Thứ năm 17 Tháng Tư 2014
Mỹ lập thế « chân vạc » tại châu Á Thái
Bình Dương
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (T)
và đồng nhiệm Trung Quốc Thường Vạn Toàn (Chang
Wanquan) tại cuộc họp báo chung ngày
08/04/2014 ở Bộ Quốc phòng Trung Quốc (Bắc Kinh).
REUTERS/Alex Wong
Trong những ngày 7-8-9/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Thủ tưóng Úc Tony
Abbott, kẻ trước người sau cách nhau
vài giờ, công du ba nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Chuck Hagel còn bay sang Mông Cổ để tăng cường hợp tác quân sự. Trước đó, vào ngày 01/04, Tokyo thông báo sẽ bán « công nghệ quốc phòng » cho các
nước bạn dọc theo con đường hàng hải Biển Đông và Hoa
Đông. Ngăn chận chiến thuật « tằm ăn dâu » của Hoa lục bằng thế trận « chân vạc » là phương án của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình
Dương .
Trong cuộc họp tại Bắc Kinh ngày 08/04/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bị người đồng cấp Trung Quốc là Thường Vạn Toàn và Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Phạm Trượng Long (Fan Chang Long) - chỉ đứng sau Tập Cận Bình - đáp trả bằng lời lẽ nặng nề nào là « Mỹ sợ Trung Quốc lớn mạnh, nào là nhân dân Trung quốc không chấp nhận những lời công kích »
Trước khi đến Bắc Kinh, trong khi
tiếp xúc với lãnh đạo quân sự Hoa lục, và sau đó, khi
phát biểu tại Học viên Quốc phòng Trung Quốc, chủ nhân Lầu Năm Góc Hoa Kỳ đều có một tuyên bố trước sau như một : Trung Quốc là nước lớn, phải biết tôn trọng láng giềng và không được sử dụng cường lực để hiếp đáp các quốc gia nhỏ hơn tại Hoa Đông và biển Đông Nam Á.
Trong thời điểm này, thì từ cực nam của Thái Bình Dương, Thủ tướng Úc Tony Abbott bay lên Bắc Á, và tại Tokyo, ký hiệp ước hợp tác an ninh và quốc phòng ngay sau
khi Nhật thông báo sẽ bỏ nguyên tắc tự cấm xuất khẩu vũ khí.
Tất cả các sự kiện trên diễn ra trong bối cảnh Matxcơva chiếm quần đảo Crimée của Ukraina bằng áp lực quân sự nhưng không cần sự tham chiến của chủ lực quân.
Washington và một số nước đồng minh của Mỹ tại Thái Bình Dương nhất là Úc, Nhật Bản và Philippines
lo ngại Bắc Kinh sẽ thừa cơ lấn chiếm các quần đảo trong vùng và khống chế con đường hàng hải huyết mạch.
Nếu ở Ukraina, Hoa Kỳ
lúng túng vì Nga lấn tới mà không động binh, thì tại Biển Đông và Hoa
Đông, nếu Trung Quốc cũng theo chiến thuật « tằm ăn dâu » mà chiến pháp Tôn Tử gọi là « bất chiến tự nhiên thành », dùng tàu « hải giám, kiểm ngư » dân sự để chiếm Senkaku hay Trường Sa thì Hạm đội 7 của Mỹ phản ứng ra sao ?
Ngăn chận trước Hoa lục bằng thế trận « chân vạc » là phương án mà Hoa Kỳ tiến hành tại Châu Á Thái Bình
Dương.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia về Trung Quốc, đại học Maine, Hoa Kỳ
phân tích :
Mục đích của chuyến công du Chuck
Hagel và Tony Abbott
« Đối với tôi, chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sang Bắc Á và của Thủ tướng Úc Toney Abbott
sang Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc không phải là một sự tình cờ mà là một sự dàn xếp trước giữa Mỹ và Úc. Còn việc Tokyo thông báo
bán vũ khí cho các nước bạn có quan hệ đến việc ông Tony Abbott
đến Nhật sẽ bàn sau.
Nhưng sự kiện Chuck Hagel và
Tony Abbott công du ( Đông Bắc Á) có nhiều lý do. Một là sau vụ Crimée (bị Nga sáp nhập), thì nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á không biết là Mỹ có tiếp tục bảo vệ hay giúp bảo vệ an ninh khu vực hay không. Thành
ra, Mỹ cùng với Úc sang vùng đó
để trấn an khu vực là chính sách của Mỹ không thay đổi và có Úc ủng hộ Mỹ. Ngoài ra còn có hội nghị Bát Ngao (đảo Hải Nam), có nhiều nguyên thủ quốc tế tham dự, cho nên đây là dịp để Mỹ và Úc tái khẳng định chính sách.
Mỹ, Úc muốn các nước kể cả Trung Quốc hội nhập vào một mạng lưới an ninh trong khu vực không những để bảo vệ an ninh khu vực mà còn bảo vệ vấn đề phát triển kinh tế của thế giới.
Trao đổi mậu dịch thế giới chiếm đến 90% bằng đường biển và trong số này thì 60% thông qua Biển Đông. Mà vùng biển này bị Trung Quốc khiêu khích , lấn chiếm với một chính sách rõ
ràng « tằm ăn dâu » làm mất an ninh. Mỹ tuy là một nước lớn nhưng lại khó đối đầu với chiến thuật « tằm ăn dâu » cho nên
ít nhất Mỹ phải nói rõ cho Trung
Quốc biết là Trung Quốc là bạn hàng lớn của Mỹ , Úc là bạn hàng lớn của Trung Quốc , Nhật cũng là bạn hàng lớn của Trung Quốc mà nếu bây giờ Trung Quốc làm xáo trộn như thế này thì sẽ khó cho vấn đề phát triển kinh tế của Trung Quốc, của khu vực và của cả thế giới.
Cho nên trước khi sang Bắc Kinh, Bộ trưởng Chuck Hagel
tuyên bố Trung Quốc là nước vĩ đại, một nước vĩ đại phải có thái độ hòa hoãn và có bổn phận đối với an ninh khu vực và an ninh thế giới. Trung Quốc phải coi trọng các nước trong khu vực, không nên dùng
vũ lực, không nên đe dọa vì như vậy sẽ làm mất an ninh…
Phản ứng bực bội của Trung Quốc và thái độ hòa hoãn của Mỹ
Tại Bắc Kinh , Chuck Hagel lập lại là vấn đề an ninh khu vực rất quan trọng. Ông nói Mỹ không chống Trung Quốc thành lập vùng « phòng không » nhưng Trung Quốc không có quyền thiết lập một cách đơn phương, không có hợp tác hay tham khảo ý kiến của các nước xung quanh. Điều đó sẽ gây căng thẳng dẫn đến ngộ nhận và xung đột.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường vạn Toàn đáp lại là đối với Trung Quốc thì vấn đề lãnh thổ Điếu Ngư, Hoàng Sa, Trường Sa là vấn đề chính yếu, không thỏa hiệp , không trao đổi, không nhượng bộ với ai. Không nước nào được phép vi phạm. Ngay sau đó, Phạm Trượng Long (Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương) nói thẳng với Chuck Hagel là
việc lập vùng phòng không là chuyện của Trung Quốc, dân tộc Trung Quốc không chấp nhận bị chỉ trích.
Ý nghĩa của phản ứng này là gì ? Là khu vực Đông Á này là của tao (Trung Quốc), tao (Trung Quốc) từ từ sẽ đẩy mày (Mỹ) ra khỏi khu vực này, Mỹ không được nói gì hết. Nếu nhượng bộ thì được còn nếu không thì Trung Quốc vẫn làm tới…
Trong khi đó thì Chuck Hagel rất hòa hoãn, Mỹ từ trước đến nay cũng rất hòa hoãn. Vì sao
? Vì nếu Trung Quốc cứ hàm hồ thì những nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc có mậu dịch hai chiều rất lớn với Trung Quốc sẽ cảm thấy mất an ninh. Mất an ninh thì họ thấy cần có sự che chở. Nước mạnh nhất hiện nay trên thế giới về quân sự lẫn kinh tế là Mỹ. Mỹ đã đóng vai trò quan trọng này từ sau thế chiến thứ hai và muốn tiếp tục . Mà muốn tiếp tục đóng vai trò này
thì Mỹ không thể « tự mình nhảy ra ».
Khi Tổng thống Obama thông báo
chính sách « xoay trục » thì có nói là đến năm 2020 thì 60%
lực lượng hải quân Mỹ sẽ ở trong Thái Bình Dương. Mà hiện giờ (mới 2014) đã nâng
lên 55% rồi. Khi Trung Quốc khiêu khích thì Mỹ đưa 2000 Thủy quân lục chiến sang Darwin
(Úc), cách đảo Hải Nam nơi Trung Quốc đóng 20.000 Thủy quân lục chiến đến mấy ngàn cây số.
Đối với Mỹ, việc này (gửi quân) chỉ là vấn đề hình thức (còn thông điệp chính) là tôi có
mặt ở đây, các anh (Nhật, Úc, Hàn và Đông Nam Á) phải liên kết với nhau trong một cơ chế an ninh, một mạng lưới an ninh thì các anh có thế dựa vào tôi….
Lá bài của Mỹ và trận thế ‘tam quốc mới'
Kính mời quý thính giả theo dõi toàn bộ phần trình bày của chuyên gia Ngô Vĩnh Long trong phần « âm thanh ».
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching