Dân phá nhà, đốt xe máy cán bộ trong đêm
- Vào đêm 10/4, hàng trăm người dân xóm Trung Sơn (xã Bắc
Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã tụ tập ném đá, phá nhà của một số lãnh đạo xã.
HIỆN TRƯỜNG VỤ DÂN PHÁ NHÀ, ĐỐT XE TẠI ĐÂY
|
Sáng 11/4, trao đổi với VietNamNet, ông Trần Bá Hoành - Chủ
tịch UBND xã Bắc Sơn cho biết, vào khoảng 20h ngày 10/4, có khoảng gần 200 người
dân xóm Trung Sơn (xã Bắc Sơn) đã tập trung ném đá, phá hoại nhà của 8 cán bộ xã.
Nhà của trưởng CA xã Bắc Sơn bị
phá tan tành. Ảnh: Người dân Bắc Sơn cung cấp.
|
Trong đó có nhà của anh Dương Công Đức (bí thư đoàn xã) và ông
Nguyễn Khắc Sơn (trưởng công an xã) bị người dân đập phá nặng nhất.
Sau đó, họ di chuyển tới những nhà cán bộ khác như ông Dương Công
Tự (bí thư đảng ủy) và một công an viên xóm Tân Sơn để đập phá.
“Không những vậy, người dân còn tới phá và đập một số vậy dụng trụ
sở UBND xã Bắc Sơn. Đến
khoảng 1h sáng 11/4 thì người
dân mới chịu giải
tán” – ông Hoành cho biết thêm.
"Lúc ấy khoảng 22h, có
rất nhiều người tập trung, vây kín nhà tôi rồi lao phá cửa xông vào nhà đập
phá ti vi, đốt xe máy và phá hỏng nhiều tài sản khác.
Tôi phải gọi cả gia đình qua bên nhà hàng xóm lánh tạm. Thậm chí
người dân quá khích còn châm lửa đốt một góc nhà tôi nhưng may có hàng xóm phát
hiện, dập tắt kịp thời"
– ông Nguyễn Khắc Sơn (trưởng công an xã) nhớ lại.
Vụ việc đã được lãnh đạo xã báo cáo lên công
an huyện, công an tỉnh.
Ông Nguyễn Hoài Việt, Trưởng công an huyện Thạch Hà cho biết, vụ
việc người dân đập phá nhà cán bộ xã trong đêm CA huyện đã nắm được. Trong sáng
11/4, công an huyện và công an tỉnh đã tổ chức họp để có biện pháp xử lý.
Trước đó, chiều ngày 10/4,
6 chiến sĩ công an huyện Thạch Hà thực hiện lệnh bắt đối tượng Trương Văn
Trường (30 tuổi, trú thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà) về hành vi gây
rối trật tự công cộng.
Tuy nhiên trong quá trình thực thi nhiệm vụ, bất ngờ có hàng
trăm người dân bao vây trói, đánh thương tích 4 chiến sĩ công an.
Ngay sau đó, công an tỉnh đã điều động hơn
100 chiến sĩ đến giải cứu thì tiếp tục bị người dân ném đá gây thương tích thêm
một số chiến sĩ phải nhập viện.
Nhiều phóng viên báo chí đến tiếp cận thông
tin cũng bị người dân quá khích cản trở, uy hiếp không cho tác nghiệp.
Người dân phản đối dự án?
Theo tìm hiểu, dự án xây dựng khu nghĩa trang sinh thái Vĩnh Hằng
ở xóm Trung Sơn (xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) với diện tích hơn 28 héc
ta, trong đó có khoảng 8,2 héc ta lấy từ đất nông nghiệp, số còn lại là đất cát
mà hàng năm người dân vẫn sử dụng để trồng hoa màu.
Ông Nguyễn Văn Châu và hàng trăm
người dân nơi đây không đồng tình với dự án Công viên Vĩnh Hằng.
|
Qua trao đổi, những người dân nơi đây cho biết, họ lo sợ việc mất
đất sản xuất sẽ không biết làm gì để sinh sống nên đã phản ứng quyết liệt,
không đồng tình.
Ông Nguyễn Văn Châu (57 tuổi, trú tại xóm
Trung Sơn) nó rằng, người dân nơi
đây hầu hết là từ xã Thạch Đồng (TP. Hà Tĩnh) vì không có đất nên mới lên đây
khai hoang từ những năm 1965.
"Trước đây, vùng đất này chỉ là một đồi núi hoang vu, hẻo
lánh, chúng tôi gây dựng từ hai bàn tay trắng. Nay họ lại bỗng dưng lấy làm dự
án, mà toàn bộ số đất đó lại là đất nông nghiệp, đất trồng hoa màu của dân. Giờ
lấy đi thì chúng tôi biết dựa vào gì mà làm ăn sinh sống”.
Để phản đối dự án xây dựng khu nghĩ trang sinh thái, từ ngày
20/10/2013, người dân xóm Trung Sơn đã lên xã phản ánh. Và kể từ đó đến nay,
người dân đã tổ chức nhiều cuộc để phản đối.
Mặc dù chính quyền và người dân đã tiến hành nhiều cuộc đối thoại
nhưng nhưng mọi chuyện vẫn không được giải quyết.
Phóng viên đã cố gắng liên lạc với những người có thẩm quyền thông
tin ở xã, huyện và tỉnh để rõ hơn về dự án này, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có
câu trả lời.
Văn Đức – Duy Quang
Công an Hà Tĩnh 'bị dân vây đánh'
BBC Cập nhật: 08:47
GMT - thứ sáu, 11 tháng 4, 2014
Tổng
cộng chín cán bộ công an đã bị thương sau vụ xô xát ngày 10/4
Hơn
100 cán bộ công an và cảnh sát cơ động đã được huy động để giải vây cho một tổ
công tác bị người dân 'vây đánh' tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, lãnh đạo công an
Hà Tĩnh được báo trong nước dẫn lời cho biết.
Trong
khi đó, có tin nói vụ việc có liên quan đến một dự án xây dựng.
Báo
điện tử VietnamNet trong tin đăng ngày 10/4 dẫn lời Đại tá Bùi Đình Quang, Phó
Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh, cho biết vào chiều ngày 10/4, sáu cán bộ công an
huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, đã được cử đến xã Bắc Sơn để thực hiện lệnh bắt giữ
đối với ông Trương Văn Trường vì tội 'Gây rối trật tự công cộng'.
Ông
Trường bị nghi là có liên quan đến một vụ 'gây mất trật tự' khi tham gia phản
đối một dự án xây dựng tại địa phương, VnExpress dẫn thông tin từ công an huyện
Thạch Hà cho biết.
Người
này sau đó đã hô hoán là mình bị bắt giữ vô cớ, dẫn đến việc người dân trong
khu vực tụ tập lại đông đảo và bắt trói bốn cán bộ trong tổ công tác, Đại tá
Quang cho biết.
Nhận
được thông báo, công an tỉnh Hà Tĩnh đã huy động hơn 100 công an và cảnh sát cơ
động để tiến hành giải cứu cho tổ công tác và sau đó đưa bốn người nói trên vào
Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh để cấp cứu trong chiều cùng ngày.
“Trong
quá trình giải cứu, nhiều người dân quá khích đã dùng gạch đá, gậy gộc tấn công
lại lực lượng chức năng”, ông Quang được Vietnamnet dẫn lời nói.
Báo
Thanh Niên trong tin đăng ngày 11/4 cho biết tổng cộng chín cán bộ công an đã phải
nhập viện sau vụ xô xát. Hiện chưa rõ có xảy ra thương tích từ phía người dân
hay không.
Thanh
Niên cũng cho biết vụ việc xuất phát từ quyết định xây dựng một nghĩa trang
sinh thái tại địa bàn xã Bắc Sơn, vốn bị người dân thôn Trung Sơn phản đối.
Sau
khi xảy ra nhiều vụ ném đá vào nhà của các cán bộ xã Bắc Sơn, công an địa
phương đã điều tra và xác định ông Trương Văn Trường là nghi phạm, theo Thanh
Niên.
UBND
Hà Tĩnh đã phải nhiều lần dùng cảnh sát cơ động để đối phó với các cuộc biểu
tình chống cưỡng chế đất
Hàng loạt vụ xô xát
Nhiều
vụ xô xát liên quan đến vấn đề đất đai và các dự án xây dựng đã xảy ra trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian gần đây.
Ngày
6/4, tám người đã bị cơ quan điều tra huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, khởi tố và bắt tạm
giam vì tội 'Gây rối trật tự công cộng', theo thông tin từ báo Hà Tĩnh.
Những
người này đã cùng với hàng trăm người khác tham gia cuộc biểu tình phản đối
cưỡng chế đất ở huyện Kỳ Anh hồi cuối tháng Ba.
Hồi
tháng 12 năm ngoái, 15 người cũng đã bị bắt giữ vì tội 'chống người thi hành
công vụ' trong vụ cưỡng chế đất nông nghiệp để xây sân golf tại xã Xuân Thành,
huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Người
dân tại đây cáo buộc chính quyền huyện Nghi Xuân đền bù thấp hơn nhiều lần so
với mức giá trần, đồng thời nhất quyết không cho người dân xem giá đã thỏa
thuận với nhà đầu tư.
Bà
Lê Thị Nguyệt, đại diện của các hộ dân tại đây, nói với BBC trong cuộc phỏng
vấn hồi tháng 12 rằng mức giá đền bù mà UBND huyện Nghi Xuân đưa ra chỉ hơn 19
triệu/sào đất 500 mét vuông.
Trong
khi đó, một nhà báo trong nước đã theo dõi vụ việc nhiều năm qua cho BBC biết
mức giá trần hiện nay lẽ ra là hơn 170 triệu đồng.
'Cần lập ngay Ủy ban
Tài sản Quan chức'
Cập nhật: 15:04 GMT - thứ sáu, 11 tháng 4, 2014
Việt Nam cần cải cách thể chế, tư pháp độc lập
mới chống tham nhũng hiệu quả, theo chuyên gia.
Việt Nam cần lập ngay một 'Ủy ban Kiểm soát
Tài sản Quan chức' độc lập và 'cải cách thể chế' mới mong xử lý triệt để tận
gốc nạn tham nhũng nhà nước, theo ý kiến của luật gia từ trong nước.
Việc giám sát này đặc biệt cần áp dụng đối với
các quan chức hành pháp, là những người có quyền lực trong tay và thực thi pháp
luật, theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển, PGS.
TS. Hoàng Ngọc Giao.
Các
bài liên quan
Chủ đề liên quan
Trao đổi từ Hà Nội với BBC hôm 11/4/2014 về
biện pháp ưu tiên giám sát tham nhũng nhà nước, nhân dịp báo chí Việt Nam vừa
đăng trả lời công khai của cơ quan Thanh tra Chính phủ Việt Nam về tổng thu
nhập chính thức của một số quan chức chính phủ như Thủ tướng, Tổng và Phó Tổng
Thanh tra Chính phủ, ông Giao nói:
"Phải có một cơ quan tương đối độc lập mà
không phải nằm trong hệ thống hành pháp để giám sát việc đăng ký tài sản của
các quan chức, đặc biệt đối với các quan chức hành pháp.
"Bởi vì họ có quyền lực trong tay, họ
thực thi pháp luật và họ thực hiện quản lý nhà nước ở trên các lĩnh vực kinh tế
xã hội, và vì thế để các cơ quan hành pháp tự mình kiểm soát thì rất khó.
"Phải có một Ủy ban về kiểm soát tài sản
của các quan chức độc lập. Có thể nó là một cơ quan do Quốc hội lập ra, nó
tương đối độc lập và nó hợp tác chặt chẽ với kể cả cơ quan kiểm toán cũng như
các cơ quan tài chính khác,
"Và nó có quyền hạn nhất định trong việc
thu thập, xử lý những thông tin, kể cả những thông tin đến từ những nguồn gốc
như những khiếu nại, những tố cáo, để nó xử lý thông tin đó, thì khi đó mới có
thể thực thi được tốt việc minh bạch hóa tài sản của các quan chức nhà
nước."
'Làm gương triệt để'
"Phải có một Ủy ban về kiểm soát tài sản của
các quan chức độc lập, có thể nó là một cơ quan do Quốc hội lập ra, nó tương
đối độc lập và nó hợp tác chặt chẽ với kể cả cơ quan kiểm toán cũng như các cơ
quan tài chính khác. Và nó có quyền hạn nhất định trong việc thu thập, xử lý
những thông tin, kể cả những thông tin đến từ những nguồn gốc như những khiếu
nại, những tố cáo"
Hôm thứ Sáu, đại diện cơ quan Thanh tra Chính
phủ cho truyền thông biết một số thông tin về thu nhập chính thức các nguồn của
một số quan chức chính phủ, trong đó có lương và các khoản thu từ phụ cấp khác
của Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra chính phủ lần lượt ở mức khoảng 18
triệu đồng/tháng và 15 triệu đồng/tháng.
Mức thu nhập chính thức này của Tổng thanh tra
chính phủ được cho là cao hơn tổng mức lương, phụ cấp của Thủ tướng Chính phủ
mà theo Văn phòng Chính phủ là khoảng 17 triệu đồng/tháng.
Gần đây, dư luận trong nước của Việt Nam đặt
câu hỏi với mức thu nhập như trên, làm sao một cựu quan chức như ông Trần Văn
Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam, có thể có nhiều tài sản như
báo chí phản ánh.
Bình luận về vấn đề này, PGS. Hoàng Ngọc Giao
nói:
"Hiện nay nhân dân rõ ràng thấy là không
phải chỉ ông ấy mà rất nhiều người có những tài sản rất lớn.
"Chẳng qua những người đó chưa được lên
mặt báo thôi. Người ta nhìn vào, cứ làm quan thì nhà rất to, rồi biệt thự, nhà
nghỉ v.v..., thì rõ ràng ở đây, không chỉ nói vấn đề ông nguyên Tổng Thanh tra
mà ở đây chúng ta cần nhìn lại vấn đề cả một hệ thống.
"Chúng ta làm thế nào để có thể có một hệ
thống pháp luật nghiêm, kiểm tra, giám sát nghiêm, và cũng tạo nên tính chính
đáng của quan chức. Nếu như họ có những ngôi nhà rất to, nguồn tài sản của họ
là chính đáng, hợp pháp, thì họ cũng ngẩng cao đầu vì chuyện đó."
'Bảo vệ nhân chứng'
Ông Hoàng Ngọc Giao lưu ý Việt Nam chưa có
luật bảo vệ nhân chứng khi họ tố giác tham nhũng, phạm pháp.
Khi được hỏi về vai trò và vị trí của các tổ
chức quần chúng, chuyên gia luật học nói:
"Luật pháp ở Việt Nam chưa có luật về bảo
vệ nhân chứng, chưa có việc bảo vệ những người thực hiện hành vi tố cáo. Trong
thực tế, tôi còn nhớ lại ở thời kỳ xảy ra vụ việc PMU18, một số người tố cáo
cũng đã bị chịu những sức ép cũng như kể cả những hành hung, mà họ không được
bảo vệ.
"Do đó muốn để cho xã hội lên tiếng, muốn
để cho người dân phát hiện ra những vụ việc về mặt liên quan tài sản cũng như
tham nhũng, một trong những điều rất quan trọng là cần phải có một luật về bảo
vệ nhân chứng và giữ bí mật cho những người thực hiện quyền tố cáo những hành
vi liên quan đến những tài sản bất minh."
Theo PGS Hoàng Ngọc Giao, Việt Nam cần phải có
những lưu ý, thay đổi để đảm bảo cho báo chí phát huy vai trò của mình trong
giám sát quyền lực nhà nước và phòng chống tham nhũng và phải sớm mở ra hành
lang pháp lý để đảm bảo phối hợp tốt với vai trò này của báo trí, truyền thông.
Ông nói:
"Có những vụ việc đưa lên, lại rơi vào
trong dĩ vãng chứ không thấy cơ quan nào dựa vào những thông tin đó để tiến
hành xử lý các thông tin đó. Thậm chí ra những quyết định mạnh mẽ hơn, là để
xác minh lại nguồn thông tin của báo chí có đưa hay không, để tiến hành theo
thủ tục tư pháp, tức là tiến hành khởi tố, điều tra v.v..., thì hiện nay, việc
này vẫn còn bỏ ngỏ."
'Cải cách thể chế'
"Nếu Đảng Cộng sản vạch ra được một cương lĩnh,
một phương hướng phát triển như vậy và sau đó chúng ta cải cách thực sự, chúng
ta là nhà nước pháp quyền và ba quyền lực đó kiểm tra, giám sát lẫn nhau thì
lúc đó việc thực hiện công khai, minh bạch tài sản, cũng như việc phòng chống
tham nhũng cũng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều"
Trước câu hỏi liệu các quan chức lãnh đạo cao
cấp hiện nay có nên 'đi đầu, làm gương' công khai, minh bạch triệt để tất cả
các nguồn thu nhập và tài sản trong thời điểm Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ còn trên
dưới hai năm trước khi kỳ Đại hội Đảng lần thứ 12 được tổ chức, PGS Giao nói:
"Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện
nay còn rất nhiều vấn đề mà cần phải giải quyết. Có lẽ mong muốn ưu tiên theo ý
kiến cá nhân tôi là Đại hội Đảng sắp tới nên bàn về vấn đề thể chế, giống
như Thủ tướng nói đầu năm.
"Bây giờ phải cải cách thể chế, chứ còn
bây giờ yêu cầu các nhà lãnh đạo phải minh bạch ngay, thì thứ nhất về thời
gian, thứ hai về vấn đề thể chế, luật pháp cũng chưa đầy đủ, thì chưa chắc đã
giải quyết công việc.
"Đó là phải cải cách thể chế, phải tư
pháp độc lập, phải làm sao Đại hội Đảng đưa được đường lối tư pháp độc lập, cái
đó rất quan trọng. Thứ hai, hành pháp phải chịu sự kiểm tra, giám sát thực sự
của Quốc hội và Quốc hội cũng phải đủ năng lực để giám sát về hành pháp."
Theo nhà luật học, việc kiểm tra, giám sát,
phòng chống sẽ thuận lợi hơn rất nhiều sau khi Việt Nam đã cải cách được thể
chế, cải cách được tư pháp.
"Nếu Đảng Cộng sản vạch ra được một cương
lĩnh, một phương hướng phát triển như vậy và sau đó chúng ta cải cách thực sự,
là nhà nước pháp quyền và ba quyền lực đó kiểm tra, giám sát lẫn nhau thì việc
thực hiện công khai, minh bạch tài sản, cũng như việc phòng chống tham nhũng sẽ
thuận lợi hơn rất nhiều," PGS Giao nói với BBC.
Ước chi :
Nhất trí toàn dân trừ Việt-cộng,
Đồng tâm cả nước đập
Tàu-phù.
Ngô-Phủ
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching