Chất xám XHCN. Tranh Babui.
Hai vụ xử song song bộc lộ bản chất tư pháp Việt Nam
Chưa lúc nào việc xử án “không giống ai” của Tòa án Việt Nam được ngay báo chí
chính thống phản ứng rõ rệt như trong tuần qua: Vụ 5 công an “dùng nhục hình” (đúng ra phải là “cố ý gây thương tích” thậm chí “giết người”) và vụ “kỳ án trộm dê”.
Thực tế xét xử ở hai vụ trên cho thấy những điều thuộc bản chất của tư pháp Việt Nam được coi là “độc lập” nhưng không “phân lập” với các ngành hành pháp, lập pháp, mà thống nhất trong một quyền lực tập trung của Nhà nước.
“Quyền tư pháp là quyền xét xử được giao cho Tòa án
nhân dân.
Nguyên tắc xét xử xuyên suốt trong tổ chức thực hiện quyền này là độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, mọi cơ quan, tổ chức, các nhân không được phép can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án, nghiêm cấm mọi hành vi cản trở Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ.
Nguyên tắc này đã được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự… “khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.
Như vậy, khi những người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ theo tố tụng không chịu sự tác động của bất kỳ hành vi can
thiệp của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào và
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những đánh giá, phán quyết của mình. Mọi hành vi cản trở, can thiệp vào việc thực hiện nhiệm vụ của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân là hành
vi trái pháp luật, bị nghiêm cấm.
Hành vi
xâm phạm tới nguyên tắc độc lập xét xử dưới bất kỳ hình thức nào sẽ dẫn đến sự sai lệnh quá trình tố tụng, hậu quả có thể dẫn đến oan, sai, bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội, hoặc không giải quyết kịp thời đúng pháp luật các vụ án dân sự, hành chính và các
vụ việc khác theo quy định của pháp luật, không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Hệ thống pháp luật Việt Nam quy định khá cụ thể về tính độc lập của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Tuy nhiên, cơ chế vận hành cũng còn bất cập và việc thực thi pháp luật còn có hạn chế hoặc còn những khó khăn, vướng mắc trong thực thi pháp luật đã làm ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập, chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động của người tiến hành tố tụng”.
(trả lời bạn đọc trên trang http://hoidap.quochoi.vn
của ông Dương Ngọc Ngưu, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội)
Đã quá
nhiều vụ xử án thể hiện rõ “cơ chế vận hành” xét xử “bất cập” và “thực thi hạn chế”… Nhưng những phát biểu sẽ thành bất hủ của ông Chánh án Toà Phú Yên với báo chí và của bà đại diện VKS tỉnh Bình Thuận tại phiên toà “trộm dê” dưới đây bộc lộ rõ đây không còn
là chuyện “cơ chế”, “thực thi” mà chính là
bản chất “không độc lập” và “lép vế” của ngành Tư pháp, đặc biệt trong quan hệ với ngành Công an. Kết luận đơn giản lắm: chưa có “tam quyền phân lập” thì chẳng hy vọng có “tư pháp độc lập”!
Bauxite Việt Nam
Vụ 5 công an dùng nhục hình: “Chúng tôi
chịu rất nhiều áp lực”
Ông Lương Quang – Chánh án TAND TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên – đã
cho biết như trên khi trả lời phỏng vấn Báo Người Lao Động về vụ án 5 công an dùng nhục hình gây phẫn nộ trong dư luận
* Phóng viên: Ông
nghĩ sao về bản án mà TAND TP Tuy Hòa vừa tuyên vào chiều 3-4?
- Ông Lương Quang: Khi HĐXX tuyên án, gia đình người bị hại có phản ứng, la ó không đồng tình, nhất là phần bồi thường dân sự. Bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành cũng có vẻ không đồng tình. Dư luận đa chiều, chỗ nói nhẹ, chỗ bảo xử vậy là vừa. Vụ án này hết sức phức tạp, nhạy cảm, cả trung ương cũng rất quan tâm. Chúng
tôi chịu rất nhiều áp lực.
* Mục tiêu của việc xét xử là ra một bản án nghiêm minh,
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Bản án này có đáp ứng được những điều đó không?
- Nghiêm minh không có nghĩa là xử nặng. Nghiêm minh là
đúng pháp luật. Quan điểm tội này tội kia giữa viện và tòa, có sự ràng buộc, khống chế nhau, tòa xử trong phạm vi truy tố. Đây là vụ án được dư luận quan tâm, chúng tôi phải biết chọn giải pháp nào để giải quyết cho an toàn. Trong cuộc sống có những việc biết lẽ ra như thế này nhưng người ta không làm như thế mà làm khác một chút để bảo đảm mối quan hệ cho tốt (?).
*Vậy theo ông, bản án của vụ án 5 công an dùng
nhục hình gây chấn động này có nghiêm
minh?
- Tôi nói rồi, với người này thì cho là
nghiêm, người kia cho là vừa, người khác lại nói nhẹ. Về dư luận, tôi thấy vụ này vậy là cũng được chứ không đến nỗi. Thật ra, tại tòa có một vài vấn đề, ví dụ bị cáo Thành khai đánh 2-3 cái mà đầu Ngô Thanh Kiều tới 11 vết thương, vậy những vết thương đó do ai gây
ra?
Tòa trả hồ sơ rồi mà họ đâu có làm ra. Có những cái cần nói rõ nhưng cũng có những cái không nên
nói, nói càng phức tạp, rối rắm, gây ra dư luận không tốt. Cái này mình đã
trả rồi mà người ta (VKSND TP Tuy Hòa – PV) không
làm thì chỉ xử theo truy tố đó thôi. Ôm rơm nặng bụng.
* TAND TP Tuy Hòa đã từng trả hồ sơ để đề nghị truy tố tội “Cố ý gây thương tích” nhưng vì VKSND không đồng ý nên tòa không
xử tội này. Sao không trả hồ sơ nhiều lần như quy định pháp luật để làm rõ tội danh?
- Theo nguyên tắc, nghiên cứu kỹ rồi trả một lần. Trả tối đa 2 lần, cái nào trả rồi người ta không làm thì
thôi. VKSND không truy tố thì mình xử theo phạm vi truy tố của VKS, chứ chuyện gì phải căng thẳng. Có nguyên tắc là làm việc mà không hài
lòng thì kiến nghị lên cấp trên để xử lý, còn cấp trên nữa mà.
Vụ này nhạy cảm, xét xử có nhiều cấp, thời gian xem xét cũng lâu, nếu trả đi trả lại thì bất lợi. Với lại có trả hồ sơ cũng khó điều tra ra. 70 vết thương trên người nạn nhân, nhìn thấy kinh. Cả đám đông đấy mà hỏi ai cũng nói
không biết, không nhớ gì hết. Hết sức phức tạp, làm gì được nữa?
Bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành là người nhận mức án cao nhất (5 năm tù) trong
5 bị cáo ảnh: Hồng Ánh
* Không làm rõ hết, phải chăng là bỏ lọt tội phạm?
- Bỏ lọt hả? Có cái cũng đành
vậy chứ. Ở đây, phải chăng mấy anh nói bỏ lọt ông Hoàn (Lê Đức Hoàn, Phó Công
an TP Tuy Hòa – PV)? Ông Hoàn có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Thực tế, ông này bị xử lý hành chính rồi. Mỗi hành vi vi phạm chỉ xử lý một hình thức thôi chứ. Tôi thấy ông Hoàn bị xử lý hành chính ở mức độ đó (cảnh cáo – PV) không
phải là nhẹ, quá sức đau rồi.
* Ông bảo xử lý hình sự và xử lý hành chính phải chọn một, vậy vì sao hình thức xử lý nặng hơn không chọn mà chọn nhẹ hơn? Rõ ràng ông Hoàn có các dấu hiệu vi phạm luật pháp.
- Hỏi mấy ông công an chứ hỏi tôi, sao tôi trả lời? Ít ra muốn khởi tố tại tòa phải kiến nghị thu hồi quyết định kỷ luật hành chính chứ không là vi phạm pháp luật đấy.
Trong bản án đề cập ông Hoàn vi phạm bắt giữ người trái pháp luật và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nhưng VKSND không
truy tố nên tòa không xét. HĐXX vẫn có quyền khởi tố tại tòa mà?
- Do anh em cấp dưới, chứ ông Hoàn chỉ phân công, đâu phải việc gì cũng đi kiểm tra. Còn việc khởi tố tại tòa, luật quy định vậy nhưng trên thực tế tôi thấy không khả thi. Lâu nay có
chuyện là cho tòa được quyền khởi tố vụ án tại tòa, tòa cũng khởi tố nhiều nhưng chẳng có vụ nào được xử lý cho có kết quả.
Ở đây là mình làm
cho hết trách nhiệm thôi.
* Vậy theo ông, tòa đã làm hết trách nhiệm chưa?
- Tôi thấy là đã làm hết trách nhiệm. Diễn biến vụ án còn có những việc chưa rõ nhưng trả hồ sơ mà khả năng làm không được nữa thì tôi nghĩ cũng không nên trả làm gì, kéo dài
thêm thời gian, gây dư luận không tốt, làm đau khổ người khác. Cuối cùng suy nghĩ
thôi, xét xử còn có phúc thẩm…
* Nói vậy chẳng phải cấp sơ thẩm “đá bóng” lên cấp phúc thẩm?
- Cấp nào sai thì kiểm điểm chết chứ. Nhưng giờ họ khai lòng vòng vậy thì làm sao tìm
ra.
* Đánh chết người mà chỉ chịu từ án treo đến 5 năm tù. Ông thấy thế nào?
- Vụ này tôi thấy không nhẹ, công an mất bao nhiêu lực lượng đó là quá đau. Tôi thấy đây chỉ là một tai nạn nghề nghiệp. Mấy ông công an này cũng dở, không chừng đến phúc thẩm lại xì ra nữa vì mấy bị cáo so bì nhau sao cùng đánh mà người thì giam, người thì treo, người khung 3, người khung 1.
Luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP HCM):
Thiếu công bằng, trái luật
Theo tôi, mức án TAND TP Tuy Hòa tuyên đối với các bị cáo không tương xứng với khung hình phạt của điều luật mà VKSND TP Tuy
Hòa truy tố và TAND TP Tuy Hòa xét xử; trái Bộ Luật Hình sự và nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao.
Việc truy tố và xét xử 5 cán bộ công an về tội “Dùng nhục hình” không thuyết phục, tội “Giết người” mới chính xác. Bởi lẽ, về mặt khách quan của tội phạm, nếu dùng hung khí tác động vào những bộ phận trọng yếu của nạn nhân như vùng đầu, ngực, bụng…, luật buộc phải biết và phải nhận
thức được là nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân nhưng vẫn thực hiện.
Ngoài ra, việc dùng dùi cui
đánh nạn nhân phải được xem là dùng hung khí nguy hiểm. Các cơ quan tố tụng TP Tuy Hòa cũng
bỏ lọt tội “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật”.
Bản án TAND TP Tuy Hòa xác định ông Lê Đức Hoàn và các cán
bộ công an khác có dấu hiệu phạm tội “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” và tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và do VKS không
truy tố nên không xét.
Nhận định như vậy là thiếu trách nhiệm, không thuyết phục và trái luật. Bởi lẽ, vụ án có đồng phạm và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có trách nhiệm của ông Hoàn và các
cán bộ công an khác.
Khái niệm “chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự” chỉ dùng trong trường hợp người thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm nhưng chưa gây hậu quả hoặc gây hậu quả cho xã hội không lớn.
Trong quá trình
xét xử, tòa án xét thấy việc VKS không truy tố là bỏ lọt tội phạm thì phải trả điều tra bổ sung, nếu VKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố, HĐXX vẫn có thể khởi tố tại tòa nếu có đủ căn cứ xét thấy có tội phạm hoặc người phạm tội hoặc ít ra cũng cần phải yêu cầu VKS khởi tố trong bản án.
Tóm lại, bản án này cần bị hủy để điều tra, xét xử lại; các cơ quan tố tụng tỉnh Phú Yên cần rút hồ sơ lên để điều tra, truy tố, xét xử để vụ án được giải quyết khách quan, công
bằng, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
Luật sư Nguyễn Hồng Hà (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa):
Tòa tự “trói tay”
Theo dõi phiên tòa, tôi thấy nếu các yêu cầu điều tra bổ sung được thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật thì các bị cáo và đối tượng khác sẽ bị điều tra, truy tố, xét xử về các tội “Dùng nhục hình”, “Cố ý gây thương tích”, “Bắt giữ người trái pháp luật”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Vụ án phức tạp và nghiêm trọng này phải do VKSND tỉnh Phú Yên thực hành quyền công tố tại TAND tỉnh Phú Yên mới đảm bảo khách quan, đúng pháp luật.
Việc tòa cấp sơ thẩm áp dụng ngay giới hạn xét xử để “trói tay” mình, bỏ qua những tình tiết có thật đã được xét hỏi công khai tại phiên tòa để rồi phán quyết như vậy là chưa làm hết trách nhiệm mà luật tố tụng đã trao quyền cho HĐXX.
Tòa án xét xử độc lập, chỉ tuân thủ pháp luật, không chạy theo dư luận nhưng cũng không nên
coi thường dư luận và công luận. Một khi phán quyết của tòa án không căn cứ kết quả tranh tụng theo Hiến pháp và pháp luật thì những người tham gia tố tụng và dư luận xã hội phản ứng gay gắt là điều đương nhiên.
P.Dũng – H.Ánh
Hồng Ánh thực hiện
***
Phiên tòa trộm dê như một ‘bộ phim bom tấn’
Ảnh: Bị cáo Nguyệt đang tự tranh luận
Sôi nổi, gay cấn với nhiều lập luận sắc sảo của bốn luật sư… phiên tòa trộm dê như một “bộ phim bom tấn” với người dự khán ở Bình Thuận. Trong khi đó, nữ công tố viên một mình khi đuối lí đã đề nghị luật sư… tế nhị với mình.
Phần tranh luận đã trở thành phần “đinh” nhất của buổi xử.
Thuận mua vừa bán
Ngay từ đầu giờ chiều, nhiều người dân đã đến TAND tỉnh Bình Thuận để theo dõi buổi tranh luận được hứa hẹn cực kì hấp dẫn. Thực tế, người dự khán liên tục trầm trồ khi cuộc đối đáp vừa mãn nhãn, vừa nức lòng…
Phát biểu quan điểm luận tội, nữ công tố viên cho rằng, bị cáo Trần Thị Kim Nguyệt hám lợi, muốn chiếm đoạt tài sản người khác nên đã trộm cắp đàn dê của bị hại Lê Thị Kim Y. Việc làm này của bị cáo đã phạm vào khoản 2, điều 138 Bộ luật Hình sự.
Như vậy, TAND huyện Bắc Bình tuyên phạt bị cáo một năm tù giam là
có căn cứ.
Bà Văn Thị Ỏn cùng chồng là ông Trần Văn Lý đã bán
trang trại và dê cho bà Y là thuận mua vừa bán. Nghĩa là,
hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ: bên bán lấy tiền, bên mua trả tiền. Bà Nguyệt lùa dê không phải của mình là phạm pháp.
Các tài liệu trong vụ án tuy là giấy tờ photo nhưng không phù hợp thực tế và không ảnh hưởng đến tính khách quan
của vụ án. Viện KSND huyện Bắc Bình truy tố bị cáo tội trộm cắp tài sản là hoàn toàn có
căn cứ.
Đại diện kiểm sát từ đó đề nghị hội đồng xét xử bác đơn kháng cáo của bị cáo Nguyệt, y án sơ thẩm.
Kiểm sát viên nói như người không biết luật
Ngay khi vừa ngồi xuống, nữ kiểm sát viên bắt đầu “tất bật” với hàng loạt sự phản biện từ bốn luật sư nam.
Luật sư Nguyễn Toàn Thiện phát pháo: “Đem tài sản không phải của mình đi bán mà gọi là thuận mua vừa bán. Tôi không
hiểu viện kiểm sát có biết luật không? Ông Lý và
bà Ỏn không có dê, không có đất, thực tế đất của bị cáo Nguyệt nhưng vẫn bán cho bà Y. Nếu vậy, có người mua trụ sở của viện KSND huyện Bắc Bình thì với tinh thần thuận mua vừa bán, tôi bán trụ sở viện được không?”
Luật sư Phan Minh tiếp: “Mẫu xử lí vật chứng do bộ Công an ban hành năm 2007, cơ quan điều tra công an huyện Bắc Bình làm án năm
2005 vẫn đưa vào. Từ đó suy ra đó là
giấy giả. Đây chính là minh họa rõ nhất cho hành vi giả mạo trong công tác,
nhưng viện KSND huyện Bắc Bình gọi là hợp thức hóa hồ sơ. Luật sư đề nghị khởi tố hành vi trên.”
Các luật sư lần lượt chứng minh biên bản kiểm tra hiện trường và bàn giao dê là hai khái niệm khác nhau, rồi đề nghị viện kiểm sát tranh luận về việc xác định chủ sở hữu đàn dê…
Nữ kiểm sát viên nói ngắn gọn: Căn cứ hợp đồng mua bán giữa bà Y với vợ chồng ông Lý thì đủ yếu tố để xác định dê là của bà Y.
Về việc hợp thức hóa hồ sơ, do vụ án xảy ra đã lâu, thiếu sót là không tránh khỏi, viện kiểm sát ghi nhận, nghiên cứu thêm và sẽ có ý kiến để xử lí.
Tiếp tục với sự sắc sảo, chặt chẽ, luật sư Nguyễn Toàn Thiện vặn: “Vậy, tôi bán cái cặp của đại diện viện kiểm sát được không? Vì có người sẽ thuận mua vừa bán.
Đại diện viện kiểm sát nói như người không học luật và thiếu kiến thức sơ đẳng về tố tụng. Đề nghị viện kiểm sát nghiêm túc
trong tranh luận, không được áp đặt trong xét xử. Cơ quan kiểm sát xét xử thì không nên làm như thế.
Các luật sư Phan Minh, Lê Vi,
Lê Quang Y cùng đồng tình quan điểm trên và cho rằng, trong vụ án trộm cắp tài sản mà không xác định được chủ sở hữu thì không thể kết tội.
Cả phòng xử trầm trồ. Nữ kiểm sát viên đứng dậy, từ tốn nói: “Đề nghị luật sư có lời nói tế nhị. Nếu tôi có gì sai
thì các luật sư có quyền ý kiến đến cơ quan có thẩm quyền.”
Mỗi lần luật sư Nguyễn Toàn Thiện phát biểu, cả phòng xử im ắng nghe. Lần này, thay vì giọng nói sang sảng, vị luật sư từ tốn:
“Viện kiểm sát nói sau phiên tòa mới nghiên cứu thì nói là gì nữa. Đây là pháp đình, viện kiểm sát cố tình lấp liếm sự thật, nhiều lần bao che cho cái sai, không tôn trọng pháp luật thì người cần tế nhị phải chính là đại diện viện kiểm sát mới đúng.”
Từ các vi phạm tố tụng nghiêm trọng của hệ thống tố tụng Bắc Bình, các luật sư đề nghị hủy bán án sơ thẩm, trả tự do cho bị cáo.
Tuy nhiên, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyệt 15 tháng tù
giam.
Thanh Nhã
Cử nhân và Tiến sĩ cầu giấy Ba đình.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching