HOA KỲ - CHÂU Á -
Bài đăng : Chủ nhật 06 Tháng Tư 2014 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 06 Tháng Tư 2014
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ yêu cầu Trung Quốc tôn trọng các láng giềng
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera
(T) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (P)
duyệt qua hàng quân danh dự tại trụ sở Bộ Quốc phòng Nhật ở Tokyo ngày
06/04/2014.
REUTERS/Alex Wong
Đức
Tâm RFI
Đang công du Nhật Bản, sau cuộc gặp với đồng nhiệm Nhật Bản Itsunori Onodera, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ
Chuck Hagel hôm 06/04/2014, đã nhắc đến tiền lệ Nga sáp nhập vùng Crimée để cảnh báo Trung Quốc không nên có những hành động đơn phương nhằm giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Nhật Bản cũng như với các nước Châu Á khác.
Theo Bộ trưởng Chuck Hagel, « tất cả mọi quốc gia đều cần phải được tôn trọng, cho dù đó là nước lớn hay nhỏ » và « chúng ta thấy một ví dụ minh họa rõ ràng cho việc không tôn trọng, cưỡng bức và hù dọa qua những gì mà Nga đã
làm tại Ukraina »
Ông Hagel nhấn mạnh : « Không thể vẽ lại đường biên giới, xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của các quốc gia qua các hành
động vũ lực, cưỡng bức và dọa nạt – cho dù đó là
những hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương hay các quốc gia lớn ở Châu Âu. Và tôi
muốn nói rõ điều đó với Trung Quốc ». Bởi vì là « một cường quốc lớn », thì « Trung Quốc phải có trách nhiệm to lớn ».
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã tuyên bố như trên trước khi ông tới Bắc Kinh ngày 07/04.
Đồng thời, ông Hagel cũng
nhắc lại là Hoa Kỳ cam kết đứng bên cạnh đồng minh Nhật Bản trong khuôn khổ hiệp định phòng thủ chung và phạm vi áp dụng của bản hiệp định này bao gồm cả các quần đảo ở biển Hoa Đông, nơi đang có những tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Ông nói : « Chúng tôi kiên quyết chống lại mọi hành động cưỡng chế đơn phương nhằm phủ nhận sự kiểm soát hành chính
của Nhật Bản » đối với một vùng lãnh thổ và ông kêu gọi Tokyo và Bắc Kinh giải quyết một cách hòa bình
các tranh chấp lãnh thổ.
HOA KỲ - CHÂU Á -
Bài đăng : Chủ nhật 06 Tháng Tư 2014 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 06 Tháng Tư 2014
Mỹ đưa thêm hai tàu chiến trang bị tên lửa Aegis đến Nhật
Khu trục hạm USS Milius được trang bị hệ thống tên lửa Aegis. Thêm hai chiến hạm loại này sẽ được Mỹ bố trí tại Nhật Bản trước cuối năm 2017.
(US Defense)
Trọng
Nghĩa RFI
Ghé thăm Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ngày 06/04/2014 không chỉ trấn an đồng minh bằng lời nói suông. Ông còn loan báo quyết định sẽ cho triển khai thêm tại Nhật hai khu trục hạm được trang bị hệ thống chống tên lửa Aegis. Hai tàu
chiến hiện đại này sẽ tăng cường cho lực lượng vốn đã hùng hậu của Mỹ tại Nhật Bản.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Bộ Quốc phòng Nhật Bản, ông Hagel xác nhận là kế hoạch tăng viện này sẽ được thực hiện từ nay đến năm 2017 : « Để đối phó với hành động khiêu khích và
gây mất ổn định của Bình Nhưỡng, bao gồm các vụ phóng tên lửa gần đây, vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, tôi có thể thông báo hôm nay rằng nước Mỹ có kế hoạch triển khai thêm tại Nhật Bản hai chiến hạm được trang bị hệ thống chống tên lửa Aegis vào khoảng năm 2017 ».
Hoa Kỳ hiện đã bố trí năm khu trục hạm được trang bị hệ thống chống tên lửa tối tân này tại Nhật Bản, nơi Mỹ có nhiều căn cứ quân sự quan trọng và một lực lượng lên đến gần 50.000 quân.
Ngày 02/03 vừa qua, Bắc Triều Tiên đã cho thử nghiệm loại tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công Nhật Bản.
Theo các nguồn tin báo chí,
Tokyo đã ra lệnh cho quân đội của mình là phải tiêu diệt bất kỳ tên lửa nào của Bắc Triều Tiên bay ngang
không phận Nhật Bản, cũng như đã triển khai các chiến hạm Nhật Bản được trang bị hệ thống Aegis trên vùng
biển Nhật Bản, ngoài khơi bán đảo Triều Tiên.
Quyết định tăng cường lực lượng Mỹ tại Nhật Bản đã được Bộ trưởng Quốc phòng Hagel loan
báo trong bối cảnh là vào tháng 10/2013, Hoa Kỳ cũng đã quyết định triển khai một hệ thống radar cảnh báo thứ hai tại Kyoto (phía tây Nhật Bản), cũng như tăng gia số lượng tên lửa chống tên lửa tại bang Alaska (miền Tây Bắc Hoa Kỳ).
Đối với ông Hagel, tất cả những biện pháp đó sẽ nâng cao đáng kể khả năng bảo vệ Nhật Bản và lãnh thổ Mỹ chống lại mối đe dọa của tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên.
Theo các nhà quan sát, điều không được nói ra là các phương tiên tối tân triển khai tại Nhật Bản không chỉ nhằm giám sát Bắc Triều Tiên, mà còn bao trùm cả Trung Quốc, và đó cũng là một phần trong chiến lược xoay trục của Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình
Dương.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching