Nguyễn Đạt Thịnh -
Thứ Bảy, 12.4.2014
CHIẾN TRANH ẢO
Nguyễn Đạt Thịnh
Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, ông Chuck Hagel (phải),
đi cùng người đồng nhiệm Trung Quốc,
trong chuyến thăm nước này hồi đầu tuần.
Nhằm bảo vệ hòa bình, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc yêu cầu các nước
thành viên chỉ sử dụng lực lượng quân sự trong mục đích tự vệ; quy định này đặt
trên nguyên tắc nếu không nước nào sử dụng quân lực để tấn công nước nào khác,
thế giới sẽ không có chiến tranh.
Lý thuyết này đúng, nhưng cũng chỉ đúng trên lý thuyết; trong thực tế chiến tranh đang xẩy ra giữa 2 đại cường Mỹ và Trung Quốc, mà cả 2 nước cùng không vi phạm quy định của Liên Hiệp Quốc - không nước nào gửi một người lính sang xâm chiếm nước đối nghịch, nhưng một trong 2 nước có thể bị đánh gục, quỵ tại chỗ, bại trận đến mức không còn khả năng kháng cự nữa.
Cuộc chiến Hoa-Mỹ đang khốc liệt tiến hành là chiến tranh ảo; cuộc chiến phức tạp đến mức thắng bại có thể ngã ngũ ngày mai, hay tháng sau, nhưng giờ này, người Tầu vẫn vui vẻ may quần áo bán cho người Mỹ, và công ty Mỹ vẫn làm giầu bằng cách sử dụng công nhân Tầu rẻ, để sản xuất iPad, Smartphone, và những dụng cụ điện tử khác.
Cả Mỹ lẫn Tầu đều khiếp sợ cuộc chiến tranh vô hình đang diễn ra trong địa hạt ảo. Mỹ sợ một cách, Tầu sợ cách khác, không giống cách sợ của Mỹ. Mỹ muốn đình chiến, vì cũng như trong cuộc chiến Việt Nam, Mỹ đang bị động giữ thế thủ trong chiến tranh ảo. Tầu cũng sợ, nhưng không thể đình chiến, vì không dùng vũ khí ảo tấn công kỹ nghệ Hoa Kỳ để đánh cắp những bí mật kỹ thuật, Tầu sẽ rơi trở vào thế miên viễn lạc hậu.
Cũng vì muốn đình chiến, Mỹ phái tổng trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel đi sứ sang Tầu.
Vừa đến Bắc Kinh hôm thứ Hai mùng 7 tháng Tư, Hagel đã cho giới lãnh đạo Trung Cộng biết ngay là Hoa Kỳ đang tổ chức một Lữ Đoàn Chiến Tranh Ảo gồm 6,000 chiến sĩ; những người này không được huấn luyện chiến lược phòng thủ và tấn công mạng tại bất cứ một trường võ bị nào cả, mà được tuyển từ khối chuyên viên mạng – cybertechnologists - đang phục vụ trong kỹ nghệ mạng tư nhân.
Việc ông tổng trưởng quốc phòng tiết lộ một "bí mật" quốc phòng dĩ nhiên là điều khó hiểu, nhưng không ai ngạc nhiên vì bí mật này đã bị bật mí từ nhiều năm nay; mọi người đều biết những cuộc không chiến, hải chiến, và bộ chiến đang đi vào dĩ vãng. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ này, chiến tranh giữa các cường quốc đã diễn ra trên mạng, trong thế giới ảo. Điển hình là Iran đã bị đánh gục trên chiến trường ảo, không còn bướng bỉnh đòi quyền khai thác địa hạt nguyên tử nữa, sau khi trên, dưới 1,000 máy ly tâm trong những xưởng nguyên tử của họ bị phá hỏng bằng vũ khí mạng.
Dĩ nhiên Hoa Kỳ không vỗ ngực khoe chiến công, nhưng nhiều viên chức Hoa Kỳ đã xa gần nói đến cuộc tấn công mạng này; nói rõ hơn những người khác nói, là anh chàng Edward J. Snowden - anh lính mạng đào ngũ, chạy sang hàng ngũ địch. Sau cuộc tấn công mạng, tạo tê liệt cho kỹ nghệ nguyên tử của Iran, bang giao Iran-Mỹ thôi không công khai thù nghịch nữa, Iran ngoan ngoãn ngồi vào bàn hòa đàm để ký những thỏa ước, không khác hàng ước bao nhiêu.
Chiến tranh mạng quan trọng đến mức 2 lãnh tụ Hoa Kỳ và Trung Cộng -Obama và Tập Cận Bình- gặp nhau tháng Ba vừa rồi tại The Hague vì chuyện trừng phạt Nga xâm chiếm Crimea của Ukraine, cũng tranh thủ tìm thời gian để gặp nhau riêng, hầu thảo luận về chiến tranh mạng.
Ông Hagel tự nguyện biếu không một bí mật quốc phòng, để biểu diễn chủ trương cởi mở của Hoa Kỳ với hy vọng cũng được Trung Cộng đáp lễ bằng thái độ cởi mở tương tự. Chủ trương "cho bánh xáp để chờ lễ đáp bánh quy" không mới -Hoa Kỳ đã cởi mở với Nga trong những năm Chiến Tranh Lạnh để 2 bên không vì hiểu lầm nhau mà biến chiến tranh lạnh thành chiến tranh thật.
Một viên chức quốc phòng Hoa Kỳ nói, nhờ chủ trương cởi mở, cho đối phương hiểu khả năng và phản ứng của mình, tổng thống JF Kennedy đã giải quyết được cuộc khủng hoảng "Nga đặt hỏa tiễn trên lãnh thổ Cuba." Khi Nga hiểu là Hoa Kỳ sẽ đánh xả láng, nếu Nga nhất định đặt hỏa tiễn bên hông Hoa Kỳ, lãnh tụ Nga ngoan ngoãn tháo gỡ hỏa tiễn đưa xuống tầu để đem ngược trở về Nga.
Lần này, Hagel mưu tìm tình trạng cởi mở của Trung Cộng, để hai nước cùng tránh cái nguy cơ hiểu lầm những cuộc tấn công mạng diễn ra hàng ngày đã đạt đến mức tổng tấn công thật sự, rồi vội vàng trả đũa đưa đến thế thù nghịch bế tắc.
Cho đến giờ này, Hoa Kỳ vẫn chưa nhận được thái độ đáp lễ của Trung Cộng, hứa hẹn cho Hoa Kỳ biết họ làm gì, và họ sẽ ngưng không vượt qua lằn ranh nào -thái độ cần thiết để tránh tình trạng đôi bên cùng leo thang tấn công, leo thang phản công trên mạng.
Nguyên nhân của tình trạng Trung Cộng không đáp ứng, có thể vì họ không có hoàn cảnh để thỏa thuận với Hoa Kỳ trong nỗ lực giới hạn chiến tranh mạng; bà Laura Galante một kỹ thuật gia mạng đã từng phục vụ nhiều năm trong hàng ngũ DIA (Defense Intelligence Agency-Nha Tình Báo Quốc Phòng) nhận định là Trung Cộng không thể thỏa thuận với Hoa Kỳ để giới hạn chiến tranh mạng, vì đối với họ " tấn công mạng không chỉ là nhu cầu quốc phòng, mà còn là nhu cầu kinh tế nữa."
Lý thuyết này đúng, nhưng cũng chỉ đúng trên lý thuyết; trong thực tế chiến tranh đang xẩy ra giữa 2 đại cường Mỹ và Trung Quốc, mà cả 2 nước cùng không vi phạm quy định của Liên Hiệp Quốc - không nước nào gửi một người lính sang xâm chiếm nước đối nghịch, nhưng một trong 2 nước có thể bị đánh gục, quỵ tại chỗ, bại trận đến mức không còn khả năng kháng cự nữa.
Cuộc chiến Hoa-Mỹ đang khốc liệt tiến hành là chiến tranh ảo; cuộc chiến phức tạp đến mức thắng bại có thể ngã ngũ ngày mai, hay tháng sau, nhưng giờ này, người Tầu vẫn vui vẻ may quần áo bán cho người Mỹ, và công ty Mỹ vẫn làm giầu bằng cách sử dụng công nhân Tầu rẻ, để sản xuất iPad, Smartphone, và những dụng cụ điện tử khác.
Cả Mỹ lẫn Tầu đều khiếp sợ cuộc chiến tranh vô hình đang diễn ra trong địa hạt ảo. Mỹ sợ một cách, Tầu sợ cách khác, không giống cách sợ của Mỹ. Mỹ muốn đình chiến, vì cũng như trong cuộc chiến Việt Nam, Mỹ đang bị động giữ thế thủ trong chiến tranh ảo. Tầu cũng sợ, nhưng không thể đình chiến, vì không dùng vũ khí ảo tấn công kỹ nghệ Hoa Kỳ để đánh cắp những bí mật kỹ thuật, Tầu sẽ rơi trở vào thế miên viễn lạc hậu.
Cũng vì muốn đình chiến, Mỹ phái tổng trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel đi sứ sang Tầu.
Vừa đến Bắc Kinh hôm thứ Hai mùng 7 tháng Tư, Hagel đã cho giới lãnh đạo Trung Cộng biết ngay là Hoa Kỳ đang tổ chức một Lữ Đoàn Chiến Tranh Ảo gồm 6,000 chiến sĩ; những người này không được huấn luyện chiến lược phòng thủ và tấn công mạng tại bất cứ một trường võ bị nào cả, mà được tuyển từ khối chuyên viên mạng – cybertechnologists - đang phục vụ trong kỹ nghệ mạng tư nhân.
Việc ông tổng trưởng quốc phòng tiết lộ một "bí mật" quốc phòng dĩ nhiên là điều khó hiểu, nhưng không ai ngạc nhiên vì bí mật này đã bị bật mí từ nhiều năm nay; mọi người đều biết những cuộc không chiến, hải chiến, và bộ chiến đang đi vào dĩ vãng. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ này, chiến tranh giữa các cường quốc đã diễn ra trên mạng, trong thế giới ảo. Điển hình là Iran đã bị đánh gục trên chiến trường ảo, không còn bướng bỉnh đòi quyền khai thác địa hạt nguyên tử nữa, sau khi trên, dưới 1,000 máy ly tâm trong những xưởng nguyên tử của họ bị phá hỏng bằng vũ khí mạng.
Dĩ nhiên Hoa Kỳ không vỗ ngực khoe chiến công, nhưng nhiều viên chức Hoa Kỳ đã xa gần nói đến cuộc tấn công mạng này; nói rõ hơn những người khác nói, là anh chàng Edward J. Snowden - anh lính mạng đào ngũ, chạy sang hàng ngũ địch. Sau cuộc tấn công mạng, tạo tê liệt cho kỹ nghệ nguyên tử của Iran, bang giao Iran-Mỹ thôi không công khai thù nghịch nữa, Iran ngoan ngoãn ngồi vào bàn hòa đàm để ký những thỏa ước, không khác hàng ước bao nhiêu.
Chiến tranh mạng quan trọng đến mức 2 lãnh tụ Hoa Kỳ và Trung Cộng -Obama và Tập Cận Bình- gặp nhau tháng Ba vừa rồi tại The Hague vì chuyện trừng phạt Nga xâm chiếm Crimea của Ukraine, cũng tranh thủ tìm thời gian để gặp nhau riêng, hầu thảo luận về chiến tranh mạng.
Ông Hagel tự nguyện biếu không một bí mật quốc phòng, để biểu diễn chủ trương cởi mở của Hoa Kỳ với hy vọng cũng được Trung Cộng đáp lễ bằng thái độ cởi mở tương tự. Chủ trương "cho bánh xáp để chờ lễ đáp bánh quy" không mới -Hoa Kỳ đã cởi mở với Nga trong những năm Chiến Tranh Lạnh để 2 bên không vì hiểu lầm nhau mà biến chiến tranh lạnh thành chiến tranh thật.
Một viên chức quốc phòng Hoa Kỳ nói, nhờ chủ trương cởi mở, cho đối phương hiểu khả năng và phản ứng của mình, tổng thống JF Kennedy đã giải quyết được cuộc khủng hoảng "Nga đặt hỏa tiễn trên lãnh thổ Cuba." Khi Nga hiểu là Hoa Kỳ sẽ đánh xả láng, nếu Nga nhất định đặt hỏa tiễn bên hông Hoa Kỳ, lãnh tụ Nga ngoan ngoãn tháo gỡ hỏa tiễn đưa xuống tầu để đem ngược trở về Nga.
Lần này, Hagel mưu tìm tình trạng cởi mở của Trung Cộng, để hai nước cùng tránh cái nguy cơ hiểu lầm những cuộc tấn công mạng diễn ra hàng ngày đã đạt đến mức tổng tấn công thật sự, rồi vội vàng trả đũa đưa đến thế thù nghịch bế tắc.
Cho đến giờ này, Hoa Kỳ vẫn chưa nhận được thái độ đáp lễ của Trung Cộng, hứa hẹn cho Hoa Kỳ biết họ làm gì, và họ sẽ ngưng không vượt qua lằn ranh nào -thái độ cần thiết để tránh tình trạng đôi bên cùng leo thang tấn công, leo thang phản công trên mạng.
Nguyên nhân của tình trạng Trung Cộng không đáp ứng, có thể vì họ không có hoàn cảnh để thỏa thuận với Hoa Kỳ trong nỗ lực giới hạn chiến tranh mạng; bà Laura Galante một kỹ thuật gia mạng đã từng phục vụ nhiều năm trong hàng ngũ DIA (Defense Intelligence Agency-Nha Tình Báo Quốc Phòng) nhận định là Trung Cộng không thể thỏa thuận với Hoa Kỳ để giới hạn chiến tranh mạng, vì đối với họ " tấn công mạng không chỉ là nhu cầu quốc phòng, mà còn là nhu cầu kinh tế nữa."
Công ty Huawei
Mục tiêu tấn công của công ty mạng
Huawei không chỉ là Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, mà còn là những cơ xưởng điện tử tại
Silicon Valley, những nhà thầu sản xuất quân cụ cho Ngũ Giác Đài, những công ty
năng lượng, và nhiều nữa; mục đích quan hệ nhất của Trung Cộng là đánh cắp những
bí mật kỹ thuật.
Huawei là công cụ chiến tranh ảo quan trọng nhất đang giúp kỹ nghệ Trung Cộng -kể cả kỹ nghệ quốc phòng- những bí mật kỹ thuật của Hoa Kỳ, để căn cứ theo đó thiết kế hệ thống năng lượng, sửa đổi phương thức đóng chiến hạm, phương thức võ trang phóng pháo cơ, hoặc điều hành hệ thống lưu thông dân sự trên không, dưới biển, và trong hệ thống chằng chịt xa lộ của Hoa Kỳ.
Điều khiến Hoa Kỳ quan tâm là từ ngày Tập Cận Bình lên nắm giữ guồng máy điều hành Trung Cộng, nỗ lực chiến tranh ảo của Trung Cộng nhắm vào Hoa Kỳ gia tăng rất mạnh.
Nỗ lực của Hagel tạo tình trạng trong suốt và cởi mở quốc phòng giữa 2 nước không dễ thành tựu, do đó, một mặt ông đề nghị với Trung Cộng những giới hạn song phương và cụ thể, mặt khác Ngũ Giác Đài vẫn kiện toàn thế thủ, bằng cách đầu tư thêm $26 tỉ vào chiến tranh ảo.
Gia tăng quân phí phục vụ chiến tranh ảo, trong lúc cắt giảm ngân sách quốc phòng, cũng là một chỉ dấu cho thấy nỗ lực chiến tranh của Hoa Kỳ đang chuyển từ những chiến hạm tối tân, những phóng pháo cơ siêu thanh, sang những con chuột bé tí, điều khiển bằng một ngón tay để phối trí màng lưới phòng thủ mạng.
Để hình dung mức độ khiếp đảm của chiến tranh ảo giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ, chúng ta có thể mượn diễn biến Iran "bắt sống" một chiếc drone thám thính Lockheed Martin RQ-170 Sentinel của Mỹ ngày mùng 4 tháng Chạp 2011. Chỉ là một nước tương đối nhỏ, so với Hoa Kỳ và Trung Cộng, mà Iran còn có khả năng vượt quyền Ngũ Giác Đài, chỉ thị cho chiếc drone đáp xuống sân bay Iran, thì Trung Cộng hay Nga còn có thể nguy hiểm đến mức nào!
Chiến tranh ảo và cuộc vận động của tổng trưởng quốc phòng Hagel còn chuyên chở một nghịch lý nữa là chính quyền chưa trình báo gì về nguy cơ chiến tranh ảo với công dân Hoa Kỳ, những chủ nhân của nước Mỹ -trên nguyên tắc.
Đọc báo hôm thứ Ba 4/8, người Mỹ chỉ biết là ông Hagel bỏ ra 2 tiếng đồng hồ để đi thăm viếng Liaoning, chiếc hàng không mẫu hạm duy nhất và vô cùng lỗi thời của Trung Cộng tại quân cảng Yuchi, thị trấn QingDao.
Cuộc thăm viếng đó chỉ là một hình thức vô nghĩa và không liên quan gì đến chiến tranh ảo; Hagel đề nghị những gì, và có được đáp ứng phần nào không, để đôi bên cùng xuống thang chiến tranh ảo, là điều mà người Mỹ, và quốc hội Mỹ, cần biết, nhưng vẫn không được thông báo.
Chiến tranh ảo đang làm hiến pháp Mỹ lỗi thời và cần được tu chính, điều tu chính mới là tổng thống Hoa Kỳ, trong trọng trách tổng tư lệnh quân đội, có bổn phận phải tường trình với công dân Hoa Kỳ khi ông đưa số phận người Mỹ, nước Mỹ vào những nguy hiểm chiến tranh -kể cả chiến tranh ảo.
Huawei là công cụ chiến tranh ảo quan trọng nhất đang giúp kỹ nghệ Trung Cộng -kể cả kỹ nghệ quốc phòng- những bí mật kỹ thuật của Hoa Kỳ, để căn cứ theo đó thiết kế hệ thống năng lượng, sửa đổi phương thức đóng chiến hạm, phương thức võ trang phóng pháo cơ, hoặc điều hành hệ thống lưu thông dân sự trên không, dưới biển, và trong hệ thống chằng chịt xa lộ của Hoa Kỳ.
Điều khiến Hoa Kỳ quan tâm là từ ngày Tập Cận Bình lên nắm giữ guồng máy điều hành Trung Cộng, nỗ lực chiến tranh ảo của Trung Cộng nhắm vào Hoa Kỳ gia tăng rất mạnh.
Nỗ lực của Hagel tạo tình trạng trong suốt và cởi mở quốc phòng giữa 2 nước không dễ thành tựu, do đó, một mặt ông đề nghị với Trung Cộng những giới hạn song phương và cụ thể, mặt khác Ngũ Giác Đài vẫn kiện toàn thế thủ, bằng cách đầu tư thêm $26 tỉ vào chiến tranh ảo.
Gia tăng quân phí phục vụ chiến tranh ảo, trong lúc cắt giảm ngân sách quốc phòng, cũng là một chỉ dấu cho thấy nỗ lực chiến tranh của Hoa Kỳ đang chuyển từ những chiến hạm tối tân, những phóng pháo cơ siêu thanh, sang những con chuột bé tí, điều khiển bằng một ngón tay để phối trí màng lưới phòng thủ mạng.
Để hình dung mức độ khiếp đảm của chiến tranh ảo giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ, chúng ta có thể mượn diễn biến Iran "bắt sống" một chiếc drone thám thính Lockheed Martin RQ-170 Sentinel của Mỹ ngày mùng 4 tháng Chạp 2011. Chỉ là một nước tương đối nhỏ, so với Hoa Kỳ và Trung Cộng, mà Iran còn có khả năng vượt quyền Ngũ Giác Đài, chỉ thị cho chiếc drone đáp xuống sân bay Iran, thì Trung Cộng hay Nga còn có thể nguy hiểm đến mức nào!
Chiến tranh ảo và cuộc vận động của tổng trưởng quốc phòng Hagel còn chuyên chở một nghịch lý nữa là chính quyền chưa trình báo gì về nguy cơ chiến tranh ảo với công dân Hoa Kỳ, những chủ nhân của nước Mỹ -trên nguyên tắc.
Đọc báo hôm thứ Ba 4/8, người Mỹ chỉ biết là ông Hagel bỏ ra 2 tiếng đồng hồ để đi thăm viếng Liaoning, chiếc hàng không mẫu hạm duy nhất và vô cùng lỗi thời của Trung Cộng tại quân cảng Yuchi, thị trấn QingDao.
Cuộc thăm viếng đó chỉ là một hình thức vô nghĩa và không liên quan gì đến chiến tranh ảo; Hagel đề nghị những gì, và có được đáp ứng phần nào không, để đôi bên cùng xuống thang chiến tranh ảo, là điều mà người Mỹ, và quốc hội Mỹ, cần biết, nhưng vẫn không được thông báo.
Chiến tranh ảo đang làm hiến pháp Mỹ lỗi thời và cần được tu chính, điều tu chính mới là tổng thống Hoa Kỳ, trong trọng trách tổng tư lệnh quân đội, có bổn phận phải tường trình với công dân Hoa Kỳ khi ông đưa số phận người Mỹ, nước Mỹ vào những nguy hiểm chiến tranh -kể cả chiến tranh ảo.
Nguyễn Đạt Thịnh
~~~~~~~~~~~~~~~~
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Vũ
khí huỷ diệt mới của Mỹ thật kinh hoàng: Bắn nhanh gấp bảy lần tốc độ của âm
thanh, với 5,400 dặm/giờ!
http://www.baocalitoday.com/vn/tin-tuc/hoa-ky/vu-khi-huy-diet-moi-cua-my-that-kinh-hoang-ban-nhanh-gap-bay-lan-toc-do-cua-am-thanh-voi-5400-damgio.html
Cập nhật: 12/04/2014 16:33
Vũ khí huỷ diệt mới của Mỹ thật kinh hoàng: Bắn nhanh gấp bảy lần tốc độ của âm thanh, với 5,400 dặm/giờ!
“Loại súng mới này sử dụng điện chứ không dùng thuốc súng. Chúng có thể bắn hạ mục tiêu cách xa 100 miles với một tốc độ đường đạn chỉ có thể nghĩ đến trong khoa học viễn tưởng. Những vũ khí năng lượng như súng EM railguns, là tương lai của Hải quân Hoa Kỳ. Hải quân Hoa Kỳ đã dẫn đầu trong trò chơi thay đổi kỹ thuật này.”
Cali Today News -Hải quân Hoa Kỳ đã mở ra một kỷ nguyên mới của chiến tranh trên biển với những buổi kiểm tra đầu tiên của một loại vũ khí đáng sợ. Tốc độ đạn bắn của loại vũ khí này nhanh gấp bảy lần tốc độ của âm thanh. Vũ khí mới này có thể bắn đạn đi với một tốc độ dường như là không tưởng: 5,400 Mph. Những khẩu súng điện từ năng lượng cao railguns này mang đến hứa hẹn về một cuộc cách mạng hoá chiến tranh trên biển.
Tuần này, các quan chứ Hải quân Hoa Kỳ thông báo rằng họ đã lên kế hoạch để cài đặt và thử nghiệm một mẫu thử đầu tiên trên một con trong vòng hai năm tới.
Thiếu tướng Hải quân Hoa Kỳ, ông Matt Klunder, Giám đốc cơ quan Nghiên cứu Hải quân, đã nói với CBS News rằng:
“Loại súng mới này sử dụng điện chứ không dùng thuốc súng. Chúng có thể bắn hạ mục tiêu cách xa 100 miles với một tốc độ đường đạn chỉ có thể nghĩ đến trong khoa học viễn tưởng. Những vũ khí năng lượng như súng EM railguns, là tương lai của Hải quân Hoa Kỳ. Hải quân Hoa Kỳ đã dẫn đầu trong trò chơi thay đổi kỹ thuật này.”
Hình ảnh được cắt ra từ video thử nghiệm của vũ khí mới. Photo Courtersy: dailymail.co.uk/
Được biết, súng EM railgun sử dụng một lực điện từ - được gọi là lực Lorenz - để đẩy một viên đạn giữa hai đường ray và viên đạn được bắn ra với một tốc độ kinh khủng. Vận tốc đạn bắn ra đáng kinh ngạc của loại vũ khí mới này đồng nghĩa với việc nó có thể nhắm bắn những mục tiêu xa hơn những loại súng thông thường. Hải quân Hoa Kỳ cũng đã công bố một đoạn video cho thấy cách hoạt động của đầu đạn được bắn ra từ khẩu súng này có thể xuyên qua ba bức tường bằng bê tông cốt thép. Trong một thử nghiệm khác, súng EM railgun đã có thể nã đạn xuyên qua những tấm thép dày 6.5 inch.
Hải quân hy vọng loại vũ khí mới này sẽ có hiệu quả chống lại các kẻ thù khác nhau, kể cả tàu chiến và tàu thuyền nhỏ, máy bay, tên lửa và thậm chí là nhắm bắn các mục tiêu ở đất liền.
Thiếu tướng Hải quân Bryant Fuller, Kỹ sư trưởng của Hải quân Hoa Kỳ cho biết:
“Loại súng mới EM railgun này đại diện cho một khả năng tấn công mới đáng kinh ngạc của Hải quân Hoa Kỳ. Khả năng mới này sẽ cho phép chúng tôi chống lại các mối đe dọa với chi phí tương đối thấp, trong khi vẫn giữ được tàu và thủy thủ của chúng tôi an toàn bằng cách loại bỏ việc phải mang theo nhiều vũ khí nổ mạnh.”
Nếu thử nghiệm loại súng này thành công, EM railgun dự kiến sẽ có chi phí rẻ hơn so với các vũ khí tên lửa ngang tầm.
Railgun xuất hiện lần đầu tiên gần một thế kỷ trước và bằng sáng chế phát minh thuộc về một người Pháp Louis Octave Fauchon. Trong Thế Chiến thứ hai, Đức Quốc Xã đã tiếp tục phát triển nghiên cứu về loại vũ khí này và áp dụng nó sản xuất súng bắn hạ máy bay.
Tuy nhiên dự án này không bao giờ được hoàn thành. Một số các nhà khoa học đã kết luận rằng để mỗi khẩu súng railgun sẽ cần nguồn năng lượng bằng một nửa nguồn năng lượng thắp sáng Chicago để vận hành khẩu súng.
Tham vọng con người vẫn chưa từ bỏ khi mà những cuộc nghiên cứu về railgun vẫn được tiếp tục ở Mỹ, Anh và Liên Xô. Quân đội Hoa Kỳ là người đầu tiên thử nghiệm railgun trong thực tế.
Các đầu đạn siêu tốc nặng khoảng 10kg và trị giá khoảng 25,000 Mỹ Kim. Với kích thước và giá trị này, một lực lượng hải quân có nguồn hỗ trợ tốt – như Hải quân Hoa Kỳ - có thể lưu trữ đến hàng trăm đầu đạn như vậy trên con tàu.
Thử nghiệm trên biển đầu tiên sẽ diễn ra trong năm 2016. Người ta hy vọng rằng thử nghiệm này thành công, những khẩu súng EM railgun sẽ có khả năng bắn hạ các mục tiêu ở khoảng cách 110 miles.
Kha Trần
Tags: Vũ khí huỷ diệt mới của Mỹ, railguns, Vũ khí mới này có thể bắn đạn đi với một tốc độ dường như là không tưởng: 5,400 Mph
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching