PHILIPPINES
- TRUNG QUỐC -
Bài đăng : Thứ sáu 11 Tháng Tư 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 11
Tháng Tư 2014
Biển Đông : Manila
dùng cách "răn đe tinh thần" với Bắc Kinh
Đảo Thị Tứ theo cách gọi của Philippines là đảo Pagasa, thuộc quần
đảo Trường Sa - Reuters / Kyodo
http://www.viet.rfi.fr/auteur/duc-tam
Hôm nay, 11/04/2014, phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose tuyên bố, trong hồ
sơ tranh chấp chủ
quyền tại Biển
Đông, khi nộp hồ sơ
kiện Trung Quốc ra trước
Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc,
chính quyền Manila dùng phương pháp « thuyết
phục đạo lý » để
tòa án tuyên bố
rằng các đòi hỏi về
chủ quyền của
Bắc Kinh đối với
gần như toàn bộ
diện tích Biển Đông là phi pháp.
Phát biểu trên đài truyền hình ABS-CBN, đại diện Bộ Ngoại giao Philippines giải thích : « Qua việc thuyết phục đạo lý này, chúng tôi
hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ giúp Trung Quốc hiểu được rằng việc tôn trọng và tuân thủ quyết định của tòa án cũng chính
là vì những lợi ích tốt đẹp nhất đối với Trung Quốc », và « nếu Trung Quốc muốn được nhìn nhận như một thành viên có
trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, thì điều tốt nhất mà họ nên làm, là cần hành động trong khuôn khổ trật tự luật pháp quốc tế hơn là đứng bên ngoài khuôn
khổ này ».
Tháng trước, sau khi
Philippines hoàn tất hồ sơ nộp lên Tòa án trọng tài quốc tế, Bắc Kinh đã cảnh báo là hành động này của Manila làm tổn hại nghiêm trọng quan hệ giữa hai nước và Philippines phải chịu trách nhiệm về việc này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines nói rằng Manila đã đoán
là phải đối mặt với những hành động trả đũa từ phía Bắc Kinh, trong lĩnh
vực thương mại hoặc du lịch. Manila chấp nhận và giải thích : « Về kinh tế, quân sự, chúng tôi không
thể so sánh được với Trung Quốc, do vậy, phương tiện duy nhất của chúng tôi là luật pháp quốc tế ».
Trong khi đó, phát ngôn viên
Phủ Tổng thống Philippines, ông
Herminio Coloma cho biết, mục đích của Manila trong vụ kiện này là muốn chứng minh rằng các tuyên bố về chủ quyền của Philippines là dựa trên luật pháp quốc tế và phán quyết của tòa không chỉ liên quan đến trường hợp của Philippines, mà
còn đối với các nước khác, trong khuôn
khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Cho đến nay, Bắc Kinh đơn phương tuyên bố có chủ quyền đối với gần 80% diện tích Biển Đông, nơi hiện đang có tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines,
Malaysia, Brunei và Đài Loan.
MỸ - PHILIPPINES -
Bài đăng : Thứ sáu 11 Tháng Tư 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 11
Tháng Tư 2014
Hoa Kỳ và Philippines thỏa thuận ký kết hiệp ước an ninh mới
Tàu ngầm USS North Carolina (SSN 777) cập bến Subic Bay để tiếp tế
nhiên liệu (Reuters)
Thụy My
Hãng tin Reuters dẫn một
nguồn tin quân sự Philippines hôm nay 11/04/2014 cho biết, Philippines và Hoa
Kỳ đã đạt được thỏa
thuận về việc
ký kết một hiệp ước hợp
tác an ninh mới, cho phép quân đội Mỹ
sử dụng các căn cứ
tại Philippines cho
các hoạt động hải
quân và nhân đạo.
Hiệp định giữa hai nước đồng minh lâu đời nhất tại khu vực châu Á-Thái Bình
Dương sẽ được ký kết trong chuyến viếng thăm Manila của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong
hai ngày 28 và 29/4 tới.
Philippines đã thương lượng về hiệp định hợp tác này từ gần tám tháng qua, chủ yếu nhằm đối phó với tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh. Hải quân Trung Quốc hiện đang tăng cường hiện diện tại Biển Đông, sau khi chiếm được bãi cạn Scarborough lâu
nay do Manila quản lý vào năm 2012.
Về phần đại sứ Mỹ tại Manila, Jose
Cuisia, đã nhấn mạnh rằng hiệp định trên khẳng định chủ trương « tái cân bằng » của Hoa Kỳ, xoay trục về phía châu Á, mặc dù đang phải đối phó với các hồ sơ nóng bỏng như Ukraina, Syria hay
Iran.
Trước đó trong bài diễn văn đọc tại trường đại học Quốc phòng của quân đội Trung Quốc ngày 8/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã cảnh cáo Bắc Kinh về mọi hành động « áp chế » đối với các nước láng giềng nhỏ bé hơn tại Biển Đông cũng như Biển Hoa Đông, khẳng định « Sự cam kết của Hoa Kỳ hỗ trợ các đồng minh trong khu vực là vĩnh viễn ».
Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long (Fan
Changlong) tuyên bố hết sức bất bình trước những lời bình luận của ông Chuck Hagel,
và các quan chức cao cấp của Giải phóng quân sau đó
cũng tỏ thái độ thù địch trước Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching