CÔNG CUỘC DẤU TRANH CHO TỰ DO DÂN CHỦ CỦA CHÚNG TA ĐANG ĐI ĐÚNG CHIỀU HƯỚNG LỊCH SỬ VĂN MINH, HỢP LÒNG NGHƯỜI, HỢP LÒNG DÂN, NHẤT ĐỊNH THÀNH CÔNG
Công cuộc đấu tranh của chúng ta ngày hôm nay là một công
cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, để những quyền căn bản của dân Việt từ những
quyền tự do đi lại, ngôn luận, tư tưởng, tín ngưỡng đến quyền tự do tư hữu,
kinh tế, chính trị, hiệp hội, nghiệp đòan phải được tôn trọng. Vì vậy cuộc
tranh đấu này phải qua cửa ngõ lật đổ chế độ độc đóan cộng sản hiện nay. Đó là :
I) Một
cuộc tranh đấu đi đúng chiều hướng lịch sử, văn minh nhân lọai
Người cộng sản cho rằng nhân lọai trải qua năm thời kỳ :
1) thời kỳ cộng sản nguyên thủy, 2) thời kỳ nô lệ, 3) thời kỳ phong kiến, 4) thời kỳ tư bản và 5) thời ký cộng sản..
Nhưng một cách khác, có những sử gia, kinh tế gia, chia lịch sử nhân lọai ra làm 5 thời kỳ văn minh minh:
1) văn minh trẩy hái, mà chúng ta có thể gọi là thời kỳ ăn lông ở lỗ, con người hái trái cây, săn bắn chung quanh hang để sống; nhưng rồi cây quả, thú vật cũng trở nên khan hiếm, con người phải đi xa để tìm kiếm.
Con người bước sang thời kỳ văn minh thứ nhì, đó là văn minh du mục. Cực điểm của thời kỳ này người ta có thể nói là thời đế quốc Mông Cổ với Thành Cát Tư Hãn, mà con cháu đã bị đánh bại 3 lần ở Việt Nam vào thế kỷ thứ 13. Nhưng dù đi xa để kiếm ăn, thức ăn cũng không còn. Con người bắt buộc phải trồng trọt, chăn nuôi để sống.
Con người bước sang thời kỳ văn minh thứ 3, văn minh nông nghiệp hay còn gọi là văn minh định cư. Những nền văn minh lớn của nhân lọai như văn minh Ai cập phát xuất từ đồng bằng sông Nil, văn minh Ấn Độ phát xuất từ sông Grange, văn minh Tàu từ sông Dương Tử, vì đất phù sa thì mầu mỡ tốt cho trồng trọt, đông thời có nước để tưới cây, cho súc vật uống.
Với văn minh định cư nông nghiệp, con người có thể thỏa mãn những nhu cầu cần thiết ( besoins nécessaires).
Một khi những nhu cầu cần thiết đã được thỏa mãn, con người nghĩ tới những nhu cầu không cần thiết, xa xỉ ( besoins non nécessaires, besoins de luxe), vì vậy con người cần phải trao đổi, trao đổi cái mình làm ra với cái mà người khác làm ra.
Một thí dụ cụ thể để dễ hiểu: nếu tôi có thể trồng lúa, nuôi gà, nhưng tôi muốn ăn lúa mì và thịt vịt, thì tôi đổi lúa gạo với người chăn nuôi vịt và trồng lúa mì.
Con người bước sang thời kỳ văn minh thương mại.
Dấu tích lớn của văn minh thương mại là con Đường Tơ Lụa ( Route de la Soie). Với văn minh thương mại, con người đã phát minh ra máy hơi nước, máy nổ, xe lửa, xe hơi, máy bay, điện, rồi máy điện tóan.
Nhưng với téléphone, máy điện tóan, con người không cần đi xa mà chỉ cần cầm cái téléphone, ngồi trước máy điện tóan để trao đổi. Con người bước sang nền văn minh thứ 5, đó là văn minh điện tóan, mà ngươéi ta còn gọi là văn minh tri thức điện tóan.
Tri thức, phát minh, sáng
kiến, điện tóan đã giữ một vai trò quan trong trong tất cả các khâu của sản
xuất kinh tế từ lúc sáng lập xí nghiệp, sản xuất hàng hóa đến lúc phân phối,
bán hàng hóa trên thị trường. Văn minh tri thức và điện tóan bắt buộc phải có
mô hình tổ chức nhân xã tự do dân chủ và kinh tế thị trường, vì chỉ có dưới chế
độ dân chủ, tự do con người mới có thể trao đổi những ý kiến, tư tưởng, những
công trình nghiên cứu, mới có những tri thức, phát minh, sáng kiến.
Vì vậy công cuộc đấu
tranh cho tự do, dân chủ của chúng ta chống lại nhà cầm quyền CSVN đang đi đúng
chiều hướng của văn minh nhân lọai.
Thật vậy, nhân lọai đã
ra khỏi thời kỳ văn minh định cư nông nghiệp với sức lao động bắp thịt chân tay
làm chính để bứơc vào cuộc cách mạng kỹ nghệ thứ nhất với sự dùng máy móc chạy
bàng hơi nước để khai thác tài nguyên thiên nhiên, từ đầu thế kỷ thứ 18 tới
cuối thế kỷ thứ 19.
Sang thế kỷ thứ 20 và
cho dến giữa thế kỷ này, con người đã dùng máy nổ để cách mạng hóa công nghiệp.
Cuộc cách mạng thứ ba là cuộc cách mạng hậu công nghiệp bắt đầu từ giữa thế kỷ
20 cho tới ngày hôm nay, với sự xuất hiện máy điện tóan thô sơ được dùng lúc
đầu trong quân sự sau đó được hòan hảo và được dùng trong lãnh vực sản xuất
kinh tế.
Nhờ vậy mà khác với hình thức sản xuất dây chuyền của Taylor vào thời
công nghiệp phôi thai, người ta chuyển dân từ phương thức qui mô,
đại chúng, sản xuất hàng lọat những hàng hóa có tính chất đồng dạng , sang
những phương thức sản xuất nhỏ, gọn, nhẹ, với máy điện tóan, tri thức,
thông minh hơn, nhằm cung cấp những hàng hóa mang tính chất cá biệt, cho một
thị trường càng ngày càng phân tán nhỏ, đòi hỏi hơn, nhằm thỏa mãn nhu cầu của
dân ngày càng khó khăn và tinh tế hơn..
Ở thời kỳ văn minh tri
thức điện tóan ngày hôm nay, sản xuất kinh tế đã chuyển từ bắp thịt lên trí
não. Những động tác rập khuôn, dây chuyền của thời công nghiệp được thay thế
bởi những công việc tinh vi hơn, đòi hỏi tri thức và phát minh sáng kiến nhiều hơn.
Với thời kỳ văn minh này, với cuộc cách mạng tín học điện tóan, trong vòng hai
ba chục năm gần đây, mà người ta còn gọi là cách mạng trí tuệ, yếu tố quyết
định trong sản xuất kinh tế không chỉ còn là những đất đai, hầm mỏ năm trong
lòng đất hay tiền bạc do cha mẹ, ông bà để lại, mà sự giầu có lại nằm chính
trong đầu óc con người, với những phát minh sáng tạo.
Trong vấn đề quản trị xí
nghiệp ngày hôm nay, thông tin và kiến thức, được coi như uy quyền và ảnh
hưởng, không còn được chuyển theo hàng dọc, từ trên xuống dưới với những hạn
chế và gạn lọc, mà ngược lại được chuyển tối đa theo hàng ngang, để mọi người,
mọi thành phần trong xí nghiệp có thể theo dõi đời sống của xí nghiệp, tham gia
tích cực vào cuộc sống của xí nghiệp.
II) Công
cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ chống độc tài của chúng ta đang đi
đúng chiều hướng chiến lược chống khủng bố, dân chủ hóa thế giới, kinh tế tòan
cầu của các cường quốc trên thế giới.
- Phía
Hoa Kỳ : Ngày 17/9/02, một năm một tuần lễ sau ngày khủng bố không tặc
11/9/01 trung tâm Thương Mại, Nữu Ước, tổng thống Hoa Kỳ G. W. Bush cho công bố
một tài liệu của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, mang tên là Chiến Lược An Ninh Quốc
Gia Hoa Kỳ. Đây là một tập tài liệu dày vào khỏang 33 trang bằng tiếng Anh, là
một công trình nghiên cứu từ lâu của một số trí thức mà có rất nhiều người hiện
giữ chức vụ quan trọng trong chính quyền .
Nếu chúng ta đọc kỹ, thì chúng ta
thấy những nguyên nhân xâu xa đưa đến tài liệu này, như tư tưởng của Francis
Fukuyama về mô hình tổ chức nhân xã dân chủ tự do và kinh tế thị
trường, trong quyển sách Sự kết Thúc Lịch sử và Con Người Cuối cùng ( The End
of the History and the last Man) ; và ảnh hưởng gần trên tập tài liệu
chiến lược này là tư tưởng chiến lược của đương kim Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng
Paul Wolfowitz, trong tài liệu Hướng Dẫn Kế hoặch Quốc Phòng ( the Defense
Planning Guidance) viết vào năm 1992.
Đấy là chưa nói đến ảnh hưởng cá nhân của
tổng thống Bush, ngọai trưởng C . Powell, bộ trưởng quốc phòng D. Rumfelt
và cố vấn an ninh C. Rice.
Mục đích ngắn hạn của
Chiến Lược An Ninh Hoa Kỳ là nhằm tiêu diệt khủng bố. Hai ngày sau cuộc khủng
bố ngày 11/9/2001, ông P. Wolfowitz tuyên bố : « Tôi nghĩ đã đến lúc
chúng ta phải nhận ra rằng vấn đề chống khủng bố không chỉ đơn thuần, đơn giản
trong việc bắt giữ khủng bố hay xét xử họ, mà còn phải tẩy chay, và
nhất là hóa giải những cơ cấu hậu thuẫn khủng bố, kể cả những chế độ giúp đỡ
khủng bố. » ; và ngày 20/9/2001, tổng thống Bush tuyên bố :
« Kể từ nay, những quốc gia nào hậu thuẫn hay cung cấp nơi ẩn náu cho
khủng bố , chúng ta sẽ coi quốc gia đó là thù nghịch.
Vì vậy, tất cả các quốc
gia, ở bất cứ nơi nào trên thế giới, hãy tự quyết định cho mình :
Là đồng minh của Hoa Kỳ hay là đồng minh của khủng bố. »
Mục đích dài hạn của Chiến
Lược An Ninh Hoa Kỳ là làm thế nào để thực hiện mô hình tổ chức nhân
xã dân chủ tự do, kinh tế thị trường, vì những chế độ độc tài là mầm mống là ổ
nuôi dưỡng khủng bố.
Cũng trong bài diễn văn ngày 20/09/2001, tại lưỡng Viện,
G.W. Bush tuyên bố về chính sách ngọai giao lâu dài của Hoa Kỳ : « Chiến
tranh mang đến sự sợ hãi ; nhưng đồng thời chiến tranh cũng mang đến dân
chủ tự do. Sự tiến bộ của tự do dân chủ nhân lọai, thành quả vĩ đại nhất của
thời đại chúng ta, và cũng là hy vọng cao cả nhất của mọi thời đại, hiện đang
tùy thuộc vào chúng ta.
Đất nước chúng ta, thế hệ chúng ta hôm nay sẽ có bổn
phận xua tan khỏi nhân lọai, khỏi thế giới bóng đêm thù nghịch của khủng bố và
của độc tài.... Chúng ta theo đuổi mục đích cao cả dân chủ tự do một cách cương
quyết, không mệt mỏi, cho tới khi nào dân chủ tự do tòan thắng trên tòan thế
giới. »
Về phía Cộng Đồng Âu
Châu, hiện tượng các vị Nghị Sĩ của Quốc Hội Âu châu gặp Phan văn Khải gần đây
đặt điều kiện về nhân quyền mới đầu tư và giúp đỡ VN, chúng tỏ là họ đang giúp cách
này hay cách khác chúng ta.
Vì vậy chúng ta có thể
nói công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, chống độc tài của chúng ta đang
được cộng đồng thế giới ủng hộ.
III) Công
cuộc đấu tranh của chúng ta đang hợp lòng dân.
Thật vậy, công cuộc đấu tranh
của chúng ta ở quốc nội cũng tiến triển tốt đẹp. Chính vì vậy mà CSVN tăng
cường đàn áp, quản thúc người này, bắt giam người nọ, xử án, bỏ tù người kia.
Tuy nhiên tất cả những công cuộc đÀn áp của bạo quyền đã trở nên vô hiệu quả.
Có người nói tuổi trẻ và dân Việt thờ ơ với chính trị và vận nước. Điều đó hòan
tòan sai.
Chính tờ báo Tuổi Trẻ, xuất bản vào đầunăm 2003, đã làm một cuộc thăm
dò ý dân và tuổi trẻ, thì 89% dân và giới trẻ đều đồng ý là phải dân chủ hóa
chế độ và chống tham nhũng. Dân và giới trẻ đã nhìn thấy tử huyệt của cộng sản
để đấu tranh. Họ không nói thẳng rằng các ông lãnh đạo CS chúng tôi chống các
ông, nhưng nói gián tiếp là chống tham nhũng vì 70% tham nhũng là cán bộ CS cao
cấp. Dân không nói thảng : Các ông lãnh đạo chúng tôi chống các ông vì các
ông độc tài, nhưng nói là họ ước muốn dân chủ.
Đồng bào trong nước còn
nhìn thấy hành động bán nước hại dân của CSVN.
Thật ra thì từ lâu CSVN đã dâng
đất cho Trung Cộng.
Ngay từ năm 1953, khi sửa chữa đường xe lửa Việt Hoa, Trung
Cộng đã tự ý dời những cột mốc biên giới về phía nam, lấy đất của chúng ta.
CSVN lúc đó có phản đối, nhưng phản đối cho lấy lệ. Năm 1958, Phạm văn Đồng
viết thư cho Chu Ân Lai công nhận yêu sách hải phận 12 hải lý của
Trung Công, và như vậy là đã dâng quần đảo của Vn cho Trung Quốc.
Việc dâng đất nhượng
biển cho Trung Quốc đã đặt quân đội vào trong một tình trạng khó xử. Nhiệm vụ
của quân đội là bảo vệ sự an ninh của dân và sự tòan vẹn lãnh thổ.
Nay một
thiểu số đạo đem giang sơn đi dâng hiến ngọai bang, vì cố bám víu vào quyền
hành. Nếu quân đội im lặng, thì làm trái lại nhiệm vụ của mình, nếu lên tiếng
thì phải chống lại thiểu số cầm quyền. Và đã có những người dám lên tiếng như
tướng Trần Độ và đại tá Phạm quế Dương.
Công cuộc đấu tranh cho
tự do, dân chủ, chống lại chế độ độc tài CS hiện nay đang đi đúng chiều hướng
văn minh của nhân lọai, đúng chiều hướng chiến lược tòan cầu của các nước trên
thế giới, hợp lòng người, hợp lòng dân, chắc chắn se đưa chúng ta tới thành
công.
Paris
ngày 03/07/03
Chu
chi Nam
ác nước trên thế giới,
hợp lòng người, hợp lòng dân, chắc chắn se đưa chúng ta tới thành công.
Paris
ngày 03/07/03
Chu
chi Nam
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching