Trích
từ Tạp Chí Cách Mạng Số 71 của Đại Việt Cách Mang.
DÂN TỘC SINH TỒN
TRONG THỜI ĐẠI TOÀN CẦU HOÁ
LẠC VIỆT
Con người sinh ra giữa lòng dân tộc đồng thời
cũng là thành viên của khối nhân loại trên địa cầu. Dân tộc và nhân loại là hai
thực thể tương quan khắng khít với nhau nhưng không phải luôn luôn hài hoà, cân
đối. Từ xưa đến nay, Dân Tộc vẫn là đơn vị để con người quần tụ, che chắn những
khắc nghiệt của thiên nhiên, chống trả với thù địch, mưu sự sinh tồn, tạo nên
lịch sử, văn hoá. Từ đó, trong mỗi người bình thường đều phát sinh một tình cảm
thánh thiện đối với Dân Tộc.
Tuy nhiên, kể từ những thập kỷ cuối cùng của thế
kỷ 20, nhiều biến chuyển liên tiếp xảy ra khắp nơi trên thế giới, ảnh hưởng
mạnh mẽ đến tri thức và hành vi của mỗi cá nhân, va chạm đến các tổ chức xã
hội, chính trị truyền thống, ngay cả vận mệnh dân tộc, biên giới và chủ quyền
quốc gia.
Hiện tượng vừa nêu đang lừng lững bước tới gọi
là Toàn Cầu Hoá.
I - TOÀN CẦU HÓA
Để có những khái niệm rõ ràng về Toàn cầu hoá,
cần phải xác định toàn cầu hoá bắt đầu khi nào hay là lịch sử toàn cầu hoá.
Lịch sử toàn cầu hoá được giải thích qua nhiều lý thuyết khác nhau, cũng là cơ
hội cho thấy những biến chuyển của xã hội con người.
1/ Lịch Sử Toàn Cầu Hoá
Hai nhà sử học Đức Osterhammel và Peterson truy
nguyên đến con đường thương mại tơ luạ 200 năm TCN. Những người du mục giữ vai
trò đặc biêt trên tuyến giao thông nầy vì chính họ là người tiêu thụ thành phẩm
cũng là người chuyên chở hàng hoá đến những khách hàng phương xa. Con đường tơ
lụa không những dùng để trao đổi hàng hoá mà còn nối kết những truyền thống văn
hoá và tôn giáo khắp Đông Bán Cầu (Eastern Hemisphere).
Một số học giả nhắc đến đế quốc Trung Hoa dưới
triều đại nhà Đường (713-823) mở rộng thế lực từ Đông Á đến Ấn Độ, Ba Tư, liên
kết với các đế quốc Abbasid (phạm vi khoảng 10.000.000 km2 trải dài từ Trung
Đông thông qua Bắc Phi từ Đông sang Tây dọc theo Địa Trung Hải) và đế quốc
Carolingian (bao gồm các nước Pháp, Tây ban Nha và Đức đến tận sông Elb).
Một số người khác lại đề cập đến sự xuất hiện
của đế quốc Mông Cổ (thế kỷ XIII) đã phá vỡ những trung tâm thương mại của
Trung Đông và Trung Hoa nhưng lại làm con đường tơ lụa lưu thông thuận lợi. Các
nhà du lịch, truyền giáo… đi lại dễ dàng từ Tây sang Đông, từ Đông sang Tây.
Cái gọi là Hoà Bình Mông Cổ (Pax Mongolica) có những kết quả toàn cầu đáng nhớ,
đó là dịch vụ bưu chính quốc tế (international postal service) và bệnh dịch
(bubonic plague) lan truyền rộng khắp, giết hại hàng chục triệu sinh mạng trong
khu vực từ Constantinople, Alexandria đến Đông Âu.
Một lý thuyết nữa về lịch sử Toàn Cầu Hoá đề cập
đến Thời Đại Khám Phá (The Age of Discovery) của các nhà hàng hải tây phương
được các vương triều Tây ban Nha, Bồ đào Nha tài trợ tìm kiếm những tuyến đường
trên biển nối liền Tây Âu với Ấn Độ. Năm 1492, vua Tây Ban Nha cung cấp phương
tiện cho Christopher Columbus nhắm hướng Tây vượt Đại Tây Dương và tình cờ khám
phá Châu Mỹ. Năm 1498, đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha do Vasco da Gama chỉ huy, đi
vòng mũi đất Nam Phi Châu đến Ấn Độ rồi đến Trung Hoa mở ra con đường hàng hải
trao đổi mậu dịch với Ấn Độ và các nước Á Châu khác. Một nhà hàng hải Bồ Đào
Nha khác - Ferdinand Magellan - hướng dẫn một đội hải thuyền vượt qua eo biển
Nam Mỹ Châu đi vào Thái Bình Dương (1522) nay còn lưu lại địa danh Eo biển
Magellan, ghi dấu công trình đầu tiên con người hải hành nối liền vòng quanh
thế giới.
Các nước Pháp, Anh, Hoà Lan cũng nhảy vào vòng
đua thám hiểm, từ đó bản đồ thế giới có thêm Úc Châu (1606), Tân Tây Lan
(1642), Hạ Uy Di (1778).
Nước Nga với vị trí địa lý đặc biệt nỗ lực chinh
phục toàn vùng sa mạc Tây Bá Lợi Á thông ra Thái Bình Dương trong khoảng thời
gian từ 1580 đến 1640.
Thời kỳ khám phá là một biến chuyển lớn của nhân
loại, mở ra làn sóng thương mại và thực dân Tây Phương đổ vào các lục địa khác,
ồ ạt và rõ ràng nhất tại Á Châu.
Bồ Đào Nha tiên phong khai dụng thuỷ lộ Âu Á.
Khoảng năm 1500, họ đến Ấn Độ (Goa) mở các thương điếm, rồi đến Tích Lan và
Java. Năm 1515 họ vào Trung Hoa yết kiến vua Minh Võ Tông xin lưu trú, buôn bán
và đến năm 1567, đời Minh Mục Tông họ thuê Áo Môn mỗi năm 500 lượng bạc chính
thức làm cơ sở thương mại lâu dài.
Người Tây Ban Nha từ Đại Tây Dương theo thủy lộ
Magellan vào Thái Bình Dương chiếm cứ Phi luật Tân, lập nên thành phố Manila,
môt trung tâm liên lạc, thương mại Đông Á (1571).
Vào khoảng năm 1602, người Hoà Lan đến Ấn Độ lập
công ty Đông Ấn để buôn bán, rồi tiến chiếm các đảo Sumatra, Java của Nam Dương
làm thuộc địa. Hòa Lan cũng tranh dành Áo Môn với Bồ Đào Nha, đưa quân chiếm cứ
Đài Loan và Bành Hồ (1624) nhưng không giữ được lâu dài do sự quật khởi của
Trịnh thành Công.
Khoảng cuối năm 1608, một số doanh nhân người
Anh đặt Công Ty Đông Ấn (East India Company) tại hải cảng Surat (Ấn Độ). Sau
đó, Sir Thomas Roe đại diện Anh Hoàng James I yết kiến hoàng đế Mugal, chính
thức xin mở doanh nghiệp tại Surat và phát triển nhiều thương điếm dọc theo bờ
biển Đông và Tây nuớc Ấn Độ với cộng đồng người Anh tại các thành phố nổi tiếng
Calcutta, Bombay, Madras …
Cuối cùng, một số đông học giả cho rằng toàn cầu
hoá chỉ bắt đầu từ thập niên 1960 khi xuất hiện máy điện toán, những thiết bị
thông tin hiện đại, và đường hàng không thương mại. Từ ngữ toàn cầu hoá
(globalization) được nhìn thấy lần đầu tiên năm 1962 trong tạp chí Spectator và
được xử dụng hằng ngày trong Anh ngữ tiếp theo sau những tác phẩm của Marshall
McLuhan.
Marshall McLuhan, người Canada, một học giả, một
triết gia, một giáo sư Anh ngữ, một nhà phê bình văn học và nghiên cứu ngôn
ngữ, một lý thuyết gia về thông tin liên lạc (a communication theorist) đã tạo
nên thành ngữ “truyền thông là sứ điệp” (the medium is the message) và “ngôi
làng thế giới” (the global village).
Xác định lịch sử toàn cầu hoá có những ý kiến
khác nhau nhưng quan niệm phong phú về toàn cầu hoá được xây dựng trên một một
số cơ sở tương đồng và song hành.
2/ Những khái niệm về Toàn Cầu Hoá
Toàn cầu hoá là một quan niệm thu hẹp thế giới
đồng thời gia tăng ý thức về thế giới như là một hợp thể (a whole) do hoạt động
kinh tế, đầu tư, trao đổi thương mại xuyên qua biên giới. Kinh tế toàn cầu hoá
nhằm hội nhập các nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế quốc tế xuyên qua hoạt
đông thương mại, đầu tư ngoại quốc, các nguồn tư bản, di dân và chuyển giao kỹ
thuật.
Toàn cầu hoá cũng mô tả một tiến trình kết hợp
các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội trong khu vực thành mạng lưới toàn cầu về
thông tin liên lạc, vận tải và thương mại. Toàn cẩu hoá thường được nhìn nhận
như là sự kết hợp những yếu tố kinh tế, kỹ thuật, văn hoá, chính trị, và sinh
học. Từ ngữ cũng thường được dùng cho sự lưu thông tư tưởng, ngôn ngữ, văn hoá
dân gian (popular culture) do sự tiếp thu văn hoá (acculturation).
Toàn cầu hoá bao gồm nhiều ý nghĩa, sắc thái,
ứng dụng:
- Hình thành một ngôi làng thế giới qua sự
tiếp xúc gần hơn giưã những thành phần khác nhau trên thế giới do sự gia tăng
trao đổi cá nhân, hiểu biết lẫn nhau, tình bằng hữu giữa các “công dân thế giới”
(world citizens) và tạo nên nền văn minh toàn cầu (global civilization). Ngân Hàng
Thế Giới (World Bank) định nghĩa toàn cầu hoá như là “Sự tự do và khả năng
của cá nhân và của xí nghiệp nhằm khai sáng những giao dịch kinh tế với
các cư dân của các quốc gia khác nhau”. Liên Hiệp Quốc cũng đã định hình
thành ngữ “Láng giềng trên toàn thế giới” (Our Global Neigbourhood) để diễn tả
một vấn đề chính trị của thế giới đang nổi cộm.
- Trong lĩnh vực chính trị và bang giao quốc tế, đơn vị hiện hữu để phân tích, nghiên cứu là
quốc gia, dân tộc. Toàn cầu hoá sẽ phát sinh ra những tổ chức siêu quốc gia
(supranational organizations) và những chế độ quốc tế (international regimes),
có nghĩa là luật pháp và thi hành luật pháp được công chúng khắp nơi chấp nhận.
Chủ quyền quốc gia bị mất để chuyển cho những tổ chức liên quốc gia hoặc tổ
chức siêu quốc gia (transnational and supranational organizations) là mối quan
tâm hàng đầu. Một hệ thống viễn cảnh thế giới (a world system perspective) là một
thế giới với hệ thống chính trị chung (a common political system) được nối kết bằng
ngôn ngữ chung, văn hoá chung, và định chế chung.
- Trên bình diện khoa học xã hội và thông tin
liên lạc, toàn cầu hoá được hiểu
là một nền văn hoá đại chúng toàn cầu bị ngự trị (dominated) bằng những phương
tiện sản xuất hiện đại như là điện ảnh, truyền hình, Internet, quảng cáo v.v…
Sự thông tin liên lạc đại chúng cung cấp những hình ảnh vượt qua biên giới ngôn
ngữ một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn là hàng hoá và dịch vụ. Văn hoá
đại chúng tòan cầu cũng bị thống trị bởi nghệ thuật ghép hình, tạo hình, lôi
cuốn thị giác nhằm tổ chức lại đời sống, cách giải trí, thú tiêu khiển của quần
chúng bằng hình ảnh, và kiểu cách quảng cáo. Tình trạng nầy bị toàn trị bởi kỹ
thuật và văn hoá Tây phương. Diễn biến nầy đang tiến tới với kỹ thuât và động
tác có sức hấp thụ mãnh liệt.
- Toàn cầu hoá kinh tế nhắc đến tự do mậu dịch và gia tăng sự liên kết
giữa những thành viên công nghiệp khắp nơi trên thế giới, tương ứng với sự xoi
mòn chủ quyền quốc gia trong phạm vi kinh tế. Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) định
nghĩa toàn cầu hoá là “Sự gia tăng phụ thuộc kinh tế lẫn nhau giữa các quốc gia
trên thế giới do sự gia tăng khối lượng và chủng loại hàng hoá kinh doanh xuyên
qua biên giới, dòng chảy tư bản quốc tế tự do hơn, kỹ thuật phổ biến lan tràn
và rộng khắp”.
- Hậu quả tiêu cực của những liên doanh lợi
nhuận đa quốc (The negative effects of
for-profit multinational corporations) đó là nhũng hành vi xử dụng những phương
tiện tài chánh và pháp lý rắc rối lừa đảo những qui định của luật pháp và tiêu
chuẩn địa phương, nhằm mục đích khai thác sức lao động và dịch vụ trong những
khu vực chưa phát triễn cân đối.
- Chủ nghĩa tư bàn lan tràn từ những nước phát triển đến những nước đang
phát triển.
- Quan niệm toàn cầu hoá vừa nhắc đến một thế giới nén nhỏ lại vừa nhấn
mạnh đến lương tâm thế giới chỉ có một. (Roland Robertson,1992)
- Tiến trình kết hợp thế giới thành một địa điểm duy nhất (Anthony King,
1997).
3/ Những Xu Hướng Kết Hợp Với Toàn Cầu Hóa
- Mậu dịch quốc tế gia tăng nhanh hơn sự phát
triển kinh tế thế giới.
- Lưu lượng nguồn vốn quốc tế gia tăng bao gồm
sự đầu tư trực tiếp của ngoại quốc.
- Sự sản xuất trên toàn thế giới gia tăng cùng
lúc gia tăng sản phẫm và tiêu thụ.
- Lưu lượng các sự kiện xuyên biên giới gia tăng
như là Internet, vệ tinh viễn thông, điện thoại.
- Sự thúc đẩy của giới luật sư về toà án tội
phạm quốc tế và những phong trào công lý quốc tế.
- Sự trao đổi văn hoá quốc tế ngày càng rộng lớn
do xuất khẩu phim ảnh của Hollywood và Bollywood.
- Một số người cho rằng chủ nghĩa khủng bố lợi
dụng toàn cẩu hoá nhờ vào thị trường tài chánh toàn cầu và nền tảng cấu trúc
thông tin liên lạc trên khắp thế giới.
- Phát triển rộng rải chủ nghĩa đa văn hoá, gia
tăng sự tiếp xúc cá nhân với văn hoá khác nhau, ngoài ra còn làm giảm sự khác
biệt xuyên qua tiến trình đồng hoá, Tây phương hoá (Westernization), Mỹ hoá
(Americanization) hoặc Hoa hoá (Sinosization).
- Xoi mòn chủ quyền quốc gia và biên giới quốc
gia xuyên qua những thoả hiệp quốc tế đưa đến những tổ chức như là: Tổ Chức
Thương Mại Quốc Tế (WTO), Tổ Chức Những Quốc Gia Xuất Cảng Dầu Hoả (OPEC), Liên
Hiệp Âu Châu (EU).
- Du lịch quốc tế nhiều hơn.
- Di dân gia tăng, kể cả di dân bất hợp pháp.
- Phát triển hạ tầng cơ cấu thông tin liên lạc
toàn cầu.
- Phát triển hệ thống tài chánh toàn cầu.
- Các tổ hợp đa quốc gia kiểm soát và gia tăng
cổ phần.
- Các tổ chức quốc tế như là Tổ Chức Thương Mại
Quốc Tế, Liên Hợp Quốc (UN), Qủy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) gia tăng chức năng
để điều hành các giao dịch quốc tế.
- Gia tăng một số tiêu chuẩn áp dụng trên khắp
thế giới, thí dụ luật tác quyền (copyright laws).
4/ Kết Hợp Kinh Tế Khu Vực (Regional economic
integration)
Liên hợp kinh tế khu vực - một giai đoạn của
kinh tế toàn cầu - quan tâm tháo bỏ rào cản mậu dịch hoặc những trở ngại giữa
các quốc gia tham dự, để tạo nên sự hợp tác hay phối hợp. Liên hợp kinh tế khu
vực thường được thực hiện bằng những hình thức như sau:
a) Khu Vực Tự Do Thương
Mại (Free Trade Area):
Gồm những quốc gia hội viên bải bỏ tất cả những
ngăn cản về thương mại giữa những quốc gia trong nhóm, ngoại trừ quyền thi hành
chính sách riêng đối với những quốc gia không phải hội viên. Thí dụ: Khu vực tự
do thương mại Châu Mỹ La tinh (The Latin American Free Trade Area – LAFTA),
Thoả hiệp tự do mậu dịch Bắc Mỹ ( the North American Free Trade Agreement –
NAFTA ).
b) Liên Hiệp Thuế Quan
(Custom Union): tương tự như Khu vực
tự do thương mại ngoại trừ những quốc gia hội viên phải theo đuổi quan hệ ngoại
thương chung và chính sách quan thuế chung đối với hàng nhập cảng từ những quốc
gia không phải hội viên. Thí dụ: Thị trường chung Trung Mỹ (the Central
American Common Market - CACM), Cộng đồng Caribbean và thị trường chung
(the Caribbean Community and Common Market – CARICOM).
c) Thị Trường Chung
(Common Market): Một khuôn mẫu Liên
Hiệp Thuế Quan đặc biệt cho phép không những tự do trao đổi hàng hoá và dịch vụ
mà còn cho tự do lưu chuyển những yếu tố sản xuất (tư bản, lao động, kỹ thuật)
xuyên qua biên giới quốc gia. Thí dụ: Hiệp ước thị trường chung phiá Nam (Southern
Common Market Treaty).
d) Liên Hiệp Kinh Tế
(Economic Union): môt thị trường chung
đặc biệt nhằm thống nhất chính sách thuế khoá và tiền tệ. Các quốc gia tham dự
gia nhập vảo cơ cấu trung ương đề thi hành quyền kiểm soát từ đó hình thành một
quốc gia rộng lớn duy nhất theo nghĩa kinh tế.
e) Liên Hiệp Chính Trị
(Political Union): đòi hỏi những nước
tham dự kết hợp lại thành một quốc gia đúng nghĩa trên bình diện kinh tế và
chính trị. Mô thức liên hiệp nầy tiến đến thành lập một quốc hội chung và những
định chế kinh tế khác nữa.
Năm diễn tiến kể trên là những mức độ kết hợp
kinh tế giữa các quốc gia trong một khu vực và từ một mô hình nầy có thể chuyển
đổi sang một mô hình khác. Thí dụ, Liên Hiệp Âu Châu (EU) khởi đầu là thị
trường chung và sau nhiều năm chuyển đổi thành liên hiệp kinh tế và hiện nay là
một liên hiệp chính trị từng phần.
Kết hợp kinh tế toàn cầu là mô thức rộng lớn
hơn, thực hiện xuyên qua sự “hợp tác đa phương” trong đó những quốc gia tham dự
liên kết với nhau bằng qui luật (rules), nguyên tắc, hoặc trách nhiệm, tạo ra
những thoả hiệp. Ngoài ra, những thoả hiệp đa phương cũng được xử dụng rộng rải
để thăng tiến sự trao đổi kinh tế trên khắp thế giới. Thí dụ Tổ Chức Thương Mại
Thế Giới (the World Trade Organization - WTO) theo dõi tổng quát thương mại,
dịch vụ, đầu tư ; Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Qủi Tiền Tệ Quốc Tế (the
International Monetary) điều hành lưu lượng tư bản và ổn định tài chánh.
5/ Những hiệu quả tiêu cực của Toàn Cầu Hoá
Ngày nay người ta đang bàn tán sôi nỗi về toàn
cầu hoá. Những nền kinh tế đang gia tăng kết hợp với nhau. Điện thoại di động
và Internet đem mọi người đến gần với nhau hơn. Thế giới trở nên một vị trí nhỏ
hẹp. Hàng hoá, môt thời quanh quẩn trong các quốc gia tây phương, nay lan tràn
khắp thế giới. Công việc làm đổ vào bất cứ nơi nào trên địa cầu có Internet.
Nhờ vào hạ tầng cấu trúc lưu thông cải tiến, một người có thể đến bất cứ địa
chỉ nào trong một thời gian ngắn.
Nhận ra những hiện tượng nầy, một số đông người
chống đối toàn cầu hoá vì những hệ quả tiêu cực:
- Để giảm giá thành, các nước phát triển đưa
những công việc chế biến vào các quốc gia đang phát triển hầu khai thác mức
lương công nhân rẻ mạt. Từ đó công nhân và nhân viên văn phòng ở các nước phát
triển lâm cảnh thất nghiệp. Do cơ hội nầy, kinh tế Trung Cộng phất lên đều đặn,
mức 10% mỗi năm. Những nghề như viết chương trình (programmer), chủ bút, chuyên
viên, kế toán đuợc dồn vào Ấn Độ với mức lương thấp hơn nhiều.
- Toàn cầu hoá cũng khai thác sức lao động. Tù
nhân và trẻ em được đem vào làm việc trong những điều kiện khốn cùng. Những
tiêu chuẩn an toàn không còn quan tâm để sản phẩm có giá rẻ.
- Việc làm không ổn định. Một số ít người nhanh
nhẩu có việc làm lâu dài và thường xuyên, đa số công nhân sống trong lo sợ bị
mất việc do cạnh tranh. Càng gia tăng cạnh tranh kiếm công việc, càng làm giảm
tiền lương và kết quả là tiêu chuẩn sinh sống bị hạ thấp.
- Khủng bố có thể tiếp cận với những vũ khí tinh
vi gia tăng khả năng sát hại. Khủng bố xử dụng Internet liên lạc với nhau bố
trí kế hoạch.
- Nhiều công ty nhắm đến những quốc gia nghèo,
không có đủ luật lệ chế tài, thành lập những kỹ nghệ gây ô nhiễm môi trường.
- Những dây chuyền bán thức ăn nhanh như
McDonalds, KFC lan tràn trong thế giới đang phát triển và con người khắp nơi
hàng ngày tiêu thụ thức ăn tạp nhạp (junk food) có hại cho sức khoẻ.
- Phúc lợi do toàn cầu hoá không phổ quát. Người
giàu, giàu hơn và người nghèo trở nên nghèo hơn.
- Văn hoá xấu nước ngoài đang lấn chiếm ảnh
hưởng văn hoá địa phương xuyên qua truyền hình và Internet.
- Những quốc gia thù địch có thể tuyên truyền
qua Internet.
- Những bệnh truyền nhiễm chết người như là
HIV/AIDS đang gieo rắc do khách du lịch mang đến những nơi hoang sơ nhất trên
địa cầu.
- Những công ty đa quốc gia thay thế những cơ
xưởng địa phương.
- Trong những nước phát triển vật giá leo thang
làm chính quyền giảm khả năng chu cấp cho các chương trình an sinh xã hội.
- Gia tăng tội phạm buôn người.
- Trước đây, những công ty, xí nghiệp đa quốc bị
hạn chế chỉ trong lĩnh vực thương mại, nay lại có cơ hội gia tăng ảnh hưởng vào
những quyết định chính trị.
Nói chung, toàn cầu hoá gây ra sự ngờ vực trong
đa số nhân loại. Những nước đang phát triển cho rằng đây là cơ hội tràn ngập
văn hoá Tây phương như là một chủ nghĩa tân đế quốc (new imperialism) tàn phá
đất nước họ. Một số người Mỹ và châu Âu cũng lo ngại những làn sóng di dân hợp
pháp và bất hợp pháp làm tổn hại đến nếp sống an bình của xã hội hiện hữu. Lý
tưởng hơn, một số người vẫn nhìn nhận toàn cầu hoá đẩy mạnh sản xuất kinh tế,
đem lại nhiều lợi ích cho mọi người, nhưng đỏi hỏi phải đạt đến sự phân phối
công bằng, hợp tình, hợp lý. Người ta cũng nhắc đến những con người, những tổ
chức, những cơ chế có nhiều thế lực phải thể hiện những hành vi đạo đức, hy
sinh chính họ, để phục vụ cho những mục tiêu cao cả và lợi ích chung.
II- VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH TOÀN CẦU HÓA
Việt Nam là một quốc gia trong khu vực Đông Nam
Châu Á, kế cận với hai quốc gia đông dân nhất, nhì thế giới: Trung Cộng và Ấn
Độ. Hiện nay, Việt Nam giao thương với tất cả các quốc gia trên khắp thế giới
trong đó sự liên lạc với các nước Đông Nam Á và Trung cộng phức tạp và gắn bó
nhiều hơn.
1/ Việt Nam và Đông Nam Á
Đông Nam Á là một phần của Á Châu gồm những quốc
gia phiá nam Trung Hoa, đông Ấn Độ và bắc Úc Châu. Đông Nam Á gồm có hai khu
vực địa lý: lục địa Á Châu và vành cung đảo và quần đảo từ đông đến đông nam.
Khu vực lục địa gồm các nước Cambodia, Lào, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam,
chủng tộc Thái (Tai) và Úc Á (Austroasiatic) chiếm đa số với Phật giáo và Thiên
chuá giáo. Khu vực biển gồm các nước Brunei, Đông Timor, Indonesia, Malaysia,
Philppine và Singapore thuộc chủng tộc Nam Đảo (Austronesian), đa số là tín đồ
Hồi Giáo hoặc Thiên chuá giáo.
Là khối cư dân sống trên sóng nước (seafaring),
người Đông Nam Á đã liên lạc, giao thiệp với nhau khoảng 5000 năm Trước Công
Nguyên. Thương khách Trung hoa xâm nhập khu vực Đông Nam Á vào thế kỷ 15 trước
khi Tây Âu theo chân những nhà phiêu lưu hàng hải đến chiếm cứ thuộc địa. Năm
1940, Nhật đổ quân vào Đông Dương và năm 1941 Nhật tấn công chiếm lỉnh các quốc
gia trong vùng Đông Nam Á làm chủ các tài nguyên thiên nhiên cung ứng cho cuộc
viễn chinh của quân phiệt Nhật.
Hiện nay các quốc gia Đông Nam Á đã ngồi lại với
nhau trong một tổ chức gọi là Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (Association
of Southeast Asian Nations - ASEAN) thành lập tháng 8 năm 1967 tại Thái
Lan. Khởi đầu gồm có năm quốc gia: Nam Dương, Mã Lai, Phi luật Tân, Singapore
và Thái Lan ; năm quốc gia kế tiếp là Brunei 1984, Việt Nam 1995, Miến
Điện và Lào 1997, Cambodia năm 1999.
Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á nhằm mục tiêu
thăng tiến các quyền lợi hổ tương trong toàn vùng, bao gồm việc thúc đẩy phát
triền kinh tế, văn hoá và xã hội, hoà bình và ổn định trong khu vực. Ba cơ quan
mệnh danh An Ninh Đông Nam Á (ASEAN Security), Cộng Đồng Kinh Tế Đông Nam Á
(ASEAN Economic Community), và Cộng Đồng Văn Hoá Xã Hội Đông Nam Á (ASEAN
Socio-cultural Community) được thành hình năm 2003 để điều hành công tác. Hiện
nay, mối quan tâm trên hết của ASEAN là kinh tế, tạo nên một thế lực cạnh tranh
trên đấu trường hoàn vũ. ASEAN dự kiến xây dựng Đông Nam Á như là một địa bàn
sản xuất duy nhất (a single market production base) do Thoả Hiệp Khu Vực Tự Do
Mậu Dịch Đông Nam Á (ASEAN Free Trade Area - AFTA). AFTA cam kết phá bỏ các rào
cảng thuế quan hoặc không phải thuế quan giữa những quốc gia hội viên để đạt đến
hiệu suất kinh tế to lớn hơn.
Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á cũng nổ lực
đoàn kết khu vực và phát triển sự hiểu biết lẫn nhau xuyên qua văn hoá bằng
những chương trình giáo dục và xã hội như là Chương Trình Công Tác Bệnh Liệt
Kháng (ASEAN Work Programme for HIV and AIDS), Mạng Lưới Sức Khoẻ và An
Toàn Nghề Nghiệp (ASEAN Occupational Safety and Health Network), Mạng Lưới Đại
Học (ASEAN University Network - AUN), Chương Trình Trao Đổi Sinh Viên (ASEAN
Students Exchange Programme), Diễn Đàn Văn Hoá Tuổi Trẻ (Youth Cultural Forum),
và Diễn Đàn của Những Người Phát Ngôn Trẻ (ASEAN Young Speakers Forum).
Về phương diện hoà bình và ổn định trong khu
vực, người ta nhận thấy rằng ngay từ lúc mới thành lập đã không có một sự đối
đầu vũ trang giữa các nước trong khối ASEAN mặc dầu từ lâu đã có nhiều tranh
cải về lảnh thổ, lảnh hải và những cuộc chạm súng mới đây tại biên giới Thái
lan và Cambodia.
2/ Cộng Sản Việt Nam và Trung Cộng
Đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền toàn trị trên
khắp đất nước từ 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay bằng những âm mưu và thủ đoạn
xuất phát từ một nhóm quyền lực và gian manh nhât trong cơ cấu trung ương đảng.
Trước những trào lưu của thế giới, chúng nhanh nhẹn tạo dáng phần ngoại
cảnh để lừa gạt dư luận “dễ tính”, thu lợi tối đa cho cá nhân đảng viên, cũng
là phương tiện để nuôi sống tổ chức đảng cộng sản.
Ngoại trừ khi Lê Duẩn còn đủ thế lực lôi cuốn
cộng sản Việt Nam thần phục Liên Bang Sô Viết, phần thời gian trước và sau và
mãi đến hôm nay, đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục chấp nhận lệ thuộc Trung cộng
để sống còn. Năm 1986, cộng sản Việt Nam thi hành chính sách “đổi mới” tập tểnh
bước theo trào lưu kinh tế thế giới, mở cửa giao thiệp với các nước bên ngoài.
Riêng đối với Trung cộng, cộng sản Việt Nam
không còn đủ liêm sĩ khi nêu ra những tiêu chuẩn chỉ đạo trong việc bang giao.
Đó là bốn tốt (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) và mười
sáu chữ vàng (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng
tới tương lai). Bị mù mắt vì lợi ích cá nhân và phe đảng, cộng sản Việt Nam
không đủ sáng suốt cạnh tranh với đối thủ phương Bắc, chịu thua thiệt trong
nhiều lỉnh vực. Hiện nay Trung cộng đã khống chế Việt Nam nhiều điểm và diện,
từ gần đến xa: Bauxite Tây Nguyên, rừng đầu nguồn, biển Đông, xa lộ xuyên Á, kế
hoạch “Hai Hành Lang-Một Vành Đai Kinh Tế”, một số rác rến văn hoá lai căng
(biểu lộ nhân lể hội Ngàn Năm Thăng Long), mua chuộc chính quyền địa phương bố
trí người qua các cuộc hôn phối, và nhiều biện pháp khác nữa …
Cán cân thương mại hàng năm giữa Việt Nam và
Trung cộng luôn luôn bị lệch về phiá Trung cộng. Năm 2006 Việt Nam xuất sang
Trung cộng hàng hoá trị giá 3.030 triệu USD và nhập vảo 7.309 triệu USD, nhập
siêu 4.360 triệu USD. Năm 2007 xuất: 3.356 triệu USD và nhập: 12.502
triệu USD ; nhập siêu: 9.146 triệu USD. Năm 2008 xuất: 4.536 triệu USD
và nhập: 17.123 triệu USD ; nhập siêu: 12.587 triệu USD. Năm 2009
xuất: 4.781 triệu USD và nhập: 15.970 triệu USD ; nhập siêu: 11.190 triệu
USD.
Kể về các loại hàng hoá, Việt nam xuất sang
Trung cộng hơn 100 loại hàng chia làm bốn nhóm:
- Nguyên liệu thô (than đá, dầu
thô, cao su, quặng mỏ …).
- Sản phẫm nông nghiệp (lương
thực, trà, rau đậu, hạt điều…).
- Thủy sản tươi và đông lạnh
(tôm, cua, cá …).
- Hàng tiêu dùng (hàng thủ công,
mỹ nghệ, giày, đồ gia dụng …).
Việt Nam nhập từ Trung cộng hơn 200 mặt hàng và
chia làm 5 nhóm:
- Máy và trang bị dùng cho nhà
máy xi măng và nhà máy đường.
- Máy cơ khí, máy xe, dụng cụ và
thiết bị y khoa, máy may, máy nông nghiệp.
- Dầu và vật liệu thô như là xi
măng, sắt, phẫm nhuộm, thuốc trừ sâu, phân bón.
- Thực phẩm gồm có rau quả, bột
mì, dầu thực vật, táo, lê, hạt giống.
- Sản phẩm tiêu dùng như là dược
phẩm, hàng điện tử, vải sợi, đồ chơi …
Sự cách biệt về số lượng và chủng loại hàng hoá
trao đổi giữa Việt Nam và Trung cộng phản ánh sự khác nhau về mức độ phát triển
kinh tế. Việt Nam không thể xâm nhập thị trường Trung cộng cùng loại hàng mà
các hảng xưởng Trung cộng sản xuất và bán vào Việt Nam. Trung cộng khai thác
tài nguyên thiên nhiên Việt Nam vừa để thúc đẩy phát triễn kinh tế vừa kèm với
nhiều dự mưu khác nữa. Một vài học giả bình luận sự mậu dịch Việt Nam – Trung
Cộng là một thí dụ điển hình về trục giao thương Nam-Bắc giữa các nuớc đang
phát triển phiá nam bán cầu với những nước phát triễn bắc bán cầu. Việt Nam
xuất cảng nguyên liệu thô kém giá trị, chuyên chở cổng kềnh, tốn kém trong khi
nhập cảng hàng hoá giá trị cao, gọn nhẹ từ Trung cộng.
Theo tài liệu “Toàn Cầu Hoá, Sự Nghèo Khổ và Môi
Trường ở Việt Nam” (Globalization, Poverty and Environment in Vietnam) của Ian
Coxhead, University of Wisconsin-Madison thì sự phát triển và toàn cầu hoá tại
Việt Nam ngày càng đe dọa nghiêm trọng đến môi trường, làm hao hụt tài nguyên
thiên nhiên. Thay vì cải tiến nhanh chóng cơ cấu sản xuất và nhân dụng, Việt
Nam chỉ dựa dẫm vào nông nghiệp, ngư nghiệp và gia công. Ba phần tư thu nhập
quốc gia do xuất cảng hải sản, gạo, cà phê, khoáng sản và hàng gia công. Một
nửa đầu tư ngoại quốc cũng khai thác lĩnh vực nầy. Phá rừng, ngập lụt, ô nhiễm
nguồn nước, cạn kiệt nguồn cá ven biển là những vấn đề không thể kéo dài trong
tương lai, không những ngành xuất cảng tài nguyên thiên nhiên bị sa sút mà còn
đe doạ đến đời sống của cả dân tộc.
Thực tế và chi tiết hơn, Việt Nam còn bị nhiều
thiệt hại nặng nề. Hàng hoá Trung cộng vào Việt Nam bằng bất cứ cửa khẩu nào,
đường bộ, đường biển, trong lúc hàng hoá Việt Nam vàoTrung cộng bắt buộc phải
theo lộ trình nhất định. Cao su chỉ được qua đường Mông Cái hoặc Lục Lầm, thủy
sản phải qua Mông Cái và hoa quả tươi qua ngã Lào Cai hoặc Lạng Sơn. Trung cộng
cũng thay đổi xoành xoạch những thủ tục, qui định, phí tổn nhập khẩu… khiến
doanh nghiệp Việt Nam nhiều phen điêu đứng, nhất là những nhà buôn hoa quả,
thuỷ sản tươi, mủ cao su. Vào đến đất Tàu, hàng hoá Việt Nam chỉ quanh
quẩn các tỉnh phiá Nam Trung cộng, trong khi hàng Trung cộng đi đến bất cứ địa
chỉ nào tại Việt Nam từ đô thị đến buôn, làng hẻo lánh với những tiêu chuẩn
thấp kém: thực phâm chế biến có mầm bệnh truyền nhiễm, hàng tiêu dùng còn lưu
trữ hoá chất độc hại, đồ chơi trẻ em khích động bạo lực. Tệ hại nhất, hàng Việt
Nam bán ra chỉ được trả bằng nhân dân tệ, một loại tiền không thể chi tiêu ở
các thị trường khác.
Các tuyến đường giao thông trên biên giới Việt
Hoa còn là cửa ngõ của tội phạm, bạch phiến, bạc giả, hàng giả, bệnh truyền
nhiễm của người và gia súc từ Tàu đổ vào Việt ; cũng là nơi chuyển gỗ qúi, thú
hiếm, phụ nữ và bé gái Việt vào Tàu để thoả mãn những nhu cầu hưởng thụ quái
đản của văn minh phương Bắc.
Như thế vẫn chưa đủ, Trung cộng còn dành nhiều
biện pháp khốc liệt hơn nữa:
Chiếm giữ lưu lượng nước thượng nguồn Hồng Hà và
Cửu Long:
Hồng Hà và Cửu Long là hai sông lớn, xuất phát
bên ngoài Việt Nam tạo nên hai đồng bằng lớn ở Bắc và Nam Việt Nam. Đây là khu
vực luá nước nỗi tiếng trên thế giới, nguồn tài nguyên căn bản nuôi sống dân
tộc. Nhiều chục năm qua, Trung cộng đã xây dựng nhiều đập ngăn nuớc trên thượng
nguồn các con sông nầy để tạo điện năng và tưới hoa mảu nên lượng nước đổ vào
hai vùng châu thổ bắc và nam Việt Nam ngày càng giảm sút, nguy cơ ô nhiễm và
cạn kiệt đang xuất hiện ngày càng trầm trọng.
Theo Hiroshi Hiro, chuyên gia người Nhật về sông
Cửu Long cho biết Trung cộng đã xây nhiều đập trên thượng nguồn hoặc phụ lưu
sông Cửu Long, gồm có: Liutongsiang, Jiabi, Wumenlong, Tuoba, Huangdang,
Tiemenkan, Guong-guoqiao, Xiaowan, Manwan, Dachaoshan, Nuhado, Jinhong,
Galanda, MãnhTòng. Các đập thủy điện của Hoa Nam hiện nay giữ đến 16% của tổng
lưu lượng nước 475 tỉ mét khối /năm; riêng đập Tiểu Loan (Xiaowan) có dung
lượng 15 tỉ mét khối nước lấy từ sông Cửu Long, dòng chảy của sông chỉ còn 2/3
so với thập kỷ trước.
Ngoài ra, do vị trí đoạn khởi nguồn của các sông
lớn Salween ( Miến Điện), Cửu Long, Dương Tử chảy theo hướng bắc nam và song
song với nhau, một số viễn mộng Đại Hán còn dự trù những kế hoạch vĩ đại và
hoang tưởng, chuyển nước của hai sông kia vào Dương Tử để thêm năng lượng phát
triển công nghiệp, nông nghiệp cho bình nguyên Dương Tử.
Binh Đoàn tên lửa Trường Kiếm:
Do nhu cầu chiếm thế thượng phong trong tiến
trình toàn cầu hoá, Trung cộng bắt chước Dionysus (367-344 B.C.) ngang
ngược treo một lưỡi kiếm trên đầu Damocles. Bản tin 28/1/2010 của hảng
tin Kanwa (Đài Loan) cho biết những tên lửa hành trình Trường Kiếm (Changjian)
C.J.10 đã được chuyển đến cho binh đoàn 215 đóng tại Liễu châu tỉnh Quảng Tây.
Tên lửa C.J.10 có thể mang đầu đạn hạt nhân, tầm bắn xa 2.000 km. Việt Nam và
các nuớc Đông Nam Á có biên giới với Trung cộng nằm trong tầm bắn trực tiếp.
Binh Đoàn 215 cũng chấm định những mục tiêu tác xạ trong vòng bán kính như là
đông băc Ấn Độ, tuyến đường hàng hải trong biển Đông từ Malacca đến bắc Á, Phi
luật Tân, Đài Loan, nam Nhật Bổn …
Nhà máy điện hạt nhân gần biên giới Việt Nam:
Trong một bài viết nhan đề “Điện hạt nhân sát
biên giới ảnh hưởng gì đến Việt Nam” giáo sư Phạm duy Hiển nêu ra một số ý
kiến:
“… Trung quốc đã, đang và sẽ xây năm, sáu chục
nhà máy điện hạt nhân, tâp trung nhiều nhất ở tỉnh Quảng Đông. Phòng Thành là
nhà máy đầu tiên thuộc khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây. Sắp đến sẽ có
nhà máy trên đảo Hải Nam. Với mật độ lò phản ứng dày đặc như vậy nằm trên đầu
nguồn các khối khí lạnh lục địa thường xuyên kéo xuống nước ta về muà đông,
chuyện nầy là một mối lo nữa, tuy mới xuất hiện, nhưng ở tầm quốc gia, và sẽ
rất dai dẳng. Đó là chưa nói đến trường hợp chất phóng xạ bị rò rĩ ra
Vịnh Bắc Bộ, ngay trước cừa ngỏ chúng ta …”.
“…Trên thực tế, các chất phóng xạ rơi lắng xuống
đất, xuống biển, tích tụ lại trong các lớp trầm tích, mủn hữu cơ, động vật phù
du… Có những chất phóng xạ thoát ra tử nhà máy điện hạt nhân sẽ sống rất lâu,
sau 30 năm mới tự phân rã một nửa, như Cs-137(tích lũy vào mô thịt), Sr 90
(tích lũy vào mô xương). Chất Pu-239 còn sống lâu hơn, đến hàng nghìn năm.
Chúng sẽ xâm nhập vào nguồn nước, thực phẩm, rau quả, hải sản, vùng bị ảnh hưởng
nặng nhất là ven biển Vịnh Bắc Bộ. Về kinh tế, nguy cơ sớm nhất có thể xảy ra
với một số mặt hàng lương thực, thực phẩm xuất khẩu, vì ở đây tiêu chuẩn về độc
chất phóng xạ vốn rất gay gắt.”
3/ Khu Vực Tự Do Mậu Dịch Trung Cộng và Các Quốc
Gia Đông Nam Á ( ASEAN-China Free Trade Area / ACFTA )
Khu Vực Tự Do Mâu Dịch Trung cộng và các Quốc
Gia Đông Nam Á (ACFTA) là một khu vực mậu dịch tự do giữa mười quốc gia hội
viên ASEAN và Trung cộng. Thoả hiệp khung sườn sơ khởi đựơc ký ngày 4
tháng 11 năm 2002 tại Nam Vang, Cambodia, nhằm thiết lập một Khu Vực Tự Do Mậu
Dịch có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2010. ACFTA là khu vực tự do mậu dịch có số
dân lớn nhất thế giới, hàng thứ ba về tổng sản lượng nội địa thuần danh
(nominal GDP), sau Khu Vực Kinh Tế Châu Âu (European Economic Area) và Khu Vực
Mậu Dịch Tự Do Bắc Mỹ ( North American Free Trade Area).
Nhìn vào những số liệu căn bản sau đây có thể so
sánh được khả năng và giới hạn của Việt Nam trên lộ trình toàn cầu hóa.
Tên Quốc Gia . Diện tích (km2).
Dân số. GDP(blnUSD).
Brunei
5,765
490,000 19.7
Myanmar
676,578
50,020,000 26.2
Cambodia
181,035
13,388,910
11.3
Indonesia
1,904,569
230,130,000 511.8
Laos
236,800
6,320,000
5.4
Malasia
329,847
28,200,000 221.6
Philippines
300,000
92,226,600 166.9
Singapore
707.1
4,839,400 181.9
Thailand
513,115
63,389,730 273.3
Vietnam
331,690
88,069,000
89.8
ASEAN
4,480,160
577,071,000 1,507.9
Trung Cộng
9,640,821 1,338,
612,968 4,327.4
4/ Đông Nam Á và Sự Giao Thương Với Các Cường
Quốc
Đối trọng với Trung cộng, các cường quốc khác
cũng không bỏ lỡ cơ hội liên kết với các quốc gia Đông Nam Á, thành hình những
thoả hiệp tự do mậu dịch:
- Khu Vực Tự Do Mậu Dịch Ấn Độ và Các Quốc Gia
Đông Nam Á (ASEAN-India Free Trade Area - AIFTA).
- Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Nhật và Các Quốc Gia
Đông Nam Á (ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership – AJCEP).
- Khu Vực Tự Do Mậu Dịch Triều Nam Hàn và Các
Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN-Korea Free Trade Area – AKFTA).
- Diễn Đàn Các Quốc Gia Đông Nam Á +
Ba (Asean Plus Three – APT) gồm 10 nước Đông Nam Á cộng thêm Trung cộng, Nhật
Bản, Nam Triều Tiên.
- Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Đông Á Châu (Comprehensive
Economic Partnership for East Asia – CPEA). Thoả hiêp được tạo lâp do đề nghị
của Nhật Bản nhằm mở rộng sự hợp tác và trao đổi thương mại giữa các quốc gia
có vị trí địa lý phiá Đông Á Châu. Số hội viên tham dự gồm 16 quốc gia hiện hữu
trong tổ chức Thượng Đỉnh Đông Á (East Asia Summit) liệt kê như sau: 10 nước
trong Hiệp Hội Đông Nam Á và Trung Cộng, Ấn Độ, Nhật Bổn, Nam Hàn, Úc Đại Lợi,
Tân Tây Lan.
oOo
Dân Tộc Việt Nam lập quốc trên bán đảo Đông Dương trải qua năm
ngàn năm với đầy đủ những yếu tố cơ hữu: nòi giống, ngôn ngữ, văn hoá và ý chí
sinh tồn. Nước Việt Nam được xem như một hành lang của toàn vùng Đông Nam Á với
diện tích hơn 300.000 km2, lưng dựa vào lục địa, mặt nhìn ra Thái Bình Dương.
Đây là khu vực địa lý chịu đựng và chứng kiến những biến chuyển của lịch sử
nhân loại từ cổ chí kim.
1)- Phần lịch sử toàn cầu hoá nêu trên nhắc đến
giấc mơ và hành động của các triều đại hưng thịnh phương Bắc: Hán, Đường,
Nguyên… mà vó ngựa và gươm giáo của họ đã chuyển động từ đông sang tây đến Cận
Đông và Đông Âu, đồng thời chế ngự Việt Nam và phần luc địa Đông Nam Á. Trong
thời đại khai phá (The Age of Discovery), người Tây Âu với chiến thuyền và thần
công đại bác cũng đặt ách thống trị, khai thác tài nguyên, nhân lực toàn vùng
Đông Nam Á, ngoại trừ Thái Lan. Người Pháp do nhu cầu giao thương với
vùng Hoa Nam đã đánh chiếm Việt Nam, Lào, Cambodia làm thuộc địa.
Để dành lại sự sống còn cho dân tộc, các tầng
lớp sĩ phu từ Nam chí Bắc thành lập các phong trào Cần Vương, Văn Thân, Đông
Du, Duy Tân… đánh đuổi thực dân Pháp. Tháng 2 năm 1930, Việt Nam Quốc Dân Đảng
dưới sự lảnh đạo của Nguyễn thái Học kết hợp nam nữ thanh niên, sinh viên, nông
dân, công nhân, binh lính phát động khởi nghĩa Yên Bái. Cuộc cách mạng từ lý
thuyết Tam Dân (Dân Tộc, Dân Quyền, Dân Sinh) bị dìm trong biển máu, tuy không
thành công nhưng thành nhân, là thiên thời nâng cao hào khí dân tộc, nhắc nhở
mọi người bền tâm vững chí. (Một nữ liệt sĩ VNQDĐ trước khi tự sát đã lưu lại
một bài thơ: …‘‘Cầu ơn Phật Tổ cho tái kiếp. Xin tay nghìn cánh, súng nghìn
cây…’’). Từ đó, những người con trung hiếu của dân tộc quan tâm nhiều hơn về
các biến chuyển trên thế giới, lý thuyết chính trị, tư tưởng và văn hoá phương
Tây.
Kế thừa truyền thống, Trương tử Anh, một sinh
viên Đại học Hà Nội, công bố văn kiện căn bản Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn năm
1938, và thành lập Đại Việt Quốc Dân Đảng năm 1939. Trí tuệ và luơng tâm của
dân tộc Việt Nam có cơ sở làm nơi hội tụ.
2)- Song song với những hy sinh xương máu,
Nguyễn tất Thành một thanh niên chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm đã nhanh nhẩu
tham gia đảng cộng sản Pháp và rồi trở thành cán bộ của Đệ Tam Quốc Tế chỉ huy
từ Mạc tư Khoa. Trong mạng lưới Mafia chính trị đầy quyền lực nầy, Nguyễn tất
Thành được giáo dục về lý thuyết quốc tế vô sản, thủ đoạn cướp chính quyền và
thực thi chuyên chính vô sản …
Người thanh niên Nguyễn tất Thành sau nầy là Hồ
chí Minh có trí khôn vừa đủ, để nhận thấy rằng từ Stalin đến Mao trạch Đông là
những lãnh tụ có tham vọng chuá tể, sẵn sàng thanh toán những đồng chí thân cận
thiếu trung thành, tư tưởng lệch lạc. Hồ và các thế hệ đệ tử nhìn thấy những
bài học trước mắt, sẵn sàng chấp nhận thân phận cán bộ trung kiên, chịu khuất
phục hết Mạc tư Khoa đến Bắc Kinh để kiếm vinh quang và no ấm cho bản thân,
góp phần nuôi sống đảng cộng sản.
Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam tập I xác định
“Chúng ta theo chủ nghĩa quốc tế, không theo chủ nghĩa quốc gia… Chúng ta phải
nêu cao tinh thần đấu tranh giải phóng nghĩa là hình thức thì dân tộc mà nội
dung là quốc tế.” Kinh điển nầy là “đạo đức” để các thế hệ cộng sản Việt Nam
thi hành những chính sách, biện pháp chuyên chính sắt máu với đồng bào, kể cả
nguời cùng gia đình, gia tộc mà không một chút hối hận, ăn năn hoặc sám hối.
Cho đến ngày hôm nay, cộng sản Việt Nam vẫn không quên lặp lại khẩu hiệu quen
thuộc: chuyên chính vô sản, bạo lực cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội
v.v… khi cần.
3)- Napoleon Bonaparte đã nói Trung Hoa là con
rồng ngủ và cảnh cáo đừng đánh thức nó dậy. Ngày nay Trung Hoa đã tỉnh giấc,
gây ra sự lo nghĩ và bận tâm cho nhiều quốc gia, kể cả Hoa Kỳ.
Sự vươn lên không lường trước được của Trung
Cộng (PRC) là một thực tế toàn cầu. Từ một trong những quốc gia yếu kém trước
1970, Trung Cộng phát triển thành một trong những nền kinh tế cường thịnh vào
cuối thập niên 1990. Theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc
Tế, từ 1979 đến 1997 tổng sản lượng (GDP) cuà Trung Cộng gia tăng trung bình
9,8% mỗi năm. Sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc nầy tạo cơ hội Trung Cộng gia
tăng ngân sách quốc phòng. Trước đây, Trung Cộng còn vờ vịt che giấu, nay thì
công khai, huênh hoang phô trương từ máy bay tàng hình, hoả tiễn đạn đạo
tầm xa, tiềm thủy đỉnh vận hành bằng năng lượng nguyên tử, và một hàng không
mẫu hạm.
Ngoại trường Nhật Seiji Mahehara phát biểu về
ngân sách quốc phòng năm 2011 của Trung Cộng: “Chúng tôi không thể không lo
ngại về cách thức sử dụng ngân sách nầy”.
Ủy Ban An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ/Thế kỷ 21 (The US
Commission on National Security/21st Century) cảnh cáo rằng: “Xung
lực cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng càng gia tăng khi Trung Cộng ngày càng
lớn mạnh”. Hội đồng Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ (The US National Intelligence
Council) nhận định: “Sự vươn lên của Trung Cộng tạo ra một thế bất ổn lớn nhất
trên thế giới”. Ủy Ban Quyền Lợi Quốc Gia Hoa Kỳ (The Commision on America’s
National Interests) và Hội Đồng Liên Lạc Quốc Ngoại (Council on Foreign
Relations) có những ý kiến giống nhau khi mô tả Trung Cộng như là một đối thủ
chiến lược then chốt và có thực lực đặt ra những thách đố kinh tế, chính trị,
quân sự với Hoa Kỳ và các quốc gia Đông Nam Á.
Trung Cộng đối với thế giới nhiều lần nguy hiểm
hơn Osama Bin Laden và Hồi giáo quá khích, không những do tiềm lực to lớn về
kinh tế, quân sự mà còn từ chủ nghĩa dân tộc Đại Hán. Trong tác phẩm Dân
Tộc Chủ Nghĩa Trung Hoa trong Thời Đại Toàn Cầu (Chinese Nationalism in the
Global Era), tác giả Christopher R. Hughes viết rằng “Chủ nghĩa yêu nước được
áp dụng kể từ cuối thập niên 1970, nối kết với cải tổ kinh tế, chính sách đoàn
kết dân tộc và chính sách đối ngoại, tạo thành một ý thức hệ nhằm hợp pháp hoá
chế độ cộng sản Trung Quốc”. Chủ nghĩa aí quốc và chủ nghĩa dân tộc đang ngấm
sâu vào tiềm thức của đa số dân chúng trong lục địa và đuợc phổ cập đến
người Hoa khắp nơi trên thế giới nhắc nhở họ không bao giờ được quên nguồn gốc.
Bài nói chuyện của tướng Trì hạo Điền mấy năm trước với ngôn ngữ hiếu chiến,
hiếu sát vượt xa Hitler. Giữa năm 2008, môt cuộc biểu tình bạo động, chửi bới
thô tục trước siêu thị Carrefour tại thành phố Côn Minh chỉ vì một tin trên
Internet cho biết chủ nhân siêu thị và các cổ đông có góp tiền cho Đức Đạt Lai
Lat Ma. Gần đây nhất, khi truyền thông quốc tế đưa tin về nhân vật Philipp
Rosler, một người con nuôi Việt Nam thành công trên chính trường Đức Quốc, lôi
cuốn sự quan tâm khắp nơi trên thế giới, môt số đông người Hoa tham gia ý kiến
sôi nổi và đồng thuận với nhau rằng Philipp Rosler là người Hoa sinh truởng tại
Việt Nam (a chinese ethnic born in Viet Nam).
4)- Lịch sử toàn cầu hoá đã ghi lại những giai
đọan con người phát triễn mối quan hệ gần nhau do nhu cầu sinh tồn và hiện
trạng xã hội. Bước vào thế kỷ 21 những thành tựu về thông tin liên lạc, giao
thông vận tải, trao đổi thương mại nở rộ, là cơ hội phát sinh tư tưởng và hành
vi tạo nên một mạng lưới nối kết các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hoá xuyên qua
biên giới quốc gia, bắt đầu lại một kỷ nguyên toàn cầu hoá.
Các quốc gia trên thế giới đều chấp nhận tiến
trình chung nầy với những khả năng và hậu quả khác nhau, riêng Việt Nam và sự
sống còn của dân tộc đang đối phó với nhiều thử thách.
Các ngòi nổ của thế giới đang tập trung tại vùng
Tây Thái Bình Dương, khởi đầu từ vĩ tuyến 38 chia đôi Nam và Bắc Hàn, nội hải
Hoàng Hải - ao sen tiền đình của Trung Cộng - thường xuyên bị hạm đội của liên
quân Mỹ-Nam Hàn-Nhật thao diễn, tranh chấp đảo Điếu ngư và khu vực dầu khí giữa
Trung Cộng và Nhật Bản, eo biển Đài Loan, biển Đông Việt Nam.
Những người theo dõi thời cuộc đều nhận định
rằng biển Đông Việt Nam hay là tứ giác Việt-Trung-Phi-Mã, mới là một điểm chiến
lược trọng yếu. Nơi đây là đường hàng hải quan trọng bậc nhất, giao lộ qua lại
của các chiều Bắc Nam, Đông Tây, chuyên chở nguyên liệu, nhiên liệu, thành
phẩm, hàng hoá từ nơi sản xuất đến tiêu thụ…Biển Đông Việt Nam cũng là kho tàng
vô giá, nơi sinh sống của các đàn cá, hải sản, trầm tích của nhiều kim loại
qúi, trữ lượng to lớn dầu thô (4,5km3 hay là 28 tỉ barrels) và khí thiên nhiên
(7.500km3 hay là 266 ngàn tỉ feet khối -266 trillion cubic feets-).
Trí tuệ và chủ nghĩa dân tộc Trung Cộng toan
tính rằng bằng mọi giá - nhu hay cương, trường kỳ hay chớp nhoáng - chiếm nốt
quần đảo Trường Sa hoặc thuộc địa hoá Việt Nam, sẽ làm chủ Biển Đông,
trực tiếp khống chế toàn vùng Đông Nam Á. Các điểm nóng hay ngòi nổ còn lại
không đủ sức áp đảo Trung Cộng, sẽ tự tan biến do khéo léo trao đổi giữa các
bên liên hệ.
Hiện trạng nầy là nguyên nhân thúc đẩy các cường
quốc Mỹ, Nhật, Nam Hàn, Úc, Tân Tây Lan, Ấn Độ, Pháp và một số nước Tây Âu viện
trợ và đầu tư vào Việt Nam, ký những thoả hiệp hợp tác thương mại với các
quốc gia Đông Nam Á. Cộng sản Việt Nam lợi dụng thời cơ, dùng dân tộc và lảnh
thổ Việt Nam như là “con tin” để trao đổi quyền lợi riêng tư, tiếp tục tham
nhũng, vơ vét cạn kiệt tài nguyên đất nước, xử dụng bạo lực trấn áp các đòi hỏi
chính đáng của toàn dân về một chế độ tự do, dân chủ.
Cũng như các biến chuyển xã hội khác, toàn cầu
hoá có nhiều mặt tiêu cực và tích cực, là cơ hội cho mỗi dân tộc có đủ khả năng
khai dụng những yếu tố tích cực để tiếp tục tồn tại và vươn lên. Nó không phải
là phương tiện cho nhóm người gian ác, mưu đồ lợi ích riêng tư, gây ra những
thiệt hại to lớn cho dân tộc.
Toàn cầu hoá là một bài toán lớn và phức tạp đỏi
hỏi một trình độ tri thức tương xứng để hiểu biết đầy đủ, một luơng tâm trong
sáng rộng mở để xét đoán không thiên lệch. Sự tồn vong của dân tộc Việt Nam
trong thời đại toàn cầu hoá dựa vào trí tuệ của dân tộc Việt Nam và luơng tâm
của dân tộc Việt Nam. Trước mắt, Trí Việt Nam, Tâm Việt Nam tập trung giải
quyết đảng cộng sản Việt Nam và chế độ toàn trị hiện hành ■
LẠC VIỆT
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching