo Châu Âu José
 Manuel Barroso, Herman Van Rompuy. Bruxelles 26/03/2014.
Tổng thống Obama và các lãnh đạo Châu Âu José Manuel Barroso, Herman Van Rompuy. Bruxelles 26/03/2014.
Reuters
Khng hong Ukraina càng thúc đy Bruxelles da vào M đ gim mc đ l thuc vào du khí ca Nga ? Ti thượng đnh Liên Hip Châu Âu –Hoa Kỳ ngày 26/06/2014, tng thng Obama tuyên b Washington sn sàng giúp đ châu Âu gii ta bt áp lc ca Matxcơva v vn đ năng lượng. Nh nhng phương pháp khai thác mi, M đang tr thành nơi có tr lượng du khí ‘tim năng’ nht thế gii.

Năng lượng là mt nhược đim ca châu Âu. Hin ti Liên Hip Châu Âu nhp cng đến hơn phân na năng lượng -ch yếu là du ha và khí đt- đ đm bo nhu cu tiêu th cho 28 thành viên trong khi. Theo thm đnh ca Bruxelles nếu gi nguyên tình trng như hin nay, đến năm 2035 Liên Hip Châu Âu s l thuc đến 80 % vào năng lượng ca các nước ngoài khi.

Trong năm 2013, ch mt mình nước Nga cung cp đến 27 % khí đt cho Liên Hip Châu Âu và 70 % trong s đó phi chung chuyn qua ng Ukraina. Ngoài khí đt, Nga còn là mt ngun cung cp du ha và than đá quan trng ca châu Âu. Chính vì vy mà Bruxelles đã không th mnh tay trng pht Matxcơva sau khi tng thng Putin thôn tính Crimée.

Vào lúc châu Âu và Nga đang cơm không lành, canh không ngt thì Washington đ ngh bán khí đt ca M cho châu Âu. Tng thng Barack Obama nhân thượng đnh Âu M đã dùng lá bài năng lượng đ va thúc đy tiến trình thành lp khu vc t do mu dch vi Bruxelles, va làm đi trng vi nh hưởng ca Matxcơva trên Lc đa Già. D án này được Ngoi trưởng John Kerry và đi din châu Âu, bà Catherine Ashton tho lun thêm vào ngày 02/04/2014 ti Bruxelles.

Câu hi đt ra là liu khi nào thì khí đt ca M mi chy ti châu Âu ? Washington chp nhn xut khu đến bao nhiêu triu mét khi cho Bruxelles hàng năm và trong thi gian là bao lâu ? Đng quên rng Hoa Kỳ luôn coi các ngun d tr ca mình là yếu t chiến lược đ bo đm v an ninh năng lượng ca bn thân nước M. Liu rng vi du khí ca M,Liên Hip Châu Âu gim bt mc đ l thuc vào ông khng l Nga hay không ?

Năng lượng, lá bài mi ca M ?
T California, chuyên gia kinh tế Nguyn Xuân Nghĩa ln lượt tr li các câu hi trên nhưng trước hết ông nói qua v tim năng rt ln ca du ha và khí đt Hoa Kỳ : M đang tr thành mt ông khng l v năng lượng nh k thut khai thác mi. 

Nguyn-Xuân Nghĩa: T my chc năm nay, nước M đã biết nhiu phương pháp khai thác năng lượng, ch yếu là du thô và khí đt, ngoài than đá là mt li thế có sn. Nhưng h không mun th nghim công ngh mi vì quá tn kém. Khi giá năng lượng trên thế gii tăng vt và t năm 2006, nước M dn sc khai trin phương pháp mi và tht s hoàn thành mt cuc cách mng v công ngh làm đo ln tt c.

K thut "fracing" y, đc như "fracking", gm có đào sâu xung các tng đa cht trm tích và xoay ngang đ tìm đến mch năng lượng bao quanh ri bơm xung vi sc ép cc mnh mt dung dch nước và hóa cht. Sc ép này m bung c du thô hay khí đt b nht trong đá và được hút lên làm năng lượng. Riêng v khí đt thiên nhiên, Hoa Kỳ có công ngh dùng áp sut mnh đ biến khí thành nước lng đng trong bn, gi là LNG, d di chuyn qua nơi khác đ t khí lng li tr v trng thái khí đt có th phân phi qua ng dn khí. 

Kết qu ca cách mng k thut là M đã nâng sn lượng khí đt ca mình lên hàng vô đch vi tr lượng d báo là hơn 900 ngàn t thước khi, kh dĩ s dng c trăm năm ti. Nhưng hu qu là s cung gia tăng t năm 2009 làm gim giá khí đt ti M. Khi y, Hoa Kỳ nghĩ ti vic xut cng trong điu kin mà giá khí đt ti Âu Châu và mi nơi khác đu đt hơn. 

Tr ngi cho vic xut cng gm có hai phn. Th nht là hn chế v chính sách vì M vn cm bán năng lượng ‘ra bên ngoài’ đ có an toàn năng lượng ‘bên trong’, li còn mun bo v môi sinh nên kim soát cht ch vic lp nhà máy chế biến khí lng gi là LNG.

Th hai là v k thut đ đưa khí đt t M ti các th trường khác. Vn đ k thut tht ra d gii quyết dù tn kém và mt dăm ba năm mi hoàn thành. Vn đ chính sách mi nan gii vì nhiu ràng buc chính tr bên trong nước M, thí d như các nhóm li ích hay doanh nghip chế biến, mun hn chế xut cng đ mua nguyên liu r nh gim giá. 

Thế ri khng hong Ukraina và đi sách thiếu thng nht ca Âu Châu trước sc ép ca Nga làm dư lun chính tr ti M thay đi. Gii phóng khí đt có th góp phn gii phóng Châu Âu ra khi vòng kim ta ca năng lượng Nga.

Chúng ta tht ra đang gia cuc cách mng nên tình hình thay đi và mi năm người ta li thy tim năng ca M tht ra cao hơn mi d đoán trước. M hin có sn lượng và mc tiêu th khí đt nhiu nht thế gii, và trong vài năm ti thì có dư đ bán ra ngoài vi giá r ch bng mt phn ba giá ca thiên h. Mà dù có xut cng thì cũng không nâng giá ni đa quá mnh và nếu giá tăng thì càng khuyến khích các doanh nghip khai thác thêm.

Khí đt lá bài li hi mi ca M ?
Nguyn-Xuân Nghĩa: H thng lut l M nhiêu khê vì áp lc ca nhiu trung tâm quyn li. Thí d gii bo v môi sinh đòi hn chế nhà máy chế biến, doanh nghip chế biến mun có nguyên liu r nên đòi hn chế xut cng. Mt cách c th thì doanh nghip M mun sn xut đ xut khu phi vượt sáu i, ca Cơ quan Liên bang Kim soát Năng lượng, B Năng lượng, Cơ quan Bo v Môi sinh, Cơ quan Bo v Thú hiếm, Cơ quan Bo v An ninh Hàng hi, B Vn ti, v.v.... Mà mun bán khí đt cho mt quc gia chưa ký Hip ước T do Mu dch vi M, trường hp ca vài nước Âu Châu, thì còn phi có giy phép riêng ca B Năng lượng vi lý do là vic xut cng này "phù hp vi quyn li ca công chúng M."

Ngày nay, nh hay vì s ngang ngược ca Tng thng Vladimir Putin, chính trường M đang thay đi quan nim, vi Lp pháp yêu cu Hành pháp áp dng th tc khn cp cho xut cng khí đt đ va bo v Ukraina va gii ta sc ép ca Putin trên các nước Âu Châu.

RFI : Nếu M thay đi chính sách thì s bán khí đt cho Âu Châu dưới hình thc nào và bao gi thì bán được ?

Nguyn-Xuân Nghĩa: Chúng ta mường tượng ra hai bước k thut là, th nht, ép khí thành nước trong nhà máy khí lng đ vn chuyn như du thô đến các th trường khác. Ri t cht lng tr li thành khí có th phân phi qua ng dn khí nơi mua. Khi bán như vy thì t đu ra bên M phi có giy phép và đu vào là nơi mua phi có đu tư đ lp nhà máy ci biến khí lng ra khí đt. Vic mua bán bao hàm c đu tư tn kém đ lp nhà máy bên kia đi dương và mt t ba đến năm năm. Do hoàn cnh đc bit ngày nay, nếu th tc cho phép và hoàn thành có th ngn hơn thì cũng mt hai năm.

Tht ra nhiu nước Âu Châu, k c Ukraina, có thy mi nguy ca áp lc Nga nên đã đa din hoá ngun cung cp. Thí d là Pháp và Hà Lan lp d án khí lng ti Dunkerque và Rotterdam vi công xut là 12 t thước khi mt năm, s khi s hot đng năm nay.

 Còn Ba Lan có d án nh hơn ti hi cng Swinoujscie có th hoàn thành năm nay vi công xut năm t thước khi.
Ukraina thì l thuc vào khí đt ca Nga đến 60% ca s tiêu th là 50 t thước khi mt năm. T năm 2013 x này ký hp đng vi hai tp đoàn năng lượng là Shell và Chevron đ khai thác khí đt t đá phiến ca mình, vi hy vng sn xut được t năm đến 10 t thước khi. 

Song song t hp ExxonMobil ca M cũng đang nghiên cu vic khai thác khí đt bên Tây ngn ca Hc Hi đ có thêm t năm ti 10 t thước khi. Ngay trước mt, Ukraina d tính đo ngược ngun cung cp, t Tây sang Đông thay vì t Nga, vi ng dn khí qua x Slovakia. Trong n lc đa năng hóa như vy ca Âu Châu, Hoa Kỳ có th đóng góp v k thut và đu tư ch không ch qua vic bán khí đt.

RFI : Nếu M giúp như vy thì Liên Hip ChâuÂu có th gim được mc đ l thuc vào khí đt ca Nga ti chng nào ?
Nguyn-Xuân Nghĩa: Cho đến nay, ta chưa có gii đáp v mc hiu qu là gim bao nhiêu phn trăm vào khí đt ca Nga nhiu lý do, c tiêu cc ln tích cc.
Th nht, vì yếu t cc b, áp lc cn tr xut cng vn còn mnh trong Chính quyn Obama. Th hai, vic đu tư vào nhà máy nơi mua là Trung Âu hay Đông Âu tht ra tn kém và ít li hơn bán khí cho Đông Á nên nhiu doanh nghip M còn ngn ngi. 
Th ba, các nước Âu Châu cũng có khu vc đá phiến đy trin vng, thí d như khi Pháp và Hoà Lan khi đng hai d án năm nay thì Pháp hết cn khí đt ca Nga, hai nước có th bo đm yêu cu cho nước B và còn dư 22 t thước khi đ bán ra ngoài, tc là Âu Châu cũng t gim mc l thuc vào khí ca Nga. 
Th tư là ngay ti Âu Châu, nhiu quc gia cũng e ngi môi sinh ô nhim nên chưa mnh dn chp nhn công ngh gn đá phiến ra khí đt, mc dù vn dùng than đá còn ô nhim hơn.
Ngoài ra, chưa nói đến xut cng thì Hoa Kỳ vn có th góp sc gii ta khi ph biến k thut khí đt cho nhiu quc gia, t bin Baltic qua Ba Lan, Rumani xung Hc Hi nếu các nước này ci t thuế khóa đ tiếp nhn đu tư ca M. Ngược li, khi thy M ra đòn, Nga có th phn đòn và xung giá đ duy trì ưu thế cnh tranh và thế lc chính tr. Khi y, ta thy ra bài toán khác. Giá khí đt ca Nga tht ra rt đt vì còn phi ch t Tây Bá Li Á (Sibérie) ti Âu Châu. Và mi d án khí đt ti Âu Châu làm gim s mua thí d như là 12 t thước khi trong tng s bán ca Nga cho Âu Châu là 200 t thước khi mt năm là có th làm Nga mt t 5 đến 10 t đô la. 
Sau cùng, dù vic xut cng ch tr thành thc tế trong hai ba năm ti, vic M thông báo s cho xut cng du thô và khí đt cũng lp tc làm st giá trên th trường quc tế. Mà giá khí ca Nga li giàng vào giá du, nếu du thô st giá dưới mc 90 đô mt thùng là Nga b ht ngân sách. Ông Poutin ngày nay còn hung hăng khi du thô còn trên trăm đng mt thùng, ch nếu st ti 90 đng là kinh tế và ngân sách Nga b khng hong như đã b vào năm 2009.
RFI : Tình hình chung v khí đt trích xut t đá phiến ti M là thế nào ?
Nguyn-Xuân Nghĩa: Trong mươi năm ti, Hoa Kỳ s dn đu thế gii v khí đt và làm gim giá năng lượng toàn cu vi lượng xut cng ngày càng cao hơn. Biến c Ukraina s đy mnh chiu hướng y. Th hai, trong ni đa Hoa Kỳ, công ngh mi cũng nâng cao hiu sut tiêu th và gim phí tn v năng lượng, thí d d thy là xe hơi ít hút xăng du và dùng khí đt nhiu hơn, hay người ta dùng người máy t đng nhiu hơn. 
Nói v kế toán, trong cơ cu sn xut, phí tn nhiên liu gim mnh khiến doanh nghip M có thế cnh tranh rt cao và nhu cu đu tư ra ngoài đ tìm nhân công r s không còn như trước, nên ta s thy "tư bn hi hương". Sau cùng, vì l thuc ít hơn vào năng lượng bên ngoài, như du thô Trung Đông, trong trường kỳ, nước M s có đi sách khác v an ninh chiến lược. Trong khi y, Liên bang Nga vn ch thuc loi chm tiến có võ khí và còn tùy thuc quá nhiu vào vic xut cng nguyên liu và năng lượng.
Theo báo cáo gn đây nht ca Cơ quan Năng lượng Quc tế đến năm 2018, Hoa Kỳ s là ngun cung cp đến 1/5 khí đt cho nhân loi. Đến năm 2025, nhp khu du thô vào nước M s gim xung ch còn 4 triu thùng/ngày thay vì 10 triu như hin nay. Trong chưa đy mt chc năm na, Hoa Kỳ s tr thành nhà sn xut du ha s 1 trên thế gii đng trước c Ar Rp Xê Út và Nga. Du ha và khí đt s là hai lá ch bài cho phép Washington phác ha li chính sách đi ngoi và s làm thay đi cc din trên bàn c quc tế.


Kinh tế Nga lao đao do bất ổn Ukraine

Cập nhật: 15:59 GMT - thứ tư, 16 tháng 4, 2014
Nền kinh tế Nga có thể tăng trưởng ở mức 0% năm nay, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov thừa nhận.
Các hãng thông tấn Nga trích lời ông Siluanov cảnh báo rằng kinh tế nước này đang phải đối mặt với “tình thế khó khăn nhất kể từ khủng hoảng 2008.”

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Ông Siluanov cho biết 63 tỷ đô la đã được rút khỏi thị trường Nga chỉ trong ba tháng đầu năm 2014. Việc sát nhập Crimea cũng sẽ khiến chi tiêu chính phủ tăng lên.
“Tăng trưởng GDP ước tính là rất thấp, chỉ 0.5%. Có lẽ nó còn xuống đến gần 0%,” bộ trưởng Tài chính Nga nói tại một cuộc họp nội các.

Ông này nói thêm rằng bất ổn địa chính trị, có thể hiểu là việc Nga can dự vào Ukraine và căng thẳng gia tăng tại miền đông nước này, khiến cho vốn bị rút với quy mô lớn ra khỏi thị trường.

Theo ông Siluanov, sự thoái vốn này là kết quả của việc một khối lượng lớn tiền rúp được đổi ra ngoại tệ.

Tăng trưởng trì trệ cũng liên quan đến sự phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng và nền kinh tế chưa được hiện đại hóa của Nga.

“Việc vốn bị rút ra khỏi thị trường làm giảm đi cơ hội đầu tư và tạo ra rủi ro cho ngân sách thiếu cân bằng. Lý do chính của hành động thoái vốn là sự bất ổn về tình hình địa chính trị,” ông Siluanov nói.

‘Khủng hoảng nhân tạo’

"Ở một chừng mực nhất định, những khó khăn của chúng ta gắn liền với nỗ lực của một số thế lực muốn đẩy chúng ta vào một cuộc khủng hoảng nhân tạo"

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev gần đây nói với cư dân Crimea rằng Kremlin sẽ tăng lương và tiền hưu trí, cùng với đó là tiền đầu tư cơ sở hạ tầng sau cuộc sát nhập gây tranh cãi vùng đất này vào Nga hồi tháng trước.

Ông Siluanov cảnh báo ông Medvedev không nên tiêu quá nhiều vào Crimea, cho là tuyên bố trên được đưa ra mà “không có sự phân tích về nhu cầu thực sự của Crimea và Sevastopol”.

Ông Medvedev miêu tả cuộc khủng hoảng ở Ukraine là “nhân tạo” và rằng nó chỉ có một phần trách nhiệm cho nền kinh tế đang gặp khó khăn.

“Chúng ta đương nhiên không thể loại trừ yếu tố chính trị trong thời điểm hiện nay, “ ông nói.
“Ở một chừng mực nhất định, tôi nhấn mạnh là chỉ ở một chừng mực nhất định, những khó khăn của chúng ta gắn liền với nỗ lực của một số thế lực muốn đẩy chúng ta vào một cuộc khủng hoảng nhân tạo.”

Với lực lượng thân Nga đang chiến đóng các tòa nhà công quyền ở nhiều thành phố miền đông Ukraine, và Kiev dọa dùng vũ lực để tái chiếm, căng thẳng tiếp tục leo thang trong khu vực.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew gần đây thúc giục các nước đóng góp nhiều hơn cho gói cứu trợ kinh tế Ukraine.



Putin thắng một thua ba 

Ngô Nhân Dụng
alt
Ngày hôm qua, cả Tòa Bạch Ốc lẫn Ðiện Kremlin đều nhanh chóng loan tin Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã điện thoại cho Tổng Thống Mỹ Barack Obama và hai bên đồng ý sẽ cho ngoại trưởng hai nước gặp nhau thảo luận chuyện Ukraine.

Ðây là một chuyện bất ngờ, vì gọi điện thoại cho ông Putin rất khó. Trước ngày dân Crimea đi bỏ phiếu ly khai Ukraine để nhập vào Nga trở lại, Ngoại Trưởng Mỹ Kerry gặp Ngoại Trưởng Nga Lavrov suốt mấy giờ ở Bruxelles để can ngăn lần chót. Có lúc bị thúc giục quá, ông Lavrov rút qua phòng khác gọi cho ông Putin xin ý kiến. Một lát, ông trở lại, cho biết ông không muốn nói chuyện điện thoại với mình!

Nay ông Putin đích thân gọi cho ông Obama vào buổi tối, trong lúc ông này đang ở khách sạn Ritz Carlton tại Riyadh, thủ đô Á Rập Saudi, sau hai giờ dự quốc yến với Quốc Vương Abdullah để xoa dịu cho ông hoàng dầu lửa bớt giận Mỹ vì đã họp với Iran (theo Hồi Giáo Shi Ai, đối thủ của Saudi) và bỏ rơi phe nổi dậy ở Syria (cùng phái Sun Ni với Saudi, nhưng quá nhiều cán bộ al-Qaeda).

 Riêng hành động tự ý gọi điện thoại của Putin đã cho thấy Putin muốn cầu hòa. Ðiện Kremlin cần giữ thể diện cho ông chủ, đã nêu lý do là ông Putin nêu lý do các nước cần tái lập trật tự ở thủ đô Kiev, trong lúc nhiều người thuộc một đảng chống Nga ở Ukraine đang biểu tình, đeo mặt nạ, bao vây trụ sở Quốc Hội ở Kiev, đòi bộ trưởng Nội Vụ từ chức. Ðiện Kremlin nói rằng phe cực hữu này đang đe dọa thường dân (ý nói dân gốc Nga), đe dọa các cơ quan chính quyền và cảnh sát ở thủ đô Kiev cũng như các nơi khác. 

Ông Putin cũng than phiền chính phủ Ukraine đang phong tỏa vùng Transnistria, đã ly khai khỏi xứ Moldova.

Ðây là một cách gỡ thể diện, cho dân Nga khỏi nghĩ là Tổng Thống Vladimir Putin đang lùi một bước. Khi hai ông Kerry và Lavrov gặp nhau, ít nhất Nga có hai điều trao đổi: Nga sẽ công nhận chính phủ Ukraine mới, ngược lại Kiev sẽ hứa bảo vệ an ninh cho người gốc Nga, và để cho Transnistria dễ dàng nhập cảng hàng hóa từ Nga, trong lúc 1,200 quân Nga trú đóng tại đó cũng đang cần thêm rượu vodka!

 Ngoài ra, những nhượng bộ khác để Mỹ và các nước Châu Âu không phong tỏa kinh tế Nga nhiều hơn, sẽ được điện Kremlin mô tả là chuyện phụ!
Ông Putin chắc có ý trao đổi, để tránh một cuộc phong tỏa kinh tế có thể leo thang từng bước một trong thời gian tới. Ông có thời giờ để kéo dài cuộc thảo luận giữa hai ngoại trưởng bao lâu cũng được, vì đằng nào ông cũng đã nắm vùng Crimea trong tay, và đang chuyển quân quanh biên giới Ukraine.

Riêng việc ngưng chuyển quân cũng có thể đưa ra như một lá bài trao đổi, mà Nga không mất gì cả. Chính phủ Mỹ chắc chắn sẽ đòi hỏi các nước Châu Âu cũng phải tham dự cuộc đàm phán, để khỏi mắc kế ly gián. Nhưng kết cục, tình hình có thể êm dịu hơn, về Crimea Nga vẫn coi như ván đã đóng thuyền, còn các nước khác sẽ không bao giờ công nhận sự kiện đó. Tình trạng đó có thể kéo dài không biết đến bao giờ.

Vladimir Putin phải mở cuộc tấn công ngoại giao, chắc vì đã thấy rõ hơn những hậu quả bất ngờ của hành động chiếm Crimea. Thứ nhất, dân Ukraine và các nước thuộc khối Liên Xô cũ ghê sợ hành động chính phủ Nga, họ đang nghiêng về phía Tây phương nhiều hơn. Thứ hai, Liên Hiệp Âu Châu (EU) thu hút được nhiều nước mới ở phía Ðông hơn, sẽ tạo thành một khối lớn có quyền lợi đối lập ngay bên cạnh Nga. 

Thứ ba, ông Putin đã đẩy Âu Châu và Mỹ gần nhau hơn.

Từ năm 2008, khi xua quân vào Georgia, ông Putin muốn ngăn cản không cho các nước cộng sản cũ đến gần khối EU và NATO. Nhưng bây giờ kết quả ngược lại. Dân Ukraine thù ghét Nga hơn, và dân các nước khác thì lo ngại phòng thủ. Dân Ukraine đồng lòng với vị tổng thống lâm thời Arseny Yatseniuk khi ông nói: “Chúng tôi ít quân hơn, chúng tôi không có bom nguyên tử. Nhưng chúng tôi có tinh thần của cuộc Cách mạng Ukraine; chúng tôi có lý tưởng tự do! Chúng tôi sẽ bảo vệ đất nước đến cùng.” Các nước miền Baltic, nơi có rất nhiều người gốc Nga sống, cũng như Ba Lan đã yêu cầu Mỹ đưa không lực tới biểu diễn để cho dân chúng yên lòng. 

Các nước EU đã cam kết ký một phần thỏa ước về chính trị với Ukraine, trong khi còn thảo luận về thỏa ước kinh tế. Không những Châu Âu đang sẵn sàng mở cửa cho hàng hóa của Ukraine, mà còn chuẩn bị ký các thỏa ước thương mại với hai nước thuộc Liên Xô cũ, Georgia và Moldova. Ðó là những điều mà ông Putin đã tìm cách ngăn cản từ mấy năm nay.

Qua việc chiếm Crimea, ông Putin đã giúp Mỹ và Âu Châu gần nhau hơn. Từ khi bất đồng ý kiến về việc Mỹ tấn công Iraq, khối Âu Châu lục địa đã tách xa Mỹ dần, có lúc chỉ nghĩ đến cạnh tranh hơn là hợp tác. Khi chính phủ Obama tuyên bố “chuyển trục” về phía Châu Á và Thái Bình Dương, dân Châu Âu càng thấy họ xa Mỹ. Dân Mỹ cũng chán Châu Âu, coi đó là một thế giới cổ lỗ, không thân thiện. Bây giờ dân Châu Âu không lo ngại về thế lấn lướt của nước Mỹ, mà lại lo chính phủ Mỹ bỏ mặc họ muốn làm gì thì làm. 

Còn dân Mỹ cũng sẽ hướng về Châu Âu hơn, như khi cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton so sánh hành động của Putin tại Crimea không khác gì Hitler đã lấy cớ bảo vệ người dân gốc Ðức ở các nước Tiệp Khắc, Ba Lan và Romani để khởi đầu các cuộc xâm lăng. Người Mỹ sẽ nhớ lại năm 1942 họ đã phải đem quân sang Châu Âu để bảo vệ các nguyên lý tự do dân chủ mà hai lục địa cùng chia sẻ. Ông Obama đã gợi lại kinh nghiệm đó trong ký ức dân Mỹ khi đến viếng nghĩa trang các tử sĩ Mỹ trong tuần qua khi đến Bruxelles: “Nếu chúng ta nhắm mắt để cho một nước dùng vũ lực vẽ lại bản đồ biên giới tức là chúng ta lãng quên những bài học đã được ghi lại trong các nghĩa trang ở lục địa này.”

Sau biến cố Crimea, các nước Châu Âu bây giờ đã chấp nhận vai trò lãnh đạo của nước Mỹ, ngay trong một cuộc khủng hoảng ở Châu Âu. Mỹ đã đóng vai thúc đẩy các nước Châu Âu phải đoàn kết hơn, và khuyến cáo cả dân Anh quốc đừng nghĩ đến việc tách ra khỏi EU. Cuộc thảo luận Thỏa ước Ðầu tư và Mậu dịch Xuyên Ðại Tây Dương (TTIP, Transatlantic Trade and Investment Partnership) đã “giậm chân tại chỗ” từ nhiều năm, bây giờ sẽ được thúc đẩy tiến tới nhanh hơn.

 Các chính phủ Châu Âu muốn hạn chế các khoản trao đổi, như chính phủ Pháp muốn bảo vệ văn hóa, nay sẽ nhượng bộ dễ dàng hơn mà không lo dân chúng phản đối. Quốc Hội Mỹ cũng nêu lên nhiều trở ngại về hiệp định TTIP vì không tha thiết, nay thái độ cũng sẽ thay đổi. Một lý do là với TTIP, việc xuất cảng dầu, hơi đốt của Mỹ sang Châu Âu sẽ dễ dàng hơn. Chính ông Putin đã gây ra biến chuyển tâm lý này.

Ông Putin còn vô tình giúp cho khối EU bành trướng nhanh hơn tốc độ họ trông đợi; và giúp khối sử dụng đồng Euro củng cố với các biện pháp “kham khổ” dễ dàng hơn. Trong 28 nước của Liên Hiệp EU chỉ có 18 nước đồng ý dùng chung tiền tệ. Nhưng đây là một cuộc kết hợp kinh tế tài chánh bất bình thường. Mặc dù có chung một ngân hàng trung ương để quyết định chính sách tiền tệ, mỗi nước vẫn giữ quyền quyết định về chi tiêu và thuế khóa; mà hai thứ đó có khi đi ngược chiều nhau. 

Một biện pháp để giảm bớt mâu thuẫn là các nước cam kết một số tiêu chuẩn về ngân sách. Hậu quả là một số nước đã chi tiêu quá trớn, vay nợ cũng quá trớn để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu; trong khi kinh tế trì trệ vì khả năng sản xuất không tăng lên kịp. Phải đợi đến khi mấy nước “phía Nam” như Hy Lạp, Tây Ban Nha lâm vào cảnh vỡ nợ, các nước vẫn “tài trợ” họ như nước Ðức mới có dịp thúc đẩy họ cải tổ cơ cấu, tiết kiệm để cân bằng ngân sách. Trong ba năm qua, khối sử dụng đồng euro đã bị khủng hoảng, nhiều người lo ngại có thể sẽ giải tán. Nay ông Putin đã tạo cơ hội cho họ thấy phải nương tựa vào nhau nhiều hơn, cùng một lúc cơn khủng hoảng cũng đang dần dần chấm dứt.

Bài học mà các nước trong khối Euro, và những nước đang nghĩ đến việc gia nhập khối này nhận được, là trường hợp Ukraine. Ðể được Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) giúp đỡ, Ukraine sẽ phải thi hành chính sách tiết giảm chi tiêu, cân bằng ngân sách, và cải tổ cơ cấu nền kinh tế, mà di lụy thời cộng sản đến nay vẫn chưa xóa hết. Có như vậy, Ukraine mới có thể tiến đến việc trao đổi thương mại tự do với các nước Tây Âu. Sau bài học của Ukraine, các nước sẽ thấy việc “thắt lưng buộc bụng” trong năm ba năm để cải tổ cơ cấu kinh tế là chuyện đáng làm!
Hơn nữa, các nước cựu cộng sản khác có thể thấy họ có ngày sẽ gia nhập sử dụng khối đồng Euro. Trong các nước thuộc Liên Hiệp Âu Châu (EU) có 15 nước với tỷ lệ thất nghiệp trên 9%, thì một nửa là những nước nằm bên cạnh Nga và Ukraine. Trong 13 nước còn lại, thất nghiệp dưới 9%, chỉ có một nước Romania nằm ở địa thế như vậy.Việc gia nhập khối đồng Euro khó khăn cho các nước còn nghèo, vì chính phủ họ sẽ phải tiết giảm chi tiêu, cải tổ cơ cấu; đừng để lâm vào cảnh như Hy Lạp.

Các nước Bulgaria, Lithuania, Poland, Latvia, Hungary, Romania, và Cộng Hòa Czech đang chuẩn bị vào khối đồng Euro. Trước đây họ không tha thiết lắm, nhất là khi thấy chính hối Euro đang gặp khủng hoảng. Nhưng sau khi chứng kiến ông Putin bắt nạt Ukraine, người dân các nước này sẽ sẵn sàng hy sinh chịu kham khổ như dân Hy Lạp mới trải qua, để được gia nhập một khối kinh tế lớn, ngang hàng với nước Nga. Chính phủ Ba Lan mới quyết định nối lại các cuộc thương thuyết gia nhập khối Euro, sau nhiều năm ngần ngại.


Tóm lại, ông Putin thắng một mặt, thua trên ba mặt. Ông thắng, vì đã chiếm lại được Crimea, sửa chữa một sai lầm lịch sử khi Krutchev đã gán vùng này cho Ukraie vào năm 1954. Nhưng ông thua, vì đã giúp cho các đối thủ của nước Nga đoàn kết với nhau hơn. 

Dân các nước cựu Xô Viết và cựu cộng sản thấy cần nương tựa vào Châu Âu hơn. Khối các nước Châu Âu sẽ bành trướng mạnh hơn về phía Ðông. Và mối giao thiệp giữa Mỹ với các nước Tây Âu sẽ cải thiện, vì họ thấy cần lẫn nhau. 

Nếu ông Putin muốn tỏ ra hòa hoãn trong những ngày sắp tới, có thể không phải vì ông ta lo Nga bị phong tỏa kinh tế, mà vì lo cứ đà này nước Nga sẽ càng ngày càng bị cô lập hơn. Mở lại những cuộc hòa đàm là một cách “ru ngủ” các đối thủ, để họ thấy tình trạng bớt căng thẳng. Nhưng chắc người dân các nước Châu Âu, các nước cựu cộng sản, và chính phủ của họ không dễ ru ngủ. Vì họ cũng biết, “Ðừng nghe những gì ông Putin nói, mà hãy nhìn kỹ những gì ông ta làm!”

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts