X

Saturday, April 12, 2014

Đối phó thế nào với mối đe dọa Putin ?


On Saturday, 12 April 2014 2:25 PM, Tran Ho <> wrote:
 

Đối phó thế nào với mối đe dọa Putin ?

Mai Vân

 alt                 
Châu Âu phải chăng đang ở trong tư thế "lưỡng diện thọ địch" ? Câu hỏi trên đã được báo chí Pháp ngày hôm nay, 11/04/2014 gợi lên, nhấn mạnh trên hai bình diện. Trước hết là kinh tế với nguy cơ giảm phát, và kế đến là an ninh, phản ánh qua cuộc đọ sức với Nga ở Ukraina. Trên vấn đề thứ hai này, báo Le Monde ở trang ý kiến đã nêu thành tựa câu hỏi : "Phải chăng Nga là một mối đe dọa đối với Châu Âu ?"
Qua diễn tiến ở Ukraina – các phần tử thân Nga chiếm đóng các cơ quan ở Donetsk và Louganks, Le Monde nêu một loạt câu hỏi : Phải chăng Putin có chủ trương bành trướng, muốn vẽ lại bản đồ của vùng ? Matxcơva sẽ đe dọa lâu dài các nước láng giềng, ngay cả những nước trong Liên Hiệp Châu Âu và trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO ?
Câu hỏi hiện đặt ra cho Châu Âu là phải tiến đến một cuộc đối đầu nghiêm trọng với Matxcơva, hay là những biện pháp trừng phạt và thương lượng sẽ đủ để làm dịu tình hình ? Le Monde trích dẫn quan điểm các chuyên gia tên tuổi ở Pháp. những quan điểm đôi khi có phần trái ngược nhau.
Nga vừa đánh thức một “con quỷ”
François Heisbourg, Viện Nghiên cứu Chiến lược Pháp
Đối với ông François Heisbourg, Viện Nghiên cứu Chiến lược Pháp (Fondation pour la recherche stratégique) thì giữa hai bên là một sự cạnh tranh mang tính chất đối kháng, Châu Âu luôn luôn muốn ngăn chận, kềm hãm Putin.
Đối với ông Heisbourg, Châu Âu phải huy động lực lượng, nhanh chóng đưa ra các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ để răn đe Nga là không nên tấn công vào các láng giềng trong những tuần lễ tới đây.
Theo chuyên gia Heisbourg, những trừng phạt áp dụng cho Iran có thể thực hiện được với Matxcơva, vì Nga cũng là một quốc gia dầu hỏa.
Domique David, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp IFRI
Còn ông Domique David, Viện Quan hệ Quốc tế Ifri, trước tiên cho là phải nghĩ đến việc chìa bàn tay thân thiện dối với người dân Nga. Chuyên gia này cũng nhận định như ông Heisbourg về sự đối đầu, nghi kỵ triền miên giữa Nga và Châu Âu.
Nguyên nhân cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraina, theo ông David, xuất phát một bên từ việc Matxcơva lo ngại đà Đông tiến của phương Tây, với Liên Hiệp Châu Âu là tiền đồn của NATO, và bên là phương Tây e ngại ‘để chế’ Nga, và nghĩ ra cách tự bảo vệ : Liên kết với Ukraina.
Cộng thêm vào sự nghi kỵ nói trên, còn có 3 yếu tố làm cho Ukraina lâm vào tình cảnh sôi bỏng : Trước tiên là tình hình miền đông Ukraina, chẳng ai kiểm soát được, từ Kiev cho đến Matxcơva; thứ hai là hành động tuyên truyền mang tính chất dân tộc chủ nghĩa của Nga; và thứ 3 là chính sách lộn xộn của Châu Âu, vấn để năng lượng và những biện pháp trừng phạt nhắm vào cá nhân. Đó là một loạt yếu tố làm lửa bén lên ở Ukraina.
Tuy nhiên nhìn tình hình hiện nay, ông Davíd thấy khói nhiều hơn là lửa. Chủ trương của chuyên gia này là hai bên, Nga và Liên Hiệp Châu Âu cùng đóng góp vào sự ổn định chính trị và kinh tế của Ukraina.
Nhưng đi xa hơn Ukraina, ông David cho là chính Nga mới quan trọng. Châu Âu nên chìa tay thân thiện, không phải với chính quyền mà là với người dân Nga. Họ cũng là nạn nhân của chế độ Nga.
Yannick Mireur, trường võ bị Saint Cyr
Đấy cũng là quan điểm của ông Yannick Mireur, giáo sư trường võ bị Saint Cyr. Theo ông, xã hội Nga không còn tin tưởng vào phương Tây. Châu Âu phải lưu ý đến việc người Nga cảm thấy niềm tự hào dân tộc của họ bị tổn thương.
Theo ông Mireur, phải đứng vào vị trí của đối phương để hiểu quan điểm của họ, không nên tự đặt mình vào những tình thế khó có lối thoát. Đối với ông phải xây dựng lại quan hệ với Nga, vì một nước Nga được cải cách, không mặc cảm, và hùng mạnh, có lợi cho Châu Âu.
Giảm phát đe dọa Châu Âu ?
Euro currency logo_image_20120523
Riêng báo Công giáo La Croix hôm nay lại chú trọng đến kinh tế, nêu thành tựa câu hỏi : "Có nên lo ngại giảm phát hay không ?"
Tờ báo dành cả hai trang trong cho hiện tượng, nhắc lại rằng giá cả ở Châu Âu tăng rất ít đang làm cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế lo ngại. sợ rằng kinh tế bị khựng lại.
La Croix khẳng định là mối e ngại này không phải viễn vông, vì thực tế là giá cả ở vùng đồng euro đã tăng rất ít : Vào tháng 3 vừa qua, chỉ tăng 0,5% tính theo nhịp độ thường niên, mức thấp nhất từ cuộc khủng hoảng năm 2008. Tại những nước yếu, mực độ này còn ít hơn nữa.
Ngay tại Pháp, giá cả trong một số lãnh vực không những không tăng, mà lại còn giảm, giảm 0,2% trong lãnh vực thực phẩm, 0,8% đối với sản phẩm công nghiệp, và 0,3% đối với thuốc men...
Giới kinh tế hiện nay, theo La Croix rất quan ngại, tự hỏi rằng đây chỉ là hiện tượng giảm lạm phát nhất thời hay là Châu Âu thực sự bước vào giai đoạn giảm phát (déflation) - tức là hiện tượng tổng nhu cầu không đủ so với sản phẩm và dịch vụ cung ứng ? Nếu như thế thì sẽ vô cùng đáng ngại, vì khiến cho kinh tế bị đình đốn.
Dĩ nhiên là trong vấn đề giả cả không tăng nhiều, có khi giảm này, người tiêu dùng và giới kinh tế gia không phản ứng như nhau. Người dân mua sắm rất hài lòng, nhưng ngược lại đối với giới sản xuất thì tai hại vô cùng, với hậu quả xã hội là sẽ phải giảm bớt nhân công. Tóm lại đây là căn bênh vô cùng nguy hiểm đối với một nền kinh tế với những tác động dây chuyền.
Kinh nghiệm nhãn tiền : Nhật Bản
La Croix nhắc lại là Châu Âu có trước mắt mình trường hợp của Nhật Bản, đã phải trầy trật chống lại hiện tượng này trong suốt 15 năm. Tờ báo nêu một ví dụ : một tô cơm thịt bò ở của hàng ăn nhanh nổi tiếng Yoshinoya đã giảm từ 400 yen xuống 300 yen từ cuối thập kỷ 1990.
Đương kim Thủ tướng Nhật hiện nay dốc sức lao vào trận chiền với chính sách Abenomics của ông, bơm tiền vào kinh tế để thúc đẩy giá cả, hầu đạt ít ra tăng trưởng 2% từ đây đến 2015. Ông Abe đã gặt hái được một số thành quả : lạm phát vào tháng 2/2014 tăng lên 1,5%.
Một cửa hàng giảm giá 50% tại Tokyo. (Ảnh: AP)
Báo kinh tế Les Echos hiển nhiên không bỏ qua hiên tượng trên. Tập trung vào tình hình Pháp, tờ báo nói đến việc "lạm phát có những dấu hiệu yếu kém đáng ngại", trong lúc mà vùng đồng euro lại là trọng tâm mối quan ngại cuộc họp nhóm G20 - tại Washington hôm nay.
Theo Les Echos, Quỹ Tiền tệ Quốc tế - FMI- đang thúc giục Ngân hàng Trung ương Châu Âu nhanh chóng có biện pháp để chống nạn giảm phát, càng sớm càng tốt. Theo tờ báo cộng đồng quốc tế càng thêm lo ngại vì hiện nay Châu Âu bị xem là mắt xích yếu của tăng trưởng kinh tế thế giới. FMI dự báo tăng trưởng Châu Âu chỉ được 1,2% trong năm nay.
Thế giới lâm nguy khi Trung Quốc thành số một về kinh tế ?
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc sẽ đe dọa tăng trưởng châu Á
Trên bình diện kinh tế, Libération hôm nay đăng bài viết về Trung Quốc của thông tín viên Philippe Grangereau, phân tích về chính sách của Trung Quốc – dưới tựa đề : "Trung Quốc muốn khai thác lợi thế áp đảo của mình"; và nhận định rằng chủ nghĩa quốc gia, dân túy của cường quốc sắp đứng đầu thế giới đang gây lo ngại cho phương Tây.
Tác giả bài viết phân tích là cường quốc kinh tế thứ nhì của thế giới từ 2 năm qua, có thể sẽ đứng đầu thế giới vào năm 2030, có khi sớm hơn, cho dù thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc còn rất thấp so với những nước phát triển. Đây là những dự báo cơ quan NIC – National Intelligence Council - của Mỹ và Ngân hàng Thế giới.
Riêng trong tác phẩm China 2030, kinh tế gia Trung Quốc Hờ An Cương (Hu Angang) dự báo là GDP Trung Quốc - hiện chỉ là một nửa của Hoa Kỳ - sẽ lên gấp đôi Mỹ trong 16 năm tói đây.
Bài viết cho là như thế thế giới sẽ nằm dưới sự thống trị của một siêu cường quốc độc tài với chế độ độc đảng. Cho nên câu hỏi đặt ra là chế độ vẫn tỏ ra hung bạo, đàn áp công dân mình, có sẽ cư xử tốt hơn đối với phần còn lại của hành tinh hay không.
Tác giả bài báo nhắc phát biểu của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du Châu Âu vừa qua, ra sức thuyết phục là Trung Quốc của ngày mai không phải là mối đe dọa đối với thế giới.
Tại Pháp, phát biểu tại Phủ tổng thống, ông Tập Cận Bình cho là "Napoléon đã nói : Trung Quốc là một con sư tử còn ngủ và sẽ làm thế giới rung động khi thức tỉnh". Theo ông Tập Cận Bình thì "lúc này đây, con sư tử Trung Quốc đã thức dậy, nhưng hòa hoãn, dễ mến và văn minh’. Phát biểu được cử tọa vỗ tay hoan nghênh.
Bài báo cho rằng không biết Napoléon có nói như chủ tịch Trung Quốc nêu lên hay không, nhưng điều đó không quan trọng, ông Tập Cận Bình muốn phản bác lại những chuyên gia vốn nhìn thấy Trung quốc đang đi vào một chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến.
Sau phát biểu trên một chuyên gia về Trung Quốc, Jean Pierre Cabestan, tự hỏi một cách hóm hỉnh : "Đã có ai thấy một con sư tử hòa hoãn, dễ mến và văn minh bao giờ chưa ? Sư tử là một con vật hoang dã, chuyên săn mồi, nó giống như Trung Quốc trong quan hệ với các nước khác". Bài báo nhắc lại yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Và Trung Quốc hành động như thế không phải vì quyền lợi kinh tế mà vì chủ trương dân tộc chủ nghĩa, mà giới phân tích cho đó là cơ sở hành động mới của đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh đưa ra tư tưởng dân túy này để che khuất những khó khăn kinh tế, thiếu sót chính trị của mình.
Libération đã trích dẫn một nhà báo Quảng Đông giải thích : "Ưu tiên của chính quyền Trung Quốc không phải duy trì tăng trưởng kinh tế. Đây chỉ là một phương tiện, chứ không phải là cứu cánh, tức là mục tiêu tối hậu. Ưu tiên thực sự, và bằng mọi giá, là duy trì quyền lực của Đảng.
Pháp và Algeri : chủ đề thời sự nổi bật trên các trang nhất
Algerian war collage wikipedia.jpg
Chủ đề thời sự được nêu bật trong các hàng tít trang đầu báo Pháp hôm nay đi từ tình hình Pháp, với việc đề cử các nhân vật mới ở các bộ ngành đang gây phản ứng, như Le Figaro ghi nhận, hay cuộc xuống đường vào ngày mai nhằm phản đối chính sách khắc khổ, cho đến cuộc bầu cử tổng thống sắp đến ở Algérie, mà Le Monde chạy tựa : "Cuộc vận động tranh cử ma của ông Boutéflika". Vị tổng thống mãn nhiệm, 77 tuổi, ra tranh cử một nhiệm kỳ thứ 4, nhưng lại hầu như không xuất hiện trước công chúng từ mấy tuần lễ qua.



----- Original Message -----
From: Truc Nguyen

                  
                                    NGA MƯU TÍNH GÌ Ở UKRAINE..
 PUTIN CON CÁO GIÀ CỦA NGA- DÙNG MỌI THỦ ĐỌAN  - LÔI KÉO UKRAINE THEO NGA- HY VỌNG ĐỔ TIỀN CỦA VÀO  SOCHI- NGA THÀNH CÔNG THẾ VẬN NÀY -DÂN  UKRAINE VỐN HÂM HỘ THỂ THAO SẼ PHỤC TÙNG - MƯU SỰ CỦA PUTIN BỊ TÂY ÂU BẺ GÃY TRƯỚC KHI SOCHI BẾ MẠC -MÀN KẾ TIẾP XEM PUTIN QUẬY CỠ NÀO
NGA MƯU TÍNH GÌ Ở UKRAINE
tka23 post
Lần đầu tiên từ chiến tranh Balkans, xung đột đẫm máu đã xuất hiện ở ngưỡng cửa châu Âu.
Đất nước Ukraine với 46 triệu dân là gạch nối địa lý giữa Nga và EU, đồng thời cũng là miếng xương khó nuốt giữa Đông và Tây.
Lần đầu tiên từ khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, mâu thuẫn Đông-Tây xuất hiện trong lòng châu Âu. Theo báo New York Times (Mỹ), cuộc biểu tình đòi Tổng thống Viktor Yanukovych từ chức kéo dài ba tháng qua ở Ukraine ,bắt nguồn từ sự kiện tổng thống Ukraine không ký hiệp định liên kết Ukraine-Liên minh châu Âu (EU).
Hiệp định liên kết EU là gì?
Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 21-11-2013. Chính phủ Ukraine ban hành sắc lệnh yêu cầu ngưng chuẩn bị ký kết hiệp định liên kết Ukraine-EU. 
Thủ tướng Mykola Azarov giải thích sắc lệnh được ban hành nhằm bảo đảm an ninh quốc gia cho Ukraine,  sau khi cân nhắc kỹ hậu quả trong quan hệ thương mại với Nga nếu hiệp định được ký kết.
Đây là quyết định hết sức bất ngờ của Ukraine vì sau sáu năm trời ròng rã thương thảo, dự trù hiệp định liên kết sẽ được ký kết tại hội nghị  lần thứ ba về chương trình Đối tác phương Đông của EU tại thủ đô Vilnius (Litva) vào ngày 29-11-2013.
Chương trình Đối tác phương Đông của EU được khởi đầu từ năm 2009 với hai nước Thụy Điển và Ba Lan. Mục tiêu của chương trình Đối tác phương Đông là hình thành khu vực thương mại tự do gồm EU với sáu nước cộng hòa Liên Xô cũ (Azerbaijan, Armenia, Belarus, Ukraine, Grudia và Moldavia). Mục đích cuối cùng là sáu nước này có thể gia nhập EU.
Dù vậy chỉ có Grudia và Moldavia đồng ý liên kết với EU trong khi bốn nước còn lại không đồng ý. Ngay cả viễn ảnh sáu nước cộng hòa Liên Xô cũ nêu trên gia nhập vào EU cũng chưa đạt được đồng thuận trong 28 nước thành viên EU. Ví dụ, Pháp cho rằng liên kết là một chuyện, còn gia nhập lại là chuyện khác.

 
Quảng trường Độc Lập ở Kiev trong cuộc đụng độ đẫm máu ngày 18-2. Ảnh: AP
Vì sao Ukraine không ký?
Từ lâu Tổng thống Viktor Yanukovych đã cam kết sẽ ký kết hiệp ước liên kết với EU để thúc đẩy Ukraine hội nhập kinh tế khu vực. Tháng 3-2013, chính ông đã chỉ thị chính phủ thúc đẩy công tác chuẩn bị ký kết hiệp định liên kết với EU.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine tuyên bố độc lập vào năm 1991, người dân Ukraine nhìn sang EU như một thế giới khác đầy hy vọng. Họ tin rằng hội nhập vào EU sẽ ngăn chặn được vấn nạn tham nhũng và nâng cao trách nhiệm của bộ máy cầm quyền Ukraine. Họ háo hức trông chờ ngày hiệp định liên kết với EU được ký kết, thế nhưng cuối cùng mơ ước đã sụp đổ.
Tổng thống Viktor Yanukovych đã chọn giải pháp ngả về phía Nga bởi Ukraine phụ thuộc phần lớn nguồn cung cấp khí đốt từ NgaGiữa tháng 8-2013, tức ba tháng trước khi Ukraine dự tính ký hiệp định liên kết với EU, hải quan Nga đột ngột tạm ngưng nhập cảng  vô thời hạn hàng hóa từ Ukraine với lý do hàng hóa Ukraine bị xếp vào danh mục tiềm ẩn nguy hiểm. Phe đối lập ở Ukraine lập tức tố cáo Nga phát động cuộc chiến thương mại nhằm ngăn cản Ukraine liên kết với EU.
Bốn giai đoạn biểu tình
Tháng 11-2013, biểu tình bùng nổ: Đêm 21-11-2013, theo lời kêu gọi của phe đối lập, khoảng 2.000 người bắt đầu tụ tập ở quảng trường Độc Lập tại thủ đô Kiev để phản đối sắc lệnh ngừng chuẩn bị ký kết hiệp định liên kết giữa Ukraine với EU. Họ chỉ trích Tổng thống Viktor Yanukovych phản bội lợi ích quốc gia và phục tùng Moscow. Ba ngày sau, số người biểu tình tăng lên gần 200.000 người.
Quảng trường Độc Lập còn gọi là quảng trường Maidan, do đó những người biểu tình được gọi là phong trào Euromaidan (ủng hộ gia nhập EU). Phong trào Euromaidan gồm đủ mọi thành phần, từ phe đối lập, đảng dân tộc chủ nghĩa Svoboda đến các tổ chức cực đoan như Pravyi Sektor hay Spilna Sprava.
Tháng 12-2013, khủng hoảng chính trị: Biểu tình chuyển sang  bạo lực khi 1.000 cảnh sát đặc nhiệm Berkut (Bộ Nội vụ) tiến vào quảng trường Độc Lập giải tán biểu tình bằng ma trắc và hơi cay vào rạng sáng 30-11-2013. Hôm sau, 300.000 người tuần hành ở trung tâm Kiev và tái chiếm quảng trường, chiếm giữ tòa thị chính Kiev đồng thời gây bạo loạn.
Phe đối lập mong muốn Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Tổng thống Viktor Yanukovych nhưng thất bại. Chính phủ ra tối hậu thư cho người biểu tình rút khỏi tòa thị chính Kiev. Ngày 10-12-2013, lực lượng đặc nhiệm tổ chức tấn công giải tỏa biểu tình ở quảng trường Độc Lập nhưng không thành công.
Tháng 1-2014, hạn chế biểu tình: Ngày 16-1, Quốc hội thông qua  dự luật chống biểu tình (11 dự luật) với các quy định hình sự hóa mọi hình thức biểu tình.
 Ví dụ: Người phong tỏa công sở bị phạt tù 10 năm; người biểu tình mang mặt nạ, mũ bảo hiểm hoặc dựng lều trái phép nơi công cộng bị phạt tiền nặng hoặc bị phạt tù; người phỉ báng quan chức bị phạt một năm lao động cải tạo.
Ba ngày sau, 200.000 người đã biểu tình ở quảng trường Độc Lập để phản đối các luật chống biểu tình mà họ gọi là “luật độc tài”. Hàng ngàn người tuần hành đến tòa nhà Quốc hội. Đụng độ dữ dội xảy ra với cảnh sát.
Trước tình thế dầu sôi lửa bỏng, Tổng thống Viktor Yanukovych đã phải nhượng bộ. Ngày 25-1, ông chấp thuận cho Thủ tướng Mykola Azarov từ chức, sa thải toàn bộ nội các và đề nghị hai ghế thủ tướng và phó thủ tướng cho hai lãnh đạo phe đối lập. Phe đối lập từ chối. Ngày 29-1, Quốc hội hủy bỏ các luật chống biểu tình.
Tháng 2-2014, biểu tình leo thang: Ngày 14-2, chính quyền trả tự do cho toàn bộ 234 người biểu tình bị bắt. Dù vậy phe đối lập vẫn đòi bầu cử tổng thống trước thời hạn và sửa đổi hiến pháp. Ngày 18-2, trong lúc Quốc hội họp bàn về sửa đổi hiến pháp, những người biểu tình tuần hành đến tòa nhà Quốc hội để kêu gọi khôi phục hiến pháp năm 2004.
Đụng độ đẫm máu xảy ra với cảnh sát. Hôm sau, xung đột tái diễn và gây thương vong lớn. Thủ đô Kiev trở thành bãi chiến trường. Theo Bộ Y tế, đã có 82 người chết và 622 người bị thương. Ba ngoại trưởng Pháp, Đức và Ba Lan đến Kiev tổ chức thương lượng.
Tổng thống Viktor Yanukovych tiếp tục nhượng bộ. Ngày 21-2, ông ký kết thỏa thuận giải quyết khủng hoảng với phe đối lập. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã không cứu được tình hình Ukraine.
Liên minh Ukraine-Nga
Ngày 17-12, tại cuộc tham vấn Nga-Ukraine lần thứ sáu ở Nga, Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Viktor Yanukovych đã ký kết thỏa thuận mang tênKế hoạch hành động Ukraine-Nga. Theo thỏa thuận mới ký, Nga cam kết mua trái phiếu chính phủ Ukraine trị giá tổng cộng 15 tỉ USD và giảm 1/3 giá bán khí đốt cho Ukraine. Ngoài ra, Nga cũng đồng ý nhập  trở lại hàng hóa của Ukraine.
Tổng thống Putin tuyên bố thỏa thuận trên không gắn với bất kỳ điều kiện nào. Tuy nhiên, Reuters nhận định thỏa thuận này là phần thưởng của Nga nhằm đáp lại chuyện Ukraine không ký kết hiệp định liên kết Ukraine-EU. Thỏa thuận Ukraine-Nga như châm thêm dầu vào lửa. Những người biểu tình ủng hộ gia nhập EU càng quyết tâm bám trụ tại quảng trường Độc Lập.
Về ý đồ chiến lược, Nga dự định đến năm 2015 sẽ lập một liên minh thuế quan Âu-Á để tiến đến một liên minh chính trị và kinh tế trong khu vực. Liên minh này sẽ trở thành sức mạnh để Nga đối đầu về kinh tế với châu Âu. Trong liên minh, Ukraine với 46 triệu dân sẽ chiếm vai trò then chốt
TỔNG HỢP



Pháp tch thu trên 2 triu hp thuc gi Trung Quc

Thuốc giả do Trung Quốc sản xuất
Thuốc giả do Trung Quốc sản xuất
REUTERS

Thy My

Hi quan Pháp hôm nay 10/04/2014 loan báo đã tch thu 2,4 triu hp dược phm gi do Trung Quc sn xut, phát hin được t cui tháng Hai. Đây là s lượng thuc gi b tch thu cao nht Châu Âu t trước đến nay.

Các loi thuc gi này gm aspirine, thuc chng tiêu chy, thuc tr ri lon cường dương…được hi quan Pháp phát hin trong hai container ti cng Le Havre, thuc vùng Normandie hôm 27/2. Đây là lượng thuc gi k lc b hi quan tch thu trong toàn Liên Hip Châu Âu. K lc trước đó, cũng ti Havre vào tháng 5/2013 là trên 1,2 triu gói aspirine dm. 
Theo ban Giám đc hi quan, thì thay vào ch s hàng hóa được kê khai là « trà Trung Quc», các nhân viên đã phát hin 601 thùng carton đng thuc gói và thuc viên gi hiu, gm nhiu loi khác nhau. 
Hi quan khng đnh : « Mt s ‘thuc’ không cha bt kỳ mt hot cht nào, là mt s la đo trng trn người tiêu dùng. S khác thì có cha mt hot cht nhưng liu lượng hoàn toàn không phù hp vi lượng cn có trong dược phm chính gc, có th gây nguy cơ cho sc khe ca các bnh nhân ung nhm thuc gi ». 
Ban Giám đc hi quan Pháp nhc li, dược phm là lãnh vc b làm gi nhiu nht trong năm 2013, chiếm 18% trong tng s 7,6 triu món hàng b hi quan tch thu, đng trên mt hàng qun áo (14%).



No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts