X

Monday, April 14, 2014

Thả tù để đàm phán, vừa thả vừa run

Thả tù để đàm phán, vừa thả vừa run


Thấy gì qua việc thả tù nhân lương tâm?

 

Đi Tới (Danlambao) - Mấy ngày gần đây, trên mạng có tin ba tù nhân lương tâm, những người tranh đấu cho tự do dân chủ, được ra khỏi tù trước thời hạn. Tin này làm cho các diễn đàn Internet có phần nhộn nhịp hơn với những cái nhìn khác nhau. Nhiều người cho rằng thả tù là để đàm phán Hiệp Ước Kinh Tế  Xuyên Thái Bình Dương và làm giảm áp lực về nhân quyền. Qua việc phóng thích nhỏ giọt này, người ta còn nhận thấy VC chỉ "thả tù" chứ không "trả tự do" và còn lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc vì chưa có bóng dáng người tù chống giặc TQ nào được thả.

 

1. Thả tù nhưng không trả Tự Do

 

Những tựa đề như "Tổng hợp tin tức về Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ được trả tự do" hay "Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung được trả tự do" - BBC là không chính xác. Cách đưa tin sau đây phản ánh trung thực việc "thả tù" hơn: "Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã được thả khỏi nhà tù trước thời hạn và đã tới Mỹ", "Nhà hoạt động Vi Đức Hồi ra tù trước hạn", "Nguyễn Tiến Trung ra tù".  

 

Thật vậy, anh Cù Huy Hà Vũ bị đưa thẳng từ nhà tù ra phi trường và bay qua Mỹ vào ban đêm, không một lời từ giã thân nhân hay bạn bè, thì không thể là "trả tự do" mà là "xuất khẩu lén lút".  

 

Nguyễn Tiến Trung "được ra tù sớm, nhưng anh vẫn phải tiếp tục chịu án 3 năm quản chế tại địa phương - tức là không được đi khỏi địa phương đang cư trú trong thời hạn 3 năm."  

 

Anh Vi Đức Hồi cũng không thể là ngoại lệ dù báo chí không nói rõ. Chắc chắn anh cũng bị theo dõi, trù dập như anh đã kể trong "Hồi Ký Đối Mặt".  

 

Trường hợp tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên là rõ ràng nhất. Sau khi ra tù, cô vẫn bị công an quấy nhiễu ngay tại nhà, không cho đi khám bệnh, thậm chí còn quấy phá tang lễ thân mẫu của cô bằng cách ngăn cản khách viếng thăm và cúp điện nước.  

 

Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy trước đây cũng bị đấu tố, đánh đập, quấy nhiễu đến phải viết bài "Đảng hãy buông vạt váy tôi ra".  Điều này cho thấy nhà cầm quyền VC vẫn trù dập, hành xử một cách thô bạo và đê tiện đối với những tù nhân lương tâm ra khỏi tù mà họ gọi là "được trao trả tự do."

 

2. Vẫn còn lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc.

 

Nhìn vào danh sách những người ra khỏi tù, chưa thấy có người nào chống Trung Quốc hay có ảnh hưởng lớn và đầu óc tổ chức được thả như trường hợp Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, nhạc sĩ Việt Khang, nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình...  

 

Điều này cũng dễ hiểu vì từ xưa đến giờ, nhà cầm quyền VC luôn coi Nga, Tầu là bậc thầy và còn cao hơn cả cha mẹ họ: 

 

"Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi! 

Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không? 

Thương cha, thương mẹ, thương chồng 

Thương mình thương một, thương Ông thương mười"

- Tố Hữu.  

 

Lúc Stalin chêt, Hồ Chí Minh viết: “...Khi còn sống Người là người cha, người thầy, người đồng chí và là vị cố vấn của chúng ta...". Hồ cũng nói: "Bác Mao không thể nào sai được"nên năm 1958, "Bác Mao" cho vẽ bản đồ Trung Quốc có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN thì lũ VC bán nước này đã ra công hàm công nhận ngay.  

 

Bời vậy, những bản án "xúc phạm" thầy và cha mẹ VC - "Hoàng Sa, Trường Sa là của VN", "Giặc Tầu ngang tàng trên quê hương ta" - thì nặng hơn bản án "phá rối trật tự trị an".  Thật là phúc cho giặc Tầu đã thuần hóa được bọn tay sai đem hết sức khuyển mã ra, thay chúng, đàn áp những người dân VN yêu nước dám lên tiếng chống giặc để bảo vệ chủ quyền nước VN!

 

3. Dùng Tù nhân Lương tâm để đàm phán

 

Có nhiều ý kiến cho rằng việc thả tù nhân lương tâm gần đây là động thái nhà cầm quyền VC dùng để đàm phán Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang gặp bế tắc vì vấp phải sự phản đối quyết liệt của các tổ chức nhân quyền quốc tế. Điều này không phải là vô căn cứ.  VC đang có nhu cầu gia nhập TPP để vực dậy nền kinh tế đã bị suy sụp trầm trọng và mua vũ khí sát thương của Mỹ để làm giảm bớt áp lực quân sự của Trung Quốc. Cả hai điều trên đều bị Mỹ gắn chặt vào những tiến bộ về nhân quyền.

 

Ngoài ra, vì là thành viên trong Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, VC cũng cần rửa bớt bộ mặt vốn đã nhem nhuốc vì những vụ đàn áp các bloggers, tôn giáo và đặc biệt là Việt Nam đã bị chỉ trích mạnh tại phiên kiểm điểm định kỳ về nhân quyền ở Genève.  

 

Ba người được thả trong số danh sách trên dưới 600 tù nhân lương tâm thì quá ít, chỉ khoảng 0.5% - nghĩa là cứ 200 tù nhân lương tâm thì mới chỉ một người được thả.  Nhà cầm quyền VC vẫn còn quá nhiều "vốn liếng" để đàm phán nên Ủy ban Bảo vệ Ký giả quốc tế (CPJ) đã kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam ngưng bắt giữ tù nhân chính trị làm con tin để đổi lấy những sự nhượng bộ từ quốc tế về kinh tế hay quân sự.

 

Việc thả tù nhân lương tâm một cách nhỏ giọt như trên cho thấy nhà cầm quyền VC vẫn chưa thực tâm nới lỏng chính trị.  Họ chỉ dùng tù nhân lương tâm để đàm phán nhằm đạt các mục tiêu trong từng giai đoạn, đồng thời, vẫn trù dập những người được thả ra khỏi nhà tù.  

 

Danh sách tù nhân quá dài mà các tổ chức quốc tế chỉ có thể tranh đấu hay can thiệp, mỗi lần, cho vài người thì những người tù nhân lương tâm tại VN vẫn còn phải chịu nhiểu hy sinh gian khổ.  

 

Chỉ khi nào dân chúng VN có thể xuống đường như dân chúng Pháp phá ngục Bastille thì những người yêu nước mới được giải án.  

 

Hy vọng rằng những cuộc tập hợp hàng ngàn người bạo động chống lại bạo quyền VC tại Ninh Thuận, Hà Tĩnh, Nghệ An, Hà Tây... sẽ là những tia sáng báo hiệu cuộc giải án vĩ đại đó.

 

Đi Tới


danlambaovn.blogspot.com


 

Đàm phán TPP: Chính phủ VN trì hoãn quyền nghiệp đoàn nhưng lại đòi xin viện trợ


Lao Động Việt - Với dân thì nhà nước CSVN nói tiếp tục cấm nghiệp đoàn, trên bàn thương thảo thỏa ước mậu dịch TPP thì nói sẽ trả lại quyền nghiệp đoàn cho dân nhưng xin cho từ từ, và với USAid của Mỹ và ILO thì âm thầm nói họ phải viện trợ thêm nếu muốn dân được trả lại quyền này.

 

 

Ngày 03 tháng 4 tại Quốc Hội Mỹ có cuộc điều trần về TPP do Ủy Ban Ways and Means tổ chức. Hôm đó, Đại Diện Mậu Dịch Michael Froman và một số dân cử Mỹ đã tiết lộ một số chi tiết đáng chú ý:

 

HÀ NỘI XIN TRÌ HOÃN

 

Trả lời Dân Biểu Levin, về việc trả lại cho dân quyền nghiệp đoàn và việc giảm các đặc quyền mà nhà nước dành cho các công ty quốc doanh, ông Froman nói: “Với mỗi đề tài này, chúng tôi đang bàn với họ cần bao lâu để cải tổ, điều này cũng liên quan đến vấn đề khi nào chúng tôi mới có thể nộp TPP để Quốc Hội Mỹ phê chuẩn. Đừng nghĩ rằng Việt Nam sẽ cải tổ ngay lập tức được”. Điều này có nghĩa là Việt Nam đang xin trì hoãn việc trả lại quyền nghiệp đoàn cho dân.

 

 

HÀ NỘI XIN VIỆN TRỢ

 

Trả lời câu hỏi của Dân Biểu Kind, ông Froman nói: “Chúng tôi đang làm việc với Việt Nam về quyền lao động trong TPP, Việt Nam sẽ cần được (tổ chức lao động thế giới) ILO và các tổ chức nghiệp đoàn thế giới cho ‘technical assistance’. Chúng tôi đang làm việc với Bộ Ngoại Giao (Mỹ) và USAid để có tiền giúp VN thực hiện đúng bổn phận trong TPP”. Thay vì chữ “viện trợ”, giới ngoại giao dùng chữ “technical assistance”, tức “hỗ trợ kỹ thuật”, để đỡ mất mặt người xin tiền.

 

Nói cách khác, khi lên nắm quyền thì Đảng CSVN chiếm quyền nghiệp đoàn của dân ngay lập tức. Nay nói nếu muốn trả lại quyền này thì thế giới phải cho thời gian và cho tiền viện trợ.

 

VÀI ĐIỂM KHÁC ĐÁNG CHÚ Ý

 

Dân Biểu Lewis cho hay, nhiều người dân thuộc địa phận của ông đã đến Washington DC tuần trước để đặt vấn đề Việt Nam có mặt trong TPP.

 

DB Doggett hỏi: Cơ cấu trong TPP về kiện tụng và trừng phạt, có sẽ áp dụng cho các chương về quyền lao động và về môi trường không? Ông Froman trả lời “Có”. Để chắc chắn hơn, DB Doggett hỏi tiếp: “Vậy ông Froman hứa sẽ không nộp TPP để QH phê chuẩn nếu TPP không có các điều khoản về lao động, môi trường, và điều khoản kiện tụng?” Ông Froman trả lời: “cuộc thương thảo sẽ không kết thúc nếu TPP không có các khoản đó”

 

Ngày 07/4, tổng liên đoàn lao động Mỹ, AFL-CIO nói Mỹ hãy đợi sau khi Việt Nam đã cải tổ để tôn trọng quyền nghiệp đoàn rồi mới giảm thuế nhập cảng cho hàng hóa từ VN. Bà Cathy Feingold, giám đốc quốc tế vụ AFL-CIO, nói họ đã lên tiếng với phái đoàn thương thảo về quyền lao động ở 4 nước Mã Lai, Brunei, Mexico, nhưng AFL-CIO quan tâm nhất là Việt Nam.

 

Nhắc lại, ngày 14/11 năm ngoái, Lao Động Việt có bản tin cho hay: Dựa vào tài liệu do Wikileaks tiết rộ thì trong cuộc thương thảo TPP nhà nước Hà Nội đã xin viện trợ, làm mất thể diện quốc gia, không có nước nào khác làm vậy. Bản tin hôm nay cho biết thêm chi tiết về việc này.

 

Cũng xin nhắc lại: TPP, tức Trans-Pacific Partnership, là một thỏa ước mậu dịch mà 12 quốc gia chung quanh Thái Bình Dương đang thương lượng: Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, Australia, New Zealand, Singapore, Malaysia, Brunei, VN, và Nhật. Vì tầm quan trọng của TPP, do đó mấy năm nay Lao Động Việt luôn theo dõi tin tức về cuộc thương thảo này.

 

14/4/2014

Lao Động Việt

 

* GHI CHÚ: Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (gọi tắt: Lao Động Việt, web: laodongViet.org) là liên minh của các tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm: Phong Trào Lao Động Việt, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, Công Đoàn Độc Lập, và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam.

 

 

Thả tù để đàm phán, vừa thả vừa run


No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts