HOA KỲ - CHÂU Á -
Bài đăng : Chủ nhật 27 Tháng Tư 2014 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 27 Tháng Tư 2014
Malaysia hoan nghênh chính sách xoay trục của Hoa Kỳ
.Họp báo chung của tổng thống Mỹ Obama và thủ tướng Malaysia Najib
Razak tại Kuala Lumpur, ngày 27/04/2014.
Reuters
Trọng
Nghĩa
Nếu có một yếu tố nổi bật nhân chuyến công du được đánh giá là lịch sử của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Malaysia, thì đó
là quyết định nâng cấp quan hệ song phương lên hàng Đối tác Toàn diện. Quyết định này đã được lãnh đạo hai nước loan báo trong cuộc họp báo chung vào hôm nay, 27/04/2014 tại Kuala Lumpur, sau cuộc họp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Malaysia Najib Razak với Tổng thống Hoa Kỳ.
Trong phát biểu của mình, Thủ tướng Malaysia xác nhận là Tổng thống Mỹ và ông đã thảo luận một cách sâu rộng về các vấn đề khu vực và thế giới, cũng như quyết định tiến bước đáng kể trên con đường thực hiện các mục tiêu chung.
Ông Najib Razak đã nhấn mạnh trước tiên đến quyết định « nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác Toàn diện ». Theo Thủ tướng Malaysia, điều này « đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ » Malaysia-Hoa
Kỳ, « với sự hợp tác lớn hơn về kinh tế, an ninh, giáo dục, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác ».
Một yếu tố đáng chú ý là
tuyên bố của Thủ tướng Najib Razak công khai ủng hộ chính sách xoay
trục của Mỹ : « Malaysia hoan
nghênh sự tái cân bằng lực lượng của Mỹ hướng tới châu Á, và sự đóng góp của tiến trình này cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực ».
Biển Đông dĩ nhiên không thể thiếu trong cuộc hội đàm vào sáng nay giữa hai lãnh đạo Malaysia và Mỹ. Trên hồ sơ này, Thủ tướng Malaysia xác nhận là Kuala Lumpur
và Washington đều chung một quan điểm là mọi nước đều phải tôn trọng luật quốc tế. Ông nói :
« Tổng thống Obama và tôi đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giữ gìn các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được tất cả mọi người công nhận, trong đó có
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. ».
Về Biển Đông, Mỹ và Malaysia, theo
lời Thủ tướng Najib Razak đều đồng ý rằng : « Việc thực hiện đầy đủ bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên (DOC) là điều thiết yếu và một bộ Quy tắc Ứng xử có hiệu quả sẽ tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau ».
PHILIPPINES -
Bài đăng : Chủ nhật 27 Tháng Tư 2014 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 27 Tháng Tư 2014
Mỹ và Philippines đạt thỏa thuận quân sự trước lúc Obama đến Manila
Philippines cần được Mỹ hỗ trợ để tăng cường năng lực quân sự trước đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Một cảnh cuộc tập trận Mỹ Philippines 'Carat', ngày 28/06/2013
Reuters
Trọng Nghĩa
Cuộc chạy đua với thời gian để đúc kết một hiệp ước mới về quốc phòng Mỹ-Philippines cho kịp lúc Tổng thống Mỹ Obama công du Philippines, đã đạt kết quả mong muốn. Theo Bộ Quốc phòng Philippines vào hôm nay,
27/04/2014, một thỏa thuận 10 năm về việc tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Philippines vừa được đúc kết và sẽ được hai bên ký kết vào ngày mai, đúng ngày ông Obama bắt đầu thăm Philippines trong một chuyến công du cấp Nhà nước.
Trong một bản thông cáo, Bộ Quốc phòng
Philippines cho biết là Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường sẽ được ký kết tại Manila vài giờ trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đặt chân xuống Philippines,
sau khi kết thúc chuyến thăm Malaysia.
Thỏa thuận này được coi là bước cụ thể mới nhất trong chiến lược xoay trục qua châu Á của Washington, sẽ cho phép quân đội Mỹ được tiếp cận một số căn cứ quân sự chọn lọc, xây dựng thêm các cơ sở mới và triển khai các loại thiết bị, chiến đấu cơ và chiến hạm.
Thỏa thuận này được coi là bước cụ thể mới nhất trong chiến lược xoay trục qua châu Á của Washington, sẽ cho phép quân đội Mỹ được tiếp cận một số căn cứ quân sự chọn lọc, xây dựng thêm các cơ sở mới và triển khai các loại thiết bị, chiến đấu cơ và chiến hạm.
Thỏa thuận sau khi ký kết sẽ được chính phủ Philippines ban
hành với tư cách là một văn kiện hành pháp. Điều này cho phép thỏa thuận có hiệu lực ngay, mà không cần phải thông qua thủ tục phê chuẩn tại Quốc hội.
Thỏa thuận quân sự sắp được ký kết đã diễn ra trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông trở nên hết sức căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc, và Manila đã
quay sang Washington, một đồng minh lâu đời, để xin giúp đỡ trong việc tăng cường năng lực quốc phòng bảo vệ lãnh thổ, ngăn chặn tham vọng chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Yêu cầu của Philippines cũng
trùng hợp với chủ trương mới của Hoa Kỳ, chuyển ưu tiên chiến lược quan vùng Châu
Á-Thái Bình Dương sau nhiều năm trời bị vướng vào hai cuộc chiến tranh ở Irak và
Afghanistan. Trong chính sách gọi là xoay trục này, Philippines
đã trở thành một trụ cột quan trọng của Mỹ tại Đông Nam Á.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching