TT.Obama đọ sức mạnh quân sự Nga-Mỹ
Trận bóng tròn nữ Hoa Kỳ và Trung
cộng tại San Diego hôm 10/4
Tổng thống Barack Obama
hôm 16/4 khẳng định Nga không muốn một cuộc đối đầu quân sự với Mỹ.
Theo tin từ Washington Post,
khi trả lời phỏng vấn của nhà báo Major
Garrett thuộc CBS News, ông chủ Nhà Trắng nói rằng Nga phải công nhận Ukraina là một nước có chủ quyền có khả năng tự vạch ra đường lối cho mình.
"Họ sẽ không muốn bất kỳ một kiểu đối đầu quân sự nào với chúng tôi, thừa hiểu sức mạnh thông thường của chúng tôi vượt nhiều so với người Nga. Chúng tôi
không cần một cuộc chiến", ông Obama tự tin khẳng định.
TT.Barack Obama khẳng định Mỹ vượt trội Nga về sức mạnh quân sự.
Tổng thống Mỹ nhắc lại rằng việc Nga sáp nhập bán đảo Crưm là "trái phép", đồng thời cáo buộc Nga ủng hộ phe nổi dậy ở miền đông và nam Ukraina.
Ông Obama không đề cập đến chuyện có thêm các lệnh cấm vận nhằm vào Nga nhưng ông lặp lại những cảnh báo quen thuộc rằng nếu Nga có những hành động vi phạm chủ quyền Ukraina thì"sẽ có những hậu quả".
Hồi tháng 3, sau khi
Nga sáp nhập bán đảo Crưm, Mỹ và châu Âu đã đồng loạt áp đặt nhiều lệnh cấm vận nhằm vào Moscow.
Bình luận đánh giá sức mạnh quân sự giữa hai nước của ông Obama được đưa ra ngay trước khi đại diện của bốn bên gồm Mỹ, EU, Nga và Ukraina nhóm họp tại Geneva để bàn về khủng hoảng.
Bình luận đánh giá sức mạnh quân sự giữa hai nước của ông Obama được đưa ra ngay trước khi đại diện của bốn bên gồm Mỹ, EU, Nga và Ukraina nhóm họp tại Geneva để bàn về khủng hoảng.
Mỹ và EU đòi chấm dứt sự chiếm đóng ở miền đông Ukraina và
yêu cầu khoảng 40.000 quân Nga triển khai gần biên giới với Ukraina phải rút lui.
Khi Ngoại trưởng John Kerry đang
có mặt ở Geneva, một quan chức Mỹ còn tuyên bố rằng Nga phải "chớp lấy cơ hội này để xuống thang" nếu không muốn đối mặt với các lệnh cấm vận gay gắt hơn nữa.
Trong một diễn biến cho thấy bất hòa giữa Nga và phương Tây vẫn rất gay gắt, Bộ Ngoại giao ở Moscow cáo buộc Washington "luôn
thiếu thiện chí hoặc không thể nhìn thấy sự thực như nó vốn có trong thực tế, và trong nỗ lực áp đặt lên phần còn lại của thế giới một nhận thức méo mó về những gì đang xảy ra ở đông nam
Ukraina".
Tran Ho
To
Today at 10:30 AM
Vốn chảy khỏi Nga sẽ lên tới 100 tỷ USD trong năm
2014
Bộ Phát triển kinh tế Nga vừa đưa ra dự báo dòng vốn đầu tư chảy ra khỏi Nga trong năm nay
sẽ vào mức 100 tỷ USD.
Dự kiến, dòng vốn đầu tư chảy khỏi Nga sẽ lên tới 100 tỷ USD.
Bộ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Alexei Ulyukayev
hôm qua (16/4) cho biết, vốn đầu tư rút khỏi Nga trong quý I/2014
lên tới 50 tỷ USD theo thống kê của Ngân hàng trung ương và 63 tỷ USD theo số liệu từ Bộ Phát triển kinh tế.
Bộ trưởng Ulyukayev cho biết kinh tế nước Nga hiện nay đang rơi vào tình trạng đáng báo động và xấu nhất kể từ năm 2009 tới nay, thậm chí ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Dự kiến, dòng vốn đầu tư chảy khỏi Nga sẽ lên tới 100 tỷ USD.
Bộ trưởng Ulyukayev cho biết kinh tế nước Nga hiện nay đang rơi vào tình trạng đáng báo động và xấu nhất kể từ năm 2009 tới nay, thậm chí ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Dự kiến, dòng vốn đầu tư chảy khỏi Nga sẽ lên tới 100 tỷ USD.
“Sự bất ổn của thị trường toàn cầu, các nhà đầu tư đang thận trọng hơn bao giờ hết trong các quyết định đầu tư quốc tế là những nguyên nhân
chính khiến dòng vốn đầu tư quốc tế suy yếu”, ông Ulyukayev
cho biết.
GDP của Nga chỉ tăng trưởng 0,8% trong quý
I/2014. Dự báo, tăng trưởng kinh tế của quốc gia này sẽ giảm xuống còn 0,5% trong
năm nay ngay cả khi các nước phương Tây không tăng cường lệnh trừng phạt. Bộ trưởng Ulyukayev cũng
cho biết, đầu tư vào vốn cố định trong quý I cũng
giảm 4,8%.
Bên cạnh đó, với doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt giảm sút trong thời gian gần đây, khoản nợ công của Nga trong năm ngoái ước tính vượt xa con số 0,5% GDP đưa ra trước đó mà sẽ vào khoảng 2-3% GDP.
Bên cạnh đó, với doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt giảm sút trong thời gian gần đây, khoản nợ công của Nga trong năm ngoái ước tính vượt xa con số 0,5% GDP đưa ra trước đó mà sẽ vào khoảng 2-3% GDP.
Các cổ phiếu Nga giao dịch trên sàn chứng khoán New York
cũng liên tục giảm điểm xuống mức thấp nhất trong vòng 1
tháng. Nhà đầu tư lo ngại Tổng thống Vladimir Putin sẽ đối mặt với các lệnh trừng phạt tài chính khắc nghiệt hơn sau khi có thông
tin lực lượng đặc nhiệm Nga đã được cử đến miền đông Ukraine./.
VOV Online/Itar-Tass
anh truong
To
Today at 9:44 AM
CON LỪA KHÔNG ROI KHÔNG CHỊU KÉO - UCRAINE KHÔNG LÀM MẠNH CHƯA
CHẮC PUTIN NHƯỢNG BỘ - GỌI ĐIỆN CHO OBAMA LÁ DẤU HIỆU NHƯỜNG CỦA PUTIN .
TUYÊN BỐ CHUNG MỸ NGA NATO VÀ UCRAINE
tka23 post
Mỹ, Nga, Ukraine và Liên minh châu Âu hôm 17/5 đã thông qua một tuyên bố chung cùng kêu gọi dừng ngay lập tức bạo lực ở
Ukraine.
Mỹ, Nga, Ukraine và Liên
minh châu Âu hôm 17/5 đã thông qua một tuyên bố chung cùng kêu gọi dừng
ngay lập tức bạo lực ở Ukraine, nơi cường quốc phương Tây tin rằng Moscow
đang kích động một phong trào ly khai thân Nga.
Washington ngay lập tức
cảnh báo Moscow rằng sẽ phải đối mặt với lệnh trừng phạt hơn nữa nếu họ
không thực hiện các thỏa thuận, đạt được trong cuộc đàm phán khủng hoảng bốn
bên tại Geneva.
"Tất cả các bên
phải kềm chế mọi bạo lực, đe dọa hoặc hành động khiêu khích", một tuyên bố
chung đưa ra sau các cuộc đàm phán Geneva cho biết.
"Tất
cả các nhóm vũ trang bất hợp pháp phải được giải giáp,
tất
cả các tòa nhà bị tịch thu bất hợp pháp phải được trả lại cho chủ sở hữu hợp
pháp,
tất
cả các đường phố bị chiếm đóng bất hợp pháp, quảng trường và nơi công cộng khác
trong thành phố Ukraine, thị trấn phải được giải toả ",
tuyên bố cho biết
thêm.
Yêu cầu dừng các hoạt
động bắt giữ người biểu tình; ân xá cho những người biểu tình, trừ những người
phạm trọng tội; cải cách hiến pháp thực sự cũng được các bên tham gia đàm phấn
thông qua.
"Đó sẽ là một thử
thách cho Moscow nếu Nga muốn thực sự thể hiện sự sẵn sàng để ổn định trong các
khu vực này", Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Ukraine Andriy
Deshchytsia nói.
Ngoại trưởng Nga Sergei
Lavrov cho biết sau cuộc đàm phán rằng, mục đích của cuộc đàm phán là để gửi
một tín hiệu đến những nhà lãnh đạo Kiev, những người chịu trách nhiệm cho sự
ổn định trong nước và phải bảo đảm rằng "mỗi khu vực có thể
bảo vệ lịch sử và ngôn ngữ của nó".
|
Ngoại
trưởng Ukraine Deshchytsia (phải) trò chuyện với Ngoại trưởng Mỹ John
Kerry (trái) và quan chức phụ trách chính sách đối ngoại EU Catherine Ashton
(giữa) tại Geneva hôm 17/4.
|
"Chỉ khi đó Ukraine
mới trở thành một quốc gia mạnh, một cây cầu giữa phương Đông và phương
Tây", ông Lavrov nói.
Hội nghị Geneva đã cho
Nga hy vọng rằng Mỹ và EU đang thực sự quan tâm đến một hợp tác ba bên với Nga
nhằm thuyết phục người Ukraine ngồi xuống bàn đàm phán, ông Lavrov nói. Người Mỹ có một ảnh
hưởng quyết định đối với các quan chức Kiev, mà họ nên sử dụng nó để giải quyết
cuộc khủng hoảng.
Nga không muốn bất
kỳ lực lượng quân sự nào tới Ukraine, ông Lavrov nhấn mạnh. Mối quan tâm chính
của Moscow là quyền lợi của tất cả các vùng ở Ukraine, bao gồm cả những người
có đa số nói tiếng Nga, phải được đưa vào trong cải cách hiến pháp.
"Chúng tôi đã hoàn
toàn không mong muốn gửi quân của chúng tôi tới Ukraine, đến lãnh thổ của một
quốc gia thân thiện, đến vùng đất của một quốc gia anh em. Điều này đi ngược
lại các lợi ích căn bản của Liên bang Nga ", ông Lavrov nói.
Thái độ hoài nghi
Theo Reuters, vẫn có
nhiều hoài nghi về việc liệu thỏa thuận bốn bên này có thể được thực hiện như
thế nào sau khi nó được công bố.
"Ngoại giao không
thể thành công nếu không có chỗ cho sự thỏa hiệp", ông Ulrich Speck,
một học giả thỉnh giảng tại Đại học Carnegie châu Âu cho biết. "Điện Kremlin muốn Ukraine nằm riêng dưới
sự kiểm soát của họ bằng cách này hay cách khác. Họ cảm thấy rằng đang có tiến
triển tốt về mục tiêu đó, và chưa sẵn sàng để quay trở lại. Phương Tây chỉ đơn
giản là không thể đồng ý với những điều kiện này".
Ngoại trưởng Mỹ John
Kerry cho biết sẽ có biện pháp trừng phạt bổ túc đối với Nga nếu
không hành động để giảm căng thẳng ở Ukraine.
"Nếu không có tiến
bộ trong những ngày tới và chúng ta không thấy một phong trào đi đúng hướng,
sau đó sẽ có biện pháp trừng phạt bổ túc , chi phí bổ sung như một hệ
quả," ông Kerry nói với các phóng viên.
Mỹ và Liên minh châu Âu
đã áp đặt lệnh cấm thị thực và đóng băng tài sản đối với một số lượng nhỏ các
cá nhân Nga, một phản ứng mà Moscow đã công khai chế nhạo. Tuy nhiên, các nước phương Tây cho biết họ đang dự tính
sẽ có các biện pháp có thể làm tổn thương nền kinh tế của Nga rộng rãi hơn nữa.
Nhưng một số quốc gia EU
ít nhất không muốn đẩy mạnh hơn trừng phạt vì sợ rằng nó có thể khiêu khích Nga
hơn nữa hoặc kết thúc làm tổn thương nền kinh tế của chính mình.
Ngoại trưởng Kerry và
phụ trách chính sách ngoại EU Catherine Ashton nói rằng Mỹ và EU vẫn có một sự
khác biệt đáng kể với Nga về tình trạng của khu vực Crimea của Ukraine đã sáp
nhập vào Moscow hồi tháng trước./
ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC NGÀY 17/04/2014
Ukraina : Ván bài lật ngửa của Moscow
Thanh Hà
Người biểu tình thân Nga lập chiến lũy và chiếm trụ sở cơ quan an
ninh tại Luhansk, miền đông Ukraina, ngày 10/04/2014
Pháp thông báo cắt giảm chi tiêu, tiết kiệm 50 tỷ euro và cuộc họp
bốn bên tại Genève để giải quyết khủng hoảng Ukraina là hai chủ đề chính của các
tờ báo Paris trong ngày. Les Echos báo trước thất bại của Genève. Le Figaro
trong bài báo mang tựa đề « Ukraina : tại Genève, Matxcơva lật ngửa ván bài » phác
họa toàn cảnh của Ukraina hôm nay.
Theo Le Figaro, tình hình Ukraina ngày càng nẫu nát. Chính quyền
Kiev và quân đội Ukraina bị chỉ trích bất lực trong việc tái lập ổn định ở các
tỉnh thành miền đông, nơi phe thân Nga đang hoành hành. Quyền tổng thống
Tourchinov trong tư thế của một nhà làm xiếc đi dây. Ngoại trưởng Nga đến
Genève ở thế thượng phong với một giái pháp cho Ukraina : Thành lập một liên
bang Ukraina.
Tại Genève, Ngoại trưởng Nga đơn thương độc mã nhưng ông Lavrov
lại trong thế mạnh. Trước mặt ông là Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry, là đạị diện
của ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu bà Catherine Ashton, là Ngoại trưởng lâm
thời Ukraina, Andrei Dechtchitsa. Như bình luận của một chuyên gia Nga được Le
Figaro trích dẫn, trong mắt Matxcơva, Kiev chỉ « núp sau lưng Washington » để
nói chuyện với Nga. Còn Liên Hiệp Châu Âu thì chỉ đưa ra những tuyên bố cho vừa
lòng dân. Bruxelles không « lợi hại » bằng Washington.
Libération nói tới chiến lược của Nga tại cuộc họp Genève hôm này,
một hình thức « Chia để trị » trước một nước láng giềng sát cạnh đang hướng về
phương Tây.
Trong bài viết mang tựa đề « Những tính toán khó lường trước được
Putin » báo Le Monde cho rằng, Nga khó có thể thôn tính miền đông Ukraina như
kịch bản đã từng áp dụng với Crimée do vậy, giải pháp mà ông Lavrov trình bày
với các đồng sự Mỹ, Châu Âu và Ukraina là một lộ trình để thành lập liên bang
Ukraina. Mục tiêu sau cùng của Matxcơva là làm suy yếu chính quyền Kiev, phá
hoại cuộc bầu cử tổng thống dự trù diễn ra vào cuối tháng 5/2014.
Điện Kremli sẽ theo đuổi mục tiêu đó cho tới khi nào mà chính
quyền ở Kiev phải ngoan ngoãn nghe lời Matxcơva. Bởi vì nếu Ukraina bầu ra một
vị tổng thống được tất cả mọi người và quốc tế công nhận, kế hoạch thành lập
một Liên bang Á - Âu chung quanh Matxcơva của tổng thống Putin coi như thất
bại.
Nga không dễ « xé lẻ » Ukraina
Vào lúc quốc tế lo ngại kịch bản Ukraina bị tan rã, hay ít ra là
đang cận kề một cuộc nội chiến, trên nhật báo Le Monde, chuyên gia Isabelle
Facon, thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) đưa ra một quan điểm khác : Putin
không dễ xé lẻ Ukraina.
Tác giả bài báo không phủ nhận Ukraina đang đứng bên trên một lò
thuốc súng và nêu lên những rủi ro - từ kinh tế đến chính trị - đang đe dọa quê
hương Nicolas Gogol, tác giả cuốn « Những linh hồn chết ». Chuyên gia về chiến
lược của Pháp, nhìn nhận những lúng túng của chính phủ lâm thời Ukraina, còn
Matxcơva thì lợi dụng những khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ của người Ukraina,
dùng những thủ đoạn chính trị chia rẽ chính những người cùng sinh ra và lớn lên
trên một mảnh đất. Thế nhưng theo bà Facon, « Ukraina không dễ vỡ như người ta
lầm tưởng » :
Thứ nhất, Ukraina có thể « hàn gắn » những bất động nội bộ giữa
các sắc dân, giữa những cộng đồng nói tiếng Nga với phần còn lại, giữa các phe
phái chính trị. Tác giả cho là Matxcơva đã thổi phồng những khác biệt đó để gây
chia rẽ, để phục vụ cho các mục đích chính trị của Nga.
Thứ hai là tới nay, trong hàng ngũ những người Ukraina thân Nga,
không phải ai cũng muốn sáp nhập vào với nước Nga. Người thì muốn hướng tới một
liên bang Ukraina, kẻ thì chỉ muốn các tỉnh thành ở miền đông được thêm quyền
tự trị. Một số khác thì đơn giản là muốn được tiếp tục sử dụng tiếng Nga, hay muốn
Kiev bảo đảm là trong một chế độ mới hậu Ianoukovitch, những quyền lợi về kinh
tế của họ không bị sứt mẻ. Mẫu số chung duy nhất của những người này là họ thận
trọng trước một chính quyền nảy sinh từ phong trào phản kháng Maidan.
Tác giả bài phân tích nhấn mạnh : Đại đa số người dân, dù ở miền
đông hay miền nam, đều ý thức rất rõ rằng trước hết, họ là người Ukraina. Do
vậy, viễn cảnh Ukraina bên bờ nội chiến, cho tới thời điểm này hãy còn xa vời.
Thái độ thận trọng của Kiev trước những người chiếm đóng trụ sở
chính quyền ở Donetsk hay Lougansk, Slaviansk, tuy bị một thành phần công luận
Ukraina chỉ trích, nhưng điều đó thể hiện sự kiềm chế tất yếu.
Vẫn theo bà Facon, không có yếu tố nào cho phép kết luận rằng Nga
có thể « xé nhỏ » Ukraina thành từng mảnh và cũng không có dấu hiệu nào cho
thấy Matxcơva muốn Ukraina bị tan rã. Chủ nhân điện Kremli chủ yếu muốn chính
quyền Kiev trong tương lai vẫn phải chịu ảnh hưởng của Nga, nghe theo Nga và
nhất là không ngả về phía Âu - Mỹ, không gia nhập khối Liên Minh Bắc Đại Tây
Dương.
Bản thân nước Nga thừa biết rằng, sẽ phải trả giá đắt cả về mặt
quân sự lẫn chính trị nếu như Matxcơva muốn diễn lại vở tuồng như ở Crimée hồi
tháng 3/2014.
Algéri :
Bầu cử tổng thống để làm gì ?
Bên cạnh các bài phân tích dài về Ukraina, các báo Pháp trong ngày
dành nhiều chỗ để « mổ xẻ » cuộc bầu cử Algéri. La Croix nói tới một cuộc bầu
cử « Không ảo tưởng » do việc phe nhóm của tổng thống Bouteflika không có hề có
ý định « nhả bớt » một ly quyền lực nào. Đằng sau một ông tổng thống đã gần đất
xa trời, những phe nhóm trong bóng tối vẫn tiếp tục giật dây, thao túng quyền
lực.
L'Humanité đặt câu hỏi : « Bầu cử, thế rồi sao nữa ? » Libération
trả lời : « Gần như chắc chắn là tổng thống Bouteflika sẽ tái đắc cử thêm một
nhiệm kỳ thứ tư, viễn cảnh chính quyền Alger đàn áp đối lập và các thành phần
trong xã hội dân sự là điều gần như chắc chắn sẽ xảy ra ». Les Echos thì nói
tới một đất nước bị tê liệt, các nguồn tài nguyên chính là dầu, khí đang bị cạn
kiệt chủ yếu do thiếu đầu tư.
Bắc Kinh cố chứng minh vẫn làm chủ tình hình kinh tế Trung Quốc
Nhìn sang châu Á, phụ trang kinh tế của tờ Le Monde tập trung vào
tăng trưởng Trung Quốc đang bị chựng lại. Nhiều nền kinh tế đang trỗi dậy bị
khó khăn lây khi ông khổng lồ Trung Quốc « bị cảm lạnh ».
Báo kinh tế Les Echos lưu ý độc giả « Bắc Kinh đang che đậy tình
hình, tránh để xảy ra một cuộc khủng hoảng niềm tin ». Từ tăng trường đến đầu
tư, các chỉ số kinh tế của Trung Quốc đang rơi xuống mức thấp kỷ lục. Tổng sản
phẩm nội địa của Trung Quốc chỉ tăng 7,4 % so với cùng thời kỳ năm ngoái. Đây
là mức thấp nhất từ một năm rưỡi nay.
« Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc lại dậm chân tại chỗ » tựa một
bài báo dài trên Le Monde và tờ báo lưu ý, khác với những lần trước, kỳ này Bắc
Kinh sẽ không bơm thêm tiền để kích cầu, mà sẽ tiếp tục ghìm giá đồng nhân dân
tệ để tiếp sức cho khu vực xuất khẩu. Nhưng đáng chú ý hơn là bài viết thứ nhì
trên cùng một trang báo xoáy vào liên hệ « sống còn » giữa các nước đang trỗi
dậy với sự vững mạnh hay không của kinh tế Trung Quốc.
Đơn giản do nền kinh tế thứ 2 trên thế giới là « yếu tố quyết định
» cho sự thịnh vượng (hay không) của các nước đang lên trong suốt 15 năm qua.
Theo thẩm định của IMF chỉ cần GDP của Trung Quốc tăng thêm 1 % là cũng đủ để
đem lại đến 10 % tăng trưởng cho 16 nước đang phát triển. Để so sánh, đà kéo
theo đó của kinh tế Trung Quốc chỉ bằng 1/3 so với của Mỹ.
Nhưng phải nhìn nhận là vào lúc các nước công nghiệp phát triển
đang gặp khó khăn, thì nhu cầu tiêu thụ của hơn 1,2 tỷ người dân Trung Quốc
không phải là nhỏ. Châu Mỹ La Tinh, châu Phi thịnh vượng nhờ rút ruột bán
nguyên, nhiên liệu cho xưởng gia công lớn nhất địa cầu. Điều gì sẽ xảy tới cho
các châu lục này khi Trung Quốc không còn tiêu thụ dầu, khí hay kim loại,
xi-măng, nhiều như trước nữa ?
Pháp :
Liều thuốc đắng của ông lang y Manuel Valls
Trở lại thời sự Pháp, « liều thuốc đắng », « viên thuốc
khó nuốt trôi » là những cụm từ báo chí Paris dùng để nói về các biện pháp
cắt giảm chi tiêu được thủ tướng Manuel Valls thông báo sơ khởi sau cuộc họp
hội đồng bộ trưởng hôm 16/04/2014.
« Không chính xác, nhưng lại là những biện pháp quá đau đớn » cho
người dân khi mà các khoản chi tiêu xã hội đều bị « khóa » lại. Tờ Libération
thiên tả nhận xét như trên về một số các biện pháp nhằm tiết kiệm 50 tỷ euro
trong ngân sách nhà nước cho 3 năm sắp tới.
Nhật báo Le Parisien chơi chữ : « Thủ tướng Valls bắt chúng ta ăn
kiêng » để giảm cân, « Manuel Valls, siết chặt các khoản chi tiêu xã hội », tựa
của tờ báo kinh tế Les Echos. Ở trang trong tờ báo ghi nhận « thủ tướng Pháp,
mạnh tay cắt giảm chi tiêu công cộng » và đó là « Gáo nước lạnh đối với nhiều
dân biểu trong đảng cầm quyền ».
Trong lúc báo cộng sản L'Humanité châm biếm gọi chính phủ của thủ
tướng Valls là một « Nội các chiến đấu … chống lại những công bằng xã hội » thì
tờ Le Figaro thiên hữu cho rằng « Valls cắt giảm chi tiêu chưa đủ liều ». Người
đọc có cảm tưởng Le Figaro hài lòng khi thấy « Các biện pháp thắt lưng buộc
bụng của chính phủ không thấm vào đâu nhưng cũng đủ để cho đảng Xã hội cầm
quyền thịnh nộ ».
Ở trang trong tờ báo mổ sẻ : nhà nước Pháp cần tiết kiệm 50 tỷ
euro vậy mà thủ tướng Valls chỉ thông báo các biện pháp cắt giảm rất hời hợt ».
Nhật Bản mở cửa đón người lao động nước ngoài
Trong lĩnh vực xã hội, Libération chú ý đến hiện tuợng lần đầu
tiên, Nhật Bản mở rộng cửa đón nhận 200.000 người lao động nhập cư : một chuyện
lạ tại một đất nước nổi tiếng là khép kín với người ngoại quốc.
Sau khi khuyến khích phụ nữ đi làm, đóng góp nhiều hơn cho xã hội,
Nhật Bản chuẩn bị tuyển nhân viên ngoại quốc vào làm việc trên xứ hoa anh đào
để góp phần xây dựng một đất nước đang trên đà bị lão hóa, số dân cư ngày càng
ít đi. Hiện tại, 41 % các doanh nghiệp trong ngành xây dựng thiếu nhân công,
trong khi đó 1/3 nhân viên tuổi đã ngoài 55. Điều đó có nghĩa là trong tương
lai không xa số này sẽ phải về hưu.
Cần biết rằng, chỉ để xây dựng các cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho Thế
vận hội 2020, Nhật Bản cần tuyển dụng thêm 25.000 công nhân xây dựng, 50.000
cho ngành du lịch và lưu thông. Nhìn đến dịch vụ trợ giúp, chăm sóc người già,
nước Nhật của thủ tướng Abe trong thập niên tới sẽ thiếu đến 1 triệu đôi tay.
Việc Tokyo đề ra mục tiêu mở cửa đón người lao động nước ngoài
khiến các nhà xã hội học ngạc nhiên, do tới nay Nhật Bản là một trong những
quốc gia khép kín nhất. Tỷ lệ người ngoại quốc sống tại Nhật Bản chỉ là 1,7%
thay vì 5,8% như ở Pháp chẳng hạn hay 8,7% tại Đức và hơn 7% ở vương quốc Anh.
NgườiViệtYêuNgườiViệt
To
Today at 12:05 PM
Thứ năm 17 Tháng Tư 2014
Ukraina : Đàm phán tại Genève, Putin ngầm đe dọa
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (T) và
Ngoại trưởng Nga gặp nhau trước cuộc họp 4 bên về Ukraina tại Genève ngày
17/04/2014.
Reuters
Hôm nay 17/05/2014 lần đầu tiên bốn bên Nga, Hoa Kỳ,
Liên hiệp châu Âu và Ukraina đàm phán tại Genève để cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng tệ hại nhất giữa phương Đông và phương Tây từ thời chiến tranh lạnh cho đến nay. Tổng thống Nga Vladimir
Putin ngầm đe dọa có thể sử dụng vũ lực.
Các nhà ngoại giao Mỹ bày tỏ hy vọng sẽ có được đối thoại thực sự giữa Matxcơva và Kiev, và giảm được căng thẳng ở miền đông Ukraina. Nhưng cách đây một tuần chính Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách châu Âu
Victoria Nuland đã nhìn nhận không chờ đợi nhiều ở hội nghị này.
Tổng thống Nga Vladimir
Putin cũng tỏ ra cứng rắn, khi tuyên bố « rất hy vọng sẽ không buộc lòng phải gởi quân đội đến Ukraina ». Ông
Putin kêu gọi Kiev «chấp nhận đối thoại kẻo đưa đất nước đến thảm họa », cho lời khẳng định quân Nga có mặt tại miền đông Ukraina là «
tào lao », đòi « bảo đảm quyền lợi của người Nga » tại đây. Putin cũng
cam đoan không hề sợ hãi NATO.
Từ Genève, thông tín
viên Daniel Vallot nhận định :
« Một số nhà ngoại giao cho rằng bản thân việc tổ chức được cuộc hội nghị tại Genève đã là một thành công. Đây
là lần đầu tiên Ngoại trưởng Nga gặp gỡ người đồng nhiệm Ukraina, xuất thân từ cuộc cách mạng Maidan. Nhưng trừ trường hợp phép lạ xảy ra, có rất ít cơ hội khiến các thương thảo này mang lại được kết quả cụ thể.
Một bên là người Nga khăng khăng với dự án biến Ukraina thành một liên bang. Đề án này bị chính quyền Ukraina và các đồng minh phương Tây bác bỏ ngay lập tức, cho rằng đây là khúc nhạc dạo đầu dẫn đến việc đất nước này bị tan rã. Phía Kiev
cho biết sẵn sàng thảo luận vấn đề tản quyền, để cho khu vực miền đông được tăng cường tự trị. Tuy nhiên các nhượng bộ của Ukraina vẫn chưa đủ dưới mắt Matxcơva.
Ngoài các đề nghị căn bản về tương lai của Ukraina, tình
hình tại chỗ ngày càng gay go. Matxcơva và Kiev tố cáo lẫn nhau là đã khơi dậy căng thẳng tại miền đông Ukraina. Thế nên cần phải có một sự bày tỏ thiện chí cao độ từ các bên, để có thể tiến hành đối thoại, và hình thành
nên hy vọng thoát khỏi khủng hoảng từ cuộc đàm phán này ».
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching